Êlôhim
Êlôhim (אֱלֹהִים, Elohim) là từ để chỉ về “Đức Chúa Trời” theo tiếng Hêbơrơ, được sử dụng nhiều nhất trong Kinh Thánh Cựu Ước, và là một danh từ số nhiều về mặt ngữ pháp. Dịch sát nghĩa thì từ đó có nghĩa là “Các Đức Chúa Trời”, đề cập đến Đức Chúa Trời Cha (God the Father, Heavenly Father) và Đức Chúa Trời Mẹ (God the Mother, Heavenly Mother). Đức Chúa Trời Êlôhim cùng dẫn dắt công cuộc cứu rỗi từ khi dựng nên trời đất cho đến lúc cuối cùng khi trời mới và đất mới được trải bày ra.
Ý nghĩa của Êlôhim
Êlôhim có nghĩa là “Các Đức Chúa Trời” hoặc “Các Vị Thần”, là hình thức kết hợp của từ “Êlôah” nghĩa là “Đức Chúa Trời”, “thần” với hậu tố số nhiều “im”. Trong từ ngữ tiếng Hêbơrơ chỉ về Đức Chúa Trời thì Êl và Êlôah là danh từ số ít, còn Êlôhim là danh từ số nhiều.
Trong ba từ có ý nghĩa là Đức Chúa Trời, Êlôhim là từ được sử dụng phổ biến nhất với khoảng 2500 lần được ghi chép xuyên suốt Kinh Thánh Cựu Ước. Từ Êlôhim đã xuất hiện trong chương đầu tiên của Kinh Thánh. Trong câu “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” tại sách Sáng Thế Ký 1:1, từ “Đức Chúa Trời” được viết là “Êlôhim” theo tiếng Hêbơrơ.
בְּרֵאשִׁ֖ית בָּרָ֣א אֱלֹהִ֑ים אֵ֥ת הַשָּׁמַ֖יִם וְאֵ֥ת הָאָֽרֶץ׃
410. אל [êl] Êl | 433. אֱלוֹהַּ [ělôwahh] Êlôah | 430. אֱלֹהִים [ělôhîym] Êlôhim |
---|---|---|
Danh từ. Dạng rút gọn của từ 352:
1) Mạnh mẽ (tính từ), anh hùng. 2) Sức mạnh, năng lực, Sáng Thế Ký 31:39. 3) Thần. |
Danh từ. Dạng liên kết nhấn mạnh bắt nguồn bởi từ 410:
1) Thần tánh, Xuất Êdíptô Ký 12:12. 2) Đức Chúa Trời chân thật, Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:15. 3) Đức Chúa Trời, Đaniên 11:37. 4) Vua, Thi Thiên 82:1. |
Danh từ. Số nhiều của 433:
1) Các Đức Chúa Trời [nghĩa thông thường]. 2) [Đặc biệt] Hình dáng giống với thần, I Samuên 28:13. 3) Đức Chúa Trời chân thật và duy nhất (khi dùng với mạo từ הָ), Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:35. I Các Vua 18:21. |
※ Giải thích từ vựng của (Từ điển tiếng Hêbơrơ Logos). 410. 433. 430. là những chữ số được gắn thêm vào các từ ngữ bởi nhà thần học James Strong người Mỹ cuối thế kỷ 19, để có thể nghiên cứu Kinh Thánh bằng ngôn ngữ gốc một cách dễ dàng hơn, được gọi chung là “Strong Code”.
Đức Chúa Trời Êlôhim đã phán rằng “Chúng Ta”
Trong Kinh Thánh không chỉ ghi chép Đức Chúa Trời là danh từ số nhiều, mà cũng đã ghi chép bằng đại từ nhân xưng số nhiều ở ngôi thứ nhất là “Chúng Ta”.
Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.
Then God said, "Let us make man in our image, in our likeness"
Nếu chỉ tồn tại một Đức Chúa Trời, thì Ngài phải xưng là “Ta” chứ không phải là “Chúng Ta”. Thế nhưng, Đức Chúa Trời đã không phán rằng “Ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta” mà đã hiểu hiện là “Chúng Ta”. Cách biểu hiện hình thức số nhiều của Đức Chúa Trời đặt ra câu hỏi đối với các Cơ Đốc nhân tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời và đang gọi Ngài là Cha.
“ Đỉnh điểm của Sáng Thế Ký chương 1 và trọng tâm của điều bí ẩn ấy nằm trong sự miêu tả về công việc sáng tạo nên “Ađam”, có nghĩa là con người hay loài người theo tiếng Hêbơrơ... Đức Chúa Trời đã không phán rằng “Hãy có loài người”. Thay vào đó, Đức Chúa Trời đã phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta (Sáng Thế Ký 1:26)”... Đoạn Kinh Thánh này từ lâu đã trở thành một câu đố đối với những người giải nghĩa Kinh Thánh. “ — Sự mầu nhiệm trong Kinh Thánh: Những câu hỏi chưa được giải đáp, Reader's Digest Association, Nhà xuất bản DongA, trang 21,
Các học giả cũng có nhiều ý kiến khác nhau về điều này. Có chủ trương cho rằng biểu hiện là “Chúng Ta” nghĩa là bản thân Đức Chúa Trời và các thiên sứ, lại có người chủ trương rằng đó là Ba Vị Thánh Nhất Thể, hoặc cho rằng sử dụng hình thức số nhiều để thể hiện sự uy nghiêm của Đức Chúa Trời, hay cũng có chủ trương cho rằng điều này là do chịu sự ảnh hưởng của các dân tộc theo đa thần giáo ở xung quanh vào thời điểm ghi chép Kinh Thánh.
