Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Đấng Christ Tái Lâm)
Đức Chúa Jêsus Tái Lâm hay Đấng Christ Tái Lâm chỉ về Đấng Christ đến thế gian này lần thứ hai. Tái Lâm (chữ Hán: 再臨, tiếng Anh: Second Coming) có nghĩa là sẽ trở lại. Nói cách khác, chính Đức Chúa Jêsus Christ đã thăng thiên 2000 năm trước sẽ trở lại một lần nữa.
Khi Ngài đến để cứu rỗi cả nhân loại cách đây 2000 năm, Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít khi Ngài 30 tuổi và bắt đầu truyền bá Tin Lành của giao ước mới từ xứ Galilê. Khoảng 3 năm sau, Ngài đã qua đời trên thập tự giá, làm của lễ chuộc tội cho hết thảy nhân loại. Mục đích Đức Chúa Jêsus đến thế gian này là để ban sự sống đời đời cho những người bị định phải chết.[1] Để đạt được mục đích này, Ngài đã lập nên Lễ Vượt Qua giao ước mới và ban sự sống đời đời.[2][3][4]
Kinh Thánh đã tiên tri về sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus và những việc Ngài sẽ làm thậm chí ngay từ trước khi Ngài đến thế gian này. Tương tự như vậy, Kinh Thánh cũng tiên tri Đấng Christ sẽ tái lâm khi nào, ở đâu, trong hình ảnh nào và với mục đích gì.
Thời kỳ tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Trước ngày phán xét cuối cùng
Nhiều Cơ Đốc nhân tin rằng Đấng Christ sẽ tái lâm vào ngày phán xét cuối cùng. Họ cho rằng khi Đức Chúa Jêsus, Đấng đã thăng thiên 2000 năm trước lại đến một lần nữa thì thế gian sẽ bị phán xét và các thánh đồ sẽ đi vào Nước Thiên Đàng. Trái với quan điểm thông thường này, Đức Chúa Jêsus đã dạy rằng thời điểm tái lâm không phải ngày phán xét cuối cùng, mà là thời điểm sự phán xét gần đến.
Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con người dùng đại quyền đại vinh mà ngự đến trên đám mây. Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới.
Tại đây, “Con người” chỉ ra Đức Chúa Jêsus, nhưng là “Con người” sẽ đến về sau nên phải là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm. Ngày Đức Chúa Jêsus ngự trên đám mây mà tái lâm không phải ngày giải cứu, mà là khi “sự giải cứu gần tới”. Ngoài ra, “các ngươi” ở đây chỉ ra các thánh đồ đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus và được đặt để trong lẽ thật. Sự cứu chuộc mà các thánh đồ đã ở trong Đấng Christ sẽ nhận không phải sự cứu chuộc nhận bởi lời hứa trong lẽ thật, mà là sự cứu chuộc đời đời để thoát khỏi thế gian tội lỗi và đi vào Nước Thiên Đàng.[5] Nói cách khác, thời điểm cứu chuộc là ngày phán xét cuối cùng, khi các thánh đồ đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu còn kẻ ác bị hủy diệt.[6] Vì vậy, khi Đức Chúa Jêsus tái lâm thì sự cứu chuộc mới gần đến, chứ chưa phải ngày cứu chuộc, là ngày phán xét cuối cùng.
Đức Chúa Jêsus phán rằng những ngày sau rốt cũng giống với thời của Nôê và thời của Lót.[7][8] Vào thời Nôê, Đức Chúa Trời đã để gia đình Nôê trốn vào tàu trước khi Ngài hủy diệt thế giới gian ác bằng nước lụt.[9] Vào thời của Lót, Đức Chúa Trời thậm chí đã để gia đình Lót chạy trốn đến thành Xoa trước khi Ngài hủy diệt thành Sôđôm và Gômôrơ bằng lửa.[10] Cũng vậy, khi ngày phán xét cuối cùng gần đến, Đức Chúa Jêsus sẽ tái lâm để dạy dỗ các thánh đồ về lẽ thật của sự cứu rỗi trước.
Ví dụ về cây vả
Đức Chúa Jêsus đã tiên tri cụ thể về thời kỳ tái lâm của Ngài thông qua ví dụ về cây vả.
Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia. Hãy nghe lời ví dụ về cây vả, vừa lúc nhành non, lá mới đâm, thì các ngươi biết mùa hạ gần tới. Cũng vậy, khi các ngươi thấy mọi điều ấy, khá biết rằng Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa.
Trong Kinh Thánh, cây vả biểu tượng cho nước Ysơraên.[11] Đức Chúa Jêsus đã tiên tri về sự hủy diệt của Ysơraên thông qua việc cây vả không có trái bị khô đi.[12][13] Sự hồi sinh của cây vả xuất hiện ở ví dụ trong Tin Lành Mathiơ là lời tiên tri rằng nước Ysơraên vốn đã bị diệt vong sẽ khôi phục chủ quyền của mình. Chính lúc đó, Đức Chúa Jêsus sẽ tái lâm và nhóm lại những người dân đã được lựa chọn.
Nước Ysơraên đã bị hủy diệt hoàn toàn khi Giêrusalem rơi vào tay quân đội La Mã vào năm 70 SCN. Vào năm 1948, người dân Ysơraên vốn bị tan tác khắp nơi trên thế giới mà không có tổ quốc, đã xây dựng lại đất nước một cách kỳ diệu sau khoảng 1900 năm.[14] Điều này là điềm báo cho biết về sự tái lâm của Đấng Christ.
Hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Xác thịt được ví với đám mây
Hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus được tiên tri trong Kinh Thánh là “ngự đến trên đám mây”.
Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.
Hầu hết những người tin vào lời tiên tri này đều tưởng tượng rằng Đức Chúa Jêsus sẽ tái lâm trên đám mây thực tế. Tuy nhiên đám mây mà Đức Chúa Jêsus ngự đến không phải đám mây thực tế, mà có nghĩa là Ngài sẽ giáng sinh như một người.
Trong Kinh Thánh, người mang xác thịt cũng được ví với đám mây.[15][16] Đức Chúa Jêsus đến vào 2000 năm trước cũng được Kinh Thánh Cựu Ước tiên tri rằng sẽ ngự đến trên mây.
Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài.
Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus đã không đến trên đám mây thực tế, mà đã sinh ra làm Người và truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng. Đấng Christ đã ngự trên đám mây một lần nữa, tức giáng sinh ở thế gian này trong xác thịt được ví với đám mây, rao truyền Tin Lành và nhóm lại những người được chọn.
Mục đích tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Cứu rỗi nhân loại
Lý do Đấng Christ tái lâm trong xác thịt trước ngày phán xét cuối cùng là vì các thánh đồ đang ở trong tình huống không thể được cứu rỗi. 2000 năm trước, thông qua ví dụ về cỏ lùng, Đức Chúa Jêsus đã tiên tri rằng sau khi Tin Lành Nước Thiên Đàng được gieo trên thế gian thì sự trái luật pháp cũng sẽ bị gieo ra.[17] Như đã được tiên tri, sau thời đại sứ đồ, Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus dạy dỗ như Lễ Vượt Qua và ngày Sabát của giao ước mới đã biến mất, thế rồi hội thánh trở nên đầy dẫy sự trái luật pháp như thờ phượng Chủ nhật là ngày thánh của đạo thần mặt trời và lễ giáng sinh là ngày sinh của thần mặt trời. Về điều này, Đức Chúa Jêsus đã tiên tri rằng trên thế gian sẽ không có đức tin khi Ngài tái lâm.
Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?
Trong suốt thế kỷ 16, các nhà cải cách tôn giáo đã xuất hiện, vạch trần những sai lầm của giáo hội công giáo La Mã, lên tiếng kêu gọi tự do tín ngưỡng và cải cách tôn giáo. Cho đến nay, vô số nhà lãnh đạo tôn giáo và học giả đang nghiên cứu và giảng dạy Kinh Thánh, nhưng không ai có thể khôi phục lẽ thật của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên.
Đó là vì duy chỉ Đấng Christ Tái Lâm mới có thể khôi phục hoàn toàn lẽ thật của giao ước mới và dẫn dắt các thánh đồ đến sự cứu rỗi.[18]
cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Phương đông, phía mặt trời mọc
Sứ đồ Giăng đã trông thấy sự mặc thị rằng công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu từ “phía mặt trời mọc”, tức là từ phương đông.
Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Đức Chúa Trời chúng ta.
Ấn của Đức Chúa Trời là dấu hiệu giúp chúng ta tránh đại tai vạ cuối cùng sẽ xảy ra và được cứu rỗi. Ấn này có nghĩa là Lễ Vượt Qua. Đương thời Xuất Êdíptô, người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua đã thoát khỏi tai vạ, được giải phóng khỏi xứ Êdíptô (Ai Cập) và đi vào xứ Canaan.[19] Ngay cả vào thời đại này, Lễ Vượt Qua cũng là ấn của sự cứu rỗi. Các thánh đồ đã ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, sẽ nhận được dấu để được cứu khỏi những tai vạ cuối cùng và đi vào Nước Thiên Đàng.[20]
Lịch sử công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời bắt đầu từ phía mặt trời mọc có nghĩa là Đấng Christ sẽ tái lâm ở phương Đông, phía mặt trời mọc cùng với Lễ Vượt Qua. Vì vậy có điềm báo tương tự ngay trước công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời và trước sự tái lâm của Đấng Christ.[21][22]
Đại Hàn Dân Quốc là nơi Lễ Vượt Qua xuất hiện
Nơi sứ đồ Giăng trông thấy sự mặc thị là đảo Bátmô ở Địa Trung Hải. Phía mặt trời mọc từ đảo Bátmô chính là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc), xứ đầu cùng đất phương đông. Trong nhiều nước nằm ở phía đông Ysơraên, Hàn Quốc chính là đất nước được tiên tri, vì Lễ Vượt Qua giao ước mới mà đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325, đã xuất hiện trở lại tại đây.
Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon (aged wine: rượu nho lâu năm, bản dịch NIV)... Tại trên núi nầy Ngài sẽ trừ diệt mặt của đồ đắp trên muôn dân, và cái màn che phủ mọi dân tộc. Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời. Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ấy là Đức Giêhôva; chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đồng vui về sự cứu rỗi của Ngài!
Trong Kinh Thánh, rượu nho nuốt sự chết đến đời đời, tức ban cho sự sống đời đời có nghĩa là rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới.[23][24] Đấng tiên tri Êsai gọi đây là “rượu ngon” (rượu nho lâu năm) chính là để tiên tri rằng Lễ Vượt Qua sẽ không được giữ trong thời gian lâu dài - khoảng 1600 năm. Đấng khôi phục Lễ Vượt Qua này chính là Đức Chúa Trời, Đấng Christ Tái Lâm.
Vì công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời nghĩa là Lễ Vượt Qua, bắt đầu từ Hàn Quốc nên Hàn Quốc chính là nơi Đấng Christ tái lâm và bắt đầu công cuộc cứu rỗi.
Danh của Đức Chúa Jêsus Tái Lâm
Danh mới
Trước khi thăng thiên, Đức Chúa Jêsus đã phán với các môn đồ rằng “Hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi”.[25] Danh của Đức Cha là Giêhôva, danh của Đức Con là Jêsus nên Đức Thánh Linh cũng có danh.
Về danh của Đức Thánh Linh, sứ đồ Giăng đã chép là “tên mới viết trên hòn sỏi trắng”.
Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho mana đương giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến.
“Hòn sỏi trắng có viết một tên mới” biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus.[26] Nói cách khác, Đức Chúa Jêsus sẽ tái lâm với một danh mới trong tương lai.
Đức Chúa Trời đã tiến hành công cuộc cứu chuộc qua các thời đại, nhân danh Giêhôva vào thời đại Đức Cha, nhân danh Jêsus vào thời đại Đức Con và nhân danh mới vào thời đại Đức Thánh Linh.[27] Vào thời đại Đức Cha, khi Đức Chúa Trời làm việc nhân danh “Giêhôva”, những người tin Đức Giêhôva là Đấng Cứu Chúa và kêu cầu danh đó đã được cứu rỗi.[28] Tuy nhiên, từ khi Đức Chúa Trời đến thế gian này nhân danh “Jêsus” vào 2000 năm trước, những người tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa thì mới được ban phước.[29] Đấng Christ sẽ tái lâm nhân danh của Đức Thánh Linh, là một danh mới. Vào thời đại này, những người tiếp nhận Đấng mang danh mới là Đấng Cứu Chúa sẽ nhận được phước lành của sự cứu rỗi.
Dấu chứng của Đấng Christ Tái Lâm
Kinh Thánh
Đức Chúa Jêsus đã tiên tri rằng khi Ngài tái lâm, nhiều christ giả và tiên tri giả sẽ làm phép lạ để lừa gạt nhiều người.[30] Sứ đồ Phaolô và sứ đồ Giăng cũng để lại lời tiên tri đồng nhất.[31][32] Phương pháp duy nhất để nhận ra Đấng Christ Tái Lâm là thông qua Kinh Thánh.
Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta (Jêsus) vậy.
2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã làm chứng rằng Ngài là Đấng Christ thông qua những lời tiên tri trong Kinh Thánh.[33] Các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai tin vào Đức Chúa Jêsus cũng đã làm chứng thông qua Kinh Thánh rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ.[34][35] Bởi vì duy chỉ thông qua Kinh Thánh, chúng ta mới có thể nhận biết Đấng Christ.
Lẽ thật của sự cứu rỗi
Khác với christ giả và tiên tri giả, Đấng Christ Tái Lâm không làm dấu lớn và phép lạ để cám dỗ người ta. Đấng Christ Tái Lâm dạy dỗ con đường của lẽ thật tại Siôn và dẫn dắt các thánh đồ đến với sự cứu rỗi.
Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva (núi Siôn) sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.
Siôn là nơi giữ các lễ trọng thể,[36] nghĩa là Hội Thánh giữ các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời bao gồm Lễ Vượt Qua, 3 kỳ 7 lễ trọng thể và ngày Sabát. Đấng Christ Tái Lâm dạy dỗ phép đạo của lẽ thật ở nơi này. Đấng lập nên Hội Thánh giữ các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời và dạy dỗ lẽ thật của Kinh Thánh chính là Đấng Christ Tái Lâm mà Kinh Thánh đã tiên tri.
Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng
Đấng An Xang Hồng đã làm ứng nghiệm tất cả những lời tiên tri Kinh Thánh về Đấng Christ Tái Lâm. Đấng An Xang Hồng giáng sinh năm 1918 tại Hàn Quốc, đất nước đầu cùng đất phương đông tính từ Ysơraên. Ngài đã chịu phép Báptêm lúc 30 tuổi vào năm 1948 và truyền bá Tin Lành của giao ước mới. Năm 1964, Ngài đã lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời, là nơi khôi phục hết thảy lẽ thật của Hội Thánh sơ khai bao gồm Lễ Vượt Qua.[37]
Ứng nghiệm lời tiên tri về Đavít
Vào thời đại Cựu Ước, đấng tiên tri Ôsê đã tiên tri về Đavít sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt.[38] Đấng tiên tri Giêrêmi và Êxêchiên ghi chép rằng vua Đavít sẽ trỗi dậy, đập tan ách thống trị của Babylôn và khôi phục lãnh thổ của Ysơraên.[39][40] Đây là thời kỳ phu tù Babylôn nên vua Đavít thật đã băng hà. Những lời tiên tri này là về Đấng Mêsi sẽ đến với tư cách Đavít.[41]
Vào thời đại Tân Ước, sứ đồ Giăng đã trông thấy sự mặc thị rằng Chồi của vua Đavít sẽ mở quyển sách của Đức Chúa Trời đang bị đóng bảy cái ấn.
Rồi tôi thấy trong tay hữu Đấng ngồi trên ngôi một quyển sách viết cả trong lẫn ngoài, có đóng bảy cái ấn. Tôi cũng thấy một vị thiên sứ mạnh mẽ cất tiếng lớn kêu rằng: Ai đáng mở quyển sách này và tháo những ấn này? Dầu trên trời, dưới đất, bên dưới đất, không ai có thể mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa... Bấy giờ, một người trong các trưởng lão nói với tôi rằng: Chớ khóc, kìa, sư tử của chi phái Giuđa, tức là Chồi của vua Đavít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra.
Sự mặc thị này là lời tiên tri rằng sự cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus dạy dỗ cách đây 2000 năm sẽ biến mất. Tuy nhiên, chồi của vua Đavít sẽ mở quyển sách được đóng ấn ra. Chồi của vua Ðavít chính là Đức Chúa Jêsus.[42] Đức Chúa Jêsus sẽ đến thế gian này lần thứ hai và khôi phục lẽ thật của giao ước mới đã bị mất trong thời kỳ tối tăm tôn giáo.
Những lời tiên tri trong cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều cho thấy vua Đavít phần linh hồn sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt với tư cách là Đấng Cứu Chúa và giải phóng người dân của Đức Chúa Trời đang làm phu tù tại Babylôn phần linh hồn vì không có lẽ thật trên thế gian. Đavít phần linh hồn này chính là Đấng Christ Tái Lâm. Theo lời tiên tri về Chồi của vua Đavít, Đấng Christ An Xang Hồng đã khôi phục lẽ thật của giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên vào 2000 năm trước.
Ứng nghiệm lời tiên tri về Mênchixêđéc
Mênchixêđéc là thầy tế lễ đặc biệt xuất hiện trong Sáng Thế Ký. Vào thời mà các thầy tế lễ chúc phước cho người dân bằng tế lễ thú vật, Mênchixêđéc đã chúc phước cho Ápraham bằng bánh và rượu nho.[43] Đức Chúa Jêsus được tiên tri là “thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc”.[44] Như lời tiên tri, Đức Chúa Jêsus đã chúc phước sự sống đời đời cho nhân loại bởi bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới.[45] Tuy nhiên, sứ đồ Phaolô nói rằng về Mênchixêđéc, có nhiều điều nên nói nhưng rất khó cắt nghĩa.[46] Bởi Mênchixêđéc là thầy tế lễ không cha, không mẹ, không gia phổ.
Vả, Mênchixêđéc đó là vua của Salem, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời rất cao... người không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Ðức Chúa Trời, Mênchixêđéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng.
Lời tiên tri về Mênchixêđéc là lời tiên tri rằng Đức Chúa Trời, Đấng sẽ ban sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua, sẽ giáng sinh tại đất nước ngoại bang, và sẽ được ứng nghiệm trọn vẹn bởi Đấng Christ Tái Lâm.
Đấng An Xang Hồng đã giáng sinh ở Hàn Quốc mà không phải Ysơraên, và làm ứng nghiệm lời tiên tri về Mênchixêđéc bằng cách khôi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới.[47]
Ứng nghiệm lời tiên tri về Êli
Êli là đấng tiên tri của Bắc Ysơraên trong thời kỳ vương quốc Ysơraên bị chia cắt thành 2 nước. Vào thời vua Aháp, để làm cho tấm lòng của dân Ysơraên vốn rơi vào tôn kính hình tượng được trở lại cùng Đức Chúa Trời, ông đã dựng lại bàn thờ của Đức Chúa Trời và một mình đối đầu với 850 tiên tri giả.[48]
Đấng tiên tri Malachi đã tiên tri rằng người nhận được sứ mệnh của Êli sẽ xuất hiện trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giêhôva, tức là ngày phán xét cuối cùng. Vì không ai trên thế gian có đức tin xứng đáng để được cứu rỗi,[49] nên đấng tiên tri Êli phải khôi phục lẽ thật và làm cho tấm lòng người dân trở lại cùng Đức Chúa Trời.[50] Ngoài ra, Êli còn có sứ mệnh dọn đường cho Đấng Cứu Chúa đến sau.[51] 2000 năm trước, Giăng Báptít đã hoàn thành sứ mệnh của Êli với tư cách là đấng tiên tri dọn đường cho Đức Chúa Jêsus.[52]
Vào thời đại này, Đấng Christ Tái Lâm làm trọn sứ mệnh của Êli chính là Đấng An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã khôi phục lẽ thật của Đức Chúa Trời vốn bị hủy phá từ sau thời đại sứ đồ và làm cho tấm lòng của con cái Đức Chúa Trời trở lại cùng Đức Chúa Trời. Ngài cũng đã tuyên bố về Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng Cứu Chúa đến sau Ngài. Như vậy, những lời tiên tri của Kinh Thánh đã bày tỏ một cách nhất quán về sự thật rằng Đấng An Xang Hồng là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.
Xem thêm
- An Xang Hồng
- Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus
- Thời kỳ tái lâm của Đức Chúa Jêsus
- Hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus
- Danh mới trên hòn sỏi trắng (Danh mới của Đức Chúa Jêsus)
- Lời tiên tri về ngôi vua Đavít
- Chồi của vua Đavít
- Đức Chúa Trời - Đấng xây dựng Siôn
- Sứ mệnh của Êli
- Mênchixêđéc
Liên kết ngoài
Chú thích
- ↑ “Giăng 10:10”.
còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.
- ↑ “Mathiơ 26:19, 28”.
Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
- ↑ “Luca 22:20”.
Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
- ↑ “Giăng 6:54”.
Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời.
- ↑ “Êphêsô 4:30”.
vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.
- ↑ “II Phierơ 3:12–13”.
trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở.
- ↑ “Mathiơ 24:37–39”.
Trong đời Nôê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nôê vào tàu, - và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con người đến cũng như vậy.
- ↑ “Luca 17:26–32”.
Việc đã xảy đến trong đời Nôê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nôê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; đến này Lót ra khỏi thành Sôđôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy. Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa. Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa.
- ↑ “Sáng Thế Ký 7:23”.
Mọi loài ở trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài côn trùng, cùng loài chim trời, chỉ còn Nôê và các loài ở với người trong tàu mà thôi.
- ↑ “Sáng Thế Ký 19:23-25”.
Khi mặt trời mọc lên khỏi đất, thì Lót vào đến thành Xoa. Đoạn, Đức Giêhôva giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sôđôm và Gômôrơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.
- ↑ “Giêrêmi 24:5”.
Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên phán như vầy: Như những trái vả tốt nầy, ta cũng sẽ xem những kẻ phu tù Giuđa, mà ta đã sai từ nơi nầy đến trong đất người Canhđê, cho chúng nó được ích.
- ↑ “Mác 11:12–14, 20–21”.
Vừa thấy đàng xa một cây vả có lá, Ngài đến đó xem hoặc có chi chăng; song, tới gần rồi, chỉ thấy có lá mà thôi, vì bấy giờ không phải mùa vả. Ngài bèn cất tiếng phán cùng cây vả rằng: Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa!... Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, thấy cây vả đã khô cho tới rễ; bấy giờ Phierơ nhớ lại chuyện đã qua, thưa cùng Ngài rằng: Thầy, coi kìa! Cây vả thầy đã rủa nay khô đi rồi.
- ↑ “Luca 13:6–9”.
Ngài lại phán thí dụ nầy: Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình, đến hái trái mà không thấy; bèn nói cùng kẻ trồng nho rằng: Kìa đã ba năm nay ta đến hái trái nơi cây vả nầy mà không thấy: Hãy đốn nó đi; cớ sao nó choán đất vô ích? Kẻ trồng nho rằng: Thưa chúa, xin để lại năm nầy nữa, tôi sẽ đào đất xung quanh nó rồi đổ phân vào. Có lẽ về sau nó sẽ ra trái; bằng không, chúa sẽ đốn.
- ↑ “Năm 1948, Ysơraên xây dựng lại đất nước”. DongA Ilbo. 14 tháng 5 năm 2007.
- ↑ “Giuđe 1:12”.
Những kẻ đó là dấu vít trong đám tiệc anh em, như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê, không lo sợ gì; như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó,
- ↑ “Châm Ngôn 25:14”.
Kẻ nào tự khoe khoang giả dối về lễ vật mình, Tợ như có mây có gió, mà không mưa.
- ↑ “Mathiơ 13:24–30, 36–42”.
Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đương khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi... Ngài đáp rằng: Kẻ gieo giống tốt, là Con người; ruộng, là thế gian; giống tốt, là con cái nước thiên đàng; cỏ lùng, là con cái quỉ dữ; kẻ nghịch thù gieo cỏ ấy, là ma quỉ;
- ↑ “Mathiơ 24:30–31”.
Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 12:10-13”.
... ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Đức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.
- ↑ “Mathiơ 26:19, 26–28”.
Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (rượu nho), tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
- ↑ “Khải Huyền 6:12–13”.
Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.
- ↑ “Mathiơ 24:29-30”.
Sự tai nạn của những ngày đó vừa mới qua, thì mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và thế lực của các từng trời rúng động. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống.
- ↑ “Giăng 6:54”.
Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời.
- ↑ “Luca 22:15, 20”.
Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Chén nầy (rượu nho) là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra…
- ↑ “Mathiơ 28:18–20”.
Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy:... Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.
- ↑ “I Phierơ 2:4”.
Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời,
- ↑ “Mathiơ 28:19”.
Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ,
- ↑ “Giôên 2:32”.
Bấy giờ ai cầu khẩn danh Ðức Giêhôva thì sẽ được cứu.
- ↑ “Rôma 10:9-13”.
Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu... Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.
- ↑ “Mathiơ 24:24”.
Vì nhiều christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn.
- ↑ “II Têsalônica 2:9–10”.
Kẻ đó sẽ lấy quyền của quỉ Satan mà hiện đến, làm đủ mọi phép lạ, dấu dị và việc kỳ dối giả; dùng mọi cách phỉnh dỗ không công bình mà dỗ những kẻ hư mất...
- ↑ “Khải Huyền 19:20”.
Nhưng con thú bị bắt và tiên tri giả là kẻ đã làm phép lạ trước mặt con thú, nhờ đó lừa dối những người đã nhận dấu hiệu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó, cũng bị bắt với nó nữa; cả hai đều đương sống bị quăng xuống hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng.
- ↑ “Luca 24:27”.
Ðoạn, Ngài bắt đầu từ Môise rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 8:35”.
Philíp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh thánh đó (Êsai) mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2-3”.
Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh thánh cắt nghĩa và giải tỏ tường về Đấng Christ phải chịu thương khó, rồi từ kẻ chết sống lại. Người nói rằng Đấng Christ nầy, tức là Đức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.
- ↑ “Êsai 33:20”.
Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giêrusalem, là chỗ ở yên lặng, là trại sẽ không dời đi nữa...
- ↑ “Giới thiệu Đấng Christ An Xang Hồng”. Trang web Đấng Christ An Xang Hồng.
- ↑ “Ôsê 3:5”.
Nhưng, rồi đó, con cái Ysơraên sẽ trở lại tìm kiếm Giêhôva Đức Chúa Trời mình, và Đavít vua mình. Chúng nó sẽ kính sợ mà trở về cùng Đức Giêhôva, và được ơn Ngài trong những ngày sau rốt.
- ↑ “Giêrêmi 30:8–9”.
Đức Giêhôva vạn quân phán: Trong ngày đó, ta sẽ bẻ ách nó khỏi cổ ngươi; sẽ dứt dây trói ngươi, dân ngoại sẽ không bắt nó phục dịch nữa; nhưng chúng nó sẽ hầu việc Giêhôva Đức Chúa Trời mình, và Đavít, vua mình, mà ta sẽ dấy lên cho.
- ↑ “Êxêchiên 37:24–25”.
Tôi tớ ta là Đavít sẽ làm vua trên chúng nó. Hết thảy chúng nó sẽ có chỉ một kẻ chăn; chúng nó sẽ bước theo các mạng lịnh của ta; chúng nó sẽ gìn giữ các luật lệ của ta và làm theo. Chúng nó sẽ ở đất mà ta đã ban cho tôi tớ ta là Giacốp, và là đất tổ phụ các ngươi đã ở. Chúng nó, con cái chúng nó, và con cái của con cái chúng nó sẽ ở đó cho đến đời đời; tôi tớ ta là Đavít sẽ làm vua chúng nó mãi mãi.
- ↑ “Luca 1:31–33”.
Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đavít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Giacốp, nước Ngài vô cùng.
- ↑ “Khải Huyền 22:16”.
Ta là Jêsus... chồi và hậu tự của Ðavít.
- ↑ “Sáng Thế Ký 14:18-20”.
Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Ðức Chúa Trời Chí cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Ðức Chúa Trời Chí cao, là Ðấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram!
- ↑ “Hêbơrơ 5:8–10”.
Dầu Ngài (Đức Chúa Jêsus) là Con... lại có Đức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.
- ↑ “Mathiơ 26:26–28”.
Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
- ↑ “Hêbơrơ 5:11”.
Về sự đó, chúng ta có nhiều điều nên nói, và khó cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên chậm hiểu.
- ↑ “Êsai 25:6–9”.
Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban... một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon, đồ béo có tủy... Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời... Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta...
- ↑ “I Các Vua 18:30–40”.
Bấy giờ, Êli nói với cả dân sự rằng: Hãy đến gần ta. Dân sự bèn đến gần người. Đoạn, Êli sửa lại cái bàn thờ của Đức Giêhôva bị phá hủy... Thấy vậy, cả dân sự sấp mình xuống đất, và la rằng: Giêhôva là Đức Chúa Trời! Giêhôva là Đức Chúa Trời! Êli nói với chúng rằng: Hãy bắt các tiên tri của Baanh, chớ cho thoát một người nào...
- ↑ “Luca 18:8”.
Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?
- ↑ “Malachi 4:5–6”.
Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giêhôva chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha...
- ↑ “Malachi 3:1”.
Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta... Nầy, Ngài đến, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.
- ↑ “Mathiơ 11:13-14”.
Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng. Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Êli, là đấng phải đến.