Giêhôva

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Bốn phụ âm chỉ về Đức Giêhôva trong tiếng Hêbơrơ

Giêhôva (tiếng Anh: Jehovah) là danh riêng của Đức Chúa Trời xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước và là danh của Đức Cha trong Ba Ngôi Chí Thánh: Đức Cha, Đức Con, Đức Thánh Linh. Bắt nguồn từ 4 phụ âm theo tiếng Hêbơrơ (יהוה, tiếng La Mã: YHWH),[1] là danh mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho Môise. Bản thân bốn chữ cái này được gọi là Tetragrammaton (tiếng Hy Lạp cổ đại: τετραγράμματον).[2] Danh “Giêhôva” trong Kinh Thánh được ghi chép lần đầu tiên ở Sáng Thế Ký 2:4, còn được gọi là “Giavê (tiếng Anh: Yahweh)”.

Ý nghĩa của danh “Giêhôva” được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Được phỏng đoán rằng bốn chữ cái יהוה trong danh của Đức Chúa Trời có nghĩa là “Ta là Đấng Tự Hữu (I AM WHO I AM)” trong sách Xuất Êdíptô Ký, là từ ngữ bắt nguồn bởi động từ “tồn tại (הָיָה, hayah)” trong tiếng Hêbơrơ.[3] Các học giả cho rằng từ đó có nghĩa là “Đấng làm cho mọi thứ tồn tại” (Yahweh-Asher-Yahweh).[4]

Phiên âm

Danh xưng Giêhôva không được gọi sau thời kỳ phu tù Babylôn, đặc biệt là từ thế kỷ thứ ba TCN. Lúc bấy giờ, người Giuđa đã tiếp nhận điều răn thứ ba trong Mười Điều Răn là “Ngươi chớ lấy danh Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi”[5] với suy nghĩ rằng không được gọi đích danh Đức Chúa Trời, và phổ biến tư tưởng rằng vì danh của Đức Chúa Trời rất chí thánh nên không được nói ra một cách tùy tiện.[4] Khi thờ phượngnhà hội, họ gọi Ngài là “Adonai” (אֲדֹנָי, Chúa tôi). Các học giả Masoretic người Do Thái đã tái bản nguyên bản Kinh Thánh tiếng Do Thái vào thế kỷ 6 - 10 đã biểu thị bằng cách kết hợp các nguyên âm của “Adonai” và “Êlôhim” vào từ יהוה (Yaweh-Giêhôva). Còn trong Bản Bảy Mươi, là bản dịch Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp, thì được dịch là ‘‘Kurios (Κύριος)’’, có nghĩa là “Chúa”.

Trong bản dịch Kinh Thánh tiếng Hàn thì được dịch là Đức Giêhôva (여호와, Bản tiếng Hàn sửa đổi), Chúa Đức Chúa Trời (주 하나님, Bản dịch mới chuẩn) và Giavê (야훼, Bản dịch cộng đồng). Hầu hết các bản dịch tiếng Anh (NIV, NASB, RSV, KJV) được dịch là “The LORD (Chúa)”, và bản dịch tiếng Đức cũng được dịch là “der Herr (Chúa)”. Còn bản dịch tiếng Pháp được biểu hiện là “l’Éternel”, nghĩa là “Đấng hằng sống”. Khi viết bằng ký tự La Mã, thì viết thành YHWH, YHVH, JHWH, JHVH.

Các cách gọi khác về Đức Chúa Trời

Thuật ngữ bao gồm “Giêhôva”

Công cuộc cứu rỗi của Đức Giêhôva

Dù Đức Cha, Đức Con, Đức Thánh Linh là một Đức Chúa Trời Cha (theo lẽ thật Ba Vị Thánh Nhất Thể), nhưng để cứu rỗi loài người, Ngài đã vận hành công cuộc cứu chuộc bằng những danh khác nhau vào mỗi thời đại. Giêhôva là danh của Đức Chúa Trời Đức Cha, Đấng làm công việc vào thời đại Cựu Ước.

Từ Ađam đến Thời kỳ trưởng tộc

Sự phạm tội của Ađam và Êva

Đức Giêhôva không nhậm tế lễ của Cain, mà chỉ nhậm tế lễ của Abên. Tác phẩm của Julius Schnorr von Carolsfeld) .

Sau khi dựng nên trời đất muôn vật, Đức Giêhôva đã sáng tạo người nam và người nữ (Ađam và Êva) bằng bụi đất và sanh khí, rồi đặt họ sống trong vườn Êđen. Trong vườn Êđen có trái sự sống mà nếu ăn thì được sự sống đời đời, thế nhưng bởi sự cám dỗ của con rắn, AđamÊva đã hái ăn trái thiện ác, là trái cây mà Đức Chúa Trời cấm.

Ađam và Êva đã sanh ra Cain và Abên. Sau đó, Cain dâng tế lễ lên Giêhôva Đức Chúa Trời bằng thổ sản, còn Abên thì lấy chiên con dâng làm tế lễ hy sinh. Đức Giêhôva đã không nhậm tế lễ của Cain mà nhậm lấy tế lễ của Abên.
(Chế độ tế lễ đổ huyết bắt đầu từ thời Abên, đã được truyền lại đến thời đại Môise và được văn tự hóa.[6][7][8] Điều này bày tỏ trước về sự cứu chuộc tội lỗi nhân loại bởi huyết báu của Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đã đến thế gian với tư cách là Chiên Con hầu gánh vác tội lỗi thế gian.[9][10])

Cứu rỗi Nôê khỏi trận đại hồng thủy

Gia đình Nôê đem các loài động vật vào tàu. Tác phẩm của Jacopo Bassano - Hoạ sĩ người Ý năm 1570.

Vào thời Nôê, tội ác đã đầy dẫy trên thế gian. Giêhôva Đức Chúa Trời đã phán xét thế gian bằng trận nước lụt. Ngài đã khiến cho Nôê - người công bình lúc bấy giờ đóng một con tàu trước cơn lũ lụt để cứu rỗi gia đình mình và các loài động vật trên đất.

Sau cơn nước lụt, con cháu của Nôê đã hiệp lại với tấm lòng kiêu ngạo để dựng nên tháp Babên chạm đến tận trời. Đức Chúa Trời làm lộn xộn ngôn ngữ vốn dĩ từng là một cho đến lúc ấy, khiến họ không thể nghe hiểu tiếng nói của nhau và bị tản ra khắp mọi nơi.

Đức Giêhôva lập giao ước cùng Ápraham

Trước khi Ápraham rời khỏi quê hương mình là Urơ, xứ Canhđê, Đức Giêhôva đã hiện ra với người và hứa rằng sẽ ban xứ Canaan làm cơ nghiệp.[11][12] Ápraham đã vâng phục lời phán ấy và hướng đến xứ Canaan.

Khi Ápraham 99 tuổi, Đức Giêhôva lập giao ước với Ápraham rằng Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của Ápraham và dòng dõi mà người sẽ sanh vào năm sau, rồi lấy phép cắt bì làm dấu hiệu của sự giao ước.[13]

Ysác và Giacốp được sinh ra theo lời hứa của Đức Chúa Trời

Khi Ápraham được 100 tuổi, thì Sara - vợ người, đã sanh một con trai là Ysác. Đức Giêhôva đã hứa cho Ysác kế tự cơ nghiệp của Ápraham.

Ysác lớn lên và sanh được hai con trai sinh đôi, là Êsau và Giacốp. Khi cặp song sinh vẫn còn trong bụng mẹ, Đức Chúa Trời đã lựa chọn người em trai là Giacốp, khiến cho người được nhận lấy quyền trưởng nam và nhận sự chúc phước. Để nhận được phước lành của Đức Chúa Trời, Giacốp đã phải chịu đựng nhiều sự đau đớn và khó khăn, sau này Giacốp được đặt tên là “Ysơraên (người vật lộn cùng Đức Chúa Trời và được thắng)”.

Sinh hoạt của dân Ysơraên tại xứ Êdíptô

Khi có cơn hạn hán lớn tại xứ Canaan, Đức Giêhôva đã cứu gia đình Giacốp bằng cách cho họ di cư đến Êdíptô (Ai Cập) thông qua Giôsép, con trai thứ mười một của Giacốp. Năm tháng trôi qua, 12 chi phái Ysơraên được hình thành từ 12 người con trai của Giacốp và trở thành một dân tộc lớn ở Êdíptô. Các Pharaôn của Êdíptô rất cảnh giác với họ, nên đã hà hiếp dân tộc Ysơraên và bắt họ làm nô lệ.[14]

Từ Xuất Êdíptô đến Thời đại các quan xét

Sinh hoạt đồng vắng 40 năm

Đức Giêhôva giáng lâm trên núi Sinai

Đức Giêhôva lập Môise làm đấng tiên tri và giải phóng người dân Ysơraên khỏi xứ Êdíptô. Ngài phân rẽ Biển Đỏ để dân Ysơraên đi ngang qua trên đất khô, Ngài ở cùng họ trong trụ mây vào ban ngày và trụ lửa vào ban đêm. Trong suốt quá trình sinh hoạt đồng vắng, Đức Chúa Trời đã ban lương thực được gọi là “mana” từ trời xuống cho dân Ysơraên.

Dân Ysơraên phải mất 40 năm mới đến được vùng đất hứa là xứ Canaan. Lịch sử 40 năm đồng vắng của người dân Ysơraên là thời gian rèn luyện để thử thách xem họ có đức tin vào Đức Chúa Trời và có vâng phục giao ước của Ngài hay không.[15]

Đức Giêhôva đã tuyên bố Mười Điều Răn trên núi Sinai vào năm mà họ ra khỏi xứ Êdíptô, và lập giao ước được gọi là “giao ước cũ” hay “luật pháp của Môise”. Đức Giêhôva phán rằng Ngài sẽ lấy những người vâng giữ giao ước và luật pháp là người dân của Ngài, và dạy dỗ cho người dân Ysơraên bằng giao ước và luật pháp trong suốt cuộc sống đồng vắng. Song, hầu hết những người ra khỏi Êdíptô đều ngã chết trong đồng vắng bởi đã lằm bằm, bất bình và từ bỏ giao ước của Đức Chúa Trời. Trong số những nam đinh đã ra khỏi Êdíptô, chỉ có GiôsuêCalép, cùng với thế hệ sinh ra trong đồng vắng là được đi vào xứ Canaan sau khi kết thúc 40 năm cuộc sống đồng vắng.

Tôn kính hình tượng vào thời đại Các Quan Xét

Khi dân Ysơraên đạt đến xứ Canaan, họ đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh rồi mới chinh phục được xứ Canaan. Thế nhưng, họ đã không thể đuổi hết được dân Canaan do làm trái lời của Đức Chúa Trời, kết quả là họ đã thờ lạy hình tượng theo dân Canaan. Vì tội lỗi ấy mà dân Ysơraên bị các dân tộc xung quanh hà hiếp và áp bức.

Đức Giêhôva lập nên các quan xét để giải cứu người dân Ysơraên. Thế nhưng, khi hòa bình được lập lại, thì dân Ysơraên lại quên Đức Chúa Trời và phạm tội. Vòng luẩn quẩn tội lỗi này cứ lặp đi lặp lại trong suốt thời đại các quan xét.

Thời đại vương quốc

Vương quốc thống nhất Ysơraên

Cuối thời kỳ Các Quan Xét, dân Ysơraên đòi phải lập lên một vua giống như các nước xung quanh. Đức Giêhôva đã lập Saulơ làm vua đầu tiên của Ysơraên. Đó là sự khởi đầu của vương quốc thống nhất Ysơraên.

Sau đó, Đức Giêhôva đã phế truất vua Saulơ vì ông đã không vâng phục, rồi Ngài lập Đavít lên làm vua. Đavít chiếm lấy thành Siôn, đặt Giêrusalem làm thủ đô mới, và di dời hòm giao ước của Đức Chúa Trời đến Giêrusalem. Vì Đavít vâng giữ luật pháp và giao ước của Đức Chúa Trời một cách trung tín, nên Ysơraên được hưởng sự bình an.

Thời đại Salômôn - con trai của Đavít là thời kỳ thịnh vượng của Ysơraên, đền thờ Giêrusalem cũng được dựng nên. Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ thống trị của mình, Salômôn đi theo các cung phi của mình và thờ lạy nhiều loại hình tượng (I Các Vua chương 1–11, II Sử Ký 1–9).

Phân chia vương quốc thành Nam Giuđa và Bắc Ysơraên

Vương quốc Nam Giuđa và Bắc Ysơraên

Sau khi Salômôn qua đời, Ysơraên bị chia thành Nam GiuđaBắc Ysơraên, nên cũng bị suy yếu đi.

Vương quốc Bắc Ysơraên đã phản bội giao ước của Đức Chúa Trời và thờ lạy hình tượng con bò vàng từ thời Giêrôbôam - vua đầu tiên của Bắc Ysơraên. Kể từ đó, họ cứ không ngừng hầu việc các thần ngoại bang như Baanh, Asêra v.v... và họ không thoát khỏi việc thờ lạy hình tượng. Bắc Ysơraên không được Đức Chúa Trời bảo hộ, nên đã bị diệt vong bởi Asiri vào khoảng năm 721 TCN.

Còn vương quốc Nam Giuđa đã nhận được sự bảo hộ của Đức Chúa Trời vì đôi khi các vua hầu việc Đức Chúa Trời một cách trung tín. Vua Giôsaphát đã đẩy lùi sự xâm lược của Môáp và Ammôn nhờ vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Vua Êxêchia đã bảo vệ được đất nước dưới sự xâm lược của Asiri bởi người đã giữ Lễ Vượt Qua mà đã không được giữ trong suốt thời gian dài.

Từ Phu tù tại Babylôn đến Hành trình trở về Giêrusalem

Vương quốc Nam Giuđa cũng đi đến hồi kết vì từ bỏ giao ước của Đức Chúa Trời, nên đã bị diệt vong bởi Babylôn (Tân Babylôn) vào khoảng năm 586 TCN. Người dân bị bắt đi làm phu tù, còn thủ đô Giêrusalem trở nên vùng đất hoang vu. Song, Đức Giêhôva cho lời tiên tri rằng họ sẽ trở về quê hương sau khi sinh hoạt phu tù 70 năm.[16]

Babylôn bị sụp đổ bởi đế quốc Pherơsơ (Ba Tư). Những người tin vào lời tiên tri và nhịn nhục ở Babylôn đã được trở về quê hương trong sự vui mừng và hân hoan, họ dốc sức xây dựng đền thờ Giêrusalem và dựng lại vách thành. Hơn nữa, họ nghĩ rằng nguyên nhân khiến họ bị xâm lược bởi ngoại bang và trở nên một dân không có đất nước là do họ đã từ bỏ giao ước và luật pháp của Đức Chúa Trời, nên họ đã nỗ lực để tuân thủ luật pháp một cách triệt để. Nỗ lực thể này của họ cứ thế tiếp nối cho đến khi Đức Chúa Jêsus đến.

Lịch sử đã qua là hình bóng của sự việc sẽ xảy đến

Lịch sử cứu rỗi mà Giêhôva Đức Chúa Trời dẫn dắt vào thời đại Cựu Ước bằng cách ban cho giao ước và luật pháp chính là hình bóng và mô hình cho thấy trước công cuộc cứu rỗi mà Đấng Mêsi, tức là Đấng Christ, sẽ đến thế gian này và tiến hành vào ngày sau.

Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật.

- Hêbơrơ 10:1

Các lời tiên tri mà Đức Giêhôva để lại trong Kinh Thánh qua các đấng tiên tri là chứng cớ để làm chứng rằng ai là Đấng Christ.

Các ngươi dò xem Kinh thánh (Kinh Thánh Cựu Ước), vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta (Jêsus) vậy.

- Giăng 5:39

Lịch sử đã qua ngày xưa được lặp lại và lời tiên tri được ứng nghiệm vào thời đại Tân Ước.[17][18] Hơn nữa, lịch sử 40 năm đồng vắng của người dân Ysơraên vào thời đại Cựu Ước, sự hưng vong thịnh suy của họ chính là tấm gương và giáo huấn cho thấy ai có thể nhận lãnh phước lành của Đức Chúa Trời vào thời đại Tân Ước.[19][20]

Đức Giêhôva đã lập giao ước và luật pháp cho người dân Ngài lựa chọn, và ban ân huệ cho người nào vâng phục bằng đức tin. Đấng Christ đến vào thời đại Tân Ước cũng đã lập ra giao ước mớiluật pháp của Đấng Christ, để ban phước lành cho những người giữ gìn giao ước mới ấy.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. “Exodus 3:15”. Bible Hub. וַיֹּאמֶר֩ עֹ֨וד אֱלֹהִ֜ים אֶל־מֹשֶׁ֗ה כֹּֽה־תֹאמַר֮ אֶל־בְּנֵ֣י יִשְׂרָאֵל֒ יְהוָ֞ה אֱלֹהֵ֣י אֲבֹתֵיכֶ֗ם אֱלֹהֵ֨י אַבְרָהָ֜ם אֱלֹהֵ֥י יִצְחָ֛ק וֵאלֹהֵ֥י יַעֲקֹ֖ב שְׁלָחַ֣נִי אֲלֵיכֶ֑ם זֶה־שְּׁמִ֣י לְעֹלָ֔ם וְזֶ֥ה זִכְרִ֖י לְדֹ֥ר דֹּֽר׃
  2. “Sáng Thế Ký 2:4”. Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giêhôva Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.
  3. “Xuất Êdíptô Ký 3:14–15”. Ðức Chúa Trời phán rằng: Ta là Ðấng Tự Hữu Hằng Hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Ysơraên như vầy: Ðấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi. Ðức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Ysơraên như vầy: Giêhôva, Ðức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Ðức Chúa Trời của Ápraham, Ðức Chúa Trời của Ysác, Ðức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời.
  4. 4,0 4,1 "Yahweh," Encyclopaedia Britannica
  5. “Xuất Êdíptô Ký 20:7”. Ngươi chớ lấy danh Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giêhôva chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.
  6. “Sáng Thế Ký 8:20–21”. Nôê lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ. Đức Giêhôva hưởng lấy mùi thơm.
  7. “Sáng Thế Ký 12:7”. Đức Giêhôva hiện ra cùng Ápram mà phán rằng: Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy! Rồi tại đó Ápram lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva, là Đấng đã hiện đến cùng người.
  8. “Sáng Thế Ký 15:9”. Đức Giêhôva đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu con.
  9. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
  10. “Rôma 3:23–25”. Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Ðấng Ðức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Ðấng ấy.
  11. “Sáng Thế Ký 12:1”. Vả, Đức Giêhôva có phán cùng Ápram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.
  12. “Công Vụ Các Sứ Đồ 7:2-3”. Êtiên trả lời rằng: Hỡi các anh, các cha, xin nghe lời tôi! Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng tổ chúng ta là Ápraham, khi người còn ở tại Mêsôbôtami, chưa đến ở tại Charan, mà phán rằng: Hãy ra khỏi quê hương và bà con ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.
  13. “Sáng Thế Ký 17:10”. Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì; ấy là giao ước mà các ngươi phải giữ, tức giao ước lập giữa ta và các ngươi, cùng dòng dõi sau ngươi.
  14. “Xuất Êdíptô Ký 1:1–22”.
  15. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:1–16”. Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng... để hạ ngươi xuống và thử ngươi, hầu về sau làm ơn cho ngươi.
  16. “Giêrêmi 25:11”. Cả đất nầy sẽ trở nên hoang vu gở lạ, các nước nầy sẽ phục sự vua Babylôn trong bảy mươi năm.
  17. “Truyền Đạo 1:9–10”. Điều chi đã có, ấy là điều sẽ có; điều gì đã làm, ấy là điều sẽ làm nữa; chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời. Nếu có một vật chi mà người ta nói rằng: Hãy xem, cái nầy mới, vật ấy thật đã có rồi trong các thời đời trước ta.
  18. “Êsai 46:10”. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý.
  19. “I Côrinhtô 10:5–11”. Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình... Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời.
  20. “Rôma 15:4”. Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta.