An Xang Hồng

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 07:21, ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
An Xang Hồng
AhnSahnghong
Đấng An Xang Hồng chấp lễ Lễ Vượt Qua năm 1984
Đấng An Xang Hồng chấp lễ Lễ Vượt Qua năm 1984
Giáng sinhNgày 13 tháng 1 năm 1918
Jangsu-gun, Jeollabuk-do, Đại Hàn Dân Quốc
Thăng thiênNgày 25 tháng 2 năm 1985
BáptêmNgày 16 tháng 12 năm 1948
Nakseom, Incheon
Hội Thánh thành lậpHội Thánh của Đức Chúa Trời
Hoạt độngKhôi phục lẽ thật giao ước mới
Làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ
Người kế nhiệmMục sư Kim Joo Cheol
WebsiteĐấng Christ An Xang Hồng

Đấng An Xang Hồng (安商洪, AhnSahnghong) là Đấng Christ đã tái lâm tại Đại Hàn Dân Quốc để cứu rỗi nhân loại theo lời tiên tri Kinh Thánh. 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ cũng đã giáng sanh tại Bếtlêhem, nước Ysơraên theo lời tiên tri Kinh Thánh và trải ra công cuộc Tin Lành. Kinh Thánh là chứng cớ duy nhất cho biết Đấng Christ là ai.[1] Kinh Thánh đã ghi chép nhiều lời tiên tri về Đấng Christ mặc lấy xác thịt mà đến thế gian này lần thứ hai như: lời tiên tri về ngôi vua Đavít, ví dụ về cây vả, sứ mệnh của Êli v.v... Đấng làm ứng nghiệm hết thảy mọi lời tiên tri ấy là Đấng An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã khôi phục trọn vẹn lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra vào 2000 năm trước và lập lại Hội Thánh của Đức Chúa Trời theo nguyên mẫu của Hội Thánh sơ khai, Ngài đã tuyên bố về Đức Chúa Trời Mẹ là sự mầu nhiệm cuối cùng trong Kinh Thánh vào lúc cuối cuộc đời Tin Lành.[2]

Tiểu sử[3]

  • Năm 1918   Giáng sinh vào ngày 13 tháng 1 (Myeongdeok-ri, Janggye-myeon[4], Jangsu-gun, Jeollabuk-do, Đại Hàn Dân Quốc)
  • Năm 1948   Chịu phép Báptêm ngày 16 tháng 12 (Nakseom, Incheon)
  • Năm 1955   Xuất bản “Tháo ấn bảy tiếng sấm”
  • Năm 1964   Thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Haeundae-gu, Busan)
  • Năm 1970   Thành lập 4 Hội Thánh trên toàn quốc
  • Năm 1980   Thành lập 13 Hội Thánh trên toàn quốc
                   Phát hành “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”
  • Năm 1981   Phỏng vấn “Tuần san tôn giáo”: Báo trước về Công việc của Đấng Christ và về sự qua đời
  • Năm 1984   Chấp lễ Lễ Vượt Qua cuối cùng (Seoul)

                          Tuyên bố Đức Chúa Trời Mẹ

                          Công bố người kế nhiệm: Mục sư Kim Joo Cheol

  • Năm 1985   Thăng thiên ngày 25 tháng 2

Cuộc đời của Đấng An Xang Hồng[3]

Năm 1918 Giáng sinh

Đấng An Xang Hồng đã giáng sinh vào ngày 13 tháng 1 năm 1918 tại Myeongdeok-ri, Janggye-myeon, Jangsu-gun, Jeollabuk-do, Đại Hàn Dân Quốc, là đất nước đầu cùng đất phương Đông.

Năm 1918, tình hình thế giới vô cùng hỗn loạn. Ít nhất 20 triệu người đã thiệt mạng trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), do các nước châu Âu và các cường quốc theo chủ nghĩa đế quốc gây ra.[5] Khi chiến tranh kết thúc, nỗi sợ hãi dịch bệnh bao trùm cả thế giới. Dịch cúm Tây Ban Nha là bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất thế kỷ 20. Việc trưng dụng và di chuyển quân sự quy mô lớn vì chiến tranh đã khiến cho dịch cúm lây lan thành đại dịch, với số người chết ước tính từ 50 đến 100 triệu người. Bán đảo Triều Tiên cũng không tránh khỏi tai vạ này. Theo thống kê năm 1918, có 2.884.000 người trong số 17,59 triệu dân số trên Bán đảo Triều Tiên bị nhiễm cúm Tây Ban Nha, trong đó 140.000 người đã tử vong.[6]

Hàn Quốc, quốc gia bị đế quốc Nhật tước đoạt chủ quyền vào năm 1910, lúc bấy giờ đang phải chịu sự áp bức và nghèo đói cùng cực. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng do Nhật Bản tịch thu thóc gạo, ngũ cốc. Năm 1939, khi Nhật Bản đang ở đỉnh cao của chế độ áp bức thống trị, Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) nổ ra . Cuộc chiến này gây ra thiệt hại chưa từng có trong lịch sử loài người, số người chết ước tính lên đến 55 triệu người.[7] Với tư cách là quốc gia phe Trục trong Đại chiến thế giới II, Nhật Bản đã bắt buộc cưỡng chế người Hàn Quốc tham chiến thông qua việc tuyển binh, trưng dụng, đồng thời tịch thu lương thực và kể cả quân nhu trên Bán đảo Triều Tiên.[8]

Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đen tối như thế, chỉ vì sự cứu rỗi của nhân loại mà Đấng An Xang Hồng đã phải chịu đựng thời kỳ thống khổ không có tự do và hòa bình.[9]

Năm 1948  Chịu phép Báptêm

Năm nước Ysơraên độc lập

Đấng An Xang Hồng bắt đầu cuộc đời Tin Lành sau khi chịu phép Báptêm vào năm 1948, khi Ysơraên - nước được ví với cây vả giành được độc lập.
Đấng An Xang Hồng bắt đầu cuộc đời Tin Lành sau khi chịu phép Báptêm vào năm 1948, khi Ysơraên - nước được ví với cây vả giành được độc lập.