Nếu như “Chúng Ta” là Đức Chúa Trời và các thiên sứ, thì loài người là vật thọ tạo của các thiên sứ sẽ phải hầu việc các thiên sứ như Đấng Sáng Tạo. Tuy nhiên, Kinh Thánh chỉ về các thiên sứ và giải thích rằng các thiên sứ là thần hầu việc các thánh đồ nhận sự cứu rỗi,[1] và là đối tượng nhận sự xét đoán của các thánh đồ.[2] Vả lại, Ba Vị Thánh Nhất Thể có nghĩa là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh chỉ là một Đức Chúa Trời Cha, cho nên không thể là số nhiều về mặt bản chất. Khi xem xét điều răn thứ nhất trong Mười Điều Răn là “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác”,[3] thì chủ trương cho rằng Đức Chúa Trời được viết dưới hình thức số nhiều do bị ảnh hưởng bởi các dân tộc đa thần giáo là một điều phi lý.
Êlôhim là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ
Câu hỏi được đặt ra bởi cách biểu hiện số nhiều là “Êlôhim” và “Chúng Ta” trong Sáng Thế Ký chương 1 câu 26 được làm sáng tỏ ở câu 27 tiếp theo.
Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
Loài người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời chính là người nam và người nữ. Chúng ta có thể biết được hai sự thật thông qua hình ảnh của loài người, là vật thọ tạo. Đức Chúa Trời quả thật là “hai Đấng” và Ngài có hình nam và hình nữ riêng biệt. Nhìn vào bản sao thì có thể biết được bản gốc. Nếu lấy Đức Chúa Trời làm bản gốc để tạo nên người nam và người nữ, thì dẫn đến kết luận rằng Đức Chúa Trời cũng tồn tại với hình nam và hình nữ. Đức Chúa Jêsus đã cho biết về Đức Chúa Trời mang hình nam là “Cha chúng tôi ở trên trời”.
Các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.
Ý nghĩa của từ Cha là “từ để gọi hoặc chỉ về người đàn ông đã sinh ra mình” hay là “từ để gọi hoặc chỉ về người đàn ông có con, trong quan hệ với con”, chỉ người có con cái mới có thể xưng hô là cha. Tuy nhiên, trên thực tế thì người mẹ đóng vai trò mang thai và sanh ra con cái. Phải có mẹ thì con cái mới tồn tại và xưng hô là “cha” mới có thể được sử dụng. Nếu đã có cha thì đương nhiên cũng phải có mẹ nữa. Việc Đức Chúa Jêsus gọi Đức Chúa Trời là Cha chính là tiền đề cho thấy sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
Đối với các con cái của Đức Chúa Trời sẽ nhận lấy sự cứu rỗi, không chỉ tồn tại Đức Chúa Trời Cha thôi mà còn tồn tại Đức Chúa Trời Mẹ nữa. Đức Chúa Trời Êlôhim - Đấng Sáng Tạo đã làm ra người nam và người nữ bởi lời phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta”, chính là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.
Đức Chúa Trời Êlôhim được phản chiếu bởi Ađam và Êva
Ađam và Êva đã được sáng tạo ra một cách đặc biệt theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, và được lập làm người thống trị cai quản mọi sinh vật ở trên trái đất.[4] Trong điều này có chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời để cho biết về Đấng Cứu Chúa của nhân loại.[5]
Ađam (Adam) là người đầu tiên được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết rằng có Ađam thứ nhất và Ađam Sau Hết, và Ađam Sau Hết là Đấng Christ.
Ađam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến.
Người thứ nhứt là Ađam đã nên linh hồn sống. Ađam sau hết là thần ban sự sống.
Giống như Ađam biểu tượng cho Đấng Christ, tức Đức Chúa Trời Cha, thì Êva (Hawwāh, Eve), vợ của Ađam cũng biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ. Cái tên Êva có ý nghĩa là “sự sống”, và Êva được gọi là “mẹ của cả loài người” chứ không phải là mẹ của ba người con trai là Cain, Abên và Sết.[6] Điều này là lời tiên tri rằng các con cái của Đức Chúa Trời sẽ nhận được sự sống đời đời từ Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng được biểu tượng bởi Êva Sau Hết.
