Đức Chúa Trời đến trong xác thịt (nhập thể)

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Bức tranh không rõ tác giả, được cho là đã vẽ vào thế kỷ 18. Sách Êsai trong Kinh Thánh ghi lại rằng Đức Chúa Jêsus - Đấng sanh ra như một con trẻ chính là Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đến trong xác thịt (nhập thể, the Incarnation) là bản chất của Cơ Đốc giáo.[1] Là đối tượng đức tin của Hội Thánh sơ khai vào 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus, Đấng mà các Cơ Đốc nhân chiếm hơn 30% dân số thế giới[2] tin vào chính là Đức Chúa Trời đến trong hình dáng loài người.[3][4] Sở dĩ Hội Thánh sơ khai tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa, vì chính Đức Chúa Jêsus là Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri Kinh Thánh về Đấng Christ. Hơn nữa, Kinh Thánh cũng tiên tri rằng Đấng Christ sẽ lại đến lần nữa trong hình ảnh loài người để cứu rỗi nhân loại.[5] Lời tiên tri về Đấng Christ Tái Lâm An Xang HồngHội Thánh của Đức Chúa Trời tin cậy cũng được ghi chép một cách rõ ràng trong Kinh Thánh giống như thời Sơ Lâm.

Cơ Đốc giáo tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt

Cơ Đốc giáo (Christianity, Christ giáo) là tôn giáo dựa trên tín ngưỡng tin vào “Đức Chúa Trời đến là người”. “Cơ Đốc (基督)” là phiên âm theo Hán ngữ của từ Xριστός (Christós)[6] trong tiếng Gờréc có nghĩa là “người được xức dầu”.[7][8] Lời tiên tri về Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Chúa đến trong hình dáng loài người được ghi chép rất nhiều trong Kinh Thánh. Một trong số đó là lời tiên tri của đấng tiên tri Êsai. Sách Êsai được ghi chép vào khoảng năm 700 TCN đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời toàn năng sẽ giáng sanh như một “con trẻ”, tức là như một con người.[9][10] Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri này chính là Đức Chúa Jêsus, là trọng tâm đức tin của Cơ Đốc giáo.

Quyền năng và sự nhập thể của Đức Chúa Trời

Tấm lòng từ chối Đức Chúa Trời đến trong xác thịt rốt cuộc bắt nguồn từ suy nghĩ rằng “Người thì không thể trở thành Đức Chúa Trời”. Đương nhiên, loài người là vật thọ tạo thì không thể trở thành Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo. Thế nhưng Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng, Đấng dựng nên trời đất muôn vật từ thời thái cổ bằng lời phán và phân rẽ biển Đỏ vào thời xuất Êdíptô, có thể đến là người nhiều bao nhiêu cũng được.[11] Trong Kinh Thánh Tân Cựu Ước có ghi chép cảnh Đức Chúa Trời xuất hiện trong hình dáng loài người. Vào thời đại Cựu Ước, Giêhôva Đức Chúa Trời cùng với hai thiên sứ đã hiện ra như người đi đường trước mặt Ápraham và dùng bữa. Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus đã giáng sanh như một con trẻ thông qua thân thể của người nữ đồng trinh Mari. Đức Chúa Trời không chỉ có thể tồn tại ở dạng thần, mà còn có thể hiện ra trong xác thịt.[12]

Bức tranh của họa sĩ người Hà Lan Paulus Potter khắc họa cảnh Đức Chúa Trời hiện ra trước mặt Ápraham (1642).
  • Đức Chúa Trời hiện ra trước mặt Ápraham như một người đi đường

Đức Giêhôva hiện ra cùng Ápraham nơi lùm cây dẻ bộp của Mamrê, đương khi ngồi nơi cửa trại lúc trời nắng ban ngày. Ápraham nhướng mắt lên, thấy ba người đứng trước mặt.

- Sáng Thế Ký 18:1-2

  • Ðức Chúa Jêsus được sanh ra thông qua thân thể Mari bởi Đức Thánh Linh

Vả, sự giáng sanh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Mari, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giôsép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh... Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.