Đấng An Xang Hồng đã chịu phép Báptêm vào ngày 16 tháng 12 năm 1948 tại Nakseom, Incheon (hiện tại là Yonghyeon-dong, Michuhol-gu).

Sở dĩ Ngài chịu phép Báptêm lúc 30 tuổi vào năm 1948 là để làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh. Năm 1948 là năm mà nước Ysơraên độc lập một cách kỳ tích, dù đã từng biến mất trong lịch sử suốt 1900 năm. Đây là dấu hiệu cho biết về sự xuất hiện của Đấng Christ Tái Lâm theo lời ví dụ về cây vả. Vì Đấng Christ ngự trên ngôi của Đavít nên Ngài phải chịu phép Báptêm vào năm 30 tuổi giống như Đavít đã lên ngôi vào lúc 30 tuổi. Đấng An Xang Hồng đã chịu phép Báptêm vào năm 30 tuổi, tức là năm 1948 và bắt đầu cuộc đời Tin Lành của Đấng Christ Tái Lâm.

Năm 1948 là năm có ý nghĩa sâu sắc kể cả trong lịch sử của Đại Hàn Dân Quốc. Năm 1945, Hàn Quốc tìm lại được chủ quyền đã mất vào tay Nhật Bản và dần hồi phục. Đến năm 1948, chính phủ Hàn Quốc được thành lập sau khi hiến pháp được ban hành, lấy quốc hiệu là Đại Hàn Dân Quốc. Về phần linh hồn, năm 1948 là năm mang tính lịch sử vì lẽ thật từng bị che khuất bởi giáo lý giả dối từ sau thời đại sứ đồ được tỏ ra bởi sự xuất hiện của Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng.

Bắt đầu cải cách tôn giáo trọn vẹn

Kinh Thánh và sổ giảng đạo chép tay của Đấng An Xang Hồng
Kinh Thánh và sổ giảng đạo chép tay của Đấng An Xang Hồng

Đương thời, là thời kỳ mà lẽ thật của Hội Thánh sơ khai bị biến mất hết thảy trong thời đại tối tăm tôn giáo, và chỉ có ngày Sabát được tỏ ra một cách mờ nhạt. Năm 1947, Đấng An Xang Hồng gia nhập Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật (Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm) là nơi giữ ngày Sabát chứ không phải thờ phượng Chủ nhật, và Ngài chịu phép Báptêm vào năm sau đó khi được 30 tuổi. Việc Ngài chịu phép Báptêm ở Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm là để ứng nghiệm lời tiên tri về “Hội Thánh Laođixê” rằng “Ta đứng ngoài cửa mà gõ”.[10]

Đấng An Xang Hồng chỉ trích sai lầm của họ từ khi còn trong giáo hội Cơ Đốc phục lâm và rao truyền tin tức đặc biệt của sự cứu rỗi như vấn đề linh hồn, luật pháp thức ăn trong Kinh Thánh, ngày Sabát trọn vẹn. Kể từ sau đó, nhằm sửa lại giáo lý của các hội thánh vốn có ngày nay đã đánh mất điều răn của Đức Chúa Trời, Ngài đã nỗ lực cải cách lẽ thật, cải cách tôn giáo trọn vẹn.[11]

Công việc Tin Lành 37 năm

Bên trong “Sảnh Đức Chúa Trời Cha” - Phòng triển lãm số 5 Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời Những lời tiên tri, công việc và di vật của Đấng An Xang Hồng được trưng bày tại đây.
Bên trong “Sảnh Đức Chúa Trời Cha” - Phòng triển lãm số 5 Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời Những lời tiên tri, công việc và di vật của Đấng An Xang Hồng được trưng bày tại đây.

Thời gian trị vì 40 năm của Đavít là lời tiên tri về cuộc đời Tin Lành của Đấng Christ. Tuy nhiên, cuộc đời Tin Lành của Đức Chúa Jêsus chỉ kéo dài trong 3 năm. Thời gian 37 năm còn lại là lời tiên tri được hoàn thành bởi Đấng Christ Tái Lâm. Đấng An Xang Hồng chịu phép Báptêm lúc 30 tuổi vào năm 1948, Ngài đã hiến thân hy sinh để khôi phục lẽ thật giao ước mới và cứu rỗi linh hồn, cho đến tận khi lời tiên tri về cuộc đời Tin Lành của Đấng Christ Tái Lâm trong 37 năm được kết thúc vào năm 1985.

Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ

Chiến tranh Triều Tiên (Chiến tranh 25/6) nổ ra năm 1950. Quân đội Bắc Hàn vượt qua vĩ tuyến 38 vào sáng sớm ngày 25 tháng 6, đã chiếm được thủ đô Seoul của Nam Hàn trong khoảnh khắc và tiếp tục tiến xuống phía Nam. Sau một tháng, họ tiến vào thành phố Daejeon và sau khi chiếm được Daegu, Masan, Pohang, họ đã tiến về Busan. Bởi sự phản công của quân đội Hàn Quốc và quân đồng minh Liên Hiệp Quốc, quân đội Bắc Hàn đã không chiếm được Busan và rút lui về phía Bắc từ tháng 9. Cuối cùng, hiệp ước đình chiến được thiết lập vào năm 1953. Hàn Quốc bị tàn phá bởi sự cai trị của thực dân Nhật Bản và cuộc chiến tranh sau đó. 600.000 ngôi nhà bị phá hủy, 200.000 phụ nữ trở thành góa phụ và 100.000 trẻ trở thành mồ côi sau chiến tranh. 45% cơ sở công nghiệp không có khả năng hoạt động và nền kinh tế cũng sụp đổ.[12]

