Tin Lành và giao ước mới

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Có thể gọi Tin Lành của Đấng Christ là giao ước mới

Tin Lành (Gospel) nghĩa là tin tức vui mừng, tin tức tốt lành, cũng được gọi một cách cụ thể là giao ước mới (New Covenant). Các sứ đồ và các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai đã gìn giữ và rao truyền lẽ thật giao ước mới như Lễ Vượt Qua, ngày Sabát theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.

Tin Lành là giao ước mới

  • “đạo Tin lành mà anh em đã nghe, là đạo được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời, và chính tôi, Phaolô, là kẻ giúp việc của đạo ấy.” (Côlôse 1:23)
  • “Và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới...” (II Côrinhtô 3:6)

Sứ đồ Phaolô vừa xưng mình là kẻ giúp việc của Tin Lành, và lại vừa xưng mình là kẻ giúp việc của giao ước mới. Điều này có nghĩa là Tin Lành chính là giao ước mới.

Lễ Vượt Qua, trọng tâm của giao ước mới

Cảnh tiệc thánh Lễ Vượt Qua giao ước mới được biết đến là Bữa ăn tối cuối cùng. <Bữa ăn tối cuối cùng>, Leonardo da Vinci

Lẽ thật trọng tâm của giao ước mới là Lễ Vượt Qua. Vào đêm trước ngày bị đóng đinh và qua đời trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ. Thay vì giết chiên con theo phương thức của giao ước cũ, Đức Chúa Jêsus đã ban cho bánh và phán là “thân thể ta”, Ngài cũng ban cho rượu nho và phán là “huyết ta”. Đức Chúa Jêsus cũng tuyên bố Lễ Vượt Qua được giữ bằng bánh và rượu nho là “giao ước mới trong huyết ta”.

Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.

- Luca 22:15–20

Vì vậy, Lễ Vượt Qua chính là trọng tâm của Tin Lành giao ước mới. Lễ Vượt Qua là lẽ thật hầu cho chúng ta được nhận sự tha tội và sự sống đời đời bằng cách ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus.[1][2] Lễ Vượt Qua giao ước mới là “Tin Lành” chân chính, là tin tức phước lành nhất được rao truyền cho nhân loại không thể tránh khỏi sự chết vì là những tội nhân phần linh hồn.[3][4][5]

Tin Lành giao ước mới mà Hội Thánh sơ khai đã gìn giữ và rao truyền

Đức Chúa Jêsus đã đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa, Ngài đã rao truyền Tin Lành Nước Thiên Đàng trong ba năm kể từ khi chịu phép Báptêm cho đến tận khi hy sinh trên thập tự giá.[6] Cả Tin Lành lẫn giao ước mới đều là giáo huấn mà Ðức Chúa Jêsus đã dạy dỗ khi Ngài ở trên thế gian này. Trong lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và làm gương không chỉ có Lễ Vượt Qua mà còn có phép Báptêm, ngày Sabát và 3 kỳ 7 lễ trọng thể. Các sứ đồ cũng đã gìn giữ và rao truyền tất thảy mọi lẽ thật giao ước mới theo lời dặn dò của Đức Chúa Jêsus rằng “Hãy dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi”.[7]

  • Phép Báptêm
Đức Chúa Jêsus đã làm gương về việc chịu phép Báptêm và ban cho phép Báptêm.[8][9] Trong khi rao truyền Tin Lành, Ngài cũng phán dặn rằng hãy cử hành phép Báptêm cho mọi dân tộc.[10] Theo sự dạy dỗ ấy, các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai như Philíp, PhaolôPhierơ đã làm phép Báptêm ngay cho những người nghe và nhận biết Tin Lành.[11][12][13][14]
  • Ngày Sabát
Đức Chúa Jêsus đã làm gương về luật lệ ngày Sabát bởi việc dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật,[15] và dạy dỗ rằng phải nhớ và giữ ngày Sabát cho đến tận thế.[16] Vì vậy, các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã giữ ngày Sabát kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus hy sinh trên thập tự giá.[17] Họ cũng làm như vậy dù sau khi Đức Chúa Jêsus đã phục sinhthăng thiên.

Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh thánh cắt nghĩa... Người nói rằng Đấng Christ nầy, tức là Đức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.

- Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1-3

Hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc.

- Công Vụ Các Sứ Đồ 18:4

  • Lễ Vượt Qua
Lễ Vượt Qua chứa đựng lời hứa của sự tha tội và sự sống đời đời,[1][2] là lẽ thật trọng tâm của Tin Lành giao ước mới. Đức Chúa Jêsus không chỉ đích thân phán dặn các môn đồ chuẩn bị Lễ Vượt Qua,[18][19] mà Ngài còn nhấn mạnh tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua mà phán rằng “Ta rất muốn ăn Lễ Vượt Qua” và “Hãy làm điều này để nhớ đến Ta”.[20] Sứ đồ Phaolô, người tự xưng rằng mình vừa là người giúp việc của Tin Lành, vừa là người giúp việc của giao ước mới đã nhấn mạnh rằng sự dạy dỗ về Lễ Vượt Qua là điều được nhận từ Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa.[21] Theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus, các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới bằng cách ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ vào buổi chiều tối ngày 14 tháng giêng thánh lịch hàng năm.

… Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ (Lễ Vượt Qua)

- I Côrinhtô 5:7-8

  • 3 kỳ 7 lễ trọng thể
Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai giữ Lễ Ngũ Tuần
Trong lễ trọng thể của Đức Chúa Trời, có các lễ trọng thể được giữ hàng năm là Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh (Lễ Trái Đầu Mùa), Lễ Ngũ Tuần (Lễ Bảy Tuần Lễ), Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc TộiLễ Lều Tạm. 7 lễ trọng thể này được chia và tổ chức thành 3 kỳ. Các lễ này được gọi chung là “3 kỳ 7 lễ trọng thể”.[22] Đức Chúa Jêsus đã đến với tư cách là thực thể của tất thảy mọi của lễ được dâng lên vào mỗi lễ trọng thể trong thời đại Cựu Ước,[23] bởi đó Ngài đã thay đổi lễ trọng thể của giao ước cũ chuộc tội bằng huyết của thú vật, thành lễ trọng thể của giao ước mới, là phương pháp được nhận sự tha tội bởi huyết báu của Đấng Christ.[24][25]
Bởi đó, các sứ đồ đã giữ lễ trọng thể theo tấm gương và sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus trong khi ghi khắc sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đổ huyết trên thập tự giá. Trong Lễ Bánh Không Men, các thánh đồ đồng tham vào sự khổ nạn của Đấng Christ bằng cách kiêng ăn.[26] Còn vào Lễ Phục Sinh, họ cử hành nghi thức bẻ bánh làm sáng mắt linh hồn.[27][28] Họ cũng nhận được phước lành của Thánh Linh vào Lễ Ngũ Tuần và đạt được sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên của Tin Lành.[29] Từ đó trở đi, họ đã giữ Lễ Ngũ Tuần hàng năm.[30] Đức Chúa Jêsus cũng đã gìn giữ Lễ Lều Tạm, bao gồm Lễ Kèn Thổi và Đại Lễ Chuộc Tội.[31][32] Đây chính là lẽ thật giao ước mới đã được giữ trong Hội Thánh sơ khai.

Như vậy, tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai vốn giữ vững Tin Lành giao ước mới duy chỉ đi theo tấm gương của Đấng Christ là bài học sống động cho biết rằng Hội Thánh rao truyền Tin Lành vào ngày nay nhất định phải có lẽ thật giao ước mới, bắt đầu từ Lễ Vượt Qua.

