Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
Người sáng lập | Đấng An Xang Hồng |
---|---|
Năm thành lập | Năm 1964 |
Nơi thành lập | Đại Hàn Dân Quốc |
Loại hình | Đoàn thể tôn giáo |
Kinh sách | Kinh Thánh |
Mục đích | Thờ phượng, rao truyền Tin Lành, phụng sự xã hội |
Tổng hội trưởng | Mục sư Kim Joo Cheol |
Tổng Hội | Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời WMC, Bundang-gu, Seongnam-si, Gyeonggi-do |
Hội Thánh đại diện | Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo |
Khu vực hoạt động | 175 quốc gia trên thế giới |
Quy mô | Hơn 7500 Hội Thánh trên khắp thế giới Số thánh đồ đăng ký: khoảng 3.700.000 người |
Trang web | Trang web chính thức của Hội Thánh của Đức Chúa Trời |
Kênh YouTube | Kênh YouTube chính thức của Hội Thánh của Đức Chúa Trời |
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới (World Mission Society Church of God, gọi tắt là Hội Thánh của Đức Chúa Trời) được thành lập bởi Đấng An Xang Hồng vào năm 1964. Hội Thánh tin vào Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ theo Kinh Thánh và làm theo sự dạy dỗ của Ngài. Nối tiếp theo nguyên mẫu Hội Thánh của Đức Chúa Trời thời sơ khai mà Đức Chúa Jêsus Christ cùng các sứ đồ như Phierơ, Giăng, Phaolô v.v... đã đi vào 2000 năm trước. Nay đã tăng trưởng thành Hội Thánh có quy mô toàn cầu với hơn 7500 Hội Thánh tại 175 quốc gia trên thế giới chỉ sau 60 năm thành lập. Số thánh đồ đăng ký tính đến tháng 2/2024 lên đến 3.700.000 người.[1]
Hội Thánh của Đức Chúa Trời khôi phục tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai và lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập nên. Hội Thánh đang tiến hành truyền giáo và phụng sự với mục tiêu rao truyền sự cứu rỗi và hạnh phúc cho nhân loại bởi tình yêu thương của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ. Các thánh đồ nỗ lực rèn luyện nhân cách để dự phần vào bổn tánh thiêng liêng với tư cách là con cái của Đức Chúa Trời, đồng thời đóng góp cho gia đình và hàng xóm, xã hội và quốc gia. Bởi công lao ấy Hội Thánh đã nhận được hơn 4200 giải thưởng từ cơ quan và chính phủ các nước như Tuyên dương Đoàn thể của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc,[2] Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng Anh,[3] giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ,[2] Huân chương Công trạng Lập pháp Brazil[4]v.v...
Hiện trạng Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
Hơn 7500 Hội Thánh được thành lập tại 175 quốc gia trên thế giới, có trung tâm là Tổng Hội và Hội Thánh đại diện ở Hàn Quốc. Trong số đó, có khoảng 400 Hội Thánh trên toàn Hàn Quốc, bao gồm thủ đô Seoul cùng 6 thành phố lớn, thành phố tự trị đặc biệt Sejong và 9 tỉnh thành. Tổng Hội tọa lạc ở quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi. Hội Thánh đại diện là Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo nằm ở thành phố Pangyo gần Tổng Hội. Đã trang bị 5 cơ sở tu luyện ở quận Okcheon và Yeongdong thuộc tỉnh Chungbuk, thành phố Sejong, thành phố Yongin tỉnh Gyeonggi, thành phố Seogwipo tỉnh Jeju để tổ chức các sự kiện và đào tạo các thánh đồ trong và ngoài nước. Viện Thần Học Tổng Hội cũng đang được vận hành nhằm đào tạo người chăn và cử đi.
Bắt đầu từ năm 2001, mỗi năm có khoảng 1500 thánh đồ từ các nước trên thế giới đến Hàn Quốc thường xuyên thông qua chương trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài. Hiện tại, 3.700.000 thánh đồ toàn thế giới đang nỗ lực trong việc truyền giáo cũng như phụng sự vì hạnh phúc của nhân loại và để khắc phục thảm họa trên làng địa cầu.
Trụ sở và cơ sở vật chất
Trụ sở Tổng Hội thế giới
Tổng Hội là cơ quan đại diện dẫn dắt truyền giáo toàn thế giới và hỗ trợ trên nhiều phương diện như thờ phượng - truyền đạo - giáo dục - hành chính - điện toán để hết thảy mọi Hội Thánh và thánh đồ trên khắp thế giới có thể duy trì tín ngưỡng chân thật và thực tiễn ý muốn của Đức Chúa Trời một cách đúng đắn. “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân... Đi tiên phong trong việc truyền bá Tin Lành giao ước mới cho 7,8 tỷ nhân loại theo lời phán của Đức Chúa Jêsus Christ rằng “Hãy đi dạy dỗ muôn dân... và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi”.[5]
Cơ quan trực thuộc
Vì sứ mệnh truyền giáo toàn cầu cũng như nuôi dưỡng đức tin đúng đắn của các thánh đồ, Hội Thánh của Đức Chúa Trời chế tác và cung cấp các Content giáo dục - văn hóa đa dạng thông qua các cơ quan trực thuộc có năng lực chuyên môn như Trung tâm Truyền giáo Điện ảnh, Trung tâm Truyền giáo Xuất bản và Trung tâm truyền giáo Bài Ca Mới.
- Trung tâm Truyền giáo Điện ảnh
- Trung tâm Truyền giáo Điện ảnh chế tác các video đầy màu sắc dựa trên hệ thống biên tập điện ảnh, quay phim và tiếp sóng đồng thời. Các video thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như video Giới thiệu Hội Thánh, truyền giáo, tin tức, dạy dỗ lẽ thật v.v... đang được cung cấp bởi Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới. Dù ở đâu hay bất cứ lúc nào cũng có thể xem các nội dung ấy khi truy cập vào trang web chính thức và kênh YouTube của Hội Thánh.
- Trung tâm truyền giáo Xuất bản
- Trung tâm Truyền giáo Xuất bản biên dịch rồi xuất bản các ấn phẩm và sách thành ngôn ngữ các nước, qua đó truyền tải lẽ thật và tình yêu thương của Đức Chúa Trời Êlôhim đến mọi nơi trên làng địa cầu. Thông qua các ấn bản thuộc nhiều thể loại đa dạng như sách lẽ thật do Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng chấp bút và tập giảng đạo rao truyền ý muốn của Đức Chúa Trời, tự luận và tùy bút về hình ảnh, truyện tranh v.v... giúp ích cho việc học hỏi sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời và nhận biết tình yêu thương của Ngài. Các ấn phẩm định kỳ cũng được phát hành hàng tháng như tạp chí Êlôhist, Soul, Gia đình hạnh phúc đề cao tình cảm gia đình. Đó là những nguyệt san tiêu biểu của Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
- Trung tâm truyền giáo Bài Ca Mới
- Trung tâm truyền giáo Bài Ca Mới đang rao truyền cho thế giới về tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua âm nhạc, là ngôn ngữ chung của mọi quốc gia. Không chỉ chế tác và phổ biến Bài Ca Mới tán dương Đức Chúa Trời Êlôhim, Hội Thánh còn thành lập dàn nhạc Mêsi được cấu thành bởi các thánh đồ (năm 2000), đem đến các nội dung âm nhạc có tiêu chuẩn cao cấp bởi biểu diễn bằng lòng nhiệt thành. Dàn nhạc Mêsi mở ra các sự kiện lớn nhỏ cùng với hàng xóm như buổi hòa nhạc định kỳ, buổi hòa nhạc mời gia đình - hàng xóm, buổi hòa nhạc từ thiện để giúp đỡ các nạn nhân ở Chile và Haiti v.v...
Viện tu luyện
Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã xây dựng được 5 cơ sở tu luyện. Các buổi nhóm người chăn và giáo dục thánh đồ đã được tổ chức một cách sôi nổi tại Viện tu luyện Jeunyisan, nơi được thành lập sớm nhất. Viện tu luyện Okcheon Go & Come có trang thiết bị quy mô lớn có thể nhóm trên 10.000 người. Viện tu luyện Êlôhim chứa đựng bầu không khí thiên nhiên phong phú của Hàn Quốc, cùng với trang thiết bị giáo dục đa dạng, nên đây là nơi Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài không bỏ lỡ khi tìm đến. Viện tu luyện Dongbaek nằm liền kề Tổng Hội được sử dụng như địa điểm đào tạo quy mô nhỏ dành cho các thánh đồ trong và ngoài nước. Viện tu luyện WMC mới thành lập gần đây tại thành phố Seogwipo, dự kiến sẽ được sử dụng làm nơi giáo dục về Tin Lành giao ước mới cho những người trên thế giới đến thăm Jeju, bằng cách tận dụng lợi thế địa lý và văn hóa độc đáo của đảo Jeju.
- Viện tu luyện Okcheon Go & Come[6]
- Viện tu luyện Êlôhim[7]
- Viện tu luyện Dongbaek
- Viện tu luyện Jeunyisan
- Viện tu luyện WMC[8]
Viện Thần học Tổng Hội
Hội Thánh của Đức Chúa Trời đang vận hành Viện thần học Tổng Hội như là cơ quan nuôi dưỡng người chăn. Tọa lạc trong Viện tu luyện Okcheon Go & Come thuộc quận Okcheon tỉnh Chungbuk, nuôi dưỡng và cử đi những người chăn sẽ dẫn dắt Hội Thánh của Đức Chúa Trời dựa trên nền tảng lý luận giáo dục về lẽ thật - sự tin kính - thực tiễn. Các môn học gồm Mục vụ học, Luân lý mục vụ, Giảng đạo, Lịch sử Kinh Thánh, Đại cương Kinh Thánh, Nghiên cứu so sánh tôn giáo, Hành chính Hội Thánh v.v...[9] Những người chăn đã hoàn thành khóa học 4 năm bao gồm thực tập truyền đạo, phụng sự v.v... không chỉ bay đến các thành phố lớn trong Hàn Quốc và các quốc gia khác mà còn đến tận những vùng núi xa xôi, tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời và làm công việc.
