Giao ước mới

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Đức Chúa Jêsus đã lập ra giao ước mới tại buổi lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua.
Đức Chúa Jêsus đã lập ra giao ước mới tại buổi lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua.

Giao ước mới (tiếng Anh: New Covenant, Hán tự: 新約) theo nghĩa đen là “lời hứa mới”. Trong Cơ Đốc giáo, giao ước mới nghĩa là lời hứa mới mà Đức Chúa Jêsus Christ đã ban cho vì sự cứu rỗi của nhân loại. Mặt khác, giao ước được lập vào thời đại Môise được gọi là giao ước cũ (tiếng Anh: Old Covenant, Hán tự: 舊約) với ý nghĩa là “lời hứa từ thời xưa”. Từ cách biểu hiện như thế, các thuật ngữ như Kinh Thánh Tân Ước (New Testament) hay Kinh Thánh Cựu Ước (Old Testament) đã được xuất hiện.

Giao ước mới lần đầu được xuất hiện trong sách Giêrêmi của Kinh Thánh Cựu Ước. Giêhôva Đức Chúa Trời đã tiên tri rằng Ngài sẽ lập một giao ước mới. Đấng lập ra giao ước mới là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt, tức là Đức Chúa Jêsus. Trước khi chịu khổ nạn thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã lập giao ước mới tại buổi lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua cuối cùng mà Ngài giữ với các môn đồ. Còn trong sách Tin Lành Giăng được chép là “điều răn mới”.

Giao ước mới mà Đức Chúa Trời lập nên

Đức Giêhôva phán Ngài sẽ lập một giao ước mới

Đấng tiên tri Giêrêmi trong thời đại Cựu Ước đã tiên tri rằng Giêhôva Đức Chúa Trời sẽ lập một giao ước mới.

Ðức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa... Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Ðức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.

- Giêrêmi 31:31–33

Vì đã được phán rằng Ngài sẽ lập một giao ước mới, nên đây là lời tiên tri về thời đại Tân Ước. Đức Chúa Trời nhận định những người chép giao ước mới, tức luật pháp của Đức Chúa Trời vào trong lòng, những người giữ gìn giao ước mới là “dân Ta” và Ngài sẽ làm Đức Chúa Trời của những người ấy.

Đức Chúa Jêsus Christ lập giao ước mới

Lễ Vượt Qua là lẽ thật trọng tâm của giao ước mới. Pascal-Adolphe-Jean Dagnan-Bouveret, <Bữa ăn tối cuối cùng>, 1896

Đấng đã lập nên giao ước mới mà Đức Giêhôva trong thời đại Cựu Ước đã phán rằng Ngài sẽ trực tiếp lập nên, chính là Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt vì sự cứu rỗi của nhân loại. Ngài đã tuyên bố giao ước mới trong nghi thức lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua.

Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén (rượu nho) đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.

- Luca 22:15, 19–20

Đức Chúa Jêsus đã chỉ về rượu nho của Lễ Vượt Qua là biểu tượng cho huyết Ngài mà phán rằng đó là giao ước mới. Lời này có nghĩa rằng lẽ thật trọng tâm của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập ra chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới. Sở dĩ Lễ Vượt Qua được coi là trọng tâm của giao ước mới là vì trong Lễ Vượt Qua có chứa đựng tình yêu thương và sự hy sinh của Đấng Christ.

Trong lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, hôm trước ngày bị đóng đinh trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã hứa rằng bánh của Lễ Vượt Qua là thân thể Ngài sẽ bị xé trên thập tự giá, và rượu nho của Lễ Vượt Qua là huyết Ngài sẽ đổ ra trên thập tự giá. Thông qua Lễ Vượt Qua, chúng ta được ghi khắc tình yêu thương của Đấng Christ đã đảm đương khổ nạn sự chết để tha thứ tội lỗi của loài người. Vì thế, các sứ đồ nói rằng mỗi khi giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới, hãy rao sự chết của Chúa,[1] và cũng gọi đó là “chúc thơ” của Đấng Christ.