- Mathiơ 1:18-21

Ðức Chúa Jêsus Christ, Ðức Chúa Trời đến trong xác thịt

“Christ Pantokrator”, bức bích họa trong Tu viện Saint Catherine, Ai Cập được hoàn thành vào khoảng thế kỷ thứ 6
“Figure of Christ” (1884), tác phẩm của họa sĩ người Đức Heinrich Hoffmann. Đức Chúa Jêsus được miêu tả một cách uy nghiêm và huyền bí với vầng hào quang, nhưng lại khác xa với hình ảnh của Ngài được ghi chép trong Kinh Thánh.

Ngày nay, hình ảnh của Đức Chúa Jêsus xuất hiện trong các bức thánh họa hoặc phim ảnh hầu hết đều có hình dung vừa đẹp đẽ vừa mang đến cảm giác thần bí. Tuy nhiên điều này khác xa với những ghi chép trong Kinh Thánh. Theo đấng tiên tri Êsai, ngoại hình của Đức Chúa Jêsus giống như cái rễ ra từ đất khô, và không có hình dung để được ưa thích. Đây là một trong những lý do người Giuđa đã chống đối Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa, dù họ đã rất mong đợi Đấng Mêsi - Đấng siêu nhiên sẽ giải cứu họ khỏi sự áp bức của La Mã. Sinh hoạt và hoàn cảnh của Đức Chúa Jêsus cũng là yếu tố khiến họ không nhìn biết được Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa. Những người Giuđa chỉ nhìn vào phần xác của Đức Chúa Jêsus nên đã chối bỏ Đấng Cứu Chúa mà họ hằng mong đợi đến thế, và đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Song, các sứ đồ đã dò xem lời tiên tri Kinh Thánh và tiếp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa dù Ngài đã đến trong hình dáng loài người.

Hình dáng, sinh hoạt và hoàn cảnh của Ðức Chúa Jêsus

Suốt nhiều thế kỷ, hình ảnh Đức Chúa Jêsus được miêu tả trong văn hóa phương Tây là một người da trắng, tóc dài ngang vai với đôi mắt xanh.[13] Từ thế kỷ thứ 4, văn hóa của Đế chế Byzantine ảnh hưởng đến Hội Thánh Đông phương, nơi các nghệ sĩ Byzantine đã mượn hình ảnh của các vị thần mạnh mẽ và uy quyền trong đền Pantheon La Mã để khắc họa Đức Chúa Jêsus. Vào khoảng thế kỷ thứ 6 xuất hiện tác phẩm “Christ Pantokrator”, miêu tả một nhân vật có râu và tóc dài ngang vai, rồi đến các tác phẩm nghệ thuật vẽ Đức Chúa Jêsus với vẻ đẹp lý tưởng trong bối cảnh của chủ nghĩa nhân văn vào thời kỳ Phục hưng. Văn hóa Phục hưng cũng gây ảnh hưởng đến việc hình tượng hóa hình ảnh của Đức Chúa Jêsus trong xã hội phương Tây vào thế kỷ 20. Điển hình là bức chân dung Đức Chúa Jêsus do họa sĩ thương mại người Mỹ Warner Sallman vẽ. Bức tranh này được sử dụng làm hình ảnh cho kính màu, lịch v.v... và rất được công chúng yêu thích.[14][15]

Hình ảnh Đức Chúa Jêsus có râu và mái tóc dài xuất hiện từ thế kỷ thứ 4, chịu nhiều ảnh hưởng bởi biểu tượng của các vị thần Hy Lạp và La Mã, đặc biệt là thần Zeus toàn năng của Hy Lạp. Vào thời điểm đó bắt đầu xuất hiện hình ảnh Đức Chúa Jêsus ngồi trên ngai vàng trong bộ áo choàng dài (chẳng hạn như trong bức tranh khảm vào thế kỷ thứ 5 trên bàn thờ của nhà thờ Santa Pudenziana ở Rome), đôi khi có vầng hào quang quanh đầu.

The long-haired, bearded image of Jesus that emerged beginning in the fourth century A.D. was influenced heavily by representations of Greek and Roman gods, particularly the all-powerful Greek god Zeus. At that point, Jesus started to appear in a long robe, seated on a throne (such as in the fifth-century mosaic on the altar of the Santa Pudenziana church in Rome), sometimes with a halo surrounding his head.