Bảo tàng lịch sử
Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời ra mắt vào năm 2006, là bảo tàng lịch sử Kinh Thánh mang hình thái lập thể, khiến cho mọi người có thể xác tín như thể được trực tiếp trải nghiệm về sự khởi đầu của nhân loại căn cứ vào Kinh Thánh cho đến lịch sử và tương lai trong Kinh Thánh, nguyên lý sự cứu rỗi, sự phát triển của Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Có thể trông thấy, nghe và trải nghiệm những ghi chép trong 66 quyển Kinh Thánh thông qua mô hình, video và hiện vật. Được thiết lập với 8 chủ đề bắt đầu từ Sảnh Thiên Thượng, Sảnh Cựu Ước, Sảnh Tân Ước, Sảnh Thời kỳ tối tăm tôn giáo, Sảnh Đức Chúa Trời Cha, Sảnh Đức Chúa Trời Mẹ, Sảnh Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Sảnh Tương Lai. Cũng có phòng chiếu video và phòng triển lãm.[10]
Lịch sử phát triển Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
- Thời kỳ rạng đông 1948-1985
- Năm 1948 Đấng An Xang Hồng chịu phép Báptêm (Nakseom, Incheon)
- Năm 1964 Thành lập Hội Thánh của Ðức Chúa Trời
- Năm 1985 Đấng An Xang Hồng thăng thiên
- Thời kỳ trưởng thành 1986-2000
- Năm 1988 Số thánh đồ đăng ký: 10.000 người
- Năm 1995 Khánh thành Viện tu luyện Jeonyisan
- Năm 1997 Thành lập Hội Thánh tại 3 quốc gia nước ngoài
- Năm 2000 Số thánh đồ đăng ký: 300.000 người
- Năm 2000 Khánh thành Đền Thánh Giêrusalem Mới (Đền Thánh Giêrusalem Mới Imae hiện nay)
- Năm 2000 Thành lập Dàn nhạc Mêsi
- Thời kỳ tiến xuất toàn cầu 2001-2013
- Năm 2001 Thành lập Hội Thánh tại 7 quốc gia nước ngoài
- Năm 2001 Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 1 (Mỹ)
- Năm 2002 Khánh thành Viện tu luyện Êlôhim
- Năm 2003 Số thánh đồ đăng ký: 500.000 người
- Năm 2003 Khởi công tòa nhà WMC Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- Năm 2003 Đón nhận Tuyên dương của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
- Năm 2004 Đón nhận Huân chương của Đại Hàn Dân Quốc
- Năm 2004 Đón nhận Huy chương của Đại Hàn Dân Quốc
- Năm 2005 Khánh thành Viện tu luyện Okcheon Go & Come
- Năm 2006 Khánh thành Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- Năm 2008 Số thánh đồ đăng ký: 1.000.000 người
- Năm 2009 Tổ chức Đại hội truyền giáo sinh viên thế giới (World CM)
- Năm 2011 Khánh thành Viện tu luyện Dongbaek
- Năm 2011 Đón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải Vàng, giải Lifetime)
- Năm 2013 Số thánh đồ đăng ký: 2.000.000 người
- Năm 2013 Đăng ký quỹ pháp nhân Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
- Năm 2013 Tổ chức Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế
- Năm 2013 Tổ chức Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ”
- Thời kỳ thịnh vượng 2014 đến nay
- Năm 2014 Tuyên bố “Năm Hân Hỉ”, năm thứ 50 thành lập Hội Thánh
- Năm 2015 Đón nhận Tuyên dương đoàn thể của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
- Năm 2016 Tuyên bố vận động cứu rỗi 7 tỷ nhân loại
- Năm 2016 Đại hội quyết chí truyền đạo Tin Lành khắp thế giới
- Năm 2016 Tham gia Hội đàm cấp cao Quỹ cứu trợ khẩn cấp trung ương của Liên Hiệp Quốc (CERF), mục sư Tổng hội trưởng diễn thuyết
- Năm 2016 Thành lập Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo
- Năm 2016 Khánh thành Viện tu luyện WMC (Jeju)
- Năm 2017 Đón nhận Tuyên dương đoàn thể của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và An toàn Đại Hàn Dân Quốc
- Năm 2018 Năm thứ 100 giáng sinh của Đấng An Xang Hồng
- Năm 2018 Đón nhận Giải thưởng Green Apple, giải thưởng môi trường tiêu biểu tại châu Âu
- Năm 2018 Đón nhận Tuyên dương đoàn thể của Bộ trưởng Bộ Y tế Đại Hàn Dân Quốc
- Năm 2019 Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 75
- Năm 2020 Hỗ trợ ứng phó với COVID-19 toàn cầu
- Năm 2022 Đón nhận Huân chương Công trạng Lập pháp Brazil
- Năm 2023 Đón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải Vàng, tổng cộng 60 lần)
- Năm 2024 Hơn 7500 Hội Thánh tại 175 quốc gia trên thế giới, số thánh đồ đăng ký: 3.700.000 người
Tín ngưỡng và lẽ thật
Ðức Chúa Trời Cha
Hội Thánh của Đức Chúa Trời có niềm tin xác quyết vào Ba Vị Thánh Nhất Thể, và coi sự hiểu biết về danh của Đức Chúa Trời là vấn đề liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi. Ba Vị Thánh Nhất Thể nghĩa là Đức Chúa Trời Cha làm công việc bằng danh xưng khác nhau tùy theo mỗi thời đại với tư cách là Đức Cha, Đức Con, Đức Thánh Linh, nhưng bản chất là đồng nhất. Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin rằng Đức Cha Giêhôva Đức Chúa Trời trong thời đại Cựu Ước chính là Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến với tư cách là Con Trai (Đức Con) vào thời đại Tân Ước, còn Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Đức Thánh Linh) vào thời đại này theo lời tiên tri Kinh Thánh chính là Đấng An Xang Hồng.
Kinh Thánh đã tiên tri rằng Đấng Christ được nhận lấy ngôi vua Đavít. Đavít lên ngôi năm 30 tuổi và trị vì trong 40 năm. Theo lời tiên tri ấy, Đức Chúa Jêsus đã chịu phép Báptêm vào năm 30 tuổi và bị đóng đinh trên thập tự giá sau khi rao truyền sự dạy dỗ trong 3 năm. Do đó, Đức Chúa Jêsus Tái Lâm cũng phải chịu phép Báptêm năm 30 tuổi và qua đời sau khi rao truyền Tin Lành trong 37 năm còn lại theo lời tiên tri.[11] Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri này chính là Đấng An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã giáng sanh tại Đại Hàn Dân Quốc, đất nước đầu cùng đất phương Đông theo lời tiên tri Kinh Thánh, Ngài đã bắt đầu cuộc đời Tin Lành vào năm 1948 và trở về trời vào năm 1985.
Căn cứ chính yếu nhất để Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin rằng Đấng An Xang Hồng là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, vì Ngài là Đấng ban sự sống đời đời cho loài người không tránh khỏi sự chết. Vào đêm trước ngày hy sinh trên thập tự giá, trong khi giữ Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus Christ đã ban cho các môn đồ bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài, hứa ban sự sống đời đời cùng sự tha tội. Ngài đã gọi đó là giao ước mới. Lễ Vượt Qua giao ước mới được giữ đến thời đại các sứ đồ, nhưng đã bị biến mất khi Hội Thánh trở nên thế tục hóa. Trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo đến thời đại cải cách tôn giáo, trong suốt 1600 năm đã không một ai tìm lại được. Bởi đó, Đấng An Xang Hồng - Đấng khôi phục giao ước mới để dẫn dắt nhân loại đến con đường của sự sống đời đời và sự cứu rỗi chính là Đấng Christ Tái Lâm và là Đức Chúa Trời Cha.[12]
Đức Chúa Trời Mẹ
Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin vào Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ. Nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời là một Đấng “Đức Chúa Trời Cha”,[13] nhưng Kinh Thánh không chỉ chép rằng “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời”, mà còn chép rằng “thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta”,[14] để làm chứng về Cha và Mẹ phần linh hồn.
Yếu tố Đức Chúa Trời mang hai giới tính xuất hiện trong toàn bộ sách Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền. Trong Sáng Thế Ký chương 1, khi Đức Chúa Trời sáng tạo nên loài người, Ngài đã phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta”, rồi “Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Thông qua điều này chúng ta có thể biết rằng không chỉ có Đức Chúa Trời mang hình nam (Cha) mà còn có Đức Chúa Trời mang hình nữ (Mẹ).[15]
Không chỉ vậy, ngay từ câu đầu tiên trong Kinh Thánh được bắt đầu bởi lời “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”, từ “Đức Chúa Trời” được ghi bởi danh từ số nhiều là “Êlôhim” hơn 2500 lần trong Kinh Thánh bản gốc bằng tiếng Hêbơrơ. Đấng sáng tạo trời đất không phải là một Đấng mà là “Các Đức Chúa Trời”. Còn trong trang cuối cùng của Kinh Thánh, có xuất hiện Thánh Linh và Vợ Mới là Đấng phán rằng “Hãy đến nhận lãnh nước sự sống”.[16] Đấng có thể ban cho nước sự sống duy chỉ là Đức Chúa Trời mà thôi, vì vậy Thánh Linh tại đây là Đức Chúa Trời Cha, còn Vợ Mới ban nước sự sống cùng với Ngài chỉ ra Đức Chúa Trời Mẹ.[17][14]
Đức Chúa Trời đến trong xác thịt
Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin rằng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ không chỉ tồn tại ở thể thần, mà Ngài sẽ ngự đến trong hình ảnh loài người vào thời đại Đức Thánh Linh để cứu rỗi nhân loại. Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri toàn năng, nên Ngài có thể đến thế gian này với hình ảnh loài người nhiều bao nhiêu cũng được, và chúng ta phải tin vào Đức Chúa Trời đến trong hình ảnh loài người ấy theo lời tiên tri Kinh Thánh.