Nhân đó, Ngài (Đức Chúa Jêsus) là Ðấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ (bản gốc tiếng Gờréc: giao ước), thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ (giao ước) chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì.

- Hêbơrơ 9:15–17

Thời xưa, khi Môise truyền cho dân sự luật phápđiều răn của Đức Chúa Trời, dân sự đã hứa rằng sẽ vâng theo mọi lời phán ấy. Khi ấy, Môise đã rưới huyết của tế lễ hy sinh và lập giao ước (giao ước cũ) giữa Đức Chúa Trời và dân sự.[2][3] Kể cả khi thiết lập giao ước mới cũng cần có việc đổ huyết. Đức Chúa Jêsus Christ đã đổ huyết trên thập tự giá và trở nên của lễ chuộc tội cho nhân loại.[4] Theo như lời chép rằng “Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết”, Đức Chúa Jêsus ký kết lời hứa mới về sự cứu rỗi, tức là giao ước mới bởi sự chết của Ngài.

Giao ước mới là giao ước được lập bởi sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus. Vì thế, người giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới và ghi khắc trong lòng tình yêu thương cùng sự hy sinh của Đấng Christ sẽ trở thành “người dân của Đức Chúa Trời ghi tạc giao ước mới vào lòng”.

Giao ước cũ và giao ước mới

Giao ước cũ được ban bố tại núi Sinai, là lời báo cáo dưới đất, nhưng giao ước mới là lời báo cáo từ trên trời.Jean-Léon Gérôme, <Môise trên núi Sinai>, 1895–1900

Hình bóng và thực thể

Giao ước mới là thực thể của giao ước cũ, tức luật pháp của Môise. Giao ước cũ được lập nên như là mô hình và hình bóng của giao ước mới mà Đấng Christ sẽ lập ra trong tương lai. Vì vậy, thông qua luật pháp của giao ước cũ, chúng ta có thể hiểu biết về chế độ của giao ước mới là thực thể.

Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Ðức Chúa Trời trở nên trọn lành được.

- Hêbơrơ 10:1

Vào thời đại Cựu Ước, chiên hoặc dê được dâng làm của lễ hy sinh để tha tội cho người dân Ysơraên. Điều này là hình bóng cho thấy sự hy sinh trên thập tự giá của Đấng Christ để trở nên của lễ chuộc tội vì tội lỗi của nhiều người.[4] Lễ trọng thể trong Cựu Ước dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời cũng là hình bóng cho lễ trọng thể của giao ước mới kỷ niệm sự hy sinh của Đấng Christ.

Giao ước cũ được hoàn thành bởi giao ước mới

Giao ước mới là giao ước trọn vẹn mà Đức Chúa Jêsus đã làm nên trọn bằng cách thay đổi luật pháp cũ.[5] Đức Chúa Jêsus cũng phán rằng Ngài đến thế gian không phải để phá bỏ luật pháp, nhưng để làm trọn luật pháp.

Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.

- Mathiơ 5:17

Sứ đồ Phaolô bày tỏ rằng Đức Chúa Jêsus đã làm trọn lời tiên tri của Giêrêmi rằng “Đức Chúa Trời sẽ lập một giao ước mới”, và giao ước cũ sẽ dần tiêu mất đi bởi giao ước mới đã được lập.

Vì nếu ước thứ nhứt không thiếu gì, thì chẳng có chỗ nào lập ước thứ hai. Vả, trong những lời nầy thật có ý trách, là lời Đức Chúa Trời phán cùng dân Giuđa rằng: Chúa phán: kìa, nhựt kỳ đến, Khi đó ta sẽ cùng nhà Ysơraên và nhà Giuđa lập một ước mới... Chúa lại phán: Nầy là lời ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên trong Sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp ta trong trí họ Và ghi tạc vào lòng; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời họ, Họ sẽ làm dân ta... Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi.