Kinh Thánh cũng có lúc biểu hiện Đức Chúa Trời là một Đấng,[7][8] mà chúng ta có thể biết được về lý do ấy thông qua Ađam và Êva. Êva là bị rơi vào sự cám dỗ của con rắn và ăn trái thiện ác trước.[9] Thế nhưng, Kinh Thánh đã ghi chép rằng đó là “tội lỗi của Ađam”[10] hoặc là “tội lỗi của một người”.[11] Có nghĩa là Ađam và Êva được xem như là một thân thể.[12] Sở dĩ hai người được xem như là một người là vì Êva được dựng nên bởi một phần (xương sườn) của Ađam. Theo đó, Ađam và Êva cũng được biểu hiện như là một cá nhân hay một người là Ađam, và công việc mà hai người là Ađam và Êva cùng làm cũng được đề cập đến như là công việc của một người là Ađam mà thôi. Ađam và Êva giống như bản sao được sáng tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và theo tượng của Đức Chúa Trời. Nếu bản sao là Ađam và Êva đã như vậy, thì bản gốc là Đức Chúa Trời cũng giống như thế. Đức Chúa Trời Êlôhim là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ tồn tại riêng lẻ, nhưng vẫn có thể biểu hiện như là một Đức Chúa Trời và công việc mà hai Đức Chúa Trời cùng làm cũng có thể nói rằng một mình Đức Chúa Trời Cha đã làm nhiều bao nhiêu cũng được.
Đức Chúa Trời Êlôhim và nước sự sống
Không chỉ lúc dựng nên loài người; mà kể cả khi ngăn chặn loài người kiêu ngạo xây dựng nên tháp Babên, Đức Chúa Trời Êlôhim cũng phán rằng “Chúng ta hãy xuống”;[13] hay khi sai đấng tiên tri Êsai đến, Ngài cũng phán rằng “ai sẽ đi cho chúng ta”.[14] Đức Chúa Trời Êlôhim luôn cùng làm công việc, Ngài đã đến trái đất này với tư cách là Thánh Linh và Vợ Mới vào thời đại cuối cùng để ban nước sự sống như mưa rào xuống cho thế gian cằn khô.[15]
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
Khi dò xem khái niệm về Ba Vị Thánh Nhất Thể thì Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha. Thiên sứ cho Giăng xem thấy sự mặc thị nói rằng sẽ chỉ cho thấy Vợ Mới là Vợ của Chiên Con, rồi đã cho Giăng thấy thành thánh Giêrusalem từ trên trời xuống.[16] Giêrusalem ở trên trời biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ.[17] Tức là, để nhận lấy nước sự sống, chúng ta phải đến với Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Đức Chúa Trời Êlôhim.[18] Đức Chúa Trời Êlôhim, Đấng Sáng Tạo ở cùng với chúng ta từ buổi đầu tiên cho đến lúc cuối cùng của công cuộc cứu rỗi.
Xem thêm
- Êl (tiếng Hêbơrơ)
- Êlôah
- Đức Chúa Trời Mẹ
- Vợ của Chiên Con (Vợ Mới)
- Gia đình Nước Thiên Đàng
- Lịch Sử của Gia Ðình Ápraham
- Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
Video liên quan
- Giảng đạo: Vì sao danh xưng cha được đặt ra?
Chú thích
- ↑ “Hêbơrơ 1:14”.
Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Ðức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao?
- ↑ “I Côrinhtô 6:3”.
Anh em chẳng biết chúng ta sẽ xét đoán các thiên sứ sao? Huống chi việc đời nầy!
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 20:3”.
Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.
- ↑ “Sáng Thế Ký 1:28”.
Ðức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.
- ↑ “Khải Huyền 4:11”.
Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.
- ↑ “Sáng Thế Ký 3:20”.
Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.
- ↑ “I Timôthê 2:5”.
Vì chỉ có một Đức Chúa Trời
- ↑ “I Timôthê 6:15”.
là sự mà Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa,
- ↑ “Sáng Thế Ký 3:6”.
Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.
- ↑ “Rôma 5:14”.
Nhưng từ Ađam cho đến Môise, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của Ađam,
- ↑ “Rôma 5:15”.
Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết,
- ↑ “Sáng Thế Ký 2:22-24”.
Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt.
- ↑ “Sáng Thế Ký 11:1-9”.
Thôi! chúng ta, hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia.
- ↑ “Êsai 6:8”.
Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?
- ↑ “Amốt 8:11”.
Ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Ðức Giêhôva.
- ↑ “Khải Huyền 21:9-10”.
Hãy đến, Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống.
- ↑ “Galati 4:26”.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
- ↑ “Đức Chúa Trời Êlôhim”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
Vì sự cứu rỗi của nhân loại, Đức Chúa Trời luôn biểu hiện và cho biết về sự tồn tại của Đức Chúa Trời trong khái niệm “Chúng Ta”, và khi xuất hiện trong xác thịt, Đức Chúa Trời ấy xuất hiện trong hình ảnh của Thánh Linh và Vợ Mới, rồi ban nước sự sống cho chúng ta.