Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống
Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống | |
---|---|
Thông tin tập sách
| |
Tác giả | An Xang Hồng |
Phát hành ấn bản đầu tiên | 30/12/1980 |
Phân loại | Tôn giáo |
Thông tin sách | Tra cứu thư mục quốc gia |
Sách bởi Đấng An Xang Hồng
| |
Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống |
Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống là tuyển tập lẽ thật giao ước mới được xuất bản vào năm 1980 bởi Đấng An Xang Hồng. Sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời chỉ ra Đấng Christ. Phương pháp duy nhất để làm sáng tỏ sự mầu nhiệm này là Kinh Thánh,[1] sách làm chứng về Đấng Christ. “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống” có chứa đựng lẽ thật Kinh Thánh để nhận biết được sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời và đi đến ngọn suối nước sự sống.
Khái quát về tập sách
Kinh Thánh cho biết rằng Đức Chúa Trời đến trong xác thịt là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời và là ngọn suối nước sự sống.[2][3][4] Ngọn suối nước sự sống là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời vào thời đại này, là Thánh Linh và Vợ Mới.[5] Đấng Christ là Đức Thánh Linh sẽ tái lâm trong xác thịt, khôi phục hết thảy lẽ thật sự sống đã bị mất từ thời đại sứ đồ và cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Vợ Mới cũng xuất hiện cùng với Ngài.
Ngoài những lời tiên tri về Thánh Linh và Vợ Mới, cuốn sách này còn giải thích về các lễ trọng thể của giao ước mới, là lẽ thật sự sống, và ý nghĩa tiên tri của các lễ trọng thể ấy, cũng như những giáo huấn mà chúng ta cần phải nhận ra thông qua lịch sử, như Ba Vị Thánh Nhất Thể, linh hồn, giao ước cũ và giao ước mới, ấn của Đức Chúa Trời, v.v...
Lời mở đầu của Tác giả
Quyển sách này là sự mầu nhiệm cuối cùng của Ðức Chúa Trời dành cho dân sót lại cuối cùng, đã được chính Ðức Chúa Trời giấu kín giống như lời Ngài đã phán trong sách Malachi 4:5-6 là chương cuối cùng của Kinh Thánh Cựu Ước rằng “Này, ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Ðức Giêhôva chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất này.”, và lời của đấng tiên tri Amốt rằng “Cũng vậy, Chúa Giêhôva chẳng có làm một việc gì mà Ngài chưa tỏ sự kín nhiệm Ngài ra trước cho tôi tớ Ngài, là các đấng tiên tri.” (Amốt 3:7).
Vì bây giờ, kỳ đã được trọn và vương quốc vĩnh cửu của Ðức Chúa Trời đã đến gần rồi, cho nên chính bây giờ là thời kỳ mà mọi sự mầu nhiệm bị niêm phong trong Kinh Thánh (Tham khảo: Êsai 8:16, Ðaniên 12:4, 9-10, Khải Huyền 10:4) đều phải được mở ra (Khải Huyền 10:7, 22:10). Còn các nội dung được chép trong sách này, không một nội dung nào chúng ta có thể coi vô ý qua loa được, như: Ban Mênchixêđéc là gì? Lịch sử của vua Ðavít biểu tượng gì? Về vấn đề Ðức Chúa Jêsus tái lâm, thì Ngài sẽ đến trong lửa với tư cách là Đấng Phán Xét ngay, hay là Ngài đến bí mật trong xác thịt tạm thời, làm chứng về lẽ thật, rồi sau đó mới giáng lâm với tư cách là Đấng Phán Xét cuối cùng?
Người nào khát khao lẽ thật của Ðức Chúa Trời thì cần thiết phải nghiên cứu quyển sách này. Không những tín đồ thông thường mà cả các mục sư và các giáo sư trường thần học cũng nên đọc cuốn sách này một lần. Như thời Giăng Báptít ngày xưa hay thời Ðức Chúa Jêsus Sơ Lâm, lẽ thật cuối cùng cũng được kêu lên tại nơi đồng vắng chứ không được dấy lên trong hội thánh to lớn đâu. Người nào nghe và đọc quyển sách này với tấm lòng khiêm nhường thì sẽ hiểu ra được.
Bây giờ là kỳ cuối cùng mà Ngài nhóm lại những kẻ Ngài lựa chọn ở khắp bốn phương. Người nào khát khao lẽ thật thì hãy nghiên cứu quyển sách này; và nếu vẫn chưa hiểu ra được trọn vẹn thì đừng do dự mà hãy thăm viếng chúng tôi. Nếu người nào được gặp trực tiếp chúng tôi và nghiên cứu thì sẽ hiểu ra một cách rõ ràng.
Như tựa đề được chép trong mục lục, nội dung của quyển sách này là sự mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời, mà các vị chưa từng được nghe từ các hội thánh thông thường hay ở các trường thần học. Miễn là nghiên cứu thì ai cũng có thể hiểu biết được quyển sách này một cách rõ ràng. Người nào muốn làm theo ý muốn của Ðức Chúa Trời thì sẽ nhận ra sự dạy dỗ này là lời báo trước cuối cùng của Ðức Chúa Trời (Giăng 7:17). Hãy nghiên cứu một cách nghiêm túc và xin mời liên hệ với chúng tôi.
Mục Lục
- Chương 1 Tháo ấn sự mầu nhiệm của bảy tiếng sấm
- Chương 2 3 kỳ 7 lễ trọng thể
- Chương 3 Trái sự sống và Mười Ðiều Răn
- Chương 4 Môise và Ðức Chúa Jêsus
- Chương 5 Con cái của lời hứa và dân sót lại
- Chương 6 Về 144.000
- Chương 7 Tai ương sau cùng và sự phán xét
- Chương 8 Sự mầu nhiệm của Lễ Vượt Qua
- Chương 9 Lịch sử đã qua là hình bóng của sự việc sẽ xảy đến
- Chương 10 Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời
- Chương 11 Về Đức Chúa Jêsus
- Chương 12 Về Ba Vị Thánh Nhất Thể
- Chương 13 Về Đức Thánh Linh
- Chương 14 Ðức Chúa Jêsus Sơ Lâm và Ðức Chúa Jêsus Sau Hết
- Chương 15 Con Người sẽ đến trên đám mây
- Chương 16 Sự xuất hiện của christ giả
- Chương 17 Ban của Mênchixêđéc
- Chương 18 Tại Siôn gặp Đức Chúa Trời
- Chương 19 Đấng Christ đến trong bí mật và vua Đavít
- Chương 20 Đức Chúa Trời mặc lấy xác thịt mà ngụ trên thành Siôn
- Chương 21 Mười Điều Răn và giao ước về chữ
- Chương 22 Tại sao Ðức Chúa Trời đã đặt trái thiện ác trong vườn Êđen?
- Chương 23 Ngày Sabát và một ngàn năm Sabát
- Chương 24 Cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn
- Chương 25 Linh hồn của con người đến từ đâu?
- Chương 26 Đức Chúa Trời làm ra linh hồn bởi khí sống Ngài
- Chương 27 Chủ trương của những người nói rằng không có linh hồn
- Chương 28 Người thuộc về đất và Ðấng thuộc về trời
- Chương 29 Tại sao Đức Chúa Trời đã để chúng ta phạm tội tại thế giới thiên sứ?
- Chương 30 Giao ước cũ đã thay đổi thành giao ước mới
- Chương 31 Chế độ của giao ước mới
- Chương 32 Lễ Vượt Qua và tiệc thánh cuối cùng
- Chương 33 Công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời
- Chương 34 Lời tiên tri về Thánh Linh mưa cuối mùa
- Chương 35 Ngọn Suối Nước Sự Sống
Chương 1 Tháo ấn sự mầu nhiệm của bảy tiếng sấm
Đã được chép rằng:
Khải Huyền 10:4 “Lại khi bảy tiếng sấm rền lên rồi, tôi có ý chép lấy, nhưng tôi nghe một tiếng ở từ trời đến phán rằng: Hãy đóng ấn những điều bảy tiếng sấm đã nói, và đừng chép làm chi.”
Vậy thì, bảy tiếng sấm sẽ cứ để nguyên như đã đóng ấn thế mãi mãi chăng? Hay sẽ được tháo ra? Trong các lời ghi chép trong Kinh Thánh, không lời nào là vô nghĩa cả. Và lời “Hãy đóng ấn.” bao gồm ý nghĩa rằng sẽ có lúc mở ấn ra. Tại câu 7 cùng chương cho biết rằng bảy tiếng sấm mà đã được phán rằng hãy đóng ấn ấy sẽ được mở ra. Đã được chép rằng:
Khải Huyền 10:7 “Nhưng đến ngày mà vị thiên sứ thứ bảy cho nghe tiếng mình và thổi loa, thì sự mầu nhiệm Ðức Chúa Trời sẽ nên trọn, như Ngài đã phán cùng các tôi tớ Ngài, là các đấng tiên tri.”
Sự mầu nhiệm này là Tin Lành của giao ước mới đã được truyền cho các sứ đồ và các đấng tiên tri của thời đại Hội Thánh sơ khai. Sau thời đại sứ đồ, Tin Lành của giao ước mới này đã bị Satan giẫm nát, rồi trải qua thời đại tối tăm và bị đóng ấn cho đến tận ngày nay. Song, như lời Ngài đã phán “Ta, Ðức Giêhôva, sẽ nôn nả làm điều ấy trong kỳ nó!”, vào kỳ cuối cùng này sự mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời đang được ứng nghiệm trọn vẹn rõ ràng. Đã được chép rằng:
Khải Huyền 22:10 “Rồi người lại phán cùng tôi rằng: Chớ niêm phong những lời tiên tri trong sách nầy; vì thì giờ đã gần đến.”, và:
Êsai 60:22 “Kẻ rất nhỏ trong vòng họ sẽ nên một ngàn, còn kẻ rất hèn yếu sẽ trở nên một dân mạnh. Ta, Ðức Giêhôva, sẽ nôn nả làm điều ấy trong kỳ nó!”
Trong Kinh Thánh có nhiều chỗ ghi chép về tiếng sấm rồi, đối với những người không nghe được trực tiếp giọng tiếng ấy thì chỉ nghe thành tiếng sấm mà thôi. Đã được chép rằng:
Giăng 12:28-30 “Cha ơi, xin làm sáng danh Cha! Bấy giờ có tiếng từ trên trời phán xuống rằng: Ta đã làm sáng danh rồi, ta còn làm cho sáng danh nữa! Ðoàn dân ở tại đó nghe tiếng, thì nói rằng ấy là tiếng sấm; có kẻ khác nói: Một vị thiên sứ nào nói với Ngài. Ðức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Ấy chẳng phải vì ta mà tiếng nầy vang ra, nhưng vì các ngươi.”
Ðức Chúa Trời đã ban cho sứ đồ Giăng đôi tai có thể nghe được trực tiếp giọng tiếng của Ngài. Và người chép sách Tin Lành Giăng này chính là sứ đồ Giăng. Dù những người khác chỉ nghe thấy tiếng sấm thôi nhưng Giăng đã nghe được giọng tiếng Ngài phán rằng “Ta đã làm sáng danh rồi, Ta còn làm cho sáng danh nữa!” và chép vào trong sách Tin Lành Giăng này. Như thế, Giăng cũng nghe được bảy tiếng sấm và toan chép, nhưng vì có mệnh lệnh rằng hãy đóng ấn nên Giăng không thể ghi chép nội dung ấy, mà đành chỉ chép là bảy tiếng sấm mà thôi.
