Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức Chúa Trời Mẹ”
Thẻ: Lùi lại thủ công |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
Dòng 85: | Dòng 85: | ||
<references /> | <references /> | ||
[[Thể loại:Đức Chúa Trời Mẹ]] | [[Thể loại:Đức Chúa Trời Mẹ]] | ||
[[Thể loại:Thường thức Kinh Thánh]] | [[Thể loại:Thường thức Kinh Thánh]] | ||
[[Thể loại:Thuật ngữ Kinh Thánh]] | [[Thể loại:Thuật ngữ Kinh Thánh]] |
Bản mới nhất lúc 07:51, ngày 8 tháng 12 năm 2023
Đức Chúa Trời Mẹ (God the Mother) nghĩa là Đức Chúa Trời mang hình nữ, hay còn gọi là Mẹ trên trời (Heavenly Mother) hoặc Mẹ phần linh hồn (Spiritual Mother). Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Đức Chúa Trời chỉ tồn tại một Đấng là “Đức Chúa Trời Cha”. Tuy nhiên, từ trang đầu tiên của Sáng Thế Ký cho đến trang cuối cùng của Khải Huyền, Kinh Thánh đều làm chứng rằng Đức Chúa Trời có hai hình, là hình nam và hình nữ. Kinh Thánh làm chứng về Đức Chúa Trời mang hình nam là “Cha chúng tôi ở trên trời”[1] nhưng mặt khác cũng làm chứng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ thông qua lời chép rằng “Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta”.[2] Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới không chỉ tin vào Đức Chúa Trời Cha mà còn tin vào Đức Chúa Trời Mẹ theo chứng cớ trong Kinh Thánh.[3]
Êlôhim và Đức Chúa Trời Mẹ
Có thể tìm thấy sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ ngay từ sách Sáng Thế Ký chương 1. Chương đầu tiên trong Kinh Thánh bắt đầu bởi lời “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Từ “Đức Chúa Trời” trong câu này được viết là “Êlôhim” theo tiếng Hêbơrơ, là ngôn ngữ đầu tiên ghi chép Kinh Thánh.[4] “Êlôhim (אֱלֹהִים)”[5] là danh từ số nhiều có nghĩa là “các Đức Chúa Trời” hoặc “các thần”, đây là hình thức thêm hậu tố số nhiều “im (ים)” vào “Êlôah (אֱלוֹהַּ)”[6] nghĩa là “Đức Chúa Trời” hoặc “thần” ở dạng số ít.[7] Từ “Êlôhim”, danh từ số nhiều của “Đức Chúa Trời”, được ghi chép khoảng 2500 lần trong Kinh Thánh Cựu Ước. Việc ghi chép Đức Chúa Trời bằng danh từ số nhiều “Êlôhim” không phải là sự ngẫu nhiên hay nhầm lẫn. Vì đã được chép là “các Đức Chúa Trời”, nên Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo tuyệt đối không phải là một Đấng.
Người nam và người nữ được sáng tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời
Chúng ta có thể tìm được lý do Kinh Thánh ghi chép về Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo bằng danh từ số nhiều “Êlôhim” ở Sáng Thế Ký chương 1 từ câu 26 đến câu 28.
Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta. Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
Khi sáng tạo ra loài người, Đức Chúa Trời đã phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta” rồi đã làm ra hai người, là người nam và người nữ. Nếu hình của Đức Chúa Trời chỉ là một Đức Chúa Trời Cha thôi thì loài người được sáng tạo ra cũng tồn tại duy chỉ người nam. Thế nhưng, việc loài người được sáng tạo ra có hai hình là người nam và người nữ theo hình của Đức Chúa Trời là chứng cớ rõ ràng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời mang hình nam và Đức Chúa Trời mang hình nữ. Kể cả đoạn biểu hiện Đức Chúa Trời là “chúng ta”, là đại từ nhân xưng số nhiều chứ không phải số ít là “ta” cũng xác nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa không phải là một Đấng mà là hai Đấng.
Đức Chúa Trời Mẹ được muôn vật làm chứng
Kinh Thánh làm chứng rằng năng lực và thần tánh của Đức Chúa Trời không trông thấy đã được bày tỏ một cách rõ ràng trong muôn vật mà Ngài đã dựng nên, để loài người có thể nhận biết được.[8][9] Điểm chung của vô số sinh vật sống trên thế gian là đều có cha và mẹ, đặc biệt là chúng được nhận sự sống từ mẹ của mỗi loài. Sở dĩ Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo đã làm ra các sinh vật sống bởi sự quan phòng như thế là để cho biết về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng ban cho sự sống đời đời.
Cha trên trời và Mẹ trên trời
Đức Chúa Trời đã cho biết sự thật rằng có Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ bằng biểu hiện trực tiếp trong Kinh Thánh.
Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
“Chúng ta” trong lời “Cha chúng tôi và Mẹ chúng ta” chỉ ra các con cái của Đức Chúa Trời, những người sẽ được cứu rỗi. Đối với các con cái của Đức Chúa Trời được nhận lấy sự cứu rỗi có Cha trên trời và cũng có Mẹ trên trời nữa.[10]
Thánh Linh và Vợ Mới
Trong sách Khải Huyền chương 22 câu 17 là chương cuối cùng của Kinh Thánh có chép rằng Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống. Theo Kinh Thánh, duy chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban nước sự sống.[11] Khi xem xét về lẽ thật Ba Vị Thánh Nhất Thể thì Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha, đồng nhất với Đức Cha - Giêhôva Đức Chúa Trời và Đức Con - Đức Chúa Jêsus Christ. Sứ đồ Giăng đã nói về Vợ Mới - Đấng ban nước sự sống cùng với Thánh Linh là “người vợ mới cưới là Vợ Chiên Con”. Vì Chiên Con là Đức Chúa Jêsus Christ, nên Vợ Chiên Con chính là Vợ của Đức Chúa Trời Cha. Thế mà, sứ đồ Giăng đã miêu tả về Vợ của Chiên Con là “thành thánh Giêrusalem từ trên trời xuống”.[12] Còn sứ đồ Phaolô làm chứng về Giêrusalem trên trời rằng “Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là Mẹ chúng ta”.[2] Theo đó, lời tiên tri rằng Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống nghĩa là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ ban nước sự sống cho nhân loại đang bị khát.
Gia đình Nước Thiên Đàng và Đức Chúa Trời Mẹ
Kinh Thánh cho biết rằng Đức Chúa Trời là Cha phần linh hồn[1] và Mẹ phần linh hồn của chúng ta,[2] còn chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời.[13] Cha, Mẹ và con cái là xưng hô được sử dụng trong gia đình. Xưng hô là Cha trên trời, Mẹ trên trời và con cái của Đức Chúa Trời là chứng cớ cho biết rằng giống như trên đất này có gia đình là cộng đồng của tình yêu thương, thì trên Nước Thiên Đàng cũng có gia đình phần linh hồn là cộng đồng của tình yêu thương vĩnh cửu. Giống như gia đình dưới đất này là mối quan hệ được kết nối bởi huyết thống, gia đình Nước Thiên Đàng cũng được kết nối bởi nhận lấy huyết thống của Đức Chúa Trời thông qua Lễ Vượt Qua.
Đức Chúa Trời Mẹ trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng
2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ đã ám chỉ sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ thông qua ví dụ về tiệc cưới. Trong sách Mathiơ chương 22, Đức Chúa Jêsus phán rằng Nước Thiên Đàng giống như tiệc cưới.[14] Vua tổ chức tiệc cưới trong lời ví dụ là Đức Chúa Trời, chàng rể tượng trưng cho Đức Chúa Jêsus, Đấng đến với tư cách là Con Trai. Khách được mời đến dự tiệc cưới biểu tượng cho các thánh đồ được nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Tiệc cưới không thể được diễn ra nếu chỉ có chàng rể và khách mời. Để tiệc cưới được diễn ra thì nhất định phải có cô dâu. Thế nhưng, cô dâu đã không xuất hiện vào 2000 năm trước. Kể cả trong ví dụ về tiệc cưới của Đức Chúa Jêsus đều có chàng rể và khách mời nhưng lại không có lời ghi chép về cô dâu. Dù vậy, Nước Thiên Đàng đã được ví dụ với tiệc cưới là vì cô dâu nhất định sẽ xuất hiện khi đến kỳ. Sứ đồ Giăng đã xem thấy sự mặc thị về hình ảnh cô dâu xuất hiện mà ghi lại trong sách Khải Huyền.
... vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn... Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!
Cuối cùng, trong Khải Huyền chương 19 đã xuất hiện đầy đủ mọi nhân vật chính của tiệc cưới như chàng rể, cô dâu và khách được mời. Trong Khải Huyền chương 21, Giăng nói rằng Vợ Mới, tức Vợ của Chiên Con là thành thánh Giêrusalem từ trên trời xuống.[12] Chiên Con biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus Christ, chứ không phải là con chiên thực tế. Vì vậy, Giêrusalem từ trên trời xuống cũng biểu tượng cho Vợ Mới. Chúng ta có thể tìm thấy thực thể của Vợ Mới được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời trong sách Galati.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
Chàng rể trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng là “Cha chúng ta” tức là Chiên Con, còn Giêrusalem trên trời là Vợ Mới, tức là “Mẹ chúng ta”. Đã được phán rằng Nước Thiên Đàng giống như tiệc cưới và phước thay cho những người được mời đến nơi ấy, cho nên người nào nhận biết sự mầu nhiệm này và tiếp nhận Cha trên trời và Mẹ trên trời sẽ được nhận lãnh phước lành sự cứu rỗi, được đi vào tiệc cưới Nước Thiên Đàng.
Sự mầu nhiệm về con cái sót lại của người đàn bà
Kinh Thánh tiên tri rằng con cái sót lại của người đàn bà sẽ có trận chiến phần linh hồn với con rồng (ma quỉ).[15][16] Sự mầu nhiệm về người đàn bà và con cái sót lại quyết chiến với con rồng có thể được tìm thấy từ lịch sử vườn Êđen trong sách Sáng Thế Ký.
Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.
Trong Sáng Thế Ký chương 3, được chép rằng con rắn và người nữ nghịch thù nhau, còn trong Khải Huyền chương 12 được chép rằng con rắn xưa tức là ma quỉ tranh chiến với con cái sót lại của người đàn bà. Theo đó, người đàn bà dẫn dắt cuộc chiến tranh với con rồng tương ứng với Êva, là vợ của Ađam trong Sáng Thế Ký chương 3. Tuy nhiên, Khải Huyền chương 12 là lời tiên tri về việc sẽ xảy đến trong thời đại cuối cùng khi đã trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo, nên người đàn bà (Êva) trong Khải Huyền chương 12 không phải là Êva đã bị đuổi khỏi vườn Êđen.
Sứ đồ Phaolô đã làm chứng rằng có Ađam sau hết giống như có Ađam thứ nhất.[17] Giống như Ađam sau hết là thực thể của Ađam thứ nhất, thì cũng có tồn tại Êva sau hết là thực thể của Êva - vợ của Ađam thứ nhất. Trong Khải Huyền chương 19 nói về Ađam sau hết và Êva sau hết là “Chiên Con và Vợ Ngài”,[18] trong chương 21 được biểu hiện là “Chiên Con và Vợ Mới”,[12] còn trong chương 22 được biểu hiện là “Thánh Linh và Vợ Mới”.[19] Vì Ađam sau hết trong lời tiên tri ở Khải Huyền là Đấng Christ Tái Lâm, tức là Cha phần linh hồn,[20] nên Êva sau hết - là Vợ Ngài, chính là Mẹ phần linh hồn. Những người đứng về phía Đức Chúa Trời, là con cái sót lại của người đàn bà, tức là các con cái của Mẹ trên trời sẽ thắng lợi trong trận chiến phần linh hồn với Satan vào thời đại cuối cùng và được đi vào Nước Thiên Đàng.
Ađam trong Sáng Thế Ký gọi vợ là Êva, và Êva trở nên là Mẹ của cả loài người.[21] Cái tên “Êva” có nghĩa là “sự sống”. Việc Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo đã tạo ra hết thảy các sinh vật sống để chúng được sinh ra bằng cách nhận sự sống từ mẹ cho thấy rằng: ngay cả những kẻ sống sẽ được cứu rỗi trong tương lai cũng sẽ nhận được sự sống đời đời từ Đức Chúa Trời Mẹ và sự cứu rỗi được nên trọn vẹn.
Đức Chúa Trời Mẹ của tình yêu thương
Tình yêu thương của Mẹ hướng về con cái
Có một câu châm ngôn của người Giuđa rằng “Chúa không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài đã tạo ra các bà mẹ”. Lời này không có nghĩa là Chúa thật sự không có năng lực ở khắp mọi nơi nên mới để người mẹ tồn tại, nhưng được giải nghĩa rằng tình yêu thương của mẹ hướng về con cái thật vô hạn đến thế, nếu là vì con cái thì mẹ sẽ phát huy sức mạnh siêu nhiên giống như thần.
Người mẹ xuất hiện trong “Câu chuyện về mẹ” - một tác phẩm của Andersen, đã đổ máu khi ôm cây gai vào lòng theo yêu cầu của cây gai để tìm được con trai thất lạc của mình, và đổi mái tóc đẹp đẽ của mình với mái tóc bạc của bà lão. Cũng lấy cả đôi mắt mà cho thần hồ. Chắc không ai nghĩ rằng vì là một câu chuyện cổ tích nên đã miêu tả một cách phóng đại về tình yêu thương của mẹ. Ấy là vì ai cũng biết và đồng cảm về tình yêu thương của mẹ không tiếc bất cứ thứ gì nếu là vì con cái.
Thực tế, bất luận đông tây kim cổ đều có tồn tại những người mẹ duy chỉ suy nghĩ cho con cái dù ở trong tình huống nguy hiểm. Tháng 12 năm 1988, trận động đất 7,0 độ richter đã xảy ra ở miền trung Armenia, khiến người mẹ (Susanna Petrosyan) và con gái bốn tuổi mắc kẹt trong một tòa nhà bị sập. Khi con gái khát nước, người mẹ đã lấy mảnh thủy tinh đâm vào ngón tay và cho con uống máu của mình. Cô con gái nhỏ đã có thể chịu đựng được cái lạnh và cái đói bằng tình yêu thương của mẹ, thế rồi hai mẹ con đã được cứu sống một cách ngoạn mục. Người mẹ đã trả lời như thế này trong buổi phỏng vấn: “Tôi nghĩ mình sẽ chết. Nhưng tôi muốn con gái mình được sống.”[22]
Năm 2008, trong trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, một người mẹ đang ôm chặt lấy đứa con trong lòng dưới đống bùn đất đã được tìm thấy,[23] còn ở Hàn Quốc, cũng có trường hợp người mẹ đã qua đời khi dùng cả thân mình để ngăn chặn ngọn lửa và cứu con trai năm tuổi của mình trong căn hộ bị cháy.[24] Trước nguy hiểm cận kề, người ta luôn đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu theo bản năng. Nhưng người mẹ luôn coi sự an nguy của con cái là trên hết. Mẹ đã ban cho con cái sự sống rồi, nhưng nếu là vì con cái thì cũng không tiếc kể cả mạng sống duy nhất của mình. Tình yêu thương lớn nhất mà loài người có được chính là tình yêu thương của mẹ luôn hướng về các con cái.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời Mẹ hướng về nhân loại
Sở dĩ sống mũi chúng ta cay, tấm lòng chúng ta xúc động, mắt nhỏ giọt lệ mỗi khi gọi “mẹ” là vì tình yêu thương cao cả đầy hy sinh của mẹ. Trong muôn vật mà Đức Chúa Trời sáng tạo ra đều chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời,[8][9] và nguyên lý ở dưới đất là hình và bóng của nguyên lý trên trời.[25] Tình yêu thương của mẹ trên đất này, người đã ban cho con cái mình tình yêu thương lớn lao không thể đo lường được, khiến chúng ta có thể hiểu và nhận ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời Mẹ hướng đến nhân loại.
Đạo lý của giao ước mới nhấn mạnh rằng “Đức Chúa Trời là tình yêu thương”.[26][27] Khi nhận biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ - Đấng không tiếc sự hy sinh và đang ban tình yêu thương lớn lao mà không đòi giá dành cho các con cái, thì mới có thể thực tiễn đạo lý của giao ước mới. Cũng như con cái không thể yêu cha mẹ trước, chúng ta cũng không thể yêu Đức Chúa Trời trước, duy chỉ Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta trước.[28] Ngay cả khi chúng ta không hiểu biết gì từ trước sáng thế, nhưng Ngài đã yêu thương chúng ta và gìn giữ chúng ta như con ngươi trong mắt Ngài. Thậm chí khi các con cái phạm tội trên trời và bị đuổi xuống trái đất này, tình yêu thương ấy vẫn không hề bị ngừng lại. Kinh Thánh cho biết rằng Vợ Mới được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời đang ban nước sự sống,[29][12] và tiên tri rằng các con cái của Đức Chúa Trời sẽ nhận được sự yên ủi ở trong Mẹ Giêrusalem trên trời.
Các ngươi là kẻ yêu Giêrusalem, hãy vui với nó, hãy mừng vì nó! Các ngươi là kẻ đã khóc vì Giêrusalem, hãy cùng nó hớn hở vui cười; hầu cho các ngươi sẽ được bú và no bởi vú của sự yên ủi nó; được vắt sữa và lấy làm vui sướng bởi sự dư dật của vinh quang nó. Vì Ðức Giêhôva phán như vầy: Nầy, ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như một con sông, và sự vinh hiển của các dân như nước vỡ bờ; các ngươi sẽ được bú, được bồng trên hông, và mơn trớn trên đầu gối. Ta sẽ yên ủi các ngươi như mẹ yên ủi con, và ấy là tại trong Giêrusalem mà các ngươi sẽ được yên ủi.
Đức Chúa Trời Mẹ đã đến trái đất này theo lời tiên tri, Ngài đang ban nước sự sống đời đời cho các con cái biết hối cải và quay trở về. Sự ra đời của sự sống là việc rất vui mừng, nhưng trong quá trình đó cũng bao gồm nỗi đau đớn của người mẹ. Sự sống đời đời cũng vậy, trên lập trường của người được nhận chắc sẽ không có việc gì vui mừng hơn. Nhưng đối với Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng ban cho sự sống, nỗi đau đớn và sự hiến thân cũng đến cùng với niềm vui. Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta không biết mẹ đã lao khổ và gắng sức biết bao vì bản thân chúng ta, nhưng khi trưởng thành chúng ta mới nhận ra và biết ơn về điều đó. Cũng vậy nếu là con cái trên trời chân thật thì sẽ hiểu biết tình yêu thương và sự hy sinh của Đức Chúa Trời Mẹ, và sẽ có được đức tin trưởng thành dâng vinh hiển cùng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Mẹ.
“ Tôi đã hiểu biết tình yêu thương vô hạn của Mẹ. Dù chúng ta đã gây nhiều lỗi lầm trong quá khứ, nhưng Mẹ vẫn chào đón chúng ta một cách ấm áp. Tôi muốn nói rằng nếu bạn mong muốn cảm nhận và hiểu biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời Mẹ, thì hãy đến Hàn Quốc. Nếu gặp được Mẹ thì có thể nhận ra sự hy sinh và tình yêu thương của Cha Mẹ. “ — “Mẹ thực sự là tình yêu thương”, 《Trang web Hội Thánh của Ðức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới》
Video liên quan
- Giảng đạo: Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ
Xem thêm
Tham khảo
- Trang web Hội Thánh của Ðức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
- Kênh YouTube chính thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
- Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới MEDIA CAST
- Trang web Hãy đến với Đức Chúa Trời Mẹ
Chú thích
- ↑ 1,0 1,1 “Mathiơ 6:9”.
Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 “Galati 4:26”.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới 55 năm thành lập mở ra thời đại 3.000.000 thánh đồ”,(Shin DongA) 2019. Số tháng 6.
- ↑ Genesis 1:1, Bible Hub
- ↑ "430. elohim," Bible Hub
- ↑ "433. eloah," Bible Hub
- ↑ "אֱלֹהִים", (Từ điển tiếng Hêbơrơ cổ đại Naver)
- ↑ 8,0 8,1 “Rôma 1: 20”.
bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.
- ↑ 9,0 9,1 “Khải Huyền 4:11”.
... và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.
- ↑ “Đức Chúa Trời Mẹ”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
- ↑ “Khải Huyền 21:6”.
Ta là Anpha và Ômêga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không.
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 “Khải Huyền 21:9-10”.
... ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống.
- ↑ “II Côrinhtô 6:17-18”.
... Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Cha các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy.
- ↑ “Mathiơ 22:1-14”.
- ↑ “Khải Huyền 12:9”.
Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Satan, dỗ dành cả thiên hạ.
- ↑ “Khải Huyền 12:17-18”.
Con rồng giận người đàn bà, bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Ðức Chúa Trời và lời chứng của Ðức Chúa Jêsus. Con rồng đứng trên bãi cát của biển.
- ↑ “I Côrinhtô 15:45”.
ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là Ađam đã nên linh hồn sống. Ađam sau hết là thần ban sự sống.
- ↑ “Khải Huyền 19:7”.
... vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn...
- ↑ “Khải Huyền 22:17”.
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
- ↑ “Rôma 5:12–19”.
... Ađam, là người làm hình bóng của Ðấng phải đến...
- ↑ “Sáng Thế Ký 3:20”.
Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.
- ↑ "Trapped Woman Gave Daughter Her Blood to Keep Her Alive," AP NEWS, Dec. 29. 1988.,
"I knew I was going to die," Mrs. Petrosyan said. "But I wanted my daughter to live."
- ↑ “Tình mẫu tử thấm đượm hiện trường thảm họa động đất”. YTN. ngày 5 tháng 9 năm 2008.
- ↑ “Người mẹ cứu con trai trong ngọn lửa đã qua đời”. YTN. ngày 24 tháng 1 năm 2015.
- ↑ “Hêbơrơ 8:5”.
và giữ sự thờ phượng, sự thờ phượng đó chẳng qua là hình và bóng của những sự trên trời mà thôi.
- ↑ “Giăng 13:34”.
Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.
- ↑ “Giăng 4:7-8”.
Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
- ↑ “Giăng 4:19”.
Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước.
- ↑ “Khải Huyền 22:17”.
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.