Lúc bấy giờ, Đấng An Xang Hồng đang rao truyền Tin Lành giao ước mới tại Busan. Đấng An Xang Hồng luôn trân trọng các điều răn của Đức Chúa Trời ngay cả trong hoàn cảnh nghèo khó và tàn khốc. Trong vở chép tay của Ngài có ghi chép về tình huống đương thời ấy “Tôi đã không khuất phục trước nỗi đau của sự chết kể cả trong biến động lịch sử ngày 25 tháng 6 và cuộc sống sinh hoạt trong vùng núi Yangsan. Tôi đã không phạm ngày Sabát vì cớ công việc”.

Năm 1964 Thành lập Hội Thánh của Ðức Chúa Trời

Toàn cảnh Hội Thánh của Đức Chúa Trời Haeundae, Busan hiện tại
Toàn cảnh Hội Thánh của Đức Chúa Trời Haeundae, Busan hiện tại
Sách lẽ thật được viết bởi Đấng An Xang Hồng
Sách lẽ thật được viết bởi Đấng An Xang Hồng

Đấng An Xang Hồng đã lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở Haeundae-gu, Busan vào năm 1964. Ngài đã lập lại Hội Thánh sơ khai, là Hội Thánh mà đích thân Đức Chúa Jêsus đã lập vào 2000 năm trước và các sứ đồ đã hết sức giữ gìn lẽ thật giao ước mới.

Lúc bấy giờ, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Năm 1960, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người (GNI) là 1,33 triệu won,[13] và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không quá 158 đô la (khoảng 180.000 won).[14][15]

Hội Thánh của Đức Chúa Trời thời kỳ đầu có quy mô nhỏ như Hội Thánh tại gia (House Church). Đấng An Xang Hồng đã đi khắp nơi không chỉ ở những thành phố lớn như Busan và Seoul, mà còn đến những ngôi làng hẻo lánh và những ngôi làng nhỏ ven biển để rao truyền lẽ thật. Ngài đã không ngại làm việc lao động khổ nhọc để dành kinh phí vận hành Hội Thánh và truyền đạo, và dành tâm huyết để viết sách lẽ thật trong khi vừa hoạt động truyền đạo ngày đêm. “Tháo ấn bảy tiếng sấm”, “Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ”, “Trái thiện ác và Tin Lành”, “Luật pháp của Môise và luật pháp của Đấng Christ”, “Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời”, “Giải thích về Ba Vị Thánh Nhất Thể Đức Cha - Đức Con - Đức Thánh Linh”, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống” v.v... là những cuốn sách được viết bởi Đấng An Xang Hồng. Bởi sự hiến thân của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời vốn chỉ có 4 cơ sở trên toàn quốc vào năm 1970, đã tăng lên 13 Hội Thánh vào năm 1980.

Tuyên bố về Đức Chúa Trời Mẹ

Đấng An Xang Hồng đã tuyên bố về Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng sẽ xuất hiện vào lúc cuối cùng theo lời tiên tri về công cuộc cứu chuộc 6000 năm. Trong lời mở đầu sách “Tháo ấn Bảy Tiếng Sấm” do Đấng An Xang Hồng chấp bút vào năm 1955, có câu chép rằng “Còn có một Người nữa, nhưng Người này vẫn còn là trẻ em. Người này là Người sẽ xuất hiện sau Ta, đến kỳ thì sẽ hiện ra”. Đây là lời tiên tri cho biết về sự xuất hiện của một Đấng Cứu Chúa khác.

Năm 1980, Ngài đã tổng hợp hết thảy mọi lẽ thật và xuất bản sách “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”. Trong “lời tiên tri về công việc sáng tạo 6 ngày” được viết trong Chương 24 “Cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn”, Đấng An Xang Hồng đã giải thích về thực thể của Ađam sau hết và Êva sau hết trong công việc sáng tạo của ngày thứ sáu chính là Thánh Linh và Vợ Mới trong Khải Huyền 22:17. Trong biểu đồ cho thấy sự sáng tạo 6 ngày như lời tiên tri về công cuộc cứu chuộc, đã được chép rằng “Vào ngày cuối cùng, Thánh Linh và Vợ Mới hiện ra và dẫn dắt hết thảy các thú vật (người ngoại bang)”. Đây là lời tiên tri rằng Thánh Linh và Vợ Mới đến trong hình ảnh loài người vào những ngày cuối cùng của thế gian và dẫn dắt những người được nhận sự cứu rỗi. Thánh Linh ban cho nước sự sống chỉ ra Đức Chúa Trời Cha tức là Đấng Christ Tái Lâm. Vợ Mới ban cho nước sự sống chính là Giêrusalem trên trời, là Vợ của Chiên Con tức là Mẹ chúng ta.[16][17]

Đấng An Xang Hồng đã tập trung cho biết về Đức Chúa Trời Mẹ vào lúc cuối trong cuộc đời Tin Lành 37 năm. Ngài đã trực tiếp dạy dỗ về Đức Chúa Trời Mẹ cho người kế nhiệm là Mục sư Kim Joo Cheol và một vài môn đồ, Ngài cũng viết trong sổ giảng đạo rằng Êlisê theo Êli, Giôsuê theo Môise, Phierơ theo Đức Chúa Jêsus, còn Ta đây đi theo Mẹ”. Nhiều sổ chép tay và tập giảng đạo khác cũng chứa đựng ý nghĩa liên quan đến Đức Chúa Trời Mẹ.

Ngày 15 tháng 4 năm 1984 là Lễ Vượt Qua cuối cùng Đấng An Xang Hồng giữ trên đất này. Ngày Lễ Vượt Qua này đã được tiến hành với nến xanh và nến đỏ, mang ý nghĩa tiệc cưới, được tổ chức tại nhà hàng tiệc cưới chứ không phải ở Hội Thánh. Đấng An Xang Hồng đã chính thức bày tỏ về Đức Chúa Trời Mẹ tại nơi này. Vào ngày 18 tháng 5 cùng năm, Đấng An Xang Hồng và Đức Chúa Trời Mẹ đã mặc trang phục lễ cưới và chụp hình cưới với bó hoa cẩm chướng tượng trưng cho ân huệ của Cha Mẹ, để làm chứng xác thật về Đức Chúa Trời Mẹ.

Năm 1985  Thăng thiên

Báo chí đăng lời của Đấng An Xang Hồng tiên tri về sự chết của Đấng Christ Tái Lâm[18]
Báo chí đăng lời của Đấng An Xang Hồng tiên tri về sự chết của Đấng Christ Tái Lâm[18]

Đấng An Xang Hồng đã thăng thiên vào ngày 25 tháng 2 năm 1985 sau khi kết thúc cuộc đời Tin Lành 37 năm theo lời tiên tri. Đấng An Xang Hồng đã tiên tri trước về sự chết của Đấng Christ Tái Lâm thông qua ngôn luận.

“Tuần san tôn giáo” ra ngày 18 tháng 3 năm 1981 đã đưa tin với tiêu đề “Tôn giáo chưa được biết đến - Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Bài báo đăng tin: “Chúa Tái Lâm đến thế gian trong bí mật và phải qua đời sau khi làm công việc Tin Lành trong 37 năm.”, “Hội Thánh của Ðức Chúa Trời tin rằng Ðức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện vào thời đại này và Ngài giáng sanh trong thể xác với mắt, mũi, miệng và tai.”, “Vì giao ước mới mà Ðức Chúa Jêsus Sơ Lâm dựng nên đã bị giẫm nát trong suốt thời đại tối tăm tôn giáo, nên đích thân Chúa phải đến lần nữa để khôi phục lại lẽ thật sự sống, tức là giao ước mới.”

Đấng An Xang Hồng đã chuẩn bị cho lúc cuối cùng và xác lập trật tự Hội Thánh, để Hội Thánh của Đức Chúa Trời có thể trưởng thành một cách ngay thẳng theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời Mẹ. Vào tháng 5 năm 1984, Ngài để lại áo lễ cho Mục sư Kim Joo Cheol, tuyên bố người kế nhiệm và dặn dò sứ mạng rao truyền Tin Lành vì sự cứu rỗi của nhân loại.

Sự dạy dỗ chủ yếu

Đấng An Xang Hồng đã dạy dỗ lại Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã lập vào 2000 năm trước và các sứ đồ đã giữ. Đấng khôi phục lại y nguyên Tin Lành đã từng bị biến chất sau thời đại sứ đồ duy chỉ là Đức Chúa Trời Thánh Linh.

Nhưng Ðấng Yên ủi, tức là Ðức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Ðấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.

- Giăng 14:26

Vô số các nhà cải cách tôn giáo bắt đầu từ Martin Luther thế kỷ 16 đã chỉ trích sự băng hoại của giáo hội Công giáo và dấy lên cuộc vận động cải cách tôn giáo. Tuy nhiên, họ vẫn không thể khôi phục được lẽ thật của thời đại sứ đồ. Vô số các nhà thờ, hội thánh và giáo phái ngày nay cũng vậy. Đấng An Xang Hồng là Đức Chúa Trời Thánh Linh đã khôi phục lẽ thật và tín ngưỡng trọn vẹn của Hội Thánh sơ khai.

Đức Chúa Trời Mẹ

“Êlôhim (אֱלֹהִים, Elohim)” được ghi chép khoảng 2500 lần trong Kinh Thánh Cựu Ước là danh từ số nhiều có nghĩa là Các Đức Chúa Trời, chỉ ra Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.
“Êlôhim (אֱלֹהִים, Elohim)” được ghi chép khoảng 2500 lần trong Kinh Thánh Cựu Ước là danh từ số nhiều có nghĩa là Các Đức Chúa Trời, chỉ ra Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Nhiều người chỉ biết đến Đức Chúa Trời là một Đấng Đức Chúa Trời Cha, nhưng Đức Chúa Trời Mẹ cũng tồn tại. Kinh Thánh làm chứng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ từ Sáng Thế Ký - sách ghi chép về công việc sáng tạo đến Khải Huyền - sách tiên tri về thời đại cuối cùng. Đấng An Xang Hồng đã cho biết về Đức Chúa Trời Mẹ thông qua nhiều chứng cớ trong Kinh Thánh như Đức Chúa Trời phán rằng “Chúng Ta”,[19] người nam và người nữ được làm ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời,[20] Đức Chúa Trời Mẹ được biểu tượng là Giêrusalem trên trời,[21] người vợ đã sửa soạn sẵn trong tiệc cưới Chiên Con,[22] Vợ Mới xuất hiện cùng với Thánh Linh và ban nước sự sống vào thời đại cuối cùng[23] v.v... Giống như nguyên lý của muôn vật được nhận lấy sự sống thông qua mẹ, linh hồn chúng ta cũng nhận được sự sống đời đời thông qua Đức Chúa Trời Mẹ.

Luật pháp của Đấng Christ, giao ước mới

Trong Kinh Thánh có xuất hiện hai loại luật pháp là giao ước cũgiao ước mới. Giao ước cũ là luật pháp của Môise được Giêhôva Đức Chúa Trời lập ra trên núi Sinai thông qua Môise.[24] Đức Chúa Jêsus đến vào thời đại Tân Ước đã làm trọn luật pháp Cựu Ước bởi luật pháp trọn vẹn.[25][26] Đó chính là giao ước mới, tức là luật pháp của Đấng Christ.[27]

Hết thảy mọi điều răn mà Đấng An Xang Hồng dạy dỗ không phải là luật pháp Cựu Ước, mà là giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập ra vào 2000 năm trước, tức là luật pháp của sự sống có thể đem đến sự cứu rỗi.

Lễ Vượt Qua

Cảnh lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua nổi tiếng với tên gọi “Bữa ăn tối cuối cùng”
Cảnh lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua nổi tiếng với tên gọi “Bữa ăn tối cuối cùng”

Điều răn cốt lõi của giao ước mới chính là Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã giữ bằng bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài.[28] Trong Lễ Vượt Qua giao ước mới, phước lành sự tha tội và sự sống đời đời đã được Ngài hứa cho.[29][30]

Hơn nữa, Lễ Vượt Qua (Passover) là lễ trọng thể chứa đựng ý nghĩa “vượt qua tai vạ”. Người dân Ysơraên vốn là nô lệ trong xứ Êdíptô (Ai Cập) vào thời Cựu Ước, đã giữ Lễ Vượt Qua bằng huyết Chiên Con và thoát khỏi tai vạ và được giải phóng khỏi Êdíptô.[31] Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus, Đấng đến với tư cách là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua, đã hy sinh trên thập tự giá để cứu rỗi nhân loại.[32] Người nào giữ gìn Lễ Vượt Qua giao ước mới thì sẽ được bảo vệ khỏi tai họa nhờ huyết báu của Đấng Christ và sẽ được nhận lãnh phước lành đi vào Nước Thiên Đàng.

3 kỳ 7 lễ trọng thể

3 kỳ 7 lễ trọng thể có nguồn gốc từ công việc của Môise chính là lời tiên tri về công việc của Đức Chúa Jêsus. Đây là ảnh bên trong “Sảnh Cựu Ước” Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
3 kỳ 7 lễ trọng thể có nguồn gốc từ công việc của Môise chính là lời tiên tri về công việc của Đức Chúa Jêsus. Đây là ảnh bên trong “Sảnh Cựu Ước” Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời.

3 kỳ 7 lễ trọng thể là lễ trọng thể cơ bản trong Kinh Thánh Tân Cựu Ước. 7 lễ trọng thể được tổ chức thành 3 kỳ: Kỳ 1 là Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men; kỳ 2 là Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục sinh) và Lễ Bảy Tuần Lễ (Lễ Ngũ tuần); kỳ 3 là Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội (Lễ Chuộc Tội) và Lễ Lều Tạm. Có nguồn gốc từ công việc của Môise và cũng là lời tiên tri về công việc Đức Chúa Jêsus sẽ hoàn thành trong thời đại Tân Ước.[33][34] Trong lễ trọng thể có chứa đựng phước lành của Đức Chúa Trời như sự tha tội, sự sống đời đời, sự phục sinh và nhận lãnh Thánh Linh v.v...

  • Lễ Vượt Qua: Chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch. Lễ tiệc thánh của Đức Chúa Jêsus.
  • Lễ Phục Sinh (Lễ Trái Đầu Mùa): Hôm sau ngày Sabát (Chủ Nhật) đầu tiên tính từ Lễ Bánh Không Men. Ngày kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus. Tên gọi trong Cựu Ước là Lễ Trái Đầu Mùa.
  • Lễ Ngũ Tuần (Lễ Bảy Tuần Lễ): Ngày thứ 50 kể từ Lễ Phục Sinh (Chủ nhật). Ngày kỷ niệm sự giáng lâm của Thánh Linh. Tên gọi trong Cựu Ước là Lễ Bảy Tuần Lễ.
  • Lễ Kèn Thổi: Ngày 1 tháng 7 thánh lịch. Lễ trọng thể chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội trong khi ăn năn.
  • Đại Lễ Chuộc Tội: Ngày 10 tháng 7 thánh lịch. Lễ trọng thể chuộc tội đã phạm trong suốt 1 năm.
  • Lễ Lều Tạm: Ngày 15 đến ngày 22 tháng 7 thánh lịch. Lễ trọng thể mở ra Đại hội truyền đạo theo tấm gương của Đấng Christ. Lễ trọng thể được hứa về sự giáng lâm của Thánh Linh.

Ngày Sabát

Kinh Thánh ghi chép luật pháp và giao ước của Đức Chúa Trời
Kinh Thánh ghi chép luật pháp và giao ước của Đức Chúa Trời

Ngày Sabát là ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo, Đấng đã sáng tạo trời đất muôn vật trong 6 ngày và nghỉ ngơi. Ngày Sabát tương ứng với Thứ Bảy trong chế độ bảy ngày ngày nay theo tiêu chuẩn Kinh Thánh và sự thật lịch sử.

Sau khi sáng tạo trong 6 ngày, Đức Chúa Trời đã thánh hóa ngày thứ bảy làm ngày Sabát, đến thời Môise, Ngài ban bố ngày này làm điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn.[35][36] Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus đã giữ ngày Sabát (Thứ Bảy) theo thói quen Ngài.[37] Ngay cả sau sự kiện thập tự giá, Hội Thánh sơ khai vẫn giữ ngày Sabát một cách quý trọng.[38] Dù hầu hết các hội thánh ngày nay đều thờ phượng vào Chủ nhật - là ngày thứ nhất trong tuần, nhưng Đấng An Xang Hồng đã dạy dỗ rằng ngày thứ bảy Sabát theo Kinh Thánh mới là ngày thờ phượng.

Phép Báptêm

Phép Báptêm là nghi thức chôn đi thân thể tội lỗi trong nước và được sanh lại thành sự sống mới.[39] Trong bản dịch Kinh Thánh tiếng Hàn được dịch là “phép rửa”, nhưng nếu tham khảo tiếng Gờréc bản gốc là “βαπτισμα (baptisma)”,[40] thì “Báptêm” là cách diễn đạt chính xác. Hội Thánh của Đức Chúa Trời cử hành phép Báptêm theo sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng như Kinh Thánh ghi chép.

Phép Báptêm là dấu của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã hứa.[41] Phép Báptêm chân chính đem đến sự cứu rỗi là phép Báptêm được cử hành nhân danh “Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh”,[42] chúng ta phải nhận phép Báptêm trong đức tin vào Đức Chúa Trời và Tin Lành.[43]

Luật lệ khăn trùm

Ý muốn của Đức Chúa Trời liên quan đến vấn đề khăn trùm xuất hiện trong I Côrinhtô chương 11. Vào thời Hội Thánh sơ khai, khi cầu nguyện hoặc thờ phượng thì người nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu,[44] còn người nữ dùng khăn trùm đầu. Luật lệ khăn trùm được chế định vì trật tự của Hội Thánh và có chứa đựng sự quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời vì chính Đấng Christ đã làm gương.[45] Sứ đồ Phaolô đã làm sáng tỏ rằng luật lệ khăn trùm là luật lệ đồng nhất của hết thảy mọi Hội Thánh của Đức Chúa Trời chứ không chỉ riêng địa phương Côrinhtô.[46]

Ngày nay, tại đại đa số các hội thánh, trong giờ thờ phượng, các thánh đồ nữ cũng như các thánh đồ nam không dùng khăn trùm đầu. Còn ở Thiên Chúa giáo, những thánh chức cấp cao là nam thì lại đội mũ miện trên đầu khi làm lễ Misa. Điều này không đúng với tiêu chuẩn của Kinh Thánh, và sứ đồ Phaolô đã định nghĩa đây là hành vi làm nhục Đức Chúa Trời.[44]

Điều răn mới, tình yêu thương

Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời khu vực New York tham dự Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt qua được tổ chức tại Trung tâm Lincoln, Mỹ
Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời khu vực New York tham dự Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt qua được tổ chức tại Trung tâm Lincoln, Mỹ

Điều răn thứ nhất được đặt lên hàng đầu trong Kinh Thánh chính là “tình yêu thương”.[47] Đấng An Xang Hồng đã dạy dỗ rằng giao ước mới được lập nên bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua là phương pháp để thực hiện điều răn về tình yêu thương.

Giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập ra bằng Lễ Vượt Qua[48]điều răn mới “Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu các ngươi”[49] đều là lời Ngài phán vào cùng thời gian cùng địa điểm là nơi cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua. Giao ước mới và điều răn mới về căn bản là một lời phán đồng nhất.[50] Các thánh đồ dự phần vào thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới được trở nên một thể trong Đấng Christ.[51] Lễ Vượt Qua giao ước mới là nghi thức ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, tức là nghi thức khiến cho hiểu biết sự hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ, Đấng đã hy sinh trên thập tự giá vì sự cứu rỗi của nhân loại. Theo nguyên lý ấy, các thánh đồ có thể thực tiễn điều răn mới là “hãy yêu thương nhau” trong khi nhìn biết tình yêu thương của Đấng Christ.

Vấn đề linh hồn

Loài người được sáng tạo nên bởi sự kết hợp giữa xác thịt và linh hồn.[52] Khi loài người chết đi, xác thịt và linh hồn không bị tiêu diệt cùng nhau, xác thịt sẽ trở vào đất còn linh hồn trở về nơi Đức Chúa Trời.[53] Vì linh hồn của loài người là linh hồn thiên sứ đã từng tồn tại trên trời trước khi được sanh ra trong xác thịt. Đấng An Xang Hồng đã làm thức tỉnh nguyên lý của linh hồn như tại sao loài người sinh sống trên đất này, linh hồn chúng ta từ đâu đến và sẽ trở về đâu v.v... Ngài cũng dạy dỗ phương pháp hầu cho nhân sinh vốn sống đời sống hữu hạn bị giam trong xác thịt được trở về lại trên trời, đó chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng sự hy sinh chuộc tội của Đấng Christ.[54]

Hội Thánh của Đức Chúa Trời và Đấng An Xang Hồng

Những người chức phận, chức trách Hàn Quốc và đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài nhóm lại tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come
Những người chức phận, chức trách Hàn Quốc và đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài nhóm lại tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới là Hội Thánh do Đấng An Xang Hồng lập nên vào năm 1964. Là Hội Thánh kế thừa hình mẫu của Hội Thánh sơ khai mà Đức Chúa Jêsus đã lập và các sứ đồ như Phierơ, Giăng và Phaolô đã đi vào 2000 năm trước. Chỉ sau 50 năm thành lập, Hội Thánh đã phát triển thành Hội Thánh quy mô toàn cầu với hơn 7500 Hội Thánh địa phương tại 175 quốc gia, đóng góp và phụng sự cho hàng xóm, xã hội, quốc gia theo lời phán rằng “Hãy yêu người lân cận như mình”.

Tên gọi

2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ đã lập nên Hội Thánh được mua bằng “huyết Ngài”.[55] Tên của Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus lập nên và các sứ đồ đã đi theo chính là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời”.[56][57] Có nghĩa là “Hội Thánh do Đức Chúa Trời lập nên”, “Hội Thánh mà Đức Chúa Trời làm chủ”. Là Hội Thánh duy nhất giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới được hứa bởi huyết báu của Đức Chúa Trời như lời phán rằng “Hội Thánh được dựng nên bởi huyết của Đức Chúa Trời”.[58][59]

Lẽ thật và tín ngưỡng

Hội Thánh của Đức Chúa Trời kế thừa tên gọi, lẽ thật và cả tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai, đang vâng giữ các lẽ thật của giao ước mới như 3 kỳ 7 lễ trọng thể gồm Lễ Vượt Qua giao ước mới, ngày Sabát, phép Báptêm, luật lệ khăn trùm theo sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng. Các thánh đồ tin vào Đấng An Xang Hồng - Đấng tái lâm theo lời tiên tri trong Kinh Thánh cùng Đức Chúa Trời Mẹ và đang thực tiễn sự dạy dỗ của Ngài. Ngoài ra, họ cũng đặt mục tiêu hoàn thành sứ mệnh cải cách tôn giáo cuối cùng, bày tỏ lẽ thật trọn vẹn mà Đấng Christ đã lập nên.

Truyền giáo Tin Lành thế giới

Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời khu vực New York, Mỹ
Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời khu vực New York, Mỹ

Hội Thánh của Đức Chúa Trời thời kỳ đầu có quy mô là Hội Thánh tại gia bắt đầu tại Busan, nhưng dần dần Tin Lành đã được lan rộng ra khu vực thủ đô và toàn quốc bởi sự hiến thân và hy sinh của Đấng An Xang Hồng. Sau khi Đấng An Xang Hồng kết thúc cuộc đời Tin Lành 37 năm, họ chuyên tâm đi theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời Mẹ và đang rao truyền Tin Lành giao ước mới, cũng như thực tiễn tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Kết quả là số thánh đồ đăng ký đạt đến 10.000 người vào năm 1988, và 100.000 người vào năm 1996.

Truyền giáo Tin Lành thế giới được bắt đầu vào những năm 1990. Truyền giáo Tin Lành thế giới là sứ mệnh của Cơ Đốc nhân. Trước khi thăng thiên trên núi Ôlive vào 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã ban cho các môn đồ mạng lịnh cuối cùng trên đất này là “Hãy đi dạy dỗ muôn dân... và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”.[60][61] Đấng An Xang Hồng cũng dạy dỗ rằng phải rao truyền cho muôn dân trên thế giới biết lẽ thật của sự cứu rỗi.[62] Theo sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã dốc sức nỗ lực để thiết lập hơn 7500 Hội Thánh tại 175 quốc gia trên thế giới. Bước vào thập niên 2000, Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài được tổ chức một cách chính thức, tính đến tháng 7 năm 2019, có hơn 1500 người đã đến thăm Hàn Quốc.[63]

Phụng sự xã hội

Hiện trường Hội Thánh của Đức Chúa Trời phụng sự cung cấp đồ ăn miễn phí vụ chìm phà Sewol
Hiện trường Hội Thánh của Đức Chúa Trời phụng sự cung cấp đồ ăn miễn phí vụ chìm phà Sewol

Hội Thánh của Đức Chúa Trời thực tiễn tình yêu thương và sự hy sinh trên khắp thế giới như Đấng An Xang Hồng đã làm gương. Hội Thánh tổ chức các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ y tế và phúc lợi, hiến máu, bảo tồn môi trường v.v...[64] cho hàng xóm trên ngôi làng toàn cầu đang bị khổ sở bởi thảm họa, đói kém, bệnh tật và nghèo đói. Đồng thời đem đến dũng khí và hy vọng cho những người hàng xóm trong các lĩnh vực xã hội như giao lưu văn hóa, giáo dục nhân cách v.v... Cơ quan và chính phủ các nước trên thế giới và các tầng lớp xã hội đã trao tặng hơn 3.300 giải thưởng, bao gồm huân chương, tuyên dương, bằng khen v.v... bởi hoạt động phụng sự chân thành của Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[65]

Sách của Đấng An Xang Hồng[66][67]

Video liên quan

  • Giảng đạo của Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol: Đức Chúa Trời An Xang Hồng và lời tiên tri

  • Giảng đạo giọng tiếng của Đấng An Xang Hồng: Đồ ăn hư nát và đồ ăn của sự sống đời đời

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. “Giăng 5:39”. Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy.
  2. “Sự đến của Đấng An Xang Hồng”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  3. 3,0 3,1 “Giới thiệu về Đấng An Xang Hồng”. Trang web Đấng Christ An Xang Hồng.
  4. Cũ Gyenae-myeon
  5. World-War-I. britannica.
  6. “Dịch cúm Tây Ban Nha quét qua Triều Tiên thuộc địa”. ShinDongA. 2020. Số tháng 2.
  7. World War II,” Encyclopaedia britannica.
  8. “Thời Triều Tiên thuộc Nhật”. Từ điển bách khoa văn hóa dân tộc Hàn Quốc.
  9. “Hêbơrơ 9:28”. cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
  10. “Khải Huyền 3:14–20”. Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Laođixê rằng: Nầy là lời phán của Đấng Amen, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời: Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay!... Vậy, hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi. Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.
  11. “[500 năm sau Cải cách Luther - Lẽ thật Kinh Thánh Hội Thánh của Đức Chúa Trời] Phỏng vấn - Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. Monthly JoongAng. 2017. Số tháng 12.
  12. “Chiến tranh 25/6”. Từ điển bách khoa thế giới toàn cầu.
  13. “GNI bình quân đầu người - Hàn Quốc”. World Bank Open Data.
  14. “GDP per capita (current US$) - Korea, Rep”. (World Bank Open Data).
  15. “Sự khác biệt giữa GDP và GNI”. JoongAng Ilbo. ngày 16 tháng 12 năm 2005.
  16. An Xang Hồng, Chương 24 Cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2016, trang 160
  17. “Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. Monthy Chosun. 2020. Số tháng 3.
  18. Tôn giáo chưa được biết đến - Hội Thánh của Đức Chúa Trời), (Tuần san Tôn giáo), ngày 18 tháng 3 năm 1981
  19. “Sáng Thế Ký 1:26”. Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng Ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.
  20. “Sáng Thế Ký 1:27”. Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
  21. “Galati 4:26”. Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
  22. “Khải Huyền 19:7”. ... vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn...
  23. “Khải Huyền 22:17”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến!... Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
  24. “Nêhêmi 9:13–14”. Chúa cũng giáng lâm tại trên núi Sinai, phán với chúng từ trên trời, ban cho chúng những luật lệ ngay thẳng, pháp độ chân thật, và những qui tắc cùng điều răn tốt lành. Chúa khiến cho chúng biết ngày Sabát thánh của Chúa, cậy Môise, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, quy tắc và luật pháp.
  25. “Mathiơ 5:17”. Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.
  26. “Hêbơrơ 7:12”. Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi.
  27. “I Côrinhtô 9:21”. với những người không luật pháp, (dầu đối với Đức Chúa Trời tôi không phải là không luật pháp, vì tôi ở dưới luật pháp của Đấng Christ), song tôi cũng ở như người không luật pháp, hầu được những người không luật pháp.
  28. “Luca 22:15, 19–20”. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén (rượu nho) đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
  29. “Mathiơ 26:28”. Vì nầy (rượu nho Lễ Vượt Qua) là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
  30. “Giăng 6:54”. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
  31. “Xuất Êdíptô Ký 12:11-14”. ... ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva. Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.
  32. “I Côrinhtô 5:7”. ... Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi.
  33. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:18”. ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi (Môise), thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng người.
  34. “Công Vụ Các Sứ Đồ 3:22-24”. Môise có nói rằng: Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Ðấng tiên tri như ta... Hết thảy các đấng tiên tri đã phán, từ Samuên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa (lúc Đức Chúa Jêsus xuất hiện).
  35. “Sáng Thế Ký 2:1-3”. Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
  36. “Xuất Êdíptô Ký 20:8-11”. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh... nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi... vì trong sáu ngày Đức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.
  37. “Luca 4:16”. Ðức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
  38. “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2”. Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát bàn luận với họ.
  39. “Rôma 6:3-4”. Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báptêm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.
  40. "Matthew 3," Bible Hub, Ἰδὼν δὲ πολλοὺς τῶν Φαρισαίων καὶ Σαδδουκαίων ἐρχομένους ἐπὶ τὸ βάπτισμα αὐτοῦ,
  41. “I Phierơ 3:21”. Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em...
  42. “Mathiơ 28:19–20”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.
  43. “Mác 16:16”. Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.
  44. 44,0 44,1 “I Côrinhtô 11:3-5”. ... Phàm người đàn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình. Nhưng phàm người đàn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình: Thật chẳng khác gì đã cạo đầu vậy.
  45. “I Côrinhtô 11:1”. Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy.
  46. “I Côrinhtô 11:16”. Bằng có ai muốn cãi lẽ, thì chúng tôi không có thói quen ấy, mà các Hội thánh Ðức Chúa Trời cũng không có nữa.
  47. “Mathiơ 22:35-40”. Có một thầy dạy luật trong bọn họ hỏi câu nầy để thử Ngài: Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.
  48. “Luca 22:20”. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
  49. “Giăng 13:34”. Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.
  50. “Xuất Êdíptô Ký 34:28”. Ðức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn.
  51. “I Côrinhtô 10:16-17”. Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Ðấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Ðấng Christ sao? Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh.
  52. “Sáng Thế Ký 2:7”. Giêhôva Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
  53. “Truyền Đạo 12:7”. và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó.
  54. An Xang Hồng, Chương 25 Linh hồn của con người đến từ đâu?, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2016, trang 170
  55. “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:28”. ... để chăn Hội Thánh của Ðức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.
  56. “I Côrinhtô 1:2”. gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Côrinhtô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ...
  57. “Galati 1:13”. Vả, anh em đã nghe lúc trước tôi (Phaolô) theo giáo Giuđa... tôi bắt bớ và phá tán Hội thánh của Đức Chúa Trời quá chừng.
  58. “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:28”. ... để chăn Hội Thánh của Ðức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.
  59. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới "Khắc phục Covid-19 cần có tình yêu thương thực tiễn". Woman Chosun. 2021. Số tháng 4. Trước ngày hy sinh trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus phán rằng “Ta rất muốn ăn Lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi Ta chịu đau đớn” và giữ Lễ Vượt Qua cùng các môn đồ trong đó có Phierơ, Giăng v.v... Ngài phán rằng hãy ăn bánh và uống rượu nho của Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ, và lập điều này làm giao ước mới, hứa sẽ ban sự tha tội và sự sống đời đời (Mathiơ chương 26, Luca chương 22, Giăng chương 6). Thế nhưng ngày nay, duy nhất Hội Thánh của Đức Chúa Trời là nơi giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ.
  60. “Mác 16:15-16”. Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.
  61. “Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8”. Nhưng khi Ðức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.
  62. “Mathiơ 24:14”. Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.
  63. “Tin Lành thế giới”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  64. “Phụng sự xã hội”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  65. “Giải thưởng chủ yếu”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  66. Tìm kiếm thư mục quốc gia (An Xang Hồng). Thư viện Quốc gia Hàn Quốc.
  67. “Di sản vĩ đại”. Trang web Đấng Christ An Xang Hồng.