Thế thì, bảy tiếng sấm ấy chỉ ra điều gì? Cho đến nay, vì chưa đến kỳ định nên chưa có người nào hiểu ra được sự mầu nhiệm của bảy tiếng sấm này. Nhưng, bây giờ đã đến kỳ cuối cùng, đã đến ngày vị thiên sứ thứ bảy cho nghe tiếng mình và đã đến lúc sắp thổi loa ấy rồi, cho nên người nào nghiên cứu các lời giải thích dưới đây thì sẽ hiểu biết được một cách rõ ràng.
Thế thì, về vấn đề này, cần thiết nghiên cứu về số bảy trước, rồi nghiên cứu về tiếng sấm sau. Vì số bảy là số trọn vẹn nên nếu thay thế bảy bằng trọn vẹn thì “bảy tiếng sấm” cũng có thể được gọi là “tiếng sấm trọn vẹn”. Thế thì, tiếng sấm trọn vẹn đã được phán ra tại đâu? Có thể khẳng định được rằng tiếng sấm trọn vẹn không phải là tiếng sấm được phán ra trước mặt chỉ một hoặc hai người nhưng là tiếng sấm được phán ra trước mặt tổng hội Ysơraên. Tiếng sấm trọn vẹn này được phán ra vào khoảng năm 1498 TCN; khi Ðức Chúa Trời ở trong lửa mà ban ra Mười Ðiều Răn và các lời giao ước tại núi Sinai, Ngài đã phán bằng tiếng sấm này. Đã được chép rằng:
Xuất Êdíptô Ký 20:18-19 “Vả, cả dân sự nghe sấm vang, tiếng kèn thổi, thấy chớp nhoáng, núi ra khói, thì run rẩy và đứng cách tận xa. Dân sự bèn nói cùng Môise rằng: Chính mình người hãy nói cùng chúng tôi thì chúng tôi sẽ nghe; nhưng cầu xin Ðức Chúa Trời chớ phán cùng, e chúng tôi phải chết chăng.”
Lúc bấy giờ, Môise đã nghe được giọng như tiếng sấm của Ðức Chúa Trời, nhưng dân sự thì không nghe được giọng ấy mà chỉ nghe thành bảy tiếng sấm mà thôi. Vậy, Môise đã nghe giọng bảy tiếng sấm và truyền lại cho dân sự. Đã được chép rằng:
Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:5 “Ðương lúc đó, ta đứng giữa Ðức Giêhôva và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi.”
Vả, mỗi lời trong Kinh Thánh ắt có câu cặp đôi của nó. Nên khi giải nghĩa câu Kinh Thánh thì phải tra câu cặp đôi với nó rồi cắt nghĩa mới là phải lẽ.
Êsai 34:16 “Hãy tìm trong sách Ðức Giêhôva và đọc lấy: trong những thú vật ấy chẳng một con nào thiếu, chẳng một con nào là không đủ đôi. Vì ấy là miệng Ðức Giêhôva đã truyền, và Thần Ngài đã nhóm chúng nó lại.”
Còn, về lời “Hãy đóng ấn.” Kinh Thánh đã chép như sau:
Êsai 8:16 “Ngươi hãy gói lời chứng nầy, niêm phong luật pháp nầy trong môn đồ ta!”
Bởi chưng đã được chép tại Khải Huyền 10:4 rằng “Hãy đóng ấn bảy tiếng sấm.” và tại Êsai 8:16 rằng “Hãy niêm phong luật pháp này trong môn đồ Ta!” rồi, cho nên “bảy tiếng sấm” ắt hẳn phải là một bộ phận nào đó trong luật pháp. Trong luật pháp chỉ còn một bộ phận cứ bị niêm phong cho đến ngày nay thôi, ấy là 3 kỳ 7 lễ trọng thể. Trong 3 kỳ 7 lễ trọng thể, là sự mầu nhiệm của bảy tiếng sấm này, có thể phát hiện ra sự mầu nhiệm của nơi thánh trên trời; có thể nhìn vào trong sào huyệt ma quỉ; cũng sẽ biết được báu vật mà Ngài đã giấu kín từ các kiếp trước để dành cho dân lựa chọn là gì; trong đó còn chứa đựng lời tiên tri về những sự việc sẽ xảy đến trong tương lai Hội Thánh nữa.
Ngày xưa, vua Giôsia hay vua Êxêchia cũng cứ hầu việc các hình tượng khi họ chưa biết các lễ trọng thể, nhưng đến lúc hiểu biết được các lễ trọng thể và giữ thì họ hủy phá các hình tượng đó một cách sạch tinh (Tham khảo: II Các Vua 23:21-25, II Sử Ký 30:1-27, II Sử Ký 31:1).
Hoặc có người hỏi rằng “Tại sao Ðức Chúa Trời đóng ấn những điều đó mà làm cho phức tạp vậy?” Về vấn đề này, có thể ngẫm nghĩ theo nhiều cách, nhưng theo lời của Ðức Chúa Trời được chép trong Kinh Thánh thì Ngài muốn để riêng những điều đó dành cho dân được lựa chọn giống như là một món quà đặc biệt. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng:
Mathiơ 13:10-11 "Môn đồ bèn đến gần Ngài mà hỏi rằng: Sao thầy dùng thí dụ mà phán cùng chúng vậy? Ngài đáp rằng: Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết."
Và sở dĩ Ðức Chúa Trời đóng ấn là vì có mục đích của Đức Chúa Trời muốn ban riêng cho dân Ngài vào lúc khẩn cấp sau rốt để cứu rỗi. Đã được chép rằng:
Ðaniên 12:4 “Còn như ngươi, hỡi Ðaniên, ngươi hãy đóng lại những lời nầy, và hãy đóng ấn sách nầy cho đến kỳ cuối cùng. Nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học thức sẽ được thêm lên.” và theo Kinh Thánh bản dịch mới thì được chép rằng “Về phần ngươi, Ðaniên, hãy giữ kín lời này và niêm phong sách lại cho đến thời kỳ cuối cùng. Nhiều người sẽ đi đây đó và sự hiểu biết sẽ gia tăng.”, và:
Ðaniên 12:9-10 “Người trả lời rằng: Hỡi Ðaniên, hãy đi; bởi vì những lời nầy đã đóng lại và đóng ấn cho đến kỳ cuối cùng. Sẽ có nhiều kẻ tự làm nên tinh sạch và trắng, và được luyện lọc. Nhưng những kẻ dữ sẽ cứ làm điều dữ; trong những kẻ dữ chẳng ai sẽ hiểu; song kẻ khôn sáng sẽ hiểu.”
Kinh Thánh phán rằng “Trong những kẻ dữ chẳng ai sẽ hiểu.” Kẻ dữ này là ai? Chúng ta ắt sẽ tìm ra giải đáp trong Kinh Thánh. Đã được chép rằng:
Nêhêmi 13:17 “Bấy giờ tôi quở trách các người tước vị Giuđa, mà rằng: Việc xấu xa các ngươi làm đây là chi, mà làm cho ô uế ngày sabát?”
Kinh Thánh gọi “sự làm cho ô uế ngày Sabát” là “việc xấu xa”, còn đấng tiên tri Êsai lại chép rằng nếu giữ điều răn của loài người thì sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu đi.
Êsai 29:13-14 “Chúa có phán rằng: Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho; vì cớ đó, ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân nầy, sự lạ rất lạ đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu.” Ngược lại, đã được chép rằng:
Khải Huyền 14:12 “Ðây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: Chúng giữ điều răn của Ðức Chúa Trời và giữ lòng tin Ðức Chúa Jêsus.”
Sứ đồ Phaolô chép về những người đã nhận được sự khôn ngoan như sau:
Êphêsô 1:7-9 “Ấy là trong Ðấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài, mà Ngài đã rải ra đầy dẫy trên chúng ta cùng với mọi thứ khôn ngoan thông sáng, khiến chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài.”
Ðaniên 12:10 “... trong những kẻ dữ chẳng ai sẽ hiểu; song kẻ khôn sáng sẽ hiểu.” Ðúng như lời phán câu trên, nếu ai đã được cứu chuộc bởi huyết Chiên Con của Lễ Vượt Qua giao ước mới thì sẽ được đầy tràn sự khôn ngoan và thông sáng mà biết được hết thảy mọi sự mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời.
Tuy nhiên, Ðức Chúa Trời cho đấng tiên tri được lựa chọn biết trước; rồi cho các vị - những người đã tiếp nhận lẽ thật qua đấng tiên tri ấy, được biết sau. Đã được chép rằng:
Amốt 3:7 “Cũng vậy, Chúa Giêhôva chẳng có làm một việc gì mà Ngài chưa tỏ sự kín nhiệm Ngài ra trước cho tôi tớ Ngài, là các đấng tiên tri.”
Mỗi một sự mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời đều có kỳ định của nó, và bảy tiếng sấm, là sự mầu nhiệm cuối cùng, cũng được tháo ấn và mở ra vào đúng kỳ đã định của nó bởi một người đã được định sẵn. Ví bằng bảy tiếng sấm này không được đóng ấn và niêm phong thì công việc cuối cùng của Ðức Chúa Trời sẽ đối mặt với nguy cơ bị phương hại lớn.
Việc đóng ấn và niêm phong bảy tiếng sấm này tương tự với việc vua Nêbucátnếtsa nước Babylôn ngày xưa đã bị quên mất giấc chiêm bao. Nếu vua không quên mất giấc chiêm bao ấy thì hết thảy mọi bác sĩ hoặc thầy bói hoặc thuật sĩ đều giải nghĩa chiêm bao một cách giả dối. Chiêm bao của vua ấy là vấn đề rất trọng đại liên quan đến việc người dân Ðức Chúa Trời giành nước đời đời vào ngày tận thế, mà bị giải nghĩa giả dối thì sẽ ra sao? Cho nên, Ðức Chúa Trời đã khiến cho vua quên mất giấc chiêm bao ấy và để dành cho Ðaniên là người được đảm nhiệm giải nghĩa đúng đắn.
Ðaniên 2:9 “Nhưng, nếu các ngươi không tỏ cho ta biết chiêm bao, thì cũng chỉ có một luật cho các ngươi; vì các ngươi đã điều đình với nhau đem những lời giả dối bậy bạ nói cùng ta, cho đến ngày giờ sẽ thay đổi. Vậy, hãy nói chiêm bao cho ta, và ta sẽ biết rằng các ngươi có thể giải nghĩa được.”
Nhưng, điều quan trọng ở đây nữa là nếu không thể tỏ ra cho vua biết chiêm bao ấy và giải nghĩa nó ra thì không chỉ các bác sĩ hay thầy bói hay thuật sĩ mà kể cả người dân của Đức Chúa Trời là Ðaniên và ba người bạn cũng đều phải bị xử chết. Nên Ngài đã khiến cho những người khác không thể giải nghĩa chiêm bao mà chỉ cho Ðaniên biết điềm chiêm bao ấy, để hầu cho mọi người phải thừa nhận rằng lời giải nghĩa của Đaniên là chính xác. Tương tự, bởi vì bảy tiếng sấm này cũng chứa đựng lẽ thật hết sức quan trọng đến nỗi bởi đó mà quyết định vận mệnh Hội Thánh, nên nếu không giải nghĩa vấn đề này thì không chỉ các bác sĩ của Babylôn trên thế gian này, tức là các bác sĩ của hội thánh giả dối, mà kể cả các linh hồn của dân Ðức Chúa Trời cũng phải bị hủy diệt thôi. Vậy, giống như đã khiến cho vua quên mất điềm chiêm bao, Ngài cũng hầu cho đóng ấn bảy tiếng sấm, rồi lại hầu cho mở ấn ra, để khi người đảm đương nhiệm vụ mở ấn giải nghĩa lẽ thật sâu sắc chứa đựng trong đó thì những người hiểu ra lẽ thật ấy hoàn toàn tin tưởng theo. Nếu Ngài đã không đóng ấn bảy tiếng sấm này thì ắt tất cả các giáo sư giả đã giải nghĩa giả dối và làm cho ý muốn của Ðức Chúa Trời bị hỏng đi. Bởi vậy, bảy tiếng sấm này là lẽ thật hết sức quan trọng quyết định vận mệnh Hội Thánh cuối cùng nên đã bị đóng ấn.
Thế thì, ai sẽ tháo ấn và mở ra bảy tiếng sấm bị đóng ấn này? Sứ đồ Giăng đã chép rằng:
Khải Huyền 5:1-6 “Rồi, tôi thấy trong tay hữu Ðấng ngồi trên ngôi một quyển sách viết cả trong lẫn ngoài, có đóng bảy cái ấn. Tôi cũng thấy một vị thiên sứ mạnh mẽ cất tiếng lớn kêu rằng: Ai đáng mở quyển sách này và tháo những ấn này? Dầu trên trời, dưới đất, bên dưới đất, không ai có thể mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa. Vì không có ai đáng mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa, nên tôi khóc dầm dề. Bấy giờ, một người trong các trưởng lão nói với tôi rằng: Chớ khóc, kìa, sư tử của chi phái Giuđa, tức là Chồi của vua Ðavít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra. Tôi lại thấy chính giữa ngôi và bốn con sinh vật, cùng chính giữa các truởng lão, có một Chiên Con ở đó như đã bị giết.”
Vì đã được chép “Chiên Con như đã bị giết” rồi nên Chiên Con vào những ngày sau rốt, tức là Ðấng với danh Ðavít mà đến một cách bí mật, phải tháo bảy cái ấn và đồng thời cũng phải mở ra bảy tiếng sấm đã bị đóng ấn. Chính vì thế, Ðức Chúa Jêsus tiên tri rằng sự tháo ấn bảy tiếng sấm này sẽ được ứng nghiệm trọn vẹn trong một dòng dõi cuối cùng chứ không thể xảy đến với những hội thánh được lập ra cách đây 100 năm hay 200 năm trước.
Mathiơ 24:31-34 “Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia. Hãy nghe lời ví dụ về cây vả, vừa lúc nhành non, lá mới đâm, thì các ngươi biết mùa hạ gần tới. Cũng vậy, khi các ngươi thấy mọi điều ấy, khá biết rằng Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi nầy chẳng qua trước khi mọi điều kia chưa xảy đến.”
Dù cho có một tín đồ trong một hội thánh nào đó hiểu ra và làm chứng sự kín nhiệm của bảy tiếng sấm chăng nữa, thì hội thánh đó cũng sẽ không chấp nhận lẽ thật ấy. Bởi vì các truyền thống của mỗi hội thánh đang chi phối bản thân hội thánh đó.
Xem thêm
- Lễ trọng thể của Đức Chúa Trời
- Siôn
- Ấn của Đức Chúa Trời
- Mênchixêđéc
- Mưa đầu mùa và mưa cuối mùa
- Con của lời hứa
- Lễ Vượt Qua
- Nước sự sống
Liên kết ngoài
Chú thích
- ↑ “Giăng 5:39”.
Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy.
- ↑ “Côlôse 1:26-27”.
Tức là sự mầu nhiệm đã giấu kín trải các đời các kiếp, mà nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài. Vì Ðức Chúa Trời muốn khiến họ biết sự giàu vinh hiển của sự mầu nhiệm đó ở giữa dân ngoại là thể nào, nghĩa là Ðấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển
- ↑ “Giăng 4:14”.
nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.
- ↑ “Giăng 7:37”.
Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống.
- ↑ “Khải Huyền 22:17-18”.
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.