Xem thêm

Video liên quan

  • Giảng đạo: Những người giữ giao ước mới

Chú thích

  1. 1,0 1,1 “Giăng 6:53-54”. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
  2. 2,0 2,1 “Mathiơ 26:17-28”. … Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
  3. “Mathiơ 9:13”. … Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.
  4. “Rôma 6:23”. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
  5. “Hêbơrơ 9:27”. Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét.
  6. “Mathiơ 3:13-4:23”. Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Galilê đến cùng Giăng tại sông Giôđanh, đặng chịu người làm phép báptêm... Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần... Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời.
  7. “Mathiơ 28:20”. Và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.
  8. “Luca 3:21”. Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báptêm, Ðức Chúa Jêsus cũng chịu phép báptêm. Ngài đương cầu nguyện thì trời mở ra,
  9. “Giăng 3:22-23”. Kế đó, Ðức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báptêm. Giăng cũng làm phép báptêm tại Ênôn, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báptêm.
  10. “Mathiơ 28:18-20”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.
  11. “Công Vụ Các Sứ Đồ 8:34-39”. … Philíp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh thánh đó mà rao giảng Ðức Chúa Jêsus cho người. Hai người đang đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báptêm chăng? Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Philíp làm phép báptêm cho hoạn quan...
  12. “Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13-15”. Ðến ngày Sabát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những người đàn bà đã nhóm lại. Có một người trong bọn đó nghe chúng ta, tên là Lyđi, quê ở thành Thiatirơ, làm nghề buôn hàng sắc tía, vẫn kính sợ Ðức Chúa Trời. Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phaolô nói. Khi người đã chịu phép báptêm với người nhà mình rồi…
  13. “Công Vụ Các Sứ Đồ 16:27-33”. … Người đề lao bèn kêu lấy đèn, chạy lại, run sợ lắm, gieo mình nơi chân Phaolô và Sila. Ðoạn, đưa hai người ra ngoài, mà hỏi rằng: Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi? Hai người trả lời rằng: Hãy tin Ðức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báptêm.
  14. “Công Vụ Các Sứ Đồ 10:37-48”. … Bấy giờ Phierơ lại cất tiếng nói rằng: Người ta có thể từ chối nước về phép báptêm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? Người lại truyền làm phép báptêm cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ…
  15. “Luca 4:16”. Ðức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
  16. “Mathiơ 24:20-22”. Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa.
  17. “Luca 23:54-56”. Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sabát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Galilê đến với Ðức Chúa Jêsus, theo Giôsép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sabát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ.
  18. “Mathiơ 26:17-19”. Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua.
  19. “Luca 22:7-13”. Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn... Chủ nhà sẽ chỉ cho một cái phòng rộng và cao, đồ đạc sẵn sàng; các ngươi hãy dọn ở đó. Hai môn đồ đi, quả gặp những điều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt qua.
  20. “Luca 22:15-20”. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta...
  21. “I Côrinhtô 11:23-25”. Vả, tôi đã nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều này để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén này là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều này để nhớ ta.
  22. “Lêvi Ký 23:1-44”. Đức Giêhôva lại phán cùng Môise rằng: Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Nầy là những ngày lễ của Đức Giêhôva các ngươi hãy rao truyền ra là các hội thánh...
  23. An Xang Hồng, Chương 32 Lễ Vượt Qua và tiệc thánh cuối cùng, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2019, trang 211, “Thật ra, Đức Chúa Jêsus là của lễ trong hết thảy mọi lễ trọng thể. Ngài là của lễ thiêu hằng hiến hằng dâng mỗi ngày (Xuất Êdíptô Ký 29:38-39), cũng là của lễ con chiên Sabát được dâng vào ngày Sabát (Dân Số Ký 28:9-10), cũng là chiên con Lễ Vượt Qua (I Côrinhtô 5:7-8), lại là của lễ Đại Lễ Chuộc Tội nữa.”
  24. “Hêbơrơ 9:12”. … không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời.
  25. “Hêbơrơ 10:1-18”. Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được... Trái lại, những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội lỗi. Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được... Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả. Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được, còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ... Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời... Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa.
  26. “Mác 2:19-20”. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Bạn hữu của chàng rể có kiêng ăn được trong khi chàng rể còn ở cùng mình chăng? Hễ chàng rể còn ở với họ đến chừng nào, thì họ không thể kiêng ăn được đến chừng nấy. Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.
  27. “Luca 24:13-35”. … Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy...
  28. “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:6-7”. Còn chúng ta, khi những ngày ăn bánh không men qua rồi, thì xuống thuyền tại thành Philíp, trong năm ngày gặp nhau tại thành Trôách, rồi chúng ta ở lại đó bảy ngày. Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh...
  29. “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-47”. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói...
  30. “I Côrinhtô 16:8”. Nhưng tôi sẽ ở lại thành Êphêsô cho đến lễ Ngũ tuần.
  31. “Giăng 7:2, 37”. Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống.
  32. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:16”. Mọi người nam trong các ngươi, mỗi năm ba lần, phải ra mắt Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, tại nơi mà Ngài sẽ chọn: tức là nhằm lễ bánh không men, lễ bảy tuần và lễ lều tạm; người ta chẳng nên đi tay không ra mắt Ðức Giêhôva.