— Sarah Pruitt, "The Ongoing Mystery of Jesus's Face," HISTORY, Feb. 20. 2019.

Cứ thế, dáng vẻ uy nghi và thần bí của Đức Chúa Jêsus với hình ảnh hào quang tỏa sáng đã được mặc định trong suốt thời gian dài. Song, hình ảnh khuôn mẫu Đức Chúa Jêsus mà người ta nghĩ ra gần như là hình ảnh bị bóp méo, được tạo ra bởi thời đại và văn hóa.[16] Bởi vì nó khác xa với hình dung của Đức Chúa Jêsus được ghi chép trong Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh, Ngài được miêu tả như cái rễ ra từ đất khô, chẳng có tướng mạo hay hình dung đẹp đẽ.

Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được.

- Êsai 53:2

Dù vốn là Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng, nhưng xét về ngoại hình, Đức Chúa Jêsus đã đến trong hình dáng loài người không khác gì với những người bình thường. Về phần xác thịt, Ngài là con trai của Giôsép và Mari, lại làm nghề thợ mộc[17]. Hơn nữa, Đức Chúa Jêsus cũng có sinh hoạt thường nhật ăn mặc ở bình thường chẳng hạn như khi đói thì dùng bữa, còn khi mỏi mệt vì đi đường dài thì cũng ngồi nghỉ một lúc.[18][19][20] Ngày nay, người ta xem thấy hình ảnh được miêu tả một cách rất thánh trên các bức thánh họa, nhưng Đức Chúa Jêsus 2000 năm trước đã bị đối nghịch bởi dân Ysơraên vì Ngài ở trong dáng vẻ của một người bình thường.[21] Hình ảnh Đức Chúa Jêsus dùng bữa mà không rửa tay hoặc ở cùng với những người thâu thuế và phường đĩ điếm bị coi thường, điều đó cũng trở nên yếu tố khiến cho người Giuđa không thể tiếp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa.[22][23][24]

Những người chống đối Đấng Christ

2000 năm trước, nước Ysơraên là thuộc địa của đế quốc La Mã. Người Giuđa đã tha thiết chờ đợi “Đấng Mêsi” đến cứu họ như một lối thoát duy nhất để được giải phóng khỏi ách thống trị của người La Mã.[25] Thế nhưng, khi Đức Chúa Jêsus đến với tư cách là Đấng Mêsi và xuất hiện trước mắt họ, họ lại chối bỏ mà nói rằng “Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời.”[26][27] Vì hình ảnh của Đấng Mêsi mà những người Giuđa đương thời kỳ vọng là Đấng có quyền năng tuyệt đối để giải cứu họ khỏi sự áp bức của người La Mã, nhưng Đức Chúa Jêsus không phù hợp với hình ảnh mà họ đã tiêu chuẩn hóa theo quan niệm của mình.

Những người Giuđa chịu đủ mọi sự sỉ nhục bởi dân ngoại, nên trong lòng họ tràn đầy nỗi oán hận và căm thù. Hơn nữa, vì bị thấm đẫm bởi tư duy vật chất và thế tục nên họ không thể tưởng tượng về một Đấng Mêsi nghèo khổ, một Đấng Mêsi bị người đời ghét bỏ. Ngoại trừ các đấng tiên tri và người tiên kiến, hầu hết dân chúng đều mơ ước về một Đấng Mêsi giống như một chiến binh dũng mãnh.
— (Storia di Cristo: Câu chuyện về Đấng Christ) Giovanni Pafini, Medici Media, 2014

Rốt cuộc, người Giuđa đã không nhìn biết Đấng Mêsi mà họ đã từng khao khát bấy lâu, nên họ đã chối bỏ và còn tự mình đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Trong khi người Giuđa và các nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời cứ mải nhìn lên trời và chờ đợi sự giáng lâm của Đấng Mêsi, thì Ngài đã sanh ra và làm ứng nghiệm hết thảy mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh.[28]