- Hêbơrơ 8:7–10, 13

Ước thứ nhất, tức giao ước cũ có sự thiếu sót. Điều này nghĩa là loài người không thể nhận được sự cứu rỗi trọn vẹn thông qua luật pháp Môise, là giao ước cũ. Vì vậy, Đức Chúa Jêsus đã lập nên luật pháp trọn vẹn, là giao ước mới, hầu cho nhân loại có thể đạt đến sự cứu rỗi trọn vẹn. Sứ đồ Phaolô cũng gọi giao ước mới là luật pháp của Đấng Christ với ý nghĩa là luật pháp do Đức Chúa Jêsus lập nên.[6]

Giao ước mới được lập tại Siôn

“Đấng tiên tri Michê” được vẽ bởi Hubert van Eyck. Michê đã tiên tri rằng luật pháp của Đức Chúa Trời ra từ Siôn.

Giao ước cũ là giao ước được Đức Chúa Trời lập ra tại núi Sinai thông qua Môise mà người dân Ysơraên đã giữ gìn.[7][8] Còn giao ước mới được lập ra tại núi Siôn, nơi giữ các kỳ lễ trọng thể. Siôn là khu vực xung quanh thành Giêrusalem thuộc đất nước Giuđa. Thế nhưng về phần linh hồn, thì Siôn chỉ ra Hội Thánh giữ các kỳ lễ trọng thể của giao ước mới ở bất cứ nơi nào.[9] Hơn nữa, giao ước mới được giữ bởi nhiều dân tộc, chứ không chỉ dành cho dân tộc Ysơraên. Về điều này, các đấng tiên tri đã tiên tri như sau:

  • Êsai
“Sẽ xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ được lập vững trên đỉnh các núi, cao hơn các đồi. Mọi nước sẽ đổ về đó, và nhiều dân tộc sẽ đến mà nói rằng: Hãy đến; chúng ta hãy lên núi Đức Giêhôva, nơi nhà Đức Chua Trời của Giacốp: Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời Đức Giêhôva sẽ ra từ Giêrusalem.” (Êsai 2:2-3)
  • Michê
“Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.” (Michê 4:1-2)

Theo lời tiên tri, Đức Chúa Jêsus đã lập giao ước mới tại nơi cử hành lễ trọng thể Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ.[10] Khác với giao ước cũ tại núi Sinai được Đức Chúa Trời phán với giọng nghiêm kinh khủng trong áng mây mịt mịt ra khói, sự tối tăm, gió trốt cùng tiếng kèn thổi,[11] giao ước mới được lập nên một cách lặng lẽ tại phòng cao của Mác, nơi cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua. Song, sứ đồ Phaolô đã nói rằng giao ước cũ được ban bố tại núi Sinai là lời báo cáo dưới đất, còn giao ước mới được lập nên tại phòng cao của Mác là lời báo cáo từ trên trời.[12]

Luật lệ của giao ước mới

Những luật lệ mà Đức Chúa Jêsus đã thực hiện và lời mà Ngài đã dạy dỗ từ khi chịu phép Báptêm cho đến khi hy sinh trên thập tự giá chính là luật lệ của giao ước mới mà các thánh đồ phải làm theo.Bữa ăn tối cuối cùng và cuộc khổ nạn của Đấng Christ” được vẽ bởi Luca Signorelli, 1512–1520

Bởi sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus, ban của thầy tế lễ, tức chức tế lễ đã thay đổi thì đồng thời luật pháp cũng thay đổi.[13] Đấng chủ thể của giao ước mới (luật pháp được đổi mới), chính là Đức Chúa Jêsus Christ. Những lời mà Đức Chúa Jêsus đã trực tiếp dạy dỗ và những luật lệ Ngài đã giữ trong suốt 3 năm để làm bài học cho chúng ta chính là giáo huấn quan trọng mà các Cơ Đốc nhân phải thực tiễn. Đồng thời phải noi theo tấm gương về công việc và sự dạy dỗ của các sứ đồ, là những người được nhận sự dạy dỗ trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus.[14][15][16]

Phép Báptêm

Phép Báptêm là nghi thức được cử hành khi một người mong muốn trở thành Cơ Đốc nhân bằng cách làm ướt hoặc ngâm mình trong nước như một luật lệ để cởi bỏ thân thể tội lỗi và được sanh lại thành sự sống mới.[17][18] Trong thời đại Cựu Ước, người dân Ysơraên đã chịu phép cắt bì như là một dấu để trở thành người dân của Đức Chúa Trời.[19] Phép cắt bì trong Cựu Ước đã được hoàn thành bởi phép Báptêm trong Tân Ước.[20]

