Lễ Lều Tạm

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Lễ Lều Tạm
Tác phẩm của Charles Foster, người dân lấy cành cây để dựng nên nhà lều
Tên gọiLễ Lều Tạm
Tên gọi khácLễ Mùa Gặt
Ngày thángNgày 15-22 tháng 7 thánh lịch
Khởi nguyênNgười dân Ysơraên thu thập nguyên vật liệu cho đền tạm
Nghi thức Cựu ƯớcDựng nhà lều và ở lại đó trong 7 ngày
Nghi thức Tân ƯớcĐại hội truyền đạo trong 7 ngày
Ứng nghiệm lời tiên triCông việc truyền đạo thu thập các nguyên vật liệu của đền thờ phần linh hồn

Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể cuối cùng trong 3 kỳ 7 lễ trọng thể được chép trong Kinh Thánh. Được giữ vào buổi chiều tối ngày 15-22 tháng 7 thánh lịch,[1] tương ứng vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 theo lịch Gregory (dương lịch). Là lễ trọng thể kỷ niệm công việc người dân Ysơraên đã dựng nên đền tạm của Đức Chúa Trời khi sống trong đồng vắng, và là lễ trọng thể thu hoạch được giữ vào thời kỳ thu hoạch nông sản mùa thu. Lễ Lều Tạm cũng là tên để gọi chung cho Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm,[2] và còn được gọi là Lễ Mùa Gặt.

Khởi nguyên và tên gọi của Lễ Lều Tạm

Vào ngày 10 tháng 7 thánh lịch năm đầu tiên sau khi ra khỏi xứ Êdíptô (Ai Cập) và hướng đến Canaan, khi Môise nhận Mười Điều Răn lần thứ 2 tại núi Sinai (núi Hôrếp) và trở xuống, ông đã hướng dẫn chi tiết cho người dân Ysơraên về việc dựng đền tạm để bảo quản Mười Điều Răn, và cho biết về các nguyên vật liệu dùng để dựng đền tạm.[3][4] Người dân đã vui vẻ dâng hiến nguyên vật liệu đền tạm bằng lòng thành. Trong 7 ngày kể từ ngày 15 tháng đó, các nguyên vật liệu đa dạng như vàng, bạc, vải, gỗ v.v... đã được thu thập dư dật.[5] Đức Chúa Trời đã định ra Lễ Lều Tạm để kỷ niệm việc người dân Ysơraên thu thập nguyên vật liệu cho đền tạm.[6][7]


Đức Giêhôva lại phán cùng Môise rằng: Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva ... Hết thảy ai sanh trong dòng Ysơraên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày.

- Lêvi Ký 23:33-43


Lễ Lều Tạm còn được gọi là Lễ Mùa Gặt, với ý nghĩa là lễ trọng thể được giữ vào thời kỳ thu hoạch và lưu trữ nông sản.[8][9]

Nghi thức của Lễ Lều Tạm

Thời đại Cựu Ước

Người dân Ysơraên cử hành nghi thức dựng nhà lều vào Lễ Lều Tạm. Người dân Ysơraên cử hành nghi thức dựng nhà lều vào Lễ Lều Tạm. Họ bẻ nhánh cây kè hoặc cây sim, cây dương liễu v.v... để dựng nhà lều và ở lại đó trong 7 ngày, vui mừng và hớn hở.[10] Họ giúp đỡ người lân cận gặp khó khăn và giữ lễ trọng thể một cách chí thánh.[7] Bởi đó mà đã kỷ niệm công việc xây dựng đền tạm vào thời đại đồng vắng, và sự việc tổ tiên họ đã ở trong lều tạm suốt 40 năm.
Còn trong nơi thánh, họ dâng các tế lễ như của lễ thiêu hằng hiến, lễ chaylễ quán tùy theo mỗi lễ trọng thể riêng biệt của Lễ Lều Tạm.[11] Mỗi ngày từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy, một con bò đực tơ, một con chiên đực và một con chiên con (chiên đực giáp niên) được dâng làm của lễ thiêu, và cũng dâng số lượng của lễ chay khác nhau tùy theo mỗi của lễ. Và một con dê đực được dâng hàng ngày như của lễ chuộc tội.[12]

Thời đại Tân Ước

Nghi thức làm nhà lều bằng cách đan cỏ hoặc nhánh cây và ở lại đó trong 7 ngày, cùng lịch sử người dân vào thời Môise đã đem đến nguyên vật liệu xây dựng đền tạm để hoàn công đền tạm chí thánh, là lời tiên tri về việc hoàn thành công việc Tin Lành trên thế gian bằng cách nhóm lại các thánh đồ được biểu tượng bởi cây[13][14][15] và nguyên vật liệu[16][17] đền tạm.Vì vậy, vào Lễ Lều Tạm trong thời đại Tân Ước, Đại hội truyền đạo được tổ chức trong 7 ngày để nhóm lại các thánh đồ, là nguyên vật liệu của đền thờ.

Lịch sử Lễ Lều Tạm vào thời đại Cựu Ước

  • Thời đại vương quốc thống nhất
Salômôn, người đã tạo nên thời kỳ hoàng kim trong thời đại vương triều thống nhất của Ysơraên vào khoảng thế kỷ thứ 10 TCN, đã nhóm hiệp người dân vào lễ trọng thể tháng 7 sau khi hoàn công đền thờ Giêrusalem, đặt hòm giao ước vào nơi chí thánh và cử hành lễ hiến dâng. Họ đã vừa giữ Lễ Lều Tạm vừa cử hành lễ khánh thành đền thờ.[18][19][20][21]
  • Thời đại phu tù trở về
Người dân Ysơraên vui mừng giữ Lễ Lều Tạm
Khoảng năm 537 TCN, người dân Ysơraên bị bắt làm phu tù tại Babylôn[22] đã trở về quê hương (lần trở về thứ nhất) dưới sự lãnh đạo của Xôrôbabên theo sắc lệnh của Siru (Cyrus II), vua của Pherơsơ (Ba Tư). Những người trở về quê hương đã nỗ lực trong việc tái thiết lại đền thờ Giêrusalem, và quyết tâm giữ gìn triệt để luật pháp mà Đức Chúa Trời đã phán dặn Môise. Từ đó, họ giữ Lễ Lều Tạm như đã được chép trong luật pháp, và dâng của lễ trọn vẹn theo luật lệ tế lễ phải dâng lên Đức Chúa Trời mỗi ngày.[23]
Khoảng năm 444 TCN, người dân Ysơraên trở về (lần trở về thứ 3) theo sự lãnh đạo của Nêhêmi,[24] đã hoàn thành việc xây dựng lại các bức tường thành Giêrusalem trong 52 ngày, bất chấp sự cản trở của Sanbalát và Tôbigia.[25] Vào tháng 7, người dân đã học luật pháp của Đức Chúa Trời từ Exơra, vừa là văn sĩ thạo luật pháp vừa là thầy tế lễ.[26] Sau khi dò xem sách luật pháp, họ phát hiện ra sự thật rằng Đức Chúa Trời phán dặn giữ Lễ Lều Tạm vào tháng 7, nên họ đã tuyên bố về việc giữ Lễ Lều Tạm tại Giêrusalem và hết thảy các thành khác.[27] Người dân lên núi chặt nhánh cây để dựng nhà lều trên nóc nhà, ngoài sân, trong hành lang của đền thờ, nơi phố của cửa Nước và nơi phố của cửa Épraim. Exơra đọc sách luật pháp mỗi ngày từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của Lễ Lều Tạm. Họ giữ lễ trong 7 ngày và tổ chức đại nhóm hiệp thánh theo luật lệ vào ngày thứ 8. Kinh Thánh cho biết rằng từ sau thời đại Giôsuê, người ta chưa từng giữ Lễ Lều Tạm cách trọng thể như vậy.[28]

Lời tiên tri đề cập đến Lễ Lều Tạm

Trải qua 25 năm, kể từ khi bị bắt làm phu tù cho Babylon (Tân Babylon), vào ngày 10 tháng giêng năm thứ 14 sau khi Giêrusalem sụp đổ, đấng tiên tri Êxêchiên đã thấy sự mặc thị về sự phục hồi của đền thờ đã bị phá hủy bởi Babylôn. Trong sự hiện thấy, Đức Chúa Trời đã cho Êxêchiên biết về các luật lệ tế lễ và phán dặn phải giữ Lễ Lều Tạm cùng với Lễ Vượt Qua.[29]
Sau đó, Đức Chúa Trời đã cho thấy về sự hồi phục của Ysơraên và vinh hiển của Giêrusalem thông qua đấng tiên tri Xachari, để làm thức tỉnh người dân Ysơraên trở về từ Babylôn.[30][31] Lúc này, Ngài cảnh báo về sự phán xét đối với những kẻ đã khuấy hại Giêrusalem, và phán dặn người dân phải giữ Lễ Lều Tạm. Đồng thời, Ngài cũng phán rằng sẽ không ban mưa cho những người không giữ Lễ Lều Tạm và sẽ giáng xuống sự phán xét.[32] Điều này cũng có nghĩa là người dân của Đức Chúa Trời giữ Lễ Lều Tạm trước ngày phán xét sẽ được đến với Giêrusalem, là nguồn của nước sự sống.

Ứng nghiệm lời tiên tri

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới - Lễ thờ phượng Lễ Lều tạm
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới - Lễ thờ phượng Lễ Lều tạm

Lễ Lều Tạm kỷ niệm việc Môise và người dân Ysơraên thu gom nguyên vật liệu đền tạm, là lời tiên tri về lịch sử truyền đạo để nhóm lại các thánh đồ, là nguyên vật liệu của đền thờ phần linh hồn[16][17] vào thời đại Tân Ước. Đức Chúa Jêsus đã cho thấy tấm gương truyền đạo vào Lễ Lều Tạm, cho biết ý nghĩa thực sự của Lễ Lều Tạm này, và hứa ban phước lành của Thánh Linh là nước sự sống cho những người tin Ngài vào ngày sau cùng của Lễ Lều Tạm.[33] Mưa trong Kinh Thánh tượng trưng cho Thánh Linh,[34][35][36] đây là sự ứng nghiệm lời tiên tri về lời hứa của Đức Chúa Trời[32] sẽ ban mưa xuống cho những người giữ Lễ Lều Tạm.
Mặt khác, trong Khải Huyền chương 22 đã tiên tri rằng Thánh Linh và Vợ Mới sẽ ban cho nước sự sống vào thời đại cuối cùng.[37] Giống như những ai tin Đức Chúa Jêsus vào thời đại Đức Con đã nhận được nước sự sống, vào thời đại Đức Thánh Linh, những ai tin và tiếp nhận Thánh Linh và Vợ Mới có thể nhận được Thánh Linh đã được hứa trong Lễ Lều Tạm. Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha, Đấng đồng một thể với Đức ChaĐức Con, còn Vợ MớiĐức Chúa Trời Mẹ, tức Giêrusalem trên trời sẽ xuất hiện cùng Đức Thánh Linh.[38][39] Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ mà Kinh Thánh làm chứng,[40] và giữ Lễ Lều Tạm như Đức Chúa Jêsus đã làm gương.[41][42][43] Điều này là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Xachari rằng những người giữ Lễ Lều Tạm sẽ được đến với Giêrusalem, là nguồn nước sự sống.[32]

Xem thêm

Chú thích

  1. “Lêvi Ký 23:34–36”. Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva. ... qua ngày thứ tám, các ngươi có một sự nhóm hiệp thánh nữa, cũng dâng của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va. Ấy sẽ là một hội trọng thể; chớ nên làm một công việc xác thịt nào hết.
  2. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:16”. Mọi người nam trong các ngươi, mỗi năm ba lần, phải ra mắt Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, tại nơi mà Ngài sẽ chọn: tức là nhằm lễ bánh không men, lễ bảy tuần và lễ lều tạm
  3. “Xuất Êdíptô Ký 34:4-35”. Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn.... Khi Môi-se tay cầm hai bảng chứng đi xuống núi Sinai ... người truyền dặn các điều của Đức Giêhôva đã phán dặn mình nơi núi Sinai.
  4. “Xuất Êdíptô Ký 35:4-19”. Môise nói cùng cả hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Đây là các lời Đức Giêhôva đã phán dặn: Hãy lấy một lễ vật chi ở nhà các ngươi mà dâng cho Đức Giê-hô-va. Hễ người nào có lòng thành dâng cho, hãy đem lễ vật cho Đức Giê-hô-va: vàng, bạc và đồng; chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, ...
  5. “Xuất Êdíptô Ký 35:29-36:7”. Cả dân Ysơraên, nam hay nữ, phàm ai có lòng cảm động xui cho mình tình nguyện quyên vào các công việc Đức Giêhôva đã phán dặn nơi Môi-se, đều đem dâng cho Đức Giêhôva các lễ tình nguyện vậy. ... Nhưng mỗi buổi sớm mai, dân sự lại đem đến lễ vật tình nguyện nữa. ... Theo lịnh truyền của Môise, họ bèn đi rao từ trại quân rằng: Bất kỳ người nam hay nữ, chớ làm công việc về lễ vật của nơi thánh nữa! Vậy họ cấm dân sự không cho đem đến chi thêm nữa hết. Vì đã đủ các vật liệu đặng làm hết thảy công việc, cho đến đỗi còn dư lại nữa.
  6. “Dân Số Ký 29:12”. Ngày rằm tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh. Chớ nên làm một công việc xác thịt nào, nhưng các ngươi phải giữ một lễ cho Đức Giêhôva trong bảy ngày.
  7. 7,0 7,1 “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:13-15”. Khi ngươi đã thâu huê lợi của sân đạp lúa và hầm rượu mình rồi, thì phải giữ lễ lều tạm trong bảy ngày. Ngươi, con trai và con gái ngươi, tôi trai và tớ gái ngươi, người Lêvi, khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa đều sẽ vui vẻ mà giữ lễ đó. ... vì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho các mùa màng và mọi công việc của tay ngươi; rồi ngươi sẽ vui mừng trọn vẹn.
  8. “Xuất Êdíptô Ký 23:16”. giữ lễ mùa gặt về lúc cuối năm, khi các ngươi đã hái hoa quả của công lao mình ngoài đồng rồi.
  9. “Xuất Êdíptô Ký 34:22”. Đầu mùa gặt lúa mì, ngươi hãy giữ lễ của các tuần lễ; và cuối năm giữ lễ mùa màng.
  10. “Lêvi Ký 23:40-42”. Bữa thứ nhất, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm, và cây dương liễu, ... Hết thảy ai sanh trong dòng Y-sơ-ra-ên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày
  11. “Lêvi Ký 23:34-37”. Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva. ... Trong bảy ngày phải dâng các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva; qua ngày thứ tám, các ngươi có một sự nhóm hiệp thánh nữa, cũng dâng của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva. Ấy sẽ là một hội trọng thể; ... các ngươi phải rao truyền là sự nhóm hiệp thánh, đặng dâng cho Đức Giêhôva những của lễ dùng lửa dâng lên, của lễ thiêu, của lễ chay, của lễ thù ân, lễ quán, vật nào đã định theo ngày nấy.
  12. “Dân Số Ký 29:12-39”. Các ngươi cũng phải dâng một con dê đực làm của lễ chuộc tội, ngoài của lễ thiêu hằng hiến, và của lễ chay với lễ quán cặp theo.
  13. “Giêrêmi 5:14”. nầy, ta sẽ khiến lời ta nên như lửa trong miệng ngươi, dân nầy sẽ như củi,
  14. “Mathiơ 7:16-19”. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận-biết được ... Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi.
  15. “Khải Huyền 9:4”. Có lời truyền cho chúng nó chớ làm hại loài cỏ ở đất, thứ xanh và cây-cối nào,
  16. 16,0 16,1 “Khải Huyền 3:12”. ẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta
  17. 17,0 17,1 “Êphêsô 2:20-22”. Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh.
  18. “I Các Vua 8:1-2, 65”. Bấy giờ, Salômôn vời đến mình, ở tại Giêrusalem, các trưởng lão Ysơraên, hết thảy các quan trưởng của chi phái, và những trưởng tộc của Ysơraên, đặng rước hòm giao ước của Đức Giêhôva từ thành của Đavít, tức là Siôn. Trong lúc lễ, nhằm tháng Êthaninh, là tháng bảy, hết thảy người nam của Ysơraên đều nhóm lại cùng vua Salômôn.... Trong lúc đó, Salômôn và cả dân Ysơraên, một hội chúng rất lớn, ở từ miền Hamát cho đến khe Êdíptô, hiệp tại trước mặt Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta, mà giữ lễ trong bảy ngày, lại bảy ngày khác nữa, cộng mười bốn ngày.
  19. “II Sử Ký 5:1-3”. Ấy vậy, các công việc mà Salômôn làm cho đền của Đức Giêhôva đều xong rồi. ... Mọi người Ysơraên đều nhóm lại đến cùng vua nhằm kỳ lễ tháng bảy.
  20. “II Sử Ký 7:8-9”. Trong khi ấy, Salômôn ... đều dự lễ trong bảy ngày. Qua ngày thứ tám, người ta giữ lễ trọng thể, vì họ dự lễ khánh thành bàn thờ trong bảy ngày, và mừng lễ thường trong bảy ngày.
  21. “II Sử Ký 8:12-13”. Bấy giờ, Salômôn dâng của lễ thiêu cho Đức Giêhôva tại trên bàn thờ của Giêhôva mà người đã xây trước hiên cửa; lại tùy theo lệ luật của Môise, người dâng mỗi ngày của lễ phải dâng, cùng trong các ngày sabát, ngày mồng một, và hằng năm nhằm ba lễ trọng thể, tức lễ bánh không men, lễ các tuần lễ, và lễ lều tạm.
  22. Archaeologists find evidence of Babylonian conquest of Jerusalem – as told in the Bible, CNN Travel, August 12, 2019
  23. “Exơra 3:1-4”. Đến tháng bảy, khi dân Ysơraên đã ở trong bổn thành mình rồi, thì dân-sự hiệp lại như một người ở tại Giêrusalem. ... Chúng cũng giữ lễ lều tạm, y như đã chép, và dâng những của lễ thiêu ngày nầy kế ngày kia, theo số đã định cho mỗi ngày.
  24. The Books of Ezra and Nehemiah With Introduction, Notes and Maps, Herbert Edward Ryle, University Press, 1893
  25. “Nêhêmi 6:1-15”. Xảy khi Sanbalát, Tôbigia, Ghêsem, là người Arạp, và các thù nghịch chúng tôi khác, ... Vì chúng nó muốn nhát cho chúng tôi hết thảy đều sợ hãi; chúng nó rằng: Tay của chúng nó sẽ bị mỏi mệt, không làm công việc nữa. ... Vậy, ngày hai mươi lăm tháng Êlun, vách thành sửa xong, hết năm mươi hai ngày
  26. “Nêhêmi 8:1-12”. Bấy giờ, dân sự đều nhóm hiệp như thể một người, tại phố ở trước cửa Nước. Chúng nói với Exơra là thầy thông giáo, xin người đem quyển sách luật pháp của Môise mà Đức Giêhôva đã truyền dạy cho Ysơraên. ... cả dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời luật pháp. ... Vậy, người Lêvi làm cho cả dân sự đều được yên ổn, mà rằng: Khá nín đi, vì ngày nay là thánh, đừng sầu thảm chi. Cả dân sự bèn đi đặng ăn và uống, gởi cho những phần, cùng vui vẻ lắm; vì chúng có hiểu các lời người ta đã truyền dạy cho mình.
  27. “Nêhêmi 8:13-15”. Qua ngày thứ hai, các trưởng tộc của cả dân sự, những thầy tế lễ, và người Lêvi, đều nhóm lại bên Exơra, là người thông giáo, đặng chú ý nghe các lời của luật pháp. Chúng thấy có chép trong luật pháp rằng Đức Giêhôva cậy Môise phán rằng dân Ysơraên phải ở trong nhà lều đương lúc lễ tháng bảy; và chúng phải hô truyền trong các thành và tại Giêrusalem nghe, rằng: Hãy đi kiếm trong núi những nhánh ôlive và ôlive rừng, những nhánh cây sim, những tầu lá kè, và những nhánh cây rậm, đặng làm những nhà lều, y như đã chép.
  28. “Nêhêmi 8:16-18”. Dân-sự bèn đi ra đem các lá ấy về, mỗi người đều làm nhà lều trên nóc nhà mình, ngoài sân mình, trong hành lang của đền Đức Chúa Trời, nơi phố của cửa Nước, và nơi phố của cửa Épraim. Cả hội chúng của những kẻ bị bắt làm phu tù được trở về bèn cất những nhà lều, và ở trong đó. Từ đời Giôsuê, con trai của Nun, cho đến ngày ấy, dân Ysơraên chẳng có làm gì giống như vậy. Bèn có sự rất vui mừng. ... Chúng ăn lễ bảy ngày; còn qua ngày thứ tám, có một lễ trọng thể, tùy theo luật lệ
  29. “Êxêchiên 45:21-25”. Ngày mười bốn tháng giêng, các ngươi khá giữ lễ Vượt qua trong bảy ngày; phải ăn bánh không men. ... Ngày rằm tháng bảy về kỳ lễ, thẳng trong bảy ngày, vua cũng sẽ sắm những của lễ chuộc tội, của lễ thiêu, của lễ chay và dầu y như trước.
  30. “Xachari 8:1-23”. Đức Giêhôva phán như vầy: Ta đã xây lại cùng Siôn, và ta sẽ ở giữa Giêrusalem; Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là thành chơn thật ... Như vậy có nhiều dân và nhiều nước mạnh sẽ đến tìm kiếm Đức Giêhôva vạn quân tại Giêrusalem, và ở đó nài xin ơn Đức Giêhôva.
  31. “Xachari 14:3-11”. Bấy giờ Đức Giêhôva sẽ ra ... Bấy giờ Giêhôva Đức Chúa Trời ta sẽ đến, hết thảy các thánh sẽ ở cùng ngươi. ... Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giêrusalem ... Người ta sẽ ở đó, nó chẳng bị rủa sả nữa, nhưng Giêrusalem sẽ được ở yên ổn.
  32. 32,0 32,1 32,2 “Xachari 14:12-21”. Vả, nầy sẽ là tai vạ mà Đức Giêhôva dùng để phạt mọi dân tranh chiến cùng Giêrusalem ... Xảy ra hết thảy những kẻ nào còn sót lại trong mọi nước lên đánh Giêrusalem, sẽ lên đó hàng năm đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, và giữ lễ lều tạm. Trong những họ-hàng trên đất, kẻ nào đã chẳng lên Giêrusalem đặng thờ-lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, thì sẽ không có mưa trên chúng nó. ... chúng nó sẽ bị ôn dịch nầy, là ôn dịch mà Đức Giêhôva đã dùng phạt các nước không lên giữ lễ lều-tạm.
  33. “Giăng 7:2, 14, 37-39”. Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến. ... Giữa kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus lên đền thờ dạy dỗ. ... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh thánh đã chép vậy. Ngài phán đều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy;
  34. “Ôsê 6:3”. Chúng ta khá nhìn biết Đức Giêhôva; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài. Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai, Ngài sẽ đến cùng chúng ta như mưa, như mưa cuối mùa tưới đất.
  35. “Giôên 2:23”. Hỡi con cái Siôn, các ngươi hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ trong Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi! Vì Ngài ban mưa phải thời cho các ngươi về mùa đầu, và xuống mưa dồi dào về mùa đầu và mùa cuối cho các ngươi nơi tháng đầu tiên.
  36. “Xachari 10:1”. Hãy cầu mưa nơi Đức Giêhôva trong kỳ mưa cuối mùa, thì Đức Giêhôva sẽ làm chớp và ban mưa xuống dồi dào, cho ai nấy được rau cỏ ngoài đồng.
  37. “Khải Huyền 22:17”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
  38. “Khải Huyền 21:9-10”. Một vị trong bảy thiên-sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,
  39. “Galati 4:26”. Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
  40. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới, 55 năm thành lập mở ra thời đại 3.000.000 thánh đồ”. Số tháng 6. Shin DongA. 2019.
  41. “Đại nhóm hiệp thánh Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm 2020”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  42. "Lễ Lều Tạm" Hội Thánh của Đức Chúa Trời... Cử hành tại 7500 Hội Thánh trên khắp thế giới”. Incheon Ilbo. 20 tháng 10 năm 2019.
  43. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời, cử hành Đại nhóm hiệp thánh Ngày Sau Cùng Lễ Lều Tạm”. Seoul News. 13 tháng 10 năm 2017.