Ðức Chúa Trời Cha

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Ví dụ về người con hoang đàng cho chúng ta biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời Cha.
“Sự trở về của đứa con hoang đàng” của Rembrandt Harmenszoon Van Rijn, 1669

Đức Chúa Trời Cha (Tiếng Anh: God the Father) là tên gọi thông thường mà các Cơ Đốc nhân sử dụng để gọi Đức Chúa Trời, cũng là từ chỉ về Đức Chúa Trời mang hình nam. Thời điểm Đức Chúa Trời chính thức được gọi là Cha là sau khi Đức Chúa Jêsus Christ đến. Sau khi Đức Chúa Jêsus gọi Đức Chúa Trời là “Cha chúng tôi ở trên trời”, các thánh đồ cũng gọi Đức Chúa Trời là “Cha”.

Khi chúng ta phân biệt Đức Chúa Trời là Đức Cha, Đức ConĐức Thánh Linh thì Đức Giêhôva được gọi là Đức Chúa Trời Cha. Tuy nhiên, theo lẽ thật Kinh Thánh về Ba Vị Thánh Nhất Thể thì Đức Cha Giêhôva, Đức Con Jêsus và Đức Thánh Linh về cơ bản đều cùng là Đức Chúa Trời Cha.

Lý do Đức Chúa Trời được gọi là Cha

Ví dụ của Đức Chúa Jêsus

Đức Chúa Jêsus dạy rằng Đức Chúa Trời là Cha chúng ta.
“Bài giảng trên núi” của Carl Bloch

Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng tuyệt đối mà loài người không dám đến gần.[1]  Trong Kinh Thánh Cựu Ước, đôi chỗ Đức Chúa Trời được gọi là Cha,[2][3][4] nhưng hầu hết đều được ghi chép là “Chúa (主, The Lord)”.[5] Biểu hiện “Chúa” cho thấy một cách rõ ràng mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và người dân Ysơraên là mối quan hệ giữa chủ nhân và đầy tớ, giữa vua và người dân. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus đã gọi Đức Chúa Trời thể ấy là “Cha”.

Các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.

- Mathiơ 6:9

Việc Đức Chúa Jêsus gọi Đức Chúa Trời là Cha được ghi lại xuyên suốt trong các sách Tin Lành.

  • “Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng người rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy.” (Mathiơ 16:17)
  • “Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi.” (Mác 11:25)
  • “Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài.” (Luca 23:34)
  • “Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.” (Giăng 5:17)
  • “chúng tôi chỉ có một Cha, là Đức Chúa Trời.” (Giăng 8:41)

Vâng theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai đã tiếp nhận Đức Chúa Trời là Cha phần hồn của họ rồi gọi Ngài là Đức Chúa Trời Cha.

Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kinh sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?

- Hêbơrơ 12:9


Con cái của Đức Chúa Trời Cha

“Đức Chúa Trời Cha” không đơn thuần chỉ là biểu hiện gần gũi để gọi Đức Chúa Trời. Điều này cho chúng ta biết mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và các thánh đồ là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

“Cha” là danh xưng được sử dụng trong mối quan hệ gia đình, dùng để chỉ người đàn ông đã sinh ra con cái. Sự tồn tại của “cha” là vì có con cái. Lý do Đức Chúa Trời được gọi là Cha cũng giống như vậy. Những thánh đồ tin Đức Chúa Trời một cách đúng đắn và gọi Ngài là Cha sẽ trở thành con cái của Đức Chúa Trời.

Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời... Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng tacon cái Đức Chúa Trời...

- I Giăng 3:1-3


Ba Vị Thánh Nhất Thể, một Ðấng Ðức Chúa Trời Cha

Ba Vị Thánh Nhất Thể

Có thể hiểu biết về Ba Vị Thánh Nhất Thể thông qua sự biến hóa trạng thái của nước
Có thể hiểu biết về Ba Vị Thánh Nhất Thể thông qua sự biến hóa trạng thái của nước

Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Ba Vị Thánh Nhất Thể (聖三位一體, Trinity) có nghĩa là Đức Cha Giêhôva, Đức Con Jêsus Christ và Đức Thánh Linh không phải là các Đấng riêng biệt mà là một Đấng. Cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều giải thích rằng Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là một Đức Chúa Trời Cha.

Đức Cha

Đức Cha (聖父) là “thánh phụ” trong chữ Hán, có nghĩa là “cha chí thánh”.

Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh về bản chất đều là Đức Chúa Trời Cha, nhưng tùy theo thời đại Ngài làm công việc mà có danh khác nhau.[6] Trước khi Đức Chúa Jêsus Christ đến thế gian, Đức Chúa Trời đã làm việc vào thời đại Đức Cha với danh là Giêhôva.[7]

Đức Con

Đức Con (聖子) là “thánh tử” trong chữ Hán, có nghĩa là “con trai thánh”, dùng để chỉ về Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến với tư cách là Con trai của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Cha đã giáng sinh trên thế gian này với danh “Jêsus”.[8][9] Đức Chúa Jêsus vốn là Đức Chúa Trời Cha, nhưng Ngài đã mặc lấy xác thịt và sống cuộc đời với tư cách là Con trai của Đức Chúa Trời để làm tấm gương đức tin cho các thánh đồ, là các con cái của Ngài.[10]

Ðức Thánh Linh

Đức Thánh Linh (聖靈) có nghĩa là Đức Chúa Trời Thánh Linh. Ngài không phải là lực hoạt động vô hình, nhưng đích thân Ngài cầu xin và lo lắng cho các thánh đồ.[11][12] Với tư cách là Đức Chúa Trời Cha theo Ba Vị Thánh Nhất Thể, Ngài đã vận hành công việc cứu rỗi từ thuở ban đầu cho đến giờ, cũng đã nhập thể trong xác thịt thành Đức Chúa Jêsus vào 2000 năm trước. Hơn nữa, Đức Thánh Linh chính là Đấng Christ đến lần nữa trên thế gian trong xác thịt vào những ngày sau rốt và ban cho nhân loại nước sự sống, tức là sự cứu rỗi.[13]

Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ

Danh xưng “Đức Chúa Trời Cha” ngụ ý về sự tồn tại của “Đức Chúa Trời Mẹ”. Trong quan niệm chung về gia đình, “được làm cha” nghĩa là có con cái gọi người đó là cha, và “có con” nghĩa là có mẹ ban sự sống cho con. Nếu có Đức Chúa Trời Cha và các thánh đồ là con của Đức Chúa Trời, thì cũng phải có Đức Chúa Trời Mẹ.

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

- Galati 4:26

“Trên cao” có nghĩa là ở trên trời, và “chúng ta” là các thánh đồ sẽ được cứu rỗi. Giống như có Cha chúng ta ở trên trời[14] thì cũng có Mẹ chúng ta ở trên trời. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đang tiến hành lịch sử với tư cách là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Trong sách Khải Huyền, Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã được tiên tri là Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng ban nước sự sống.[13] Nước sự sống cần thiết cho sự sống phần linh hồn nghĩa là lời của Đức Chúa Trời. Đấng có thể ban nước sự sống cho nhân loại duy chỉ là Đức Chúa Trời mà thôi.[15][16] Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha, và Vợ Mới được miêu tả là Giêrusalem trên trời, chính là Đức Chúa Trời Mẹ.[17][18] Vào những ngày sau rốt, Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ đến thế gian này để cứu rỗi nhân loại.


Video liên quan

  • Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. “Xuất Êdíptô Ký 20:18-19”. Vả, cả dân sự nghe sấm vang, tiếng kèn thổi, thấy chớp nhoáng, núi ra khói, thì run rẩy và đứng cách tận xa. Dân sự bèn nói cùng Môise rằng: Chính mình người hãy nói cùng chúng tôi thì chúng tôi sẽ nghe; nhưng cầu xin Ðức Chúa Trời chớ phán cùng, e chúng tôi phải chết chăng
  2. “Êsai 63:16”. Thật Ngài là Cha chúng tôi, dầu Ápraham chẳng biết chúng tôi, Ysơraên cũng chẳng nhận chúng tôi; hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời.
  3. “Êsai 64:8”. Hỡi Đức Giêhôva, dầu vậy, bây giờ Ngài là Cha chúng tôi! Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm chúng tôi; chúng tôi thảy là việc của tay Ngài.
  4. “Thi Thiên 89:26”. Chúa là Cha tôi, Là Đức Chúa Trời tôi, và là hòn đá về sự cứu rỗi tôi
  5. “Nêhêmi 1:10”. Vả, chúng là các tôi tớ và dân sự của Chúa, mà Chúa đã cậy quyền năng và tay mạnh mẽ mà chuộc lại.
  6. “Mathiơ 28:19–20”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.
  7. “Xuất Êdíptô Ký 3:15”. Đức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Ysơraên như vầy: Giêhôva, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời.
  8. “Êsai 9:5”. Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Ðấng Lạ lùng, là Ðấng Mưu luận, là Ðức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Ðời đời, là Chúa Bình an.
  9. “Luca 1:31–32”. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Ðấng Rất Cao; và Chúa, là Ðức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Ðavít là tổ phụ Ngài.
  10. “Giăng 13:15”. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.
  11. “Rôma 8:26–27”. Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.
  12. “Êphêsô 4:30”. Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời,
  13. 13,0 13,1 “Khải Huyền 22:17”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
  14. “Mathiơ 6:9”. Lạy Cha chúng tôi ở trên trời;
  15. “Giêrêmi 17:13”. vì họ đã bỏ suối nước sống, tức là Đức Giêhôva
  16. “Khải Huyền 21:5-7”. Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật... Ta là Anpha và Ômêga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không... ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta.
  17. “Khải Huyền 21:9-10”. Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,
  18. “Galati 4:26”. Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta