Lễ Kèn Thổi

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Lễ Kèn Thổi
Hình minh họa từ sách Bửu vật trong Kinh Thánh (Treasures of the Bible) của Henry Davenport Northrop “Lễ Kèn Thổi” 1894.
Tên gọiLễ Kèn Thổi
Ngày thángNgày 1 tháng 7 thánh lịch
Nghi thức Cựu ƯớcThổi kèn chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội vào ngày 1 tháng 7 thánh lịch
Nghi thức Tân ƯớcCầu nguyện thống hối trong 10 ngày để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội

Lễ Kèn Thổi là lễ trọng thể đầu tiên của kỳ thứ 3 được tổ chức vào mùa thu, trong số 3 kỳ 7 lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Lễ được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 thánh lịch, tương ứng với khoảng tháng 9, tháng 10 theo lịch Gregorian (dương lịch). Mỗi khi đến Lễ Kèn Thổi, người dân Ysơraên thổi kèn lớn tiếng để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội, làm thanh sạch tấm lòng theo luật lệ của lễ trọng thể, và có thời gian ăn năn.

Khởi nguyên của Lễ Kèn Thổi

Tội lỗi của Ysơraên

Môise đập bể Mười Điều Răn của Rembrandt

Người dân Ysơraên đã vượt qua Biển Đỏ và đóng trại trong đồng vắng Sinai.[1] Đức Chúa Trời đã gọi Môise lên núi Sinai để ban cho ông Mười Điều Răn. Khi Môise ở trên núi Sinai và không xuống trong suốt 40 ngày, người dân cho rằng ông đã chết và làm ra con bò vàng mà thờ lạy nó làm thần dẫn dắt họ. Họ đã hầu việc hình tượng và gọi con bò vàng là thần đã đưa dân Ysơraên thoát khỏi sinh hoạt nô lệ trong xứ Êdíptô (Ai Cập).
Đức Chúa Trời đã nổi cơn thạnh nộ. Khi Môise nhận lấy Mười Điều Răn và trở xuống từ núi Sinai, ông thấy dân chúng đang thờ lạy hình tượng con bò vàng nên đã ném hai bảng đá Mười Điều Răn khiến chúng bể ra dưới chân núi. Lúc này, cuộc nội chiến đã xảy ra, và khoảng 3000 người tham gia vào việc tôn kính hình tượng đã bị chết.[2]

Mười Điều Răn lần thứ hai và Lễ Kèn Thổi

Sau đó, Môise dời đền tạm ra xa bên ngoài trại quân, gọi là hội mạc, và cầu khẩn lên Đức Chúa Trời tại đó. Khi Môise vào trong hội mạc, người dân đã cất hết các trang sức và đứng trước cửa đền tạm mà thờ phượng Đức Chúa Trời.[3] Nhờ lời cầu khẩn của Môise, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho tội lỗi của dân sự và truyền lệnh cho Môise lên để nhận lại Mười Điều Răn. Theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời, Môise đã chuẩn bị hai bảng đá giống như hai bảng đầu tiên và lên núi Sinai vào sáng sớm ngày 1 tháng 6 thánh lịch.[4] Môise đã kiêng ăn suốt 40 ngày trên núi Sinai trong khi ở lại với Đức Chúa Trời, và đích thân Đức Chúa Trời đã khắc Mười Điều Răn trên hai bảng đá. Ngày Môise trở xuống sau khi nhận được Mười Điều Răn lần thứ hai từ Đức Chúa Trời là ngày 10 tháng 7 thánh lịch.[5] Đức Chúa Trời định ra ngày 10 tháng 7, khi Ngài ban cho Mười Điều Răn lần thứ hai, là Đại Lễ Chuộc Tội; và ngày 1 tháng 7, là 10 ngày trước đó làm Lễ Kèn Thổi để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội bằng cách thổi kèn.

Đức Giêhôva lại phán cùng Môise rằng: hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy. Chớ làm một công việc xác thịt nào; phải dâng các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva... Ngày mồng mười tháng bảy nầy là ngày lễ chuộc tội; các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh

- Lêvi Ký 23:23-27

Nghi thức của Lễ Kèn Thổi

Thời đại Cựu Ước

Cốt lõi của nghi thức trong Lễ Kèn Thổi thời đại Cựu Ước là thổi kèn kêu gọi sự ăn năn để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội. Vào ngày này, người ta không làm việc mà dâng của lễ chaycủa lễ thiêu lên Đức Chúa Trời.[6]

Thời đại Tân Ước

Kỳ thứ 3 được tổ chức vào mùa thu bắt đầu với Lễ Kèn Thổi, tiếp theo là Đại Lễ Chuộc Tội (ngày 10 tháng 7 thánh lịch) và Lễ Lều Tạm (từ ngày 15 đến 22 tháng 7 thánh lịch). Lễ Lều Tạm đại diện cho các lễ trọng thể trong kỳ thứ 3.[7] Đức Chúa Jêsus đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa của thời đại Tân Ước đã làm gương giữ Lễ Lều Tạm,[8] điều này có nghĩa là Đức Chúa Jêsus cũng đã giữ Lễ Kèn Thổi.
Theo gương của Đức Chúa Jêsus, các thánh đồ thời đại Tân Ước cũng phải giữ Lễ Kèn Thổi.[9] Khác với thời đại Cựu Ước đã dâng tế lễ bằng thú vật, vào thời đại Tân Ước, chúng ta dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời bằng cách xưng tội mình đã phạm trong một năm và cầu nguyện ăn năn trong 10 ngày kể từ ngày 1 tháng 7 thánh lịch để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội.[10]

Xem thêm

Chú thích

  1. “Xuất Êdíptô Ký 19:1-2”. Tháng thứ ba, sau khi ra khỏi xứ Êdíptô, trong ngày đó dân Ysơraên đến nơi đồng vắng Sinai. Từ Rêphiđim ra đi, đến nơi đồng vắng Sinai, đóng trại tại đó, đối diện cùng núi.
  2. “Xuất Êdíptô Ký 32:7-19, 27-28”. Đức Giêhôva bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, vội bỏ đạo ta truyền dạy, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi Ysơraên! đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ Êdíptô! ...Khi đến gần trại quân, Môise thấy bò con và sự nhảy múa, bèn nổi giận, liệng hai bảng chứng[Mười Điều Răn] khỏi tay mịnh, bể ra nơi chân núi; ... trong ngày đó có chừng ba ngàn người bị chết.
  3. “Xuất Êdíptô Ký 33:1-11”. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: ... đặng đưa các ngươi vào xứ đượm sữa và mật; nhưng ta không cùng lên với ngươi đâu, vì ngươi là dân cứng cổ, e ta diệt ngươi dọc đường chăng. Khi dân sự nghe lời hăm nầy, bèn đều để tang, không ai đeo đồ trang sức hết. ... Vừa khi người vào đó, thì trụ mây giáng xuống dừng tại cửa Trại, và Đức Giêhôva phán cùng Môise. Cả dân sự thấy trụ mây dừng tại cửa Trại, bèn đứng dậy, rồi mỗi người đều sấp mình xuống nơi cửa trại mình.
  4. “Xuất Êdíptô Ký 34:1-4”. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy đục hai bảng đá như hai bảng trước; rồi ta sẽ viết trên hai bảng nầy các lời đã ở nơi hai bảng kia, mà ngươi đã làm bể. ... Môise bèn đục hai bảng đá, y như hai bảng trước; dậy sớm, cầm theo tay hai bảng đó lên trên núi Sinai, y như lời Đức Giêhôva đã phán dặn.
  5. “Xuất Êdíptô Ký 34:28-29”. Môise ở đó cùng Đức Giêhôva trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn. Khi Môise tay cầm hai bảng chứng đi xuống núi Sinai,
  6. “Dân Số Ký 29:1-6”. Ngày mồng một tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; chớ nên làm một công việc xác thịt nào; về phần các ngươi, ấy sẽ là một ngày người ta thổi kèn vậy. Các ngươi phải dùng một con bò đực tơ, một con chiên đực, và bảy chiên con đực giáp năm, không tì vít, dâng làm của lễ thiêu có mùi thơm cho Đức Giêhôva, luôn với của lễ chay bằng bột lọc nhồi dầu, ba phần mười êpha về con bò đực, hai phần mười êpha về con bò đực, một phần mười êpha về mỗi con chiên con; và dâng một con dê đực làm của lễ chuộc tội, để làm lễ chuộc tội cho các ngươi; ... tùy theo những lệ đã định về mấy của lễ đó, mà làm của lễ dùng lửa dâng lên có mùi thơm cho Đức Giêhôva.
  7. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:16”. Mọi người nam trong các ngươi, mỗi năm ba lần, phải ra mắt Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, tại nơi mà Ngài sẽ chọn: tức là nhằm lễ bánh không men, lễ bảy tuần và lễ lều tạm; người ta chẳng nên đi tay không ra mắt Đức Giêhôva.
  8. “Giăng 7:2, 37-39”. Vả, ngày lễ của dân Giu đa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy;…
  9. “Giăng 13:15”. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.
  10. “Giăng 4:23-24”. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thậtthờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.