Về bản chất, Christ giáo (Cơ Đốc giáo) vốn là tôn giáo tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt và ban sự cứu rỗi cho loài người. Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đã giáng sanh như một con trẻ vào 2000 năm trước đã được biểu hiện là “Đức Chúa Trời, Ngôi Lời từ ban đầu đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta”.[18] Giáo lý của Christ giáo là “Đức Chúa Trời trở thành người mà đến” đã dấy lên sự phản cảm lớn đối với giáo Giuđa là tôn giáo thịnh hành vào đương thời đó. Những người Giuđa cho rằng Đức Chúa Jêsus Christ “là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời”[19] nên định giết Ngài, cuối cùng họ đã tố cáo và đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Thế nhưng, sau khi Đấng Christ phục sinh và thăng thiên, các môn đồ đã làm chứng một cách mạnh mẽ rằng “Đức Chúa Jêsus Christ là người” và nhấn mạnh đức tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt.[20][21] Đức Chúa Jêsus Christ đã được rao truyền cho cả thế giới như là Đấng Cứu Chúa của nhân loại và trở thành đối tượng tín ngưỡng của nhiều người trên thế giới. Hơn nữa, Kinh Thánh lại tiên tri rằng Đấng Christ sẽ hiện ra lần thứ hai để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.[11] Lời Đấng Christ hiện ra “lần thứ hai” nghĩa là Ngài sẽ đến trong xác thịt giống như lần thứ nhất. Lời Thánh Linh và Vợ Mới phán rằng “Hãy đến nhận lấy nước sự sống” cũng có nghĩa là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ là Ngôi Lời trở nên xác thịt giống như 2000 năm trước mà đến thế gian này.[16] Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin rằng vào thời đại này, Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống theo lời tiên tri trong Kinh Thánh sẽ ngự đến trong hình ảnh loài người, giống như Đấng Christ đã xuất hiện trong hình dáng loài người vào 2000 năm trước.
Gia đình Nước Thiên Ðàng và gia đình dưới đất
“Cha” và “Mẹ” là xưng hô được sử dụng trong gia đình. Chế độ gia đình dưới đất được cấu thành bởi cha, mẹ và con cái là mô hình cho thấy ở trên Nước Thiên Đàng cũng có Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ và các con cái của Đức Chúa Trời.[13][14][22] Việc dưới đất có gia đình là cộng đồng của tình yêu thương cho biết rằng trên Nước Thiên Đàng cũng có gia đình phần linh hồn là cộng đồng của tình yêu thương vĩnh cửu. Giống như gia đình được kết nối bởi huyết thống, gia đình Nước Thiên Đàng cũng được kết nối bởi “Huyết của giao ước” được ban cho thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới.[12]
Tín ngưỡng tin vào Đức Chúa Trời là Cha và Mẹ đang có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các thánh đồ trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Các thánh đồ trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời có niềm tự hào rằng mình là gia đình Nước Thiên Đàng và là con cái của Đức Chúa Trời. Cũng như gia đình dưới đất phản chiếu về gia đình Nước Thiên Đàng, các thánh đồ coi trọng tình cảm gia đình và quan tâm đến việc gia tăng sự hòa thuận và hạnh phúc trong gia đình. Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, họ luôn tôn kính cha mẹ, yêu thương con cái, đối xử tốt với anh chị em, vợ chồng thì quý trọng và yêu thương lẫn nhau như một chi thể, nỗ lực chăm sóc gia đình thành Nước Thiên Đàng nhỏ. Hơn nữa, các thánh đồ cũng quan tâm đến hạnh phúc và phúc lợi của mọi người, dốc sức trong việc phụng sự và cứu trợ vì coi cả làng địa cầu là gia đình.
Lễ trọng thể và thờ phượng
Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ các lễ trọng thể của giao ước mới theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và Kinh Thánh. Lễ trọng thể hàng tuần là ngày Sabát được coi là lễ trọng thể chủ yếu, ngoài ra còn có 3 kỳ 7 lễ trọng thể hàng năm bắt đầu từ Lễ Vượt Qua. Mỗi lễ trọng thể đều dựa trên Kinh Thánh Tân Cựu Ước, và chứa đựng lời hứa phước lành của Đức Chúa Trời như sự tha tội và sự sống đời đời, ân tứ của Thánh Linh, sự phục sinh, sự nên thánh v.v... đều có liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi của nhân loại. Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ gìn lễ trọng thể theo phép đạo của giao ước mới được ghi chép trong Kinh Thánh. Các thánh đồ dâng cảm tạ lên ân huệ và tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua sự thờ phượng tin kính, cùng dâng vinh hiển lên Ngài bằng cầu nguyện và tán dương.
Ngày Sabát
Hầu như mọi hội thánh ngày nay đều thờ phượng vào Chủ nhật, nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời lại giữ thờ phượng vào Thứ Bảy, là ngày Sabát. Đó là vì Kinh Thánh quy định ngày Sabát - ngày thứ bảy là ngày thánh dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời. Ngày Sabát là ngày Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo kết thúc công việc dựng nên trời đất trong 6 ngày và nghỉ ngơi, Ngài đã đặt là ngày thánh, ban phước và phán người dân Ngài hãy giữ.
Khi xác minh thông qua sự thật lịch sử và lịch năm thì thấy được ngày Sabát tương ứng với Thứ Bảy theo chế độ thứ ngày nay. Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ rõ ràng rằng Ngài là Chúa của ngày Sabát,[23] và đích thân làm gương luật lệ ngày Sabát của Tân Ước bằng cách dâng lễ thờ phượng lên Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật, khác với luật lệ Cựu Ước bắt chiên và dâng tế lễ; Ngài cũng làm điều thiện lành nữa. Có thể xác minh trong Kinh Thánh về sự thật rằng không chỉ Đức Chúa Jêsus và các môn đồ mà kể cả sứ đồ Phaolô cũng đã giữ ngày Sabát theo luật lệ sau sự kiện thập tự giá.[24]
Lễ Vượt Qua
Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh duy nhất giữ Lễ Vượt Qua theo y nguyên việc làm của Đức Chúa Jêsus và các môn đồ 2000 năm trước. Lễ Vượt Qua chứa đựng ý nghĩa “vượt qua tai vạ”.[25] Bắt nguồn vào khoảng 3500 năm trước, người dân Ysơraên đang làm nô lệ tại xứ Êdíptô đã bôi huyết chiên con lên mày cửa và cột nhà theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời để thoát khỏi tai vạ giết các con trưởng nam, sau đó họ đã được giải phóng.[26][27]
Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus Christ đã lập “giao ước mới” hứa ban cho sự tha tội và sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho - tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ vào ngày Lễ Vượt Qua ngay trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá để cứu rỗi nhân loại bị trói buộc bởi tội lỗi và sự chết.[28] Nếu giữ Lễ Vượt Qua theo lời phán của Đức Chúa Jêsus Christ thì sẽ được trở thành con cái kế thừa thịt và huyết của Đức Chúa Trời, cũng được nhận lấy sự bảo hộ của Đức Chúa Trời cũng như được chúc phước sự tha tội và sự sống đời đời cùng với Nước Thiên Đàng.[29][30]
3 kỳ 7 lễ trọng thể
- Lễ Vượt Qua: Chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch. Lễ trọng thể mang ý nghĩa “Vượt qua tai vạ”. Ngày cử hành lễ tiệc thánh của Đấng Christ.
- Lễ Bánh Không Men: Ngày 15 tháng 1 thánh lịch. Ý nghĩa là lễ trọng thể loại bỏ men. Ngày Đấng Christ hy sinh trên thập tự giá (đồng tham vào sự khổ nạn của Đấng Christ bằng kiêng ăn).
- Lễ Phục Sinh: Hôm sau ngày Sabát (Chủ nhật) tính từ Lễ Bánh Không Men. Kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ. Tên gọi trong Cựu Ước là Lễ Trái Đầu Mùa.
- Lễ Ngũ Tuần: Ngày thứ 50 kể từ Lễ Phục Sinh (Chủ nhật) Kỷ niệm sự giáng lâm của Thánh Linh. Tên gọi trong Cựu Ước là Lễ Bảy Tuần Lễ.
- Lễ Kèn Thổi: Ngày 1 tháng 7 thánh lịch. Ý nghĩa là ngày kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi. Lễ trọng thể chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội.
- Đại Lễ Chuộc Tội: Ngày 10 tháng 7 thánh lịch. Ngày nơi thánh được tinh sạch và chuộc tội mỗi năm một lần.
- Lễ Lều Tạm: Ngày 15 đến ngày 22 tháng 7 thánh lịch. Kỷ niệm lịch sử dựng nên đền tạm và công việc truyền đạo của Đấng Christ. Lễ trọng thể tiên tri về sự giáng lâm của Thánh Linh.
Luật lệ khăn trùm
Kinh Thánh dạy dỗ rằng trong khi thờ phượng thì người nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu còn người nữ phải dùng khăn trùm đầu, đây là phép đạo của sự thờ phượng.[31] Luật lệ khăn trùm là sự dạy dỗ của Đấng Christ, có chứa đựng sự quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời và đã được chế định vì trật tự của Hội Thánh. Hội Thánh của Đức Chúa Trời mỗi khi dâng thờ phượng hoặc cầu nguyện thì nữ thánh đồ dùng khăn trùm đầu còn người nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu. Ấy là làm theo phép tắc mà Đức Chúa Trời đã dạy dỗ trong Kinh Thánh.[12]
Phép Báptêm
Phép Báptêm là nghi thức có ý nghĩa chôn đi thân thể tội lỗi bằng nước và sanh lại mới.[32][33] Tùy theo các giáo phái mà cũng có nơi gọi là phép rửa, nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời gọi là phép Báptêm theo như ý nghĩa của tiếng gốc.
Kinh Thánh làm chứng rằng phép Báptêm là dấu của sự giao ước và dấu của sự cứu rỗi. Phép Báptêm là bước chân đầu tiên trong cuộc sống đức tin, người nhận lãnh phép Báptêm có quyền công dân trên trời với tư cách là người dân chân chính của Đức Chúa Trời.[34] Theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ “Hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ”,[5] vào thời đại này, phải được cử hành nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh thì ấy mới là phép Báptêm chân chính, còn người chịu phép Báptêm phải đón nhận với đức tin tin vào Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ.
Thờ phượng Chủ nhật (Chúa Nhật) là điều răn của loài người
Chủ nhật được biết đến rộng rãi như là ngày thờ phượng của Cơ Đốc giáo, nhưng không thể tìm được căn cứ ấy trong Kinh Thánh. Luật lệ ngày Sabát đã được giữ theo Kinh Thánh cho đến thời đại các sứ đồ, nhưng sự rối loạn đã bắt đầu khi hội thánh bị thế tục hóa và hội thánh Tây phương có trung tâm tại La Mã chủ trương thờ phượng Chủ nhật.
Hoàng đế Constantine đã công nhận Cơ Đốc giáo vào năm 313. Đến năm 321 thì quy định ngày thứ nhất trong tuần là “ngày mặt trời (Sunday) đáng tôn kính”, ra sắc lệnh nghỉ Chủ nhật quy định ngày này vừa là ngày thờ phượng, vừa là ngày nghỉ. Bởi đó, ngày Sabát đã hoàn toàn bị biến mất và thờ phượng Chủ nhật được xác lập. Mệnh lệnh của Constantine được ban bố vào thời ấy là “Mọi quan án, thị dân và người thợ phải nghỉ vào ngày Chủ nhật - là ngày Mặt Trời tôn nghiêm!” Tức là Chủ nhật không phải là ngày thờ phượng Đấng Christ, mà là ngày thờ phượng thần mặt trời là thần mà hầu hết người La Mã đang tin vào đương thời ấy. Từ lúc này, thờ phượng Chủ nhật trở nên vững chắc với tư cách là truyền thống của hội thánh, nên hầu như mọi hội thánh bất luận cũ hay mới đều thờ phượng vào Chủ nhật. Tuy nhiên Hội Thánh của Đức Chúa Trời thờ phượng vào Thứ Bảy, tức là ngày Sabát thứ bảy theo Kinh Thánh.[12]
Lễ giáng sinh - Sinh nhật của thần mặt trời
Hầu hết các Cơ Đốc nhân đều kỷ niệm sự ra đời của Đức Chúa Jêsus vào lễ giáng sinh, là ngày 25 tháng 12 hàng năm. Song, không có bất cứ chỗ nào trong Kinh Thánh chép rằng ngày 25 tháng 12 là ngày sinh của Đấng Christ. Theo ghi chép lịch sử, ngày 25 tháng 12 là ngày ra đời của thần mặt trời Mithra, tức là ngày đông chí của La Mã.[35] Đến khoảng thế kỷ thứ 4, hội thánh đã bị thế tục hóa và du nhập ngày sinh của thần mặt trời vào và biến thành ngày sinh của Đức Chúa Jêsus gọi là lễ giáng sinh. Hội Thánh của Đức Chúa Trời không giữ lễ giáng sinh, là lễ hội của tôn giáo ngoại bang.[12]
Bài trừ việc thờ lạy hình tượng
Hầu hết mọi người nghĩ rằng thập tự giá là vật tượng trưng cho hội thánh, nhưng Hội Thánh sơ khai do Đức Chúa Jêsus lập nên và các sứ đồ đã đi không hề có thập tự giá. Thập tự giá cũng là một loại hình tượng, nên việc làm ra và cầu nguyện trước thập tự giá là hành vi trái ngược với điều răn của Đức Chúa Trời “chớ làm ra và chớ thờ lạy bất cứ hình tượng nào”.[36]
Khi xem tài liệu về lịch sử hội thánh và từ điển bách khoa v.v... thì có thể biết rằng thập tự giá từng được sử dụng như vật tượng trưng của tín ngưỡng hoặc bùa chú trong nhiều tôn giáo ngoại bang thời cổ đại. Đương thời Đức Chúa Jêsus Christ thì đó là khung tử hình trong đế quốc La Mã. Hình tượng thập tự giá đã được du nhập vào hội thánh và được dựng nên bắt đầu từ khi hội thánh bị thế tục hóa. Thập tự giá được dựng trong nhà thờ từ khoảng năm 431 và được cho biết rằng đến khoảng năm 568 thì được dựng trên nóc nhà thờ.[37]
Vì những lý do đó, Hội Thánh của Đức Chúa Trời loại bỏ hình tượng thập tự giá là vật trái ngược với ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng coi trọng Lễ Vượt Qua giao ước mới được hứa bởi Huyết báu của Đấng Christ đã hy sinh trên thập tự giá.[12]
Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Hội Thánh của Đức Chúa Trời được tái lập vào năm 1964 bởi Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã mở ra con đường cứu rỗi cho nhân loại bằng cách tìm lại hết thảy mọi lẽ thật giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên vào 2000 năm trước, Ngài đã khôi phục lại Hội Thánh của Đức Chúa Trời sơ khai. Hội Thánh của Đức Chúa Trời được Đấng An Xang Hồng sáng lập lần đầu tiên tại Hàn Quốc đã phát triển thành hơn 7500 Hội Thánh tại 175 quốc gia chỉ trong vòng 60 năm.[1]
Ý nghĩa tên gọi và lịch sử Hội Thánh sơ khai
“Hội Thánh của Đức Chúa Trời” có nghĩa là “Hội Thánh do Đức Chúa Trời lập nên, Hội Thánh do Đức Chúa Trời làm chủ”. Kinh Thánh gọi Hội Thánh sơ khai mà Đức Chúa Jêsus Christ đã lập nên và các sứ đồ như Phierơ, Giăng, Phaolô đã đi là Hội Thánh của Đức Chúa Trời,[38] và giải thích đó là “Hội Thánh được mua bằng huyết của Đức Chúa Trời”.[39]
Giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương và dạy dỗ chính là lẽ thật trọn vẹn của Hội Thánh sơ khai, là Tin Lành Nước Thiên Đàng. Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã giữ gìn một cách quý trọng hết thảy mọi lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ trong suốt cuộc đời Tin Lành, bắt đầu từ Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Ngài đã lập bởi Huyết hy sinh trên thập tự giá. Sau khi Đấng Christ phục sinh và thăng thiên, các sứ đồ cùng các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời sơ khai được nhận lãnh Thánh Linh Lễ Ngũ Tuần đã dạn dĩ rao truyền Tin Lành và số người tiếp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa cũng tăng vọt. Tin Lành vượt ra khỏi Giêrusalem và xứ Giuđa, được rao truyền nhanh chóng đến các nước ngoại bang, sự thật này đã được bày tỏ rõ trong các ghi chép về hành trình truyền đạo của sứ đồ Phaolô. Hội Thánh đã được dựng nên ở các vùng đất như Êphêsô (Ephesus),[40] Côrinhtô (Corinth),[38] Antiốt (Antioch)[41] và Tin Lành đã được truyền bá đến nhiều nơi ở châu Âu như Têsalônica (Thessaloniki),[42] Athên (Athens),[43] Mantơ (Malta),[44] Bẹtgiê (Perge),[45] Chíprơ (Chypre),[46] Rôma[47] v.v...
Khôi phục lẽ thật và kế thừa Hội Thánh của Đức Chúa Trời sơ khai
Trong khi hội thánh bị thế tục hóa, lẽ thật của sự cứu rỗi bao gồm Lễ Vượt Qua giao ước mới đã dần bị biến chất và tư tưởng đa thần giáo được du nhập vào hội thánh.[48] Cuối cùng Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã biến mất trong lịch sử. Đến thế kỷ 16, các nhà cải cách như Martin Luther, Calvin, Zwingli v.v... đã giơ cao ngọn cờ cải cách tôn giáo để phê phán hiện thực của nhà thờ và tìm lại tín ngưỡng đúng đắn. Song, họ đã không tìm lại được lẽ thật trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ.
Phải trải qua quãng thời gian dài khoảng 1600 năm kể từ khi lẽ thật của Hội Thánh sơ khai bị biến mất, Hội Thánh của Đức Chúa Trời mới được lập lại. Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng đã bắt đầu công việc Tin Lành từ năm 1948 theo “lời ví dụ về cây vả”, Ngài khôi phục lại lẽ thật của giao ước mới đã bị biến mất như 3 kỳ 7 lễ trọng thể bắt đầu từ Lễ Vượt Qua, ngày Sabát v.v... và lập lại Hội Thánh của Đức Chúa Trời vào năm 1964. Vượt ra khỏi Hàn Quốc, những người nhận biết lẽ thật sự cứu rỗi từ mọi nước trên thế giới bay đến ngày càng tăng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời hiện nay đang rao truyền Tin Lành tại 175 quốc gia.
Truyền giáo Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời đã phán rằng Ngài mong muốn hết thảy mọi người đều biết lẽ thật và đạt đến sự cứu rỗi.[49] Theo ý muốn thể ấy, Hội Thánh của Đức Chúa Trời truyền bá sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời lấy Kinh Thánh làm trọng tâm, và theo đuổi “sự cải cách tôn giáo trọn vẹn” là khôi phục lẽ thật và tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai. Hơn nữa, Hội Thánh đang rao truyền cho khắp thế giới tình yêu thương của Đức Chúa Trời và lẽ thật giao ước mới, để mọi người trên khắp thế giới chạy đến với Thánh Linh và Vợ Mới là Đấng đã phán rằng “Hãy đến nhận lãnh nước sự sống”,[16] và nhận được sự cứu rỗi và hạnh phúc đời đời.
Hiện trạng truyền giáo
Hội Thánh của Đức Chúa Trời bắt đầu truyền giáo nước ngoài vào năm 1997 theo lời phán “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người”.[50] Truyền giáo Bắc Mỹ được bắt đầu từ Los Angeles, Mỹ hiện nay đang được tiến hành nhanh chóng đến mức Hội Thánh được thành lập ở 50 tiểu bang cho đến tận các thành phố lớn của Canada. Thông qua chuyến truyền giáo Trung Nam Mỹ bắt đầu tại Peru vào năm 1998, Tin Lành đã được truyền bá đến tận rừng rậm Amazon của Brazil, thung lũng thuộc dãy núi Andes của Peru. Hiện tại, các thánh đồ đang tiếp tục sinh hoạt đức tin tại hơn 7500 Hội Thánh ở 175 quốc gia trên thế giới như châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương. 90% thánh đồ thuộc mỗi Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở các nước là người bản địa và có một số lượng đáng kể các người chăn bản xứ.[51]
Hội Thánh của Đức Chúa Trời sử dụng các phương tiện đa dạng như tài liệu, video và internet để bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể nghe được giọng tiếng của Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi của nhân loại. Chế tác, cung cấp các tài liệu in ấn cần thiết cho việc nuôi dưỡng đức tin đúng đắn và nhân cách với các ấn phẩm đa dạng như sách lẽ thật được Đấng An Xang Hồng chấp bút, tập giảng đạo rao truyền sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, tập tùy bút chứa đựng sự nhận thức của các thánh đồ, truyện tranh sáng tác v.v... Các ấn phẩm đã được dịch sang hơn 60 ngôn ngữ, từ các ngôn ngữ nhiều người sử dụng như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Hindi cho đến các ngôn ngữ địa phương như tiếng Kashi, tiếng Bengali, tiếng Croatia và tiếng Gujarati, vì vậy ngay cả những khu vực thông tin chưa thông suốt thì tin tức của sự cứu rỗi cũng được truyền đến.
Những video được chế tác một cách phong phú như video Giới thiệu Hội Thánh, tin tức Hội Thánh địa phương khắp thế giới, video giảng đạo, hoạt hình v.v... cũng được dịch ra ngôn ngữ các nước thế giới để trao tặng sự cảm động và nhận thức đến mọi người trên thế giới. Bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được thông qua trang web chính thức, Mediacast, kênh YouTube v.v... Hội Thánh đem đến cơ hội chia sẻ tình yêu thương thông qua các chương trình trực tuyến như “Chiến dịch Thư hoa”, “Hội thảo chữa lành cho nhân viên công sở”,[52] vì sự hòa thuận giữa gia đình, bạn bè và hàng xóm, là những người khó gặp gỡ vì đại dịch Covid-19.
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài
Hàn Quốc là nơi Tin Lành giao ước mới được lập lại, là đất nước mà Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện theo lời tiên tri trong Kinh Thánh, các thánh đồ toàn thế giới đều coi nơi đây là thánh địa. Khi có nhiều thánh đồ nước ngoài đến thăm Hàn Quốc để được trực tiếp trải nghiệm tình yêu thương của Mẹ và nghiên cứu lẽ thật Kinh Thánh, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã tổ chức chương trình đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài từ năm 2001. Tính đến tháng 5 năm 2024, đã có tổng cộng 75 đợt các thánh đồ nước ngoài hoạt động trong mọi lĩnh vực đa dạng từ các đại lục đã đến thăm Hàn Quốc.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời đem đến các chương trình đầy màu sắc bao gồm việc giáo dục Kinh Thánh để các thánh đồ có thể trải nghiệm văn hóa và sự phát triển của Hàn Quốc. Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lưu lại Hàn Quốc từ một tuần đến 15 ngày, họ học hỏi tình yêu thương ấm áp của Mẹ chứa đựng trong văn hóa Hàn Quốc và càng sâu sắc hơn trong đức tin. Sau khi trở về bổn xứ, các thánh đồ trở nên người có đức tin chân thật cũng như được biết đến văn hóa và lịch sử của Hàn Quốc, họ đang đóng góp vào kể cả việc ngoại giao dân sự kết nối Hàn Quốc và thế giới.[53]
Cuộc sống tín ngưỡng của các thánh đồ
Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời khắp thế giới tiếp đãi nhau bằng tình yêu thương, lòng khiêm tốn, sự quan tâm vì là “gia đình Nước Thiên Đàng” dù quốc gia - chủng tộc - văn hóa - ngôn ngữ có sự khác nhau. Với tư cách là con cái của Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ và là anh chị em của nhau nên họ luôn dùng kính ngữ và tôn trọng lẫn nhau không phân biệt tuổi tác hay chức phận, chức trách. Ghi khắc vào lòng giáo huấn của Mẹ luôn chứa đựng sự dạy dỗ về tình yêu thương ban cho, nhượng bộ, khen ngợi, hầu việc và chào hỏi, cùng chúc phước cho nhau bằng lời “Chúc phước nhiều”.[54]
Hội Thánh của Đức Chúa Trời mong muốn nhân loại trở thành đại gia đình chung sống trong một mái nhà, tức là địa cầu mà Đức Chúa Trời đã sáng tạo ra. Do đó, các thánh đồ tìm cầu sự hạnh phúc của hết thảy các thành viên gia đình trên nền tảng tình cảm gia đình ngôi làng toàn cầu.[55] Tấm lòng tươi sáng và ngôn hạnh của các thánh đồ có ảnh hưởng tích cực tới gia đình, trường học, công sở, mọi nơi trong xã hội, cũng như đóng góp cho sự hòa thuận và thông hiểu lẫn nhau.
Yêu gia đình, coi trọng gia đình
Các thánh đồ coi việc thực tiễn tình yêu thương ngay từ trong gia đình mà cá nhân mình thuộc về là nền tảng trong sinh hoạt tính ngưỡng. Lấy đó làm kim chỉ nam để làm nên Nước Thiên Đàng bằng lời nói ấm áp và hành động thiện lành trong gia đình, là cội rễ của quốc gia và xã hội.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời thiết lập các chương trình giáo dục, sự kiện, hội thảo v.v... nhằm tăng thêm hòa khí trong gia đình và thức tỉnh tầm quan trọng của gia đình. Bản thân buổi triển lãm “Đọc chân tình của Cha”, triển lãm Thơ văn và ảnh “Mẹ” khiến chúng ta có thể ghi khắc sự quý trọng và tình yêu thương của cha mẹ được tổ chức lần lượt tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn quốc, tổng cộng lên đến 1.100.000 người tham quan. Kể cả trong các buổi hội thảo và hội nghị quốc tế[56] vì gia đình hạnh phúc, buổi hòa nhạc biểu diễn mời gia đình,[57] bữa tiệc lớn Giêrusalem Mới cùng với gia đình[58] v.v... cũng có vô số người tham dự cùng với gia đình bằng niềm vui.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời phát hành các loại ấn bản ngắn và ấn phẩm định kỳ như tạp chí gia đình hàng tháng “Gia đình hạnh phúc” v.v..., liên tục mở ra cánh cửa để các thánh đồ được thông hiểu với gia đình. Thông qua đó giúp đỡ cho các thánh đồ xây dựng đức tin đúng đắn ngay từ trong gia đình và có thể duy trì đời sống khỏe mạnh.
Đặt trọng tâm vào Lời
Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ theo sự ghi chép trong Kinh Thánh, tin rằng lời Kinh Thánh là “nước sự sống” nên nghiên cứu lẽ thật một cách đều đặn và có hệ thống, cũng như ghi khắc một lần nữa sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Hội Thánh của Đức Chúa Trời tiến hành giáo dục phù hợp theo từng độ tuổi - chức trách để các thánh đồ có thể nhận biết lẽ thật trong Kinh Thánh một cách đúng đắn, và gây dựng đức tin ngay thẳng.
Trong số đó có IUBA, IWBA, IMBA là chế độ giáo dục toàn cầu với đối tượng là các thánh đồ thanh niên. Các thanh niên không chỉ học hỏi lẽ thật Kinh Thánh mà còn học hỏi những kiến thức cần thiết như đạo đức, tánh phẩm và lãnh đạo v.v... với tư cách là một thành viên trong xã hội. Hội Thánh giúp đỡ nuôi dưỡng nhân cách và sự hiểu biết Kinh Thánh thông qua giáo trình phù hợp với tầm mắt của thanh thiếu niên và thiếu nhi như “Tôi sẽ trở thành thiên sứ” (Giáo trình ấu nhi), “Tôi yêu Đức Chúa Trời” (Giáo trình tiểu học), “Soul” (Tạp chí nguyệt san thanh thiếu niên). Vào kỳ nghỉ, Hội Thánh mở ra hội trại thanh thiếu niên và hội trại tiểu học, đem đến những trải nghiệm phong phú bằng việc giáo dục Kinh Thánh, Học tập và Kiến tập thực nghiệm, hoạt động phụng sự v.v...[59][60] Đặt nền tảng cho việc hình thành tư duy tích cực và các giá trị đúng đắn bởi việc mời đến các chuyên gia về giáo dục nhân cách.[61]
Những người chức phận, chức trách đang dẫn dắt các thánh đồ bằng sự khiêm tốn và phẩm tánh ngay thẳng, giáo sư của thanh niên - thiếu niên - thiếu nhi đang nuôi dưỡng thế hệ tương lai bằng đức tin và tình yêu thương, đang củng cố năng lực thông qua giáo dục định kỳ. Việc giáo dục được thực hiện tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come, Viện tu luyện Dongbaek, đồng thời cũng được tiến hành trực tuyến trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.
Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời cung cấp bài giảng và tài liệu giáo dục bằng các phương tiện đa dạng như sách, audio, video v.v... hỗ trợ môi trường để các thánh đồ ở bất cứ nơi nào cũng có thể tiếp cận với lời của Đức Chúa Trời. Tổ chức các sự kiện nhằm giúp các thánh đồ nâng cao năng lực đa dạng của bản thân cũng như cuộc sống tín ngưỡng và sự hòa hợp. Thông qua các lễ hội như Đại hội Thi đua Phát biểu Kinh Thánh Ngoại ngữ,[62] Lễ trao giải thưởng Contens Văn hóa,[63][64] Lễ hội Bài Ca Mới[65][66] v.v..., các thánh đồ phát huy tài năng của mỗi người và chia sẻ tình yêu thương và lòng quý mến lẫn nhau.
Hoạt động cống hiến cho xã hội
Hội Thánh của Đức Chúa Trời vượt qua khoảng cách biên giới, chủng tộc và tôn giáo nhằm thực tiễn tình yêu thương được học từ Đấng Christ bằng cách chia sẻ và hoạt động phụng sự trên toàn thế giới theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh là “Hãy yêu thương người lân cận” và giáo huấn của Đức Chúa Trời Mẹ rằng “cho đi tình yêu thương thì được phước”. Các hoạt động được thực hiện một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực đa dạng như môi trường - phúc lợi - văn hóa - thể dục thể thao - y tế v.v... Mọi độ tuổi đều tham dự tích cực như nội trợ, nhân viên công sở, sinh viên, thanh thiếu niên. Đặc biệt là các thanh niên hoạt động sôi động khi là thành viên của ASEZ - Đoàn Phụng sự Sinh viên và ASEZ WAO - Đoàn Phụng sự Thanh niên Công sở.
Các thánh đồ Hàn Quốc đã đi tiên phong phục hồi thiệt hại và cứu hộ phụng sự cung cấp đồ ăn miễn phí mỗi khi phát sinh các thảm họa quốc gia, thiệt hại bao gồm tai nạn sụp đổ cửa hàng bách hóa Sampoong, vụ cháy tàu điện ngầm Daegu, động đất Pohang, thảm họa chìm phà Sewol v.v...[67][68][69][70] Cũng nỗ lực cứu hộ các nạn nhân và khắc phục hậu quả sau thảm họa tại các nước trên thế giới như sóng thần ở Indonesia, núi lửa phun trào ở Ecuador, bão ở Mỹ, bão ở Philippines, động đất ở Nepal, mưa bão ở Nhật Bản và sóng lạnh ở Peru v.v...[71]
Tính đến tháng 4/2024, các hoạt động cống hiến cho xã hội về nhiều mặt như cứu hộ cứu nạn, hiến máu, giúp đỡ hàng xóm cô lập, chi viện y tế, chi viện giáo dục v.v... đã được thực hiện khoảng 28.000 lần ở 102 quốc gia trên thế giới. Hơn 1300 lần tổ chức sự kiện hiến máu để giúp đỡ cho những người bị nguy hiểm đến tính mạng do thiếu máu, trong số 263.000 người tham gia đã có 111.000 người hiến máu.[72] Nếu tính một lần hiến máu cứu được ba người, thì đây là thành quả đã cứu lấy sự sống quý báu của khoảng 333.000 người.
Thông qua các hoạt động này, Hội Thánh cũng đang đồng hành với việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), là mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế.[73] Trong thời điểm khắp thế giới đang trải qua khó khăn vì đại dịch Covid-19, Hội Thánh đã hỗ trợ khẩu trang và nước rửa tay, vật dụng y tế, lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm v.v... cho chính phủ và cơ quan các nước, các nhóm yếu thế và nỗ lực hết sức vào hoạt động cứu hộ và phòng dịch.[74]
Chi viện ứng phó Covid-19
- Viện trợ vật phẩm phòng dịch cho chính phủ, cơ quan hành chính, đội ngũ y bác sĩ, cảnh sát, lính cứu hỏa v.v...
- Viện trợ vật phẩm phòng dịch - thực phẩm - nhu yếu phẩm cho đối tượng yếu thế
- Trao tặng quỹ Covid-19
- Dự án Heart to Heart (Cổ vũ của tình yêu thương)
- Tiếp sức Hand to Hand
Cứu trợ khẩn cấp
- Khắc phục thiệt hại thiên tai - tai nạn
- Hỗ trợ y tế cho các nạn nhân, quyên góp - chi viện hàng cứu trợ, buổi hòa nhạc từ thiện
- Phụng sự tình nguyện cung cấp đồ ăn miễn phí tại khu vực thảm họa
- Giáo dục phòng ngừa thảm họa
Xóa đói giảm nghèo
- Hỗ trợ phí sinh hoạt cho đối tượng yếu thế
- Hỗ trợ thực phẩm - nhu yếu phẩm - làm kimchi
- Hỗ trợ chi phí sưởi ấm - vật dụng sưởi ấm cho tầng lớp nghèo năng lượng, hoạt động thăm viếng
- Chi viện cải thiện tổ ấm
Chăm sóc sức khỏe
- Hiến máu chuyển tiếp Tình yêu Lễ Vượt Qua Yêu thương Sự sống toàn cầu
- Hỗ trợ điều trị miễn phí, tiêm phòng, chi phí y tế - thuốc men cho tầng lớp yếu thế
- Hỗ trợ vật phẩm trang thiết bị y tế, phụng sự dọn dẹp
Đảm bảo nguồn nước - vệ sinh
- Chi viện máy bơm nước cho các quốc gia thiếu nước
- Làm sạch biển và sông
- Chiến dịch Cứu sông suối bởi vi sinh vật hữu hiệu (EM)
Tăng cường phúc lợi xã hội
- Hỗ trợ cho trẻ em và thanh thiếu niên
- Hỗ trợ người cao tuổi neo đơn, tiệc an ủi người cao tuổi, phụng sự làm tóc
- Hỗ trợ gia đình đa văn hóa
- Hỗ trợ cơ sở phúc lợi
- Giúp đỡ hàng xóm bị thiệt thòi phúc lợi
- Giúp đỡ công việc nông thôn
Chi viện giáo dục
- Hỗ trợ cơ sở giáo dục - vật phẩm
- Làm sạch môi trường trường học
- Hỗ trợ học phí
- Giáo dục nhân cách
- Diễn đàn tăng cường ý thức - Hội thảo - Chiến dịch
- Dự án Mother's School (Trường học của Mẹ)
Hỗ trợ xã hội quốc gia - khu vực
- Thăm viếng trạm cảnh sát, trạm cứu hỏa, doanh trại quân đội
- Chiến dịch trật tự xã hội
- Hoạt động cổ vũ đại hội quốc tế, sự kiện quốc gia - khu vực
- Dự án Cùng nhau giảm thiểu tội phạm (Reduce Crime Together)
Hỗ trợ thông hiểu gia đình - hàng xóm
- Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ”
- Triển lãm “Đọc chân tình của Cha”
- Buổi hòa nhạc của dàn nhạc
- Hội thảo chữa lành dành cho các nhân viên công sở
- Chiến dịch Thư hoa
Bảo tồn môi trường
- Làm sạch công viên - đường phố
- Làm sạch rừng
- Làm sạch biển và sông
- Diễn đàn - Hội thảo - Chiến dịch bảo vệ môi trường
- Dự án Mother's Street (Đường phố của Mẹ)
- Dự án Mother's Forest (Rừng của Mẹ)
- Dự án No More GPGP (Giảm thiểu đồ nhựa)
- Dự án Green Earth (làm sạch đô thị - rừng núi)
- Dự án Blue Ocean (làm sạch biển và sông suối)
- Dự án Green Workplace (hoạt động thân thiện với môi trường nơi công sở)
- Dự án Greenship
Hợp tác quốc tế
Hội Thánh của Đức Chúa Trời hợp tác và liên tục triển khai các hoạt động cộng đồng với các đối tác, cơ quan, chính phủ các nước để giải quyết bài toán mà xã hội quốc tế đang đối mặt mang tính cộng đồng như thiên tai, môi trường, dịch bệnh, nạn đói v.v... Vượt qua mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc, các ngành nghề tầng lớp đang ký kết hiệp ước cùng đồng hành với Hội Thánh của Đức Chúa Trời thông qua các buổi tọa đàm, ký tên ủng hộ.
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol diễn thuyết tại Liên Hiệp Quốc
Trong bối cảnh đang nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động để giúp đỡ các gia đình toàn cầu và bảo đảm về nơi ở của họ, Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol thuộc Hội thánh Đức Chúa Trời đã tham dự buổi hội đàm cấp cao của Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Trung ương CERF của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 71 được tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào ngày 13 tháng 12 năm 2016. Trước sự chứng kiến của khoảng 200 người từ các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các quốc gia thành viên và tổ chức phi chính phủ, Mục sư Kim Joo Cheol bày tỏ sự ủng hộ đối với các hoạt động của các đoàn thể hỗ trợ cho Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Trung ương và Liên Hiệp Quốc nhằm giúp đỡ các quốc gia và láng giềng bị rơi vào khủng hoảng, đồng thời hứa sẽ hợp tác và tiếp tục hỗ trợ. Lisa Daughton, Giám đốc điều hành của CERF cho biết “Đây là lần đầu tiên một Hội Thánh được mời đến hội đàm này”.[75] Lý do Liên Hiệp Quốc mời Hội Thánh của Đức Chúa Trời là vì Liên Hiệp Quốc đánh giá cao các hoạt động mang tính vị tha, đi tiên phong trong các hoạt động cứu trợ mỗi khi thiên tai và khó khăn xảy ra ở mỗi quốc gia, chẳng hạn như trận động đất ở Nepal và bão lớn ở Mỹ.[76]
Kể cả vào năm 2010, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã thăm viếng Liên Hiệp Quốc và chuyển đến quỹ CERF 100.000 đô la Mỹ để giúp đỡ Haiti, quốc gia bị thiệt hại bởi trận động đất vào năm 2010. Khi ấy Liên Hiệp Quốc đề nghị ký kết hợp tác với Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[77]
Ký kết thỏa thuận, tọa đàm, ký tên ủng hộ
Chính phủ, chính quyền địa phương, trường đại học v.v... của mỗi quốc gia đều đồng cảm với tầm nhìn và công tác của Hội Thánh của Đức Chúa Trời vì sự phát triển và hòa hợp của ngôi làng toàn cầu, cùng nhau thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) bao gồm bảo vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục, tăng cường phúc lợi. Bộ giáo dục Nepal, tòa thị chính Bangalore và Raipur Ấn Độ, tòa thị chính Santo Andre Brazil, tòa thị chính Tshwane Cộng hòa Nam Phi, Viện huyết học quốc gia Mông Cổ v.v... đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hội Thánh của Đức Chúa Trời, ASEZ và ASEZ WAO.[78] ASEZ đã ký kết MOU với 154 cơ quan, bao gồm Bộ Giáo dục Nepal và Bộ Môi trường Cộng hòa Dominica, đồng thời đang thực hiện các hoạt động phụng sự cần thiết trong cộng đồng địa phương (tính đến tháng 10/2023).[79]
Nhà tương lai học Jerome Glenn, chủ tịch Dự án Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, đã tham dự cuộc họp ASEZ để thảo luận về một tương lai bền vững và khuyến khích những người trẻ tuổi.[80] Thẩm phán Duberli Rodriguez Tineo, người từng là Chánh án Tòa án Tối cao Peru, cũng tham gia buổi Talk Concert nói chuyện về ứng phó với biến đổi khí hậu và ủng hộ bằng một bài giảng. Trong khi đó, hơn 60.000 người thuộc mọi tầng lớp, bao gồm cả cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và người đoạt giải Nobel Hóa học Robert Hoover, đã ký tên ủng hộ và cổ vũ các thanh niên Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[79]
Giải thưởng
Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã đón nhận hơn 4200 lần huân chương, tuyên dương, giải thưởng danh dự từ các nước trên thế giới cho việc phụng sự và chia sẻ được triển khai liên tiếp. Có thể xem Giải thưởng của Hội Thánh trong và ngoài nước trong trang web dưới đây.
Giải thưởng của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
Nhờ đóng góp cho sự phát triển quốc gia và đoàn kết dân tộc, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã đón nhận tuyên dương của Tổng thống, tuyên dương đoàn thể của Tổng thống, huy chương của 3 đời chính phủ Hàn Quốc như Tổng thống Kim Dae Jung năm 2003, Tổng thống Roh Moo Hyun năm 2004, Tổng thống Park Geun Hye năm 2015.[2] Đặc biệt, việc một đoàn thể tôn giáo được nhận tuyên dương của Tổng thống là điều hết sức ngoại lệ, đây là kết quả đánh giá cao đối với công lao của các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã nỗ lực cứu trợ thiên tai, bảo vệ môi trường biển trong suốt nhiều năm qua.
Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ
Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã được trao Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ bởi công lao đóng góp vào những thay đổi tươi sáng bằng cách giúp đỡ những người hàng xóm gặp khó khăn, nâng cao nhận thức của người dân và cung cấp các dịch vụ toàn diện như làm sạch môi trường, hiến máu, giúp đỡ hàng xóm và cứu hộ thiên tai. Giải thưởng này được trao tặng huy chương vàng, bạc và đồng tùy theo thời gian hoạt động, và “Giải Lifetime” được trao cho những cá nhân đã cống hiến hơn 4.000 giờ phụng sự tình nguyện. Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã nhận được Giải Lifetime - vinh dự cao nhất ở hạng mục cá nhân, cũng như Giải Vàng - giải thưởng cao nhất ở hạng mục đoàn thể từ ba đời chính phủ Joe Biden, Donald Trump và Barack Obama, tổng cộng 60 lần.[2]
Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng Anh quốc
Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng Anh là giải thưởng được trao tặng cho đoàn thể đã cống hiến cho xã hội địa phương bởi phụng sự tình nguyện liên tục. Trải qua việc đánh giá cùng kiểm chứng một cách công bằng và nghiêm khắc trong suốt nhiều năm, cuối cùng được nhận phê chuẩn của Nữ hoàng. Năm 2016, Nữ hoàng Anh Elizabeth II, là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung của 53 quốc gia, đã trao tặng Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng cho Hội Thánh Đức Chúa Trời (UK ZION), là đoàn thể có tác động tích cực đến quốc gia và xã hội cộng đồng thông qua việc hoạt động phụng sự tình nguyện liên tục.[81] Hoàng gia Anh cũng phong tặng danh hiệu “Thành viên của Huân chương xuất sắc nhất Đế quốc Anh (MBE)”.[3]
Giải thưởng Green World - Giải thưởng Green Apple
Hội Thánh của Đức Chúa Trời, ASEZ và ASEZ WAO đã nhận được Giải thưởng Green World (Giải Vàng) và Giải thưởng Green Apple (Giải Vàng, Bạc, Đồng). Giải thưởng Green World và Giải thưởng Green Apple được chủ quản bởi “The Green Organisation” của Anh quốc, là tổ chức môi trường phi lợi nhuận quốc tế và là giải thưởng môi trường tiêu biểu của châu Âu được chính thức công nhận bởi Ủy ban chấp hành của Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (RSA) và Bộ Môi trường Anh.
Năm 2018, tại lễ trao giải Giải thưởng Green Apple 2018, Hội Thánh của Đức Chúa Trời và ASEZ đều được trao giải Vàng và giải Đồng Giải thưởng Green Apple.[82]
Lễ trao giải được tổ chức tại London, Anh vào tháng 11 năm 2021, và kể cả các giải thưởng của năm 2020 đã bị hoãn lại do đại dịch Covid-19 cũng được trao vào ngày này. ASEZ và ASEZ WAO đồng thời được trao Giải thưởng Green World giải Vàng[83][84] và được bổ nhiệm làm Đại sứ Green World.[85] ASEZ WAO đã nhận thêm cả giải Vàng và giải Bạc Green Apple ở đây.[86] [87]
Năm 2023, ASEZ WAO đã đón nhận giải Đồng Giải thưởng Green Apple để ghi nhận những nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái trên mặt đất thông qua dự án “Green Earth (Trái đất xanh)”, qua đó, ASEZ WAO đã nhận Giải thưởng Green Apple suốt 4 năm liên tiếp, từ 2020 đến 2023.[88]
Ngôn luận
Ngôn luận các nước dành sự quan tâm lớn đến Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Tính đến tháng 5 năm 2024, đã được đưa tin khoảng 11.200 lần. Với chủ đề đa dạng như lẽ thật và tín ngưỡng của Hội Thánh của Đức Chúa Trời, hoạt động cống hiến xã hội, giải thưởng v.v...
Ngôn luận đã giới thiệu một cách có chiều sâu về lẽ thật như Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, Lễ Vượt Qua giao ước mới và giải thích rằng đây là Hội Thánh kế thừa truyền thống của Hội Thánh sơ khai. Họ đã xem xét theo nhiều góc độ và đưa tin tức về sự thờ phượng tin kính, cử chỉ khiêm tốn giữa người chăn và các thánh đồ, thực tiễn việc thiện lành trong gia đình và láng giềng, hoạt động cống hiến cho xã hội mang tính toàn cầu. Dựa trên điều này, họ ca ngợi rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời hoàn toàn noi theo tấm gương của Đấng Christ và làm việc với lòng chân thành.
Trang web
- http://watv.org/vi/home Trang web chính thức của Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
- http://ahnsahnghong.com/vi/ Đấng Christ An Xang Hồng
- http://mother.watv.org/vi/ WATV Hãy đến với Đức Chúa Trời Mẹ
- http://watvmedia.org/vi/ WATV Media Cast
- http://watvnewsong.org WATV Bài Ca Mới
- http://watvseminar.org/vi/ WATV Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế
- http://watvpress.org/vi/ WATV Ngôn luận Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- http://watvaward.org/vi/ Giải thưởng Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- http://wmcts.org Viện Thần Học Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- http://elohist.watv.org Êlôhist
- http://soul.watv.org Soul
- http://happyhome.watv.org Gia đình hạnh phúc
Video liên quan
- Video Giới thiệu Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở Hàn Quốc (Church of God in Korea)
Chú thích
- ↑ 1,0 1,1 “Trong xu thế phi tôn giáo, 7500 Hội Thánh tại 175 quốc gia... 3,7 triệu tín đồ đăng ký trên toàn thế giới”. Số tháng 2. Monthly Chosun. 2024.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 “Giải thưởng chủ yếu”. Giải thưởng Hội Thánh của Đức Chúa Trời khắp thế giới.
- ↑ 3,0 3,1 "The U.K. Queen's Award for Voluntary Service," World Mission Society Church of God UK
- ↑ "Hội Thánh của Đức Chúa Trời nhận ‘Huân chương Công trạng Lập pháp Brazil’". 《Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới》.
- ↑ 5,0 5,1 “Trong xu thế phi tôn giáo, 7500 Hội Thánh tại 175 quốc gia... 3,7 triệu tín đồ đăng ký trên toàn thế giới”. Số tháng 2. Monthly Chosun. 2024.
- ↑ “Khánh thành Viện tu luyện Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Okcheon Shinmun. 11 tháng 11 năm 2005.
- ↑ Trang web Viện tu luyện Êlôhim
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời, thành lập cơ sở tu luyện mới và Đền Thờ ở Jeju”. Kyeonggi Ilbo. 8 tháng 8 năm 2016.
- ↑ “Môn học đào tạo”. Trang Web Viện thần học Tổng Hội Hội Thánh của Ðức Chúa Trời.
- ↑ “Sơ lược về quá khứ - hiện tại - tương lai của nhân loại”. Kyeonggi Ilbo. 16 tháng 1 năm 2014.
- ↑ 11,0 11,1 “Hêbơrơ 9:27-28”.
Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 12,5 “Giới thiệu lẽ thật của Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ 13,0 13,1 “Mathiơ 6:9”.
Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh.
- ↑ 14,0 14,1 14,2 “Galati 4:26-28”.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
- ↑ “Sáng Thế Ký 1:26-27”.
Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta... Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
- ↑ 16,0 16,1 16,2 “Khải Huyền 22:17”.
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
- ↑ “Khải Huyền 21:9-10”.
Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,
- ↑ “Giăng 1:1-14”.
Ngôi Lời là Ðức Chúa Trời... Ngôi Lời (Ðức Chúa Trời) đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài...
- ↑ “Giăng 10:33”.
Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời.
- ↑ “I Timôthê 2:5”.
Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người.
- ↑ “Philíp 2:5-8”.
... Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời... chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người...
- ↑ “II Côrinhtô 6:17-18”.
... Ta sẽ làm Cha các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy.
- ↑ “Mathiơ 12:8”.
vì Con người là Chúa ngày Sabát.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2”.
Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát bàn luận với họ.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 12:11-13”.
Ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva... khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 12:7-11”.
... Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó... Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 12:25-27”.
Khi nào các ngươi vào xứ mà Đức Giêhôva sẽ ban cho, như lời Ngài đã phán, thì hãy giữ lễ nầy... Hãy đáp rằng: Ấy là của tế lễ Vượt qua của Đức Giêhôva, vì khi Ngài hành hại xứ Êdíptô thì Ngài đi vượt qua các nhà dân Ysơraên, và cứu nhà chúng ta đó.
- ↑ “Luca 22:19-20”.
Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chán nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
- ↑ “Mathiơ 26:19-28”.
Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
- ↑ “Giăng 6:53-54”.
Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
- ↑ “I Côrinhtô 11:1-16”.
Phàm người đàn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình. Nhưng phàm người đàn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình.
- ↑ “Côlôse 2:12”.
Anh em đã bởi phép báptêm được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại.
- ↑ “Galati 3:27”.
Vả, anh em thảy đều chịu phép báptêm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.
- ↑ “Philíp 3:20”.
Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Ðức Chúa Jêsus Christ.
- ↑ Song Nak Won, “교회사 (Sử Hội Thánh)”, Nhà xuất bản Lee Geon, 1981, trang 101
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 20:4-5”.
Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó...
- ↑ Joseph H. Willsey, "cross," Charlton T. Lewis ed., Harper's Book of Facts, Harper & Brothers Publishers, 1895, trang 212
- ↑ 38,0 38,1 “I Côrinhtô 1:2”.
gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Côrinhtô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:28”.
Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Ðức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Ðức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:17”.
Bấy giờ, Phaolô sai người ở thành Milê đi tới thành Êphêsô mời các trưởng lão trong Hội thánh đến.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 13:1”.
Trong Hội thánh tại thành Antiốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1-2”.
Phaolô và Sila đi ngang qua thành Amphibôli và thành Abôlôni, rồi tới thành Têsalônica; ở đó người Giuđa có một nhà hội. Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16-17”.
Phaolô đương đợi hai người tại thành Athên, động lòng tức giận, vì thấy thành đều đầy những thần tượng. Vậy, người biện luận trong nhà hội với người Giuđa và người mới theo đạo Giuđa; lại mỗi ngày, với những kẻ nào mình gặp tại nơi chợ.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 28:1-8”.
Ðã được cứu như vậy rồi, chúng ta mới biết cù lao đó tên là Mantơ... Vả, cha của Búpliu nầy đương nằm trên giường đau bịnh nóng lạnh và bịnh lỵ. Phaolô đi thăm người, cầu nguyện xong, đặt tay lên và chữa lành cho.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 14:20-25”.
... thì người vùng đứng dậy... Sau khi đã truyền đạo tại thành Bẹtgiê rồi...
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 13:4-5”.
Vậy, Saulơ và Banaba đã chịu Ðức Thánh Linh sai đi, bèn xuống thành Sêlơxi, rồi từ đó đi thuyền đến đảo Chíprơ. Ðến thành Salamin, hai người giảng đạo Ðức Chúa Trời trong các nhà hội của người Giuđa; cũng có Giăng cùng đi để giúp cho.
- ↑ “Rôma 1:7”.
gởi cho hết thảy những người yêu dấu của Đức Chúa Trời tại thành Rô-ma, được gọi làm thánh đồ. Nguyền cho anh em được ân điển và sự bình an từ nơi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ!
- ↑ “[500 năm sau Cải cách Luther - Lẽ thật Kinh Thánh Hội Thánh của Đức Chúa Trời] Tin điều gì, thực tiễn điều gì?”. Monthly JoongAng. tháng 12 năm 2017.
- ↑ “I Timôthê 2:4”.
Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật.
- ↑ “Mác 16:15”.
Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.
- ↑ “20 năm xây dựng cầu nối giữa Hàn Quốc và thế giới, Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Số tháng 6. Monthly JoongAng. 2024.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời tổ chức Hội thảo hạnh phúc trực tuyến dành cho nhân viên công sở”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 75 được cấu thành bởi sinh viên đại học khắp thế giới)”. Monthly Chosun NewsRoom. 1 tháng 8 năm 2019.
- ↑ “500 năm cải cách tôn giáo của Luther - Hội Thánh của Đức Chúa Trời và lẽ thật của Kinh Thánh] Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới, "Dàn hợp xướng" của 2.700.000 thánh đồ”. Monthly JoongAng. tháng 12 năm 2017.
- ↑ “Giới thiệu Hội Thánh”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Hội nghị Quốc tế "Gia đình hạnh phúc"”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Buổi hòa nhạc Healing chứa tấm lòng của Mẹ kết thúc lưu diễn khu vực thủ đô”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Sân chơi ân huệ chia sẻ tình yêu thương trên trời và gia đình”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Hội trại học sinh mùa đông và Hội trại kỳ nghỉ đông cho học sinh tiểu học năm 2024”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời, tổ chức Hội trại học sinh mùa hè”. Shina Ilbo. 2 tháng 8 năm 2019.
- ↑ “Định hướng nhân cách đúng đắn và ước mơ tươi đẹp của thanh thiếu niên, Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Weekly DongA. Số 1222.
- ↑ “Đại hội thi đua phát biểu Kinh Thánh ngoại ngữ lần thứ 17”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Lễ trao giải Contents Văn hóa Giêrusalem Mới 2019”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “"Contents Văn hóa Hội Thánh của Đức Chúa Trời làm tăng nhiệt độ tấm lòng. Câu chuyện về sự trưởng thành dựa trên đức tin và tình yêu thương gia đình tạo nên tiếng vang và sự cảm động sâu sắc”. Woman DongA. 29 tháng 2 năm 2024.
- ↑ “Lễ hội Bài Ca Mới Học sinh 2024”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Lễ hội Bài Ca Mới Thanh niên - Học sinh lần thứ 4”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Tạo ra thế giới không ai bị cô đơn bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời”. Monthly Chosun. tháng 3 năm 2020.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời trao tặng 100 triệu won để giúp đỡ nạn nhân động đất ở Pohang”. Incheon Ilbo. 21 tháng 12 năm 2017.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời tiến hành phụng sự cung cấp đồ ăn miễn phí tại Pohang”. Joongboo Ilbo. 3 tháng 12 năm 2017.
- ↑ “[Chìm phà Sewol] Hội Thánh của Đức Chúa Trời phụng sự đồ ăn trong vụ chìm phà Sewol”. Kyeongin Ilbo. 21 tháng 8 năm 2014.
- ↑ “Cứu hộ khẩn cấp”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời, 'nền tảng đoàn kết' toàn cầu kể cả Liên Hiệp Quốc cũng chú ý”. Số tháng 6. Monthly JoongAng. 2024.
- ↑ “Diễn đàn quốc tế ASEZ 2017 để thực hiện SDGs LHQ”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời chi viện khẩn cấp để khắc phục Covid-19”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Mục sư Kim Joo Cheol Hội Thánh của Đức Chúa Trời diễn thuyết tại cuộc hội đàm của Liên Hiệp Quốc”. Munhwa Ilbo. 29 tháng 12 năm 2016.
- ↑ “Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol tham gia và diễn thuyết trong cuộc hội đàm của UN”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Tổng hội trưởng thăm viếng trụ sở chính UN, trao tặng quỹ giúp Haiti”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Quan hệ đối tác”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ 79,0 79,1 “ASEZ, tiến bước gần hơn tới mục tiêu chung của nhân loại thông qua việc bảo vệ hệ sinh thái biển”. News Gyeongnam. 24 tháng 4 năm 2024.
- ↑ “ASEZ Talk Concert với Jerome Glenn”. Kênh YouTube ASEZ Church of God University Student Volunteers.
- ↑ “Niên giám Kyeonggi”, Nhà xuất bản Kyeonggi Ilbo, 2021, trang 248-259
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời đón nhận "Giải thưởng Green Apple", một trong bốn giải thưởng lớn về môi trường của thế giới”. Số tháng 12. Woman DongA. 2018.
- ↑ “Giải Vàng Giải Green World (ASEZ)”. Giải thưởng Hội Thánh của Đức Chúa Trời khắp thế giới.
- ↑ “Giải Vàng Giải Green World (2020. ASEZ WAO)”. Giải thưởng Hội Thánh của Đức Chúa Trời khắp thế giới.
- ↑ “Đoàn thể phụng sự của Hội Thánh của Đức Chúa Trời đón nhận Giải thưởng Green Apple, Green World”. Sedaily. 21 tháng 11 năm 2021.
- ↑ “Giải Vàng Giải Green Apple (ASEZ WAO)”. Giải thưởng WATV.
- ↑ “Giải Bạc Giải Green Apple (ASEZ WAO)”. Giải thưởng WATV.
- ↑ "Hội Thánh của Đức Chúa Trời, đón nhận giải Đồng ‘Giải Green Apple’ thuộc Green Organization". 《Joongboo Ilbo》.24/11/2023