Những người tiếp nhận Đấng Christ

Sứ đồ Phaolô, người được các Cơ Đốc nhân ngày nay tôn làm thánh nhân, cũng đã được gọi là “kẻ làm đầu phe người Naxarét” vào 2000 năm trước.[29] Bởi vì Phaolô tin vào Đấng Christ đến trong hình dáng loài người. Không chỉ Phaolô, mà kể cả các sứ đồ như Giăng, Phierơ, Philíp v.v... và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đều giữ vững đức tin đối với Đức Chúa Jêsus cho dù phải chịu mọi sự bắt bớ.[30] Sứ đồ Giăng, một trong mười hai môn đồ của Đức Chúa Jêsus, đã ghi chép trong Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời, Đấng đã có từ lúc ban đầu, đã mặc lấy xác thịt và ở cùng chúng ta. Sứ đồ Phaolô bày tỏ rằng mặc dù Đức Chúa Jêsus đã xuất hiện trong “hình dáng loài người”, nhưng Ngài vốn là bản thể của Đức Chúa Trời.

Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Ðức Chúa Trời, và Ngôi LờiÐức Chúa Trời... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.

- Giăng 1:1, 14

Ngài vốn có hình (bản thể, bản dịch mới) Ðức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Ðức Chúa Trời là sự nên nắm giữ... Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.

- Philíp 2:5-8

Lý do các sứ đồ đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa là vì họ tin vào sự thật rằng Đức Chúa Jêsus - Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri Kinh Thánh chính là Đấng Cứu Chúa. Từ hàng trăm năm trước khi Đức Chúa Jêsus giáng sanh, Kinh Thánh Cựu Ước đã ghi chép những lời tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ đến là “Người”. Chẳng hạn như lời tiên tri rằng Đấng Cứu Chúa sẽ chịu thai bởi thân thể của người nữ đồng trinh,[31][32] lời tiên tri rằng Đấng có gốc tích từ thời thái cổ, tức là Đức Chúa Trời sẽ giáng sanh tại Bếtlêhem,[33][34] lời tiên tri về vua của Ysơraên hay vua của Siôn (Đức Chúa Trời) sẽ cưỡi lừa con mà vào thành Giêrusalem.[35][36] Trong Kinh Thánh có ghi chép rằng Đức Chúa Jêsus là “Emmanuên”. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt để cứu rỗi dân mình và Ngài sẽ ở với họ.[37] Theo lời tiên tri này, Đức Chúa Jêsus đã giáng sanh trong hình ảnh loài người, và sống cuộc đời Tin Lành để cứu rỗi nhân loại. Ngài đã làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri Kinh Thánh cho đến tận khi qua đời trên thập tự giá.

Đức Chúa Jêsus Tái Lâm đến lần nữa trong xác thịt

Cảnh lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua nổi tiếng với tên gọi “Bữa ăn tối cuối cùng”
Cảnh lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua nổi tiếng với tên gọi “Bữa ăn tối cuối cùng”

Lý do chính khiến Đức Chúa Trời mặc lấy xác thịt mà đến là vì sự cứu rỗi nhân loại.[38] Kinh Thánh ghi chép rằng tiền công tội lỗi của nhân loại là sự chết, và ân điển của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời bởi Đức Chúa Jêsus.[39] Những tội nhân phải trả giá cho sự chết không có cách nào để tự cứu rỗi mình, nên Đức Chúa Trời, là Đấng không có tội lỗi gì,[40] đã gánh vác thay tội lỗi của nhân loại và chịu chết thế trên thập tự giá. Chỉ bởi cách đó thì nhân loại mới được cứu chuộc. Trước ngày hy sinh trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã lập ra Lễ Vượt Qua giao ước mới bằng bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài, cùng ban cho sự tha tội và sự sống đời đời. Rồi ngày hôm sau, đích thân Ngài đã chịu đựng sự hy sinh xẻ thịt và đổ huyết trên thập tự giá để hoàn thành giao ước Ngài đã lập ra vào Lễ Vượt Qua.

Trong sách Michê của Kinh Thánh Cựu Ước đã tiên rằng Đức Chúa Trời sẽ dạy dỗ về đường lối lẽ thật của Ngài vào những ngày sau rốt.[41] Nghĩa là, Đức Chúa Jêsus sẽ lại đến lần thứ hai và dạy dỗ về lẽ thật dẫn đến sự cứu rỗi. Lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra vì sự cứu rỗi chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới. Thế nhưng sau thời đại Hội Thánh sơ khai, Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 SCN. Con đường của sự cứu rỗi mà Ngài mở ra vào thời Sơ Lâm đã bị biến mất. Vì vậy, Đấng Christ sẽ đến lần thứ hai để khôi phục lẽ thật sự sống và cứu rỗi nhân loại.

Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.

- Hêbơrơ 9:28

Chúng ta có thể tìm thấy phương pháp nhận biết Đấng Christ Tái Lâm, Đấng đến trong hình dáng loài người thông qua lịch sử Hội Thánh sơ khai vào 2000 năm trước. Các nhà lãnh đạo tôn giáo nhìn vào mặt xác thịt của Đức Chúa Jêsus lúc bấy giờ thì đã đối nghịch với Đức Chúa Jêsus - Đấng Cứu Chúa. Thế nhưng các sứ đồ và các thánh đồ nhìn trông lời tiên tri Kinh Thánh và sự ứng nghiệm thì đã tiếp nhận Đấng Cứu Chúa một cách đúng đắn. Vào thời đại này, con đường để chúng ta nhìn biết Đấng Christ Tái Lâm duy chỉ là Kinh Thánh mà thôi. Vì Kinh Thánh là sách duy nhất làm chứng về Đấng Cứu Chúa.[42] Vào đương thời Sơ Lâm, Đức Chúa Jêsus đã làm chứng Ngài là Đấng Cứu Chúa thông qua Kinh Thánh. Kể cả khi Giăng Báptít hỏi rằng “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?”, Ngài cũng đã cho nghe lời tiên tri trong Kinh Thánh,[43][44] và khi hai môn đồ trên đường đến làng Emmaút không nhận ra Ngài, Đức Chúa Jêsus cũng đã làm chứng về Ngài thông qua Kinh Thánh.[45] Kinh Thánh đã tiên tri Đấng Christ tái lâm vào lúc nào, với hình dáng nào và mang theo dấu chứng gì rồi. Trong số đó, dấu chứng cốt lõi nhất chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới. Đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho tiệc yến với rượu nho lâu năm, và Ngài sẽ nuốt sự chết đến đời đời.

Ðức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon (aged wine: rượu nho lâu năm, bản dịch NIV), đồ béo có tủy, rượu ngon lọc sạch... Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giêhôva sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt, và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian; vì Ðức Giêhôva đã phán vậy. Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Ðức Chúa Trời chúng ta.

- Êsai 25:6-9

Trong Kinh Thánh, rượu nho khiến cho sự chết bị nuốt đi, tức là ban cho sự sống đời đời duy chỉ là rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới mà thôi. Đấng khôi phục lại Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị biến mất khoảng 1600 năm kể từ thời Sơ Lâm chính là Đức Chúa Trời - Đức Chúa Jêsus Tái Lâm. Đấng đã đến trong xác thịt và khôi phục lại giao ước mới theo mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh ấy chính là Đấng An Xang Hồng.[46]

Xem thêm

Chú thích

  1. “Cơ Đốc giáo là tôn giáo tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới. Tư tưởng trọng tâm của Cơ Đốc giáo là đức tin rằng Đức Chúa Trời đã đến trong xác thịt, và Cơ Đốc giáo là tôn giáo tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời nhập thể.
  2. “7 Encouraging Trends of Global Christianity in 2022”. Lifeway Research. 31 tháng 1 năm 2022.
  3. “I Timôthê 2:5”. Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người.
  4. “Rôma 9:5”. là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Ðấng Christ, là Ðấng trên hết mọi sự, tức là Ðức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. Amen.
  5. “Hêbơrơ 9:28”. cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
  6. "Christos," Bible Hub
  7. "Jesus", Encyclopaedia Britannica
  8. Alistair McGrath, “A History of Christian”, Park Gyu Tae dịch, Poiema, 2016, trang 23, Trong tiếng Hêbơrơ, từ “Mêsi” có nghĩa là “Đấng chịu xức dầu”, khái niệm này dịch sang tiếng Hy Lạp là “Christos.
  9. “Êsai 9:5”. Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Ðấng Lạ lùng, là Ðấng Mưu luận, là Ðức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Ðời đời, là Chúa Bình an.
  10. “Êsai 7:14”. Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Emmanuên.
  11. Kim Joo Cheol, Chương 1 Mầu Nhiệm trong Các Mầu nhiệm, "Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ", NXB Mênchixêđéc, 2020, trang 11-12, Ðức Chúa Trời không chỉ tồn tại dưới dạng Thần, mà còn tồn tại dưới dạng xác thịt nữa, đôi khi Ngài cũng hiện ra như là một người hành khách đi qua đường vậy.
  12. An Xang Hồng, Chương 12 Về Ba Vị Thánh Nhất Thể, "Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống", NXB Mênchixêđéc, 2016, trang 85, Ðức Chúa Trời không chỉ tồn tại dưới dạng Thần, mà còn tồn tại dưới dạng xác thịt nữa, đôi khi Ngài cũng hiện ra như là một người hành khách đi qua đường vậy.
  13. Sarah Pruitt, "The Ongoing Mystery of Jesus's Face," HISTORY, Feb. 20. 2019., For centuries, the most common image of Jesus Christ, at least in Western cultures, has been that of a bearded, fair-skinned man with long, wavy, light brown or blond hair and (often) blue eyes.
  14. “Khuôn mặt thật của Đức Chúa Jêsus trong bức tranh nổi tiếng là gì?”. Korea Times. 26 tháng 11 năm 2020. Trong bối cảnh chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng coi trọng giá trị con người, đã xuất hiện hình ảnh Đức Chúa Jêsus cường tráng trong tác phẩm “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo, hay Đức Chúa Jêsus với vẻ đẹp tao nhã và lý tưởng trong tác phẩm “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo. Tuy nhiên, Hy Lạp và La Mã cổ đại là nguồn cảm hứng nghệ thuật cho các nghệ sĩ thời kỳ Phục hưng. Dù có những trường hợp ngoại lệ, nhưng Đức Chúa Jêsus cũng được thể hiện bằng hình ảnh nam tính thanh tú phỏng theo bức tượng điêu khắc của các vị thần Olympus trong thần thoại cổ đại. Đương nhiên, ngoại hình của chính những người châu Âu đương thời cũng được phản ánh phần nào. Bởi vì văn hóa nghệ thuật Phục hưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở phương Tây, nên hình ảnh Đức Chúa Jêsus trong các tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng cũng được tiếp nối trong lịch sử nghệ thuật sau đó.
  15. Sarah Pruitt, "The Ongoing Mystery of Jesus's Face," HISTORY, Feb. 20. 2019., The long-haired, bearded image of Jesus that emerged beginning in the fourth century A.D. was influenced heavily by representations of Greek and Roman gods, particularly the all-powerful Greek god Zeus. At that point, Jesus started to appear in a long robe, seated on a throne (such as in the fifth-century mosaic on the altar of the Santa Pudenziana church in Rome), sometimes with a halo surrounding his head.
  16. “Khuôn mặt thật của Đức Chúa Jêsus trong bức tranh nổi tiếng là gì?”. Korea Times. 26 tháng 11 năm 2020. Hình ảnh Đức Chúa Jêsus mà mọi người nghĩ đến là hình tượng mà chúng ta muốn thấy, và đây chẳng qua chỉ là thứ được tạo ra bởi hình ảnh bị bóp méo được phản ánh qua nghệ thuật.
  17. “Giăng 6:42”. mà rằng: Ấy chẳng phải là Jêsus, con của Giôsép, mà chúng ta đều biết cha mẹ người chăng? Vậy, thể nào người nói được rằng: Ta đã từ trên trời mà xuống?
  18. “Luca 24:42-43”. Môn đồ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. Ngài nhận lấy mà ăn trước mặt môn đồ.
  19. “Giăng 4:6”. Tại đó có cái giếng Giacốp. Nhân đi đàng mỏi mệt, Ðức Chúa Jêsus ngồi gần bên giếng; bấy giờ độ chừng giờ thứ sáu.
  20. Fred Jasper, Christology 1: Nhân cách của Đấng Christ, "The Theolog of B. B. Warfield", Kim Chan Young dịch, NXB Revival & Reformation, 2014, trang 409, Chúa Jêsus chịu đói khát, cảm thấy đau đớn về mặt thể xác, Ngài cũng vui mừng, cũng khóc lóc và đôi khi than khóc, xót thương và than van, Ngài cũng phẫn nộ, quở trách, và cũng có khi vui mừng.
  21. “Mác 6:3”. Có phải người là thợ mộc, con trai Mari, anh em với Giacơ, Giôsê, Giuđê, và Simôn chăng? Chị em người há chẳng phải ở giữa chúng ta đây ư? Chúng bèn vấp phạm vì cớ Ngài.
  22. “Luca 11:38”. Người Pharisi thấy Ngài không rửa trước bữa ăn, thì lấy làm lạ.
  23. “Mathiơ 11:18-19”. Vì Giăng đã đến, không ăn, không uống, người ta nói rằng: Giăng bị quỉ ám. Con người đến, hay ăn hay uống, thì họ nói rằng: Kìa, là người ham ăn mê uống, bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết. Song le, sự khôn ngoan được xưng là phải, bởi những việc làm của sự ấy.
  24. “Luca 15:1-2”. Hết thảy các người thâu thuế và người có tội đến gần Đức Chúa Jêsus đặng nghe Ngài giảng. Các người Pharisi và các thầy thông giáo lằm bằm mà nói rằng: Người nầy tiếp những kẻ tội lỗi, và cùng ăn với họ!
  25. Oh Gang Nam, Sự ra đời của Cơ Đốc giáo, 《오강남의 그리스도교 이야기(Câu chuyện Cơ Đốc giáo của Oh Gang Nam)》, NXB Hyeonam, 2013, trang 34, Nhiều người Giuđa tràn đầy niềm tin với “nỗi khát vọng về Đấng Mêsi”, đã được chép rằng Đấng Mêsi mà họ đã chờ đợi bấy lâu sẽ xuất hiện và đánh đổ Đế quốc La Mã, rồi mở ra một thế giới mới.
  26. “Giăng 10:33”. Người Giuđa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời.
  27. Kim Joo Cheol, Chương 2 Đức Chúa Jêsus Christ là Người, "Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ", NXB Mênchixêđéc, 2020, trang 21, Lấy cớ Ngài “là người mà tự xưng là Ðức Chúa Trời” những người lãnh đạo tôn giáo bắt bớ Ðấng Christ.
  28. An Xang Hồng, Chương 11 Về Đức Chúa Jêsus, "Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống", NXB Mênchixêđéc, 2016, trang 76-77, Ngay cả sau khi Jêsus đã sơ lâm rồi mà người Giuđa nói rằng Đấng Mêsi vẫn chưa đến, và họ cứ nhướng mắt lên trời mà trông đợi Ngài giáng thế. Họ cứ tin rằng đấng tiên tri Êli từ trên trời sẽ xuống trước với xe lửa để mở đường cho Ðấng Mêsi giáng thế, rồi Ðấng Mêsi mới giáng xuống với muôn vàn thiên sứ trên áng mây trên trời như lời tiên tri của Malachi 3:1 và 4:5-6. ... Trong khi người Pharisi hay thầy tế lễ không nhận thấy ý định của Ngài, thì Êli và Ðấng Mêsi được sanh ra với tư cách là con trẻ. Vả lại, cũng trong khi họ không hề hiểu biết sự sanh ra ấy, sau khi trưởng thành, Êli đã kêu lên tiếng tại bờ sông Giôđanh, và Ðấng Mêsi thì đã làm chứng một cách đột nhiên tại đền thờ, là nơi họ nhóm hiệp lại.
  29. “Công Vụ Các Sứ Đồ 24:5”. Vậy, chúng tôi đã gặp người nầy, như là đồ ôn dịch, đã gây loạn trong hết thảy người Giuđa trên cả thế giới: nó làm đầu phe người Naxarét.
  30. “Giăng 15:20-21”. Hãy nhớ lời ta đã nói cùng các ngươi: Ðầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ bắt bớ ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi. Nhưng vì danh ta họ sẽ lấy mọi điều đó đãi các ngươi, bởi họ không biết Đấng đã sai ta đến.
  31. “Êsai 7:14”. Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Emmanuên.
  32. “Mathiơ 1:18-23”. Vả, sự giáng sanh của Ðức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Mari, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giôsép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Ðức Thánh Linh. Giôsép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giôsép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giôsép, con cháu Ðavít, ngươi chớ ngại lấy Mari làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Ðức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Emmanuên; nghĩa là: Ðức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
  33. “Michê 5:2”. Hỡi Bếtlêhem Éprata, ngươi ở trong hàng ngàn Giuđa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Ðấng cai trị trong Ysơraên; gốc tích của Ngài từ đời xưa, từ trước vô cùng.
  34. “Mathiơ 2:1-6”. Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bếtlêhem, xứ Giuđê, đang đời vua Hêrốt, có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giêrusalem, mà hỏi rằng: Vua dân Giuđa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài. Nghe tin ấy, vua Hêrốt cùng cả thành Giêrusalem đều bối rối. Vua bèn nhóm các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo trong dân lại mà tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu. Tâu rằng: Tại Bếtlêhem, xứ Giuđê; vì có lời của đấng tiên tri chép như vầy: Hỡi Bếtlêhem, đất Giuđa! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giuđa đâu, Vì từ ngươi sẽ ra một tướng, Là Đấng chăn dân Ysơraên, tức dân ta.
  35. “Xachari 9:9”. Hỡi con gái Siôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giêrusalem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái.
  36. “Mathiơ 21:2-11”. mà phán rằng: Hãy đi đến làng ở trước mặt các ngươi, tức thì sẽ gặp một con lừa cái bị cột, với một con lừa con; hãy mở ra và dắt đến cho ta... Hai người dắt lừa cái và lừa con, trải áo mình trên lưng lừa, và nâng Ngài cỡi lên... Đoàn dân đi trước và theo sau đều kêu lên rằng: Hôsana con vua Đavít! Đáng khen ngợi cho Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hôsana ở trên nơi rất cao!
  37. An Xang Hồng, Chương 12 Về Ba Vị Thánh Nhất Thể, "Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống", NXB Mênchixêđéc, 2016, trang 89, Cả tên “Emmanuên” lẫn danh “Jêsus” đều có nghĩa là “Thánh Linh Ðức Chúa Trời sẽ mặc lấy xác thịt mà đến, cứu dân Ngài ra khỏi tội và ở cùng họ.
  38. “Giăng 3:16”. Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.
  39. “Rôma 6:23”. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
  40. “I Giăng 3:5”. Vả, các con biết Ðức Chúa Jêsus Christ đã hiện ra để cất tội lỗi đi, và biết trong Ngài không có tội lỗi.
  41. “Michê 4:1-2”. Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.
  42. “Giăng 5:39”. Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy.
  43. Kim Joo Cheol, Chương 4 Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?, "Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ", NXB Mênchixêđéc, 2020, trang 42, Khi Giăng Báptít ở trong ngục và đang gần kề với cái chết, người đã sai môn đồ mình đến xác minh xem thật sự Ðấng Christ đến theo lời tiên tri có phải là Ðức Chúa Jêsus không. Khi bị hỏi rằng “Thầy có phải là Ðấng phải đến chăng?” thì Ðức Chúa Jêsus cho nghe một phần lời tiên tri của Êsai.
  44. “Mathiơ 11:2-5”. Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Đấng Christ, thì sai môn đồ mình đến thưa cùng Ngài rằng: Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi đấng khác chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy về, thuật lại cùng Giăng những điều các ngươi nghe và thấy: Kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành.
  45. “Luca 24:27”. “Ðoạn, Ngài bắt đầu từ Môise rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh.
  46. “[500 năm sau Cải cách Luther - Lẽ thật Kinh Thánh Hội Thánh của Đức Chúa Trời] Tin điều gì, thực tiễn điều gì?”. Monthly JoongAng. tháng 12 năm 2017. “Đấng Christ” nghĩa là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt để cứu rỗi nhân loại. Các sứ đồ vừa bày tỏ rằng “Đức Chúa Jêsus đến là người”, vừa nhấn mạnh rằng phải tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt. Giống như vậy, Hội Thánh của Đức Chúa Trời ngày nay cũng nói rằng Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng có thể đến trái đất này với hình ảnh loài người nhiều bao nhiêu cũng được, và phải tin vào Đức Chúa Trời đến trong hình ảnh loài người theo lời tiên tri Kinh Thánh thì mới nhận được sự cứu rỗi.