Đức Chúa Jêsus đã làm phép Báptêm cho nhiều người,[21] và phán dặn các môn đồ hãy làm phép Báptêm cho muôn dân.[22] Sứ đồ Phierơ, người nhận sự dạy dỗ trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus, đã giảng dạy rằng ai nấy phải chịu phép Báptêm để được tha tội,[23] còn sứ đồ Phaolô thì nói rằng chúng ta có thể nhận được sự sống mới thông qua phép Báptêm.[24] Như vậy, phép Báptêm chính là luật lệ của giao ước mới mà các thánh đồ vào thời đại Tân Ước phải gìn giữ để được cứu rỗi.[25]

Ngày Sabát của giao ước mới

Trong thời đại Cựu Ước, các thầy tế lễ đã bắt chiên và dâng tế lễ đổ huyết vào ngày Sabát.[26] Đến thời đại Tân Ước, bởi sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus là thực thể của con sinh,[27] chế độ ngày Sabát của giao ước mới đã được thay đổi thành phương thức dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.[28]

Đức Chúa Jêsus đã dùng Kinh Thánh mà giảng luận chứ không bắt chiên vào ngày Sabát, bởi đó Ngài cho thấy tấm gương dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật vào ngày Sabát.

Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.

- Luca 4:16

Sau thời kỳ Đức Chúa Jêsus, các sứ đồ cũng giữ ngày Sabát của giao ước mới theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus.[29][30]

Lễ Lều Tạm của giao ước mới

Đức Chúa Jêsus phán rằng sẽ ban nước sự sống cho người đàn bà Samari. Jan Steven van Calcar, <Đấng Christ và người đàn bà Samari>, 1508

Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Lều Tạm và hứa ban phước lành Thánh Linh như nước sống (nước sự sống).

Vả, ngày lễ của dân Giu đa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy;…

- Giăng 7:2, 37–39

Lễ Lều Tạm trong thời đại Cựu Ước là lễ trọng thể kỷ niệm công việc dựng nên đền tạm. Người dân giữ lễ bằng cách dựng nhà lều từ các nhánh cây và ở lại đó trong 7 ngày.[31] Còn Lễ Lều Tạm giao ước mới là Đại hội truyền đạo nhận lãnh Thánh Linh mà Đức Chúa Jêsus đã hứa và nhóm lại các thánh đồ được ví với các nguyên vật liệu của đền thờ.

Lễ Vượt Qua giao ước mới

Lẽ thật trọng tâm của giao ước mới chính là Lễ Vượt Qua. Vào thời đại Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã lập Lễ Vượt Qua bởi thịt và huyết của chiên con để giải phóng người dân Ysơraên khỏi ách nô lệ tại xứ Êdíptô (Ai Cập).[32] Vào thời đại Tân Ước, nhằm giải phóng nhân loại đang làm tôi mọi của sự chết,[33] Đức Chúa Jêsus đã đến thế gian với tư cách là thực thể của chiên Lễ Vượt Qua[34] và ban sự tha tội cho nhân loại bằng cách cho họ giữ gìn Lễ Vượt Qua bởi bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết Ngài.[35] Lễ Vượt Qua trong Cựu Ước được giữ bởi sự hy sinh của chiên con đã được hoàn thành bởi Lễ Vượt Qua giao ước mới được giữ bằng cách ăn bánh và uống rượu nho chứa đựng sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus.

Lễ Ngũ Tuần của giao ước mới

Lễ Ngũ Tuần là ngày giáng lâm của Thánh Linh mà Đức Chúa Jêsus đã hứa với các thánh đồ trước khi Ngài thăng thiên.[36] Thánh Linh đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần đã trở thành động lực cho công cuộc Tin Lành của Hội Thánh sơ khai.

Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ... Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói... Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptêm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh...

- Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-47

Tên gọi của Lễ Ngũ Tuần trong Cựu Ước là Lễ Bảy Tuần Lễ, là lễ trọng thể kỷ niệm ngày Môise lên núi Sinai để nhận hai bảng đá Mười Điều Răn lần thứ nhất.[37] Lễ Ngũ Tuần của giao ước mới đã được trọn vẹn bởi sự Đức Chúa Jêsus đổ Thánh Linh từ trên trời xuống vào ngày này.

Bảng so sánh giữa giao ước cũ và giao ước mới

Giao ước cũ Giao ước mới
Tuyên bố tại núi Sinai[38] Tuyên bố tại núi Siôn[39]
Chức tế lễ: Ban Arôn Chức tế lễ: Ban Mênchixêđéc[40]
Lời báo cáo ở dưới đất Lời báo cáo từ trên trời[41]

Lễ Vượt Qua Giữ bằng cách giết chiên[42]
Lễ Bánh Không Men Ăn bánh không men trong 7 ngày[43]
Lễ Trái Đầu Mùa Lấy bó lúa mì đầu tiên mà dâng lễ chay đưa vẫy[44]
Lễ Bảy Tuần Lễ Dâng của lễ chay mới[45]
Lễ Kèn Thổi Tuần lễ cầu nguyện[46]
Lễ Chuộc Tội Cầu nguyện thống hối[47]
Lễ Lều Tạm Nhóm hiệp thánh trong 7 ngày[48]

Lễ Vượt Qua Giữ bằng bánh và rượu nho[49]
Lễ Bánh Không Men Giữ Lễ Hoạn Nạn bằng cách kiêng ăn[50]
Lễ Phục Sinh Đức Chúa Jêsus phục sinh[51]
Lễ Ngũ Tuần Ngày giáng lâm của Thánh Linh[52]
Lễ Kèn Thổi Tuần lễ cầu nguyện
Lễ Chuộc Tội Cầu nguyện thống hối
Lễ Lều Tạm Đại hội truyền đạo trong 7 ngày[53]

Giao ước mới và điều răn mới

Bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới tượng trưng cho thịt và huyết báu của Đức Chúa Jêsus đã bị xé và đổ ra trên thập tự giá.Eugène Delacroix, <Đức Chúa Jêsus trên cây thập tự>, 1846

Trong Tin Lành Luca chương 22 chép rằng Đức Chúa Jêsus lập “giao ước mới”, còn trong Tin Lành Giăng chương 13 chép rằng Đức Chúa Jêsus ban cho “điều răn mới”.

Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.

- Giăng 13:34

Nơi Đức Chúa Jêsus lập ra “giao ước mới” là nơi cử hành nghi thức lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua.[54] Và nơi Ngài ban cho “điều răn mới” cũng là nơi cử hành nghi thức lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua.[55] Tức là hai lời này được ban cho vào cùng một thời điểm và tại cùng một địa điểm. Tuy là ghi chép về cùng một tình huống, nhưng trong sách Luca không có chỗ nào chép là điều răn mới, và trong sách Giăng cũng không có câu nào được chép là giao ước mới. Điều này là bởi giao ước mới và điều răn mới về căn bản là lời đồng nhất. Trong Kinh Thánh, giao ước và điều răn là giống nhau về căn bản. Đức Chúa Trời cũng gọi Mười Điều Răn mà Ngài ban cho Môise vào ngày xưa là “giao ước”.[56]

Nếu nhận biết nguyên lý của tình yêu thương được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua giao ước mới thì chúng ta cũng có thể hiểu ra rằng không có sự khác biệt giữa giao ước mới và điều răn mới. Lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua là nghi thức ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, hầu cho chúng ta nhận biết tình yêu thương của Đấng Christ, là Đấng đã hy sinh trên thập tự giá. Hơn nữa, các thánh đồ có thể yêu thương lẫn nhau như yêu chính bản thân mình nhờ dự phần vào thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus và được trở nên đồng một thân thể trong Ngài.[57] Việc nhận biết tình yêu thương cùng sự hy sinh của Đấng Christ và anh chị em cũng có thể yêu thương nhau một cách trọn vẹn chính là nguyên lý của tình yêu thương được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua giao ước mới. Do đó, giao ước mới khiến cho trở nên một thân thể trong Đấng Christ bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua, về căn bản là đồng nhất với “điều răn mới” mà Ngài phán rằng hãy yêu thương lẫn nhau.

Giao ước mới và Tin Lành

Tin Lành (Phúc Âm, 福音) nghĩa là “Tin tức tốt lành”, và Tin Lành trong Kinh Thánh Tân Ước nghĩa là Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus đã rao truyền trong ba năm kể từ khi Ngài chịu phép Báptêm cho đến khi hy sinh trên thập tự giá.[58] Tin Lành này cụ thể chính là giao ước mới. Sứ đồ Phaolô đã xưng mình là “người giúp việc của Tin Lành” đang rao truyền Tin Lành, đồng thời cũng gọi mình là “người giúp việc giao ước mới”.[59][60] Đó là vì Tin Lành và giao ước mới đều có chung ý nghĩa. Phép Báptêm, ngày Sabát, Lễ Vượt Qua, 3 kỳ 7 lễ trọng thể mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và thực tiễn chính là lẽ thật giao ước mới và là Tin Lành dẫn dắt nhân loại đến Nước Thiên Đàng.

Video liên quan

  • Giảng đạo: Giao ước mới được Ngài chép vào lòng

  • Giảng đạo: Những người giữ giao ước mới

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. “I Côrinhtô 11:23–26”. Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ đến ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lại lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
  2. “Xuất Êdíptô Ký 24:8”. Môise bèn lấy huyết rưới trên mình dân sự mà nói rằng: Ðây là huyết giao ước của Ðức Giêhôva đã lập cùng các ngươi y theo mọi lời nầy.
  3. “Hêbơrơ 9:18–22”. Ấy vậy, chính giao ước trước nào chẳng phải là không dùng máu mà lập. Lúc Môise phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng, mà nói rằng: Nầy là huyết của sự giao ước mà Ðức Chúa Trời đã dạy lập với các ngươi. Đoạn, người cũng lấy huyết ấy rảy đền tạm cùng mọi đồ thờ. Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.
  4. 4,0 4,1 Mathiơ 20:28 "Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người."
  5. “Hêbơrơ 7:12”. Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi.
  6. “I Côrinhtô 9:20-21”. Với người Giuđa, tôi ở như một người Giuđa, hầu được những người Giuđa; với những người dưới quyền luật pháp (luật pháp của Môise), (dầu chính tôi chẳng ở dưới quyền luật pháp), tôi cũng ở như kẻ dưới quyền luật pháp, hầu được những người dưới quyền luật pháp; với những người không luật pháp, (dầu đối với Ðức Chúa Trời tôi không phải là không luật pháp, vì tôi ở dưới luật pháp của Ðấng Christ), song tôi cũng ở như người không luật pháp, hầu được những người không luật pháp.
  7. Nêhêmi 9:13–14 “Chúa cũng giáng lâm tại trên núi Sinai, phán với chúng từ trên trời, ban cho chúng những luật lệ ngay thẳng, pháp độ chân thật, và những qui tắc cùng điều răn tốt lành. Chúa khiến cho chúng biết ngày sabát thánh của Chúa, cậy Môise, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp”
  8. “Xuất Êdíptô Ký 20:1–17”. … Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất... Ngươi chớ lấy danh Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giêhôva chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh... Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi... Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình. Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi.
  9. “Êsai 33:20–22”. Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta!... Thật, Ðức Giêhôva là quan xét chúng ta, Ðức Giêhôva là Ðấng lập luật cho chúng ta, Ðức Giêhôva là vua chúng ta; chính Ngài sẽ cứu chúng ta.
  10. Luca 22:15, 19–20 “Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”
  11. “Xuất Êdíptô Ký 24:12–18”. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự... Cảnh trạng của sự vinh quang Đức Giêhôva nơi đỉnh núi, trước mặt dân Ysơraên, khác nào như đám lửa hừng. Môise vào giữa đám mây, lên núi, ở tại đó trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.
  12. Hêbơrơ 12:25 “Anh em hãy giữ, chớ từ chối Ðấng phán cùng mình; vì nếu những kẻ kia cự Ðấng truyền lời báo cáo ở dưới đất, còn không tránh khỏi thay, huống chi chúng ta, nếu cự Ðấng truyền lời báo cáo từ trên trời, thì càng không tránh khỏi được.”
  13. “Hêbơrơ 7:12”. Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi.
  14. “Giăng 13:15”. Vì ta (Đức Chúa Jêsus) đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.
  15. “Mathiơ 28:20”. và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta (Đức Chúa Jêsus) đã truyền cho các ngươi...
  16. “Philíp 4:9”. Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi (sứ đồ Phaolô) và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em.
  17. “Côlôse 2:12”. Anh em đã bởi phép báptêm được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại.
  18. “I Phierơ 3:21”. Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em...
  19. “Sáng Thế Ký 17:10–14”. Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì; ấy là giao ước mà các ngươi phải giữ, tức giao ước lập giữa ta và các ngươi, cùng dòng dõi sau ngươi. Các ngươi phải chịu cắt bì; phép đó sẽ là dấu hiệu của sự giao ước giữa ta cùng các ngươi...
  20. “Thơ gửi cho người Côlôse 2:11–12”. (Bản dịch Hiệu đính). Trong Ngài, anh em cũng nhận cắt bì, không phải do tay con người thực hiện, nhưng là sự cắt bì bởi Đấng Christ, tức là sự lột bỏ bản tính xác thịt của chúng ta. Anh em đã được chôn với Ngài trong báptêm...
  21. “Giăng 3:22”. Kế đó, Ðức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báptêm.
  22. “Mathiơ 28:19”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ.
  23. “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38”. Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh.
  24. “Rôma 6:3–4”. Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báptêm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.
  25. “Mác 16:16”. Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.
  26. “Dân Số Ký 28:9–10”. Ngày sabát, ngươi phải dâng hai chiên con đực giáp năm, không tì vít, và hai phần mười êpha bột lọc nhồi dầu làm của lễ chay với lễ quán cặp theo. Ấy là của lễ thiêu về mỗi ngày sabát, ngoại trừ của lễ thiêu hằng hiến và lễ quán cặp theo.
  27. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
  28. “Giăng 4:24”. Ðức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.
  29. “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2”. Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát bàn luận với họ.
  30. “Công Vụ Các Sứ Đồ 18:4”. Hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc.
  31. “Lêvi Ký 23:34–43”. Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva... Bữa thứ nhứt, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm và cây dương liễu, rồi vui mừng trong bảy ngày trước mặt Giêhôva, Ðức Chúa Trời của các ngươi... Hết thảy ai sanh trong dòng Ysơraên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày...
  32. “Xuất Êdíptô Ký 12:5–33”. Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi, đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng Ysơraên sẽ giết nó... Trong đêm đó, Pharaôn bèn đòi Môise và Arôn mà phán rằng: Hai ngươi và dân Ysơraên hãy chờ dậy, ra khỏi giữa vòng dân ta mà đi hầu việc Đức Giêhôva, như các ngươi đã nói. Cũng hãy dẫn bò và chiên đi, như lời các ngươi đã nói, và cầu phước cho ta nữa. Người Êdíptô thúc giục dân Ysơraên ra khỏi xứ mau mau, vì nói rằng: Chúng ta đều chết hết!
  33. “Rôma 6:16–23”. ... Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình! Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi... Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
  34. “I Côrinhtô 5:7–8”. … Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ...
  35. “Mathiơ 26:19, 26–28”. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
  36. “Công Vụ Các Sứ Đồ 1:4–9”. Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giêrusalem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói... Nhưng khi Ðức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất. Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó tìm xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa.
  37. “Xuất Êdíptô Ký 24:12-18”. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự... Môise vào giữa đám mây, lên núi, ở tại đó trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.
  38. “Nêhêmi 9:13–14”. Chúa cũng giáng lâm tại trên núi Sinai, phán với chúng từ trên trời, ban cho chúng những luật lệ ngay thẳng, pháp độ chân thật, và những qui tắc cùng điều răn tốt lành. Chúa khiến cho chúng biết ngày Sabát thánh của Chúa, cậy Môise, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, quy tắc và luật pháp.
  39. “Michê 4:1–2”. Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.
  40. “Hêbơrơ 7:11–12”. Nếu có thể được trọn vẹn bởi chức tế lễ của người Lêvi (vì luật pháp ban cho dân đang khi còn dưới quyền chức tế lễ), thì cớ sao còn cần phải dấy lên một thầy tế lễ khác, lập theo ban Mênchixêđéc, không theo ban Arôn? Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi.
  41. “Hêbơrơ 12:25”. Anh em hãy giữ, chớ từ chối Ðấng phán cùng mình; vì nếu những kẻ kia cự Ðấng truyền lời báo cáo ở dưới đất, còn không tránh khỏi thay, huống chi chúng ta, nếu cự Ðấng truyền lời báo cáo từ trên trời, thì càng không tránh khỏi được.
  42. “Xuất Êdíptô Ký 12:5–11”. Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi, đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng Ysơraên sẽ giết nó... ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva.
  43. “Xuất Êdíptô Ký 12:15”. Trong bảy ngày phải ăn bánh không men…
  44. “Lêvi Ký 23:10–11”. Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Khi nào các ngươi đã vào xứ mà ta sẽ ban cho, và đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau lễ sabát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Ðức Giêhôva, hầu cho bó lúa đó được nhậm.
  45. “Lêvi Ký 23:15–17”. Kể từ ngày sau lễ sabát, là ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại, các ngươi sẽ tính bảy tuần lễ trọn: các ngươi tính năm mươi ngày cho đến ngày sau của lễ sabát thứ bảy, thì phải dâng một của lễ chay mới cho Ðức Giêhôva. Các ngươi hãy từ nhà mình đem đến hai ổ bánh đặng làm của lễ dâng đưa qua đưa lại; bánh đó làm bằng hai phần mười bột lọc hấp có pha men: ấy là của đầu mùa dâng cho Đức Giêhôva.
  46. “Lêvi Ký 23:24”. Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy.
  47. “Lêvi Ký 23:27–28”. Ngày mồng mười tháng bảy nầy là ngày lễ chuộc tội; các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; hãy ép tâm hồn mình và dâng cho Ðức Giêhôva các của lễ dùng lửa dâng lên. Ngày đó chẳng nên làm công việc nào, vì là ngày chuộc tội, trong ngày đó phải làm lễ chuộc tội cho các ngươi trước mặt Giêhôva, Ðức Chúa Trời mình.
  48. “Lêvi Ký 23:34”. Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva...
  49. “Luca 22:15, 19–20”. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
  50. “Mathiơ 9:15”. Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Trong khi chàng rể còn ở với bạn hữu đến mừng cưới, thì những bạn hữu đó có thể nào buồn rầu được ư? Nhưng đến ngày nào chàng rể sẽ bị đem đi khỏi họ, thì họ mới kiêng ăn.
  51. “I Côrinhtô 15:20”. Nhưng bây giờ, Ðấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.
  52. “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1–4”. Ðến ngày lễ Ngũ tuần... Hết thảy đều được đầy dẫy Ðức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Ðức Thánh Linh cho mình nói.
  53. “Giăng 7:2, 37–39”. Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy…
  54. “Luca 22:20–34”. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén (rượu nho Lễ Vượt Qua) đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra... Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phierơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta.
  55. “Giăng 13:34–38”. Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy... Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, sao hiện bây giờ tôi không thể theo Chúa được? Tôi liều sự sống tôi vì Chúa! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi liều sự sống ngươi vì ta sao! Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi gà chưa gáy, ngươi đã chối ta ba lần!
  56. “Xuất Êdíptô Ký 34:28”. ... Ðức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn.
  57. “I Côrinhtô 10:16–17”. Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Ðấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Ðấng Christ sao? Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh.
  58. “Mathiơ 4:23”. Ðức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Ðức Chúa Trời...
  59. “Côlôse 1:23”. ... chính tôi, Phaolô, là kẻ giúp việc của Tin lành.
  60. “II Côrinhtô 3:6”. Và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới...