Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời”
n (Pyc1948 đã đổi Draft:Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời thành Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời) |
|
(Không có sự khác biệt)
|
Bản mới nhất lúc 00:23, ngày 16 tháng 10 năm 2024
Có thể coi Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời chính là lịch sử của Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus Christ đã dựng nên. Có thể coi Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời chính là lịch sử của Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus Christ đã dựng nên. Theo Kinh Thánh, tên của Hội Thánh sơ khai tin và đi theo Đức Chúa Jêsus là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời”.[1] Trong Kinh Thánh Tân Ước có nhiều chỗ ghi chép về Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nơi các môn đồ và các sứ đồ của Đức Chúa Jêsus đã đi.[2] Hội Thánh của Đức Chúa Trời thời kỳ đầu đã rao giảng về Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng đến trong xác thịt và hy sinh để cứu rỗi nhân loại, đồng thời giữ gìn và rao truyền Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập bởi huyết Ngài.[3] Tin Lành của giao ước mới đã được truyền bá nhanh chóng không chỉ trong Ysơraên mà đến tận các khu vực ngoại bang, và Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã được lập nên ở nhiều nơi. Tuy nhiên, sau thời đại các sứ đồ, Hội Thánh đã trở nên thế tục hóa và hết thảy mọi lẽ thật kể cả Lễ Vượt Qua đã bị xóa bỏ, bởi đó Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã biến mất trong lịch sử. Khoảng hơn 1600 năm sau vào giữa thế kỷ 20, Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ gìn giao ước mới theo nguyên mẫu trong Kinh Thánh đã được lập lại bởi Đấng An Xang Hồng.[4][5] Hội Thánh của Đức Chúa Trời được khôi phục lại đang kế thừa sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, cùng tín ngưỡng và truyền thống của Hội Thánh sơ khai.
Hội Thánh được mua bằng huyết của Ðức Chúa Trời
Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh duy nhất mà Đức Chúa Trời dựng nên trên trái đất này. Kinh Thánh giải thích về Hội Thánh mà Đức Chúa Trời đã lập nên là Hội Thánh được mua bằng huyết của Đức Chúa Trời.
... để chăn Hội thánh của Ðức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.
Trong Kinh Thánh, Huyết của Đức Chúa Trời nghĩa là hy sinh của Lễ Vượt Qua. Trong Lễ Vượt Qua, một ngày trước khi Đức Chúa Jêsus hy sinh trên thập tự giá, Ngài đã lập ra giao ước mới bằng cách ban cho các môn đồ bánh và rượu nho mà Ngài đã phán rằng ấy là thịt và huyết của Ngài. Khi soi chiếu lời dạy dỗ rằng “Ai ăn thịt và uống huyết Ta thì được sự sống đời đời”,[6] thì con đường của sự cứu rỗi đã được mở ra, hầu cho nhân loại được nhận sự tha tội và sự sống đời đời nhờ giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới chứa đựng sự hy sinh của Đấng Christ.[7] Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới là nghi thức ăn thịt và uống huyết của Đấng Christ. Vì vậy, trong Hội Thánh mà Đức Chúa Trời đã mua bằng huyết, phải có lẽ thật Lễ Vượt Qua giúp thoát khỏi tội lỗi nhờ huyết của Đức Chúa Trời.
Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
Theo đó, các công việc của Hội Thánh được nhận lời hứa sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời bởi việc giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới, đã được chép chi tiết trong Kinh Thánh Tân Ước bao gồm cả sách Công Vụ Các Sứ Đồ.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời sơ khai
Tên của Hội Thánh được mua bằng huyết của Đức Chúa Trời, tức Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã lập và các sứ đồ Hội Thánh sơ khai đã đi là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời”.
gởi cho Hội thánh của Đức Chúa Trời ở thành Côrinhtô, và cho hết thảy thánh đồ ở khắp xứ Achai...
Vả, anh em đã nghe lúc trước tôi (sứ đồ Phaolô) theo giáo Giuđa, cách cư xử của tôi là thể nào, tôi bắt bớ và phá tán Hội thánh của Đức Chúa Trời quá chừng;
Theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã giữ 3 kỳ 7 lễ trọng thể của giao ước mới, bao gồm Lễ Vượt Qua,[8] Lễ Ngũ Tuần,[9] Lễ Lều Tạm[10] và ngày Sabát[11] là lễ trọng thể hàng tuần.
Sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh và thăng thiên, các thánh đồ Hội Thánh sơ khai nhận lãnh Thánh Linh vào Lễ Ngũ Tuần đã dạn dĩ rao truyền Tin Lành. Bởi đó, số người tiếp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa đã tăng lên một cách bùng nổ và Hội Thánh được lập nên ở nhiều nơi.[12] Tin Lành vượt ra khỏi Giêrusalem và xứ Giuđa, được rao truyền nhanh chóng đến các thành và nước ngoại bang, sự thật này đã được bày tỏ rõ trong các ghi chép về hành trình truyền đạo của sứ đồ Phaolô. Hội Thánh đã được dựng nên ở các vùng đất như Êphêsô (Ephesus),[13] Côrinhtô (Corinth),[1] Antiốt (Antioch)[14] và Tin Lành đã được truyền bá đến nhiều nơi ở châu Âu như Têsalônica (Thessaloniki),[15] Athên (Athens),[16] Mantơ (Malta),[17] Bẹtgiê (Perge),[18] Chíprơ (Chypre),[19] Rôma[20] v.v...
Sự thế tục hóa của Hội Thánh, Thời đại tối tăm tôn giáo
Hội Thánh sơ khai đã bị đàn áp bởi đế quốc La Mã, nơi tin vào thuyết đa thần với tư cách là quốc gia bá chủ vào thời đó.[21] Sau khi các sứ đồ Hội Thánh sơ khai qua đời, Hội Thánh dần trở nên thế tục hóa do sự bắt bớ của đế quốc La Mã và ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại bang. Khi bắt đầu tiếp nhận các giáo lý của ngoại đạo từ La Mã vào thế kỷ thứ 2, Hội Thánh bị chia thành hội thánh Tây phương và Hội Thánh Đông phương. Hội thánh Tây phương đi theo giáo lý bị biến chất, còn Hội Thánh Đông phương vẫn giữ vững lẽ thật của Hội Thánh sơ khai.[22]
Vào năm 313, hoàng đế La Mã Constantine I đã công nhận Cơ Đốc giáo như một phương tiện để thống trị đế quốc. Kể từ đó, tư tưởng đa thần vốn thịnh hành trên toàn quốc đã nhanh chóng du nhập vào hội thánh.[23][24] Sự thờ phượng Chủ nhật, lễ giáng sinh và tôn kính thập tự giá bắt nguồn từ tư tưởng tôn kính thần mặt trời cũng diễn ra như một phong tục của hội thánh.
Trái lại, hết thảy mọi lẽ thật của Đức Chúa Trời như ngày Sabát, 3 kỳ 7 lễ trọng thể bao gồm Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị biến mất. Một số ít thánh đồ muốn giữ gìn lẽ thật của Hội Thánh sơ khai đã tiếp tục đức tin của họ bằng cách sống cuộc đời khổ hạnh trong núi, hang động và sa mạc,[25] nhưng cuối cùng, mạch đập ấy đã bị cắt đứt, đồng thời giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập nên và Hội Thánh của Đức Chúa Trời cứ thế bị biến mất trong lịch sử.
Lễ Vượt Qua giao ước mới bị xóa bỏ | Sau khi các sứ đồ qua đời, hội thánh Tây phương đã cử hành lễ tiệc thánh vào Chủ nhật để kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus.[26] Vào năm 325 tại Công đồng Nicaea,[27] Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị xóa bỏ hoàn toàn, và Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn tính từ xuân phân được quy định là Lễ Phục Sinh, nên lễ tiệc thánh được cử hành vào ngày đó. |
Ngày Sabát bị biến đổi, thờ phượng Chủ nhật (thờ phượng Chúa nhật) du nhập vào | Nhằm thoát khỏi sự bắt bớ, hội thánh Tây phương đã từ bỏ ngày Sabát và thờ phượng vào Chủ nhật,[28] là ngày thánh của thần mặt trời Mithra vốn được yêu thích ở đế quốc La Mã. Năm 321, Hoàng đế Constantine I ban hành lệnh nghỉ việc vào Chủ nhật và quy định Chủ nhật là ngày thờ phượng, nên mọi hội thánh đều giữ thờ phượng vào Chủ nhật. |
Sự tôn kính thập tự giá du nhập vào | Sau khi sự bắt bớ của đế quốc La Mã chấm dứt, nhiều người ngoại bang đã cải đạo và gia nhập vào hội thánh, bởi đó các vật tượng trưng cho tôn giáo ngoại bang như thập tự giá[29] cũng được đưa vào hội thánh. Thập tự giá được dựng lên trong nhà thờ vào khoảng thế kỷ thứ 5. |
Du nhập lễ Giáng sinh | Từ thế kỷ thứ 4, ngày 25 tháng 12 vừa là ngày đông chí vừa là ngày sinh của thần mặt trời Mithra, đã được quy định và kỷ niệm như là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus.[30][31] |
Vào khoảng thế kỷ 16, Martin Luther, Jean Calvin v.v... đã mở ra phong trào cải cách tôn giáo bằng cách yêu cầu đổi mới đối với hội thánh đã đánh mất lẽ thật và trở nên sa đọa. Thông qua sự hối cải và biến hóa của hội thánh, họ đã gắng sức trong việc thực hiện cải cách đức tin với mong muốn quay lại tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai, là tín ngưỡng thuần khiết. Tuy nhiên, họ đã không thể khôi phục lại lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập vì sự cứu rỗi của nhân loại. Kể từ đó, nhiều hội thánh Tin lành đã xuất hiện, nhưng họ đang lặp lại tàn dư của các tôn giáo ngoại bang như thờ phượng Chủ nhật, tôn kính thập tự giá, lễ giáng sinh, v.v...
Tái lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Vào giữa thế kỷ 20, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã từng bị biến mất hơn 1600 năm đã được khôi phục lại. Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng đã xuất hiện theo lời tiên tri trong Kinh Thánh rằng Đức Chúa Jêsus sẽ hiện ra lần thứ hai trên thế gian để ban sự cứu rỗi.
cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
Đấng Christ An Xang Hồng đã khôi phục mọi lẽ thật của Đức Chúa Trời mà nhân loại đã đánh mất, bao gồm ngày Sabát và 3 kỳ 7 lễ trọng thể, Lễ Vượt Qua giao ước mới chứa đựng lời hứa sự sống đời đời. Sau khi chịu phép Báptêm tại Nakseom, Incheon vào năm 1948, Ngài đã bắt đầu cuộc đời Tin Lành. Năm 1964, Ngài thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Đại Hàn Dân Quốc để dựng lại Hội Thánh sơ khai theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus. Nhờ sự hy sinh và hiến thân của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh đã được dựng nên ở Busan, Seoul và các địa phương khắp cả nước.
Sự trưởng thành và phát triển của Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Những người giữ lẽ thật giao ước mới cứ tăng lên giống thời đại Hội Thánh sơ khai 2000 năm trước, số thánh đồ đăng ký đã vượt quá 10.000 người vào năm 1988 và 100.000 người vào năm 1996. Theo sự dạy dỗ của Đấng Christ “Hãy yêu người lân cận như mình”, Hội Thánh của Đức Chúa Trời liên tục phụng sự tình nguyện dựa trên tình yêu thương và sự hy sinh, cống hiến hết mình trong việc giúp đỡ gia đình, hàng xóm và đất nước. Nhân sự kiện phụng sự tình nguyện cung cấp bữa ăn miễn phí trong sự cố sập cửa hàng bách hóa Sampoong vào năm 1995, Hội Thánh đã chính thức bắt đầu các hoạt động phụng sự một cách có tổ chức và hệ thống, để ứng phó với thảm họa, tai nạn, sự cố, dịch bệnh, vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường.
Từ khoảng năm 1997, truyền giáo nước ngoài được bắt đầu và thành lập Hội Thánh tại 3 quốc gia. Xu thế tăng trưởng của Hội Thánh ngày càng lớn mạnh nhân dịp hoàn công đền thờ Giêrusalem Mới (hiện nay là Đền Thánh Giêrusalem Mới Imae) vào năm 2000. Đến năm 2001, Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ nhất (Bắc Mỹ) đã đến thăm Hàn Quốc, nơi Đấng Christ Tái Lâm xuất hiện và Hội Thánh của Đức Chúa Trời được lập lại, cũng như Tin Lành của giao ước mới được khôi phục. Số lượng thánh đồ đăng ký là 500.000 người vào năm 2003, chỉ sau 10 năm đã tăng lên 2 triệu người vào năm 2013. Trong khi yêu cầu xây dựng Hội Thánh vì sự gia tăng của các thánh đồ trên toàn thế giới cứ tiếp nối, việc đào tạo và cử người chăn đến mọi nơi trên thế giới càng được thực hiện cấp bách hơn. Không chỉ xây dựng đền thờ mới ở các địa phương trong nước, mà còn liên tiếp khánh thành các cơ sở đào tạo quy mô lớn như Viện tu luyện Êlôhim, Viện tu luyện Okcheon Go & Come, Viện tu luyện Dongbaek, các nơi đều đang được hoạt dụng như địa điểm mở ra các sự kiện của Hội Thánh và giáo dục thánh đồ, trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài, cũng như là địa điểm của sự hòa hợp vì cộng đồng và người dân địa phương.
Hội Thánh của Ðức Chúa Trời cùng với thế giới
Vào năm 2015, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã phát triển thành Hội Thánh có quy mô 2.500.000 thánh đồ tại 2500 Hội Thánh ở 175 quốc gia. Đến năm 2016, Hội Thánh tuyên bố vận động cứu rỗi 7 tỷ nhân loại cùng với việc thành lập Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo. Trong khi được biết đến như Hội Thánh toàn cầu, Hội Thánh coi mọi người trên thế giới như “gia đình làng địa cầu” và rao truyền phước lành của sự cứu rỗi, đồng thời mở rộng các hoạt động phụng sự nhằm thực tiễn tình yêu thương của Đấng Christ. Hội Thánh chung tay giúp đỡ những người đang chịu thống khổ bởi thảm họa, tai nạn và sự cố, nghèo khổ và đói kém kể cả trong và ngoài nước như phụng sự cung cấp đồ ăn miễn phí trong vụ chìm phà Sewol, hoạt động cứu hộ thiệt hại bão tại Mỹ, cứu hộ thiệt hại động đất ở Nepal v.v... Tổ chức các sự kiện đa dạng để tiếp nối sự thông hiểu và hòa hợp như Hội thảo Kinh Thánh quốc tế, Buổi hòa nhạc của dàn nhạc Mêsi, Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ chúng ta”, Triển lãm “Đọc chân tình của Cha”.
Sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động mang tính nhân đạo của Hội Thánh của Đức Chúa Trời là rất lớn. Khi Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol Hội Thánh của Đức Chúa Trời thăm viếng Liên Hiệp Quốc và hỗ trợ quỹ cứu trợ động đất cho Haiti vào năm 2010, Liên Hiệp Quốc đã đề nghị ký kết hợp tác với Hội Thánh. Năm 2016, Mục sư Kim Joo Cheol đã diễn thuyết tại Hội đàm cấp cao của Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Trung ương của LHQ (CERF) và ký hợp tác bền vững với Liên Hiệp Quốc. Kể từ năm 2020, Hội Thánh đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ và cơ quan các nước, đồng thời nỗ lực trong các hoạt động cứu trợ để ứng phó với Covid-19. Bởi các hoạt động cống hiến liên tục, Hội Thánh đã đón nhận nhiều giải thưởng của chính phủ và cơ quan các nước như Giải thưởng của Tổng thống từ 3 đời chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Tuyên dương đoàn thể của Tổng thống - Tuyên dương của chính phủ - Tuyên dương của Tổng thống), Giải thưởng Phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng Anh quốc, Giải vàng Giải thưởng Phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (giải thưởng tối cao dành cho đoàn thể, lần thứ 49), Giải thưởng Green Apple - giải thưởng quốc tế về môi trường.[33]
Tính đến năm 2022, hơn 7500 Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã được thành lập tại 175 quốc gia với 3,3 triệu thánh đồ đang giữ vững đức tin. Hội Thánh đang truyền bá tình yêu thương và sự dạy dỗ của Đấng Christ trên khắp thế giới vì tương lai tươi sáng của nhân loại, trong khi giữ theo y nguyên lẽ thật trọn vẹn của Hội Thánh sơ khai lấy Kinh Thánh làm nền tảng.
Lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời được xây dựng lại
Thời kỳ rạng đông (1948-1985)
Năm 1948 Đấng An Xang Hồng chịu phép Báptêm (Nakseom, Incheon)
Năm 1964 Thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Busan)
Năm 1984 Đấng An Xang Hồng chấp lễ Lễ Vượt Qua cuối cùng (Seoul)
- Tuyên bố về Đức Chúa Trời Mẹ
- Công bố người kế nhiệm (Mục sư Kim Joo Cheol)
Năm 1985 Đấng An Xang Hồng thăng thiên
- Tuyên bố lần nữa về Đức Chúa Trời Mẹ tại Tổng Hội lâm thời
- Công bố lần nữa về người kế nhiệm tại Tổng Hội lâm thời
Thời kỳ trưởng thành (1986-2000)
Năm 1988 Số thánh đồ đăng ký: 10.000 người
Năm 1995 Khánh thành Viện tu luyện Jeonyisan
Năm 1995 Phụng sự tình nguyện cung cấp bữa ăn miễn phí trong sự cố sập cửa hàng bách hóa Sampoong
Năm 1996 Hội thảo vì gia đình hạnh phúc
Năm 1997 Thành lập Hội Thánh tại 3 quốc gia nước ngoài
Năm 1999 Thành lập Hội Thánh tại 2 quốc gia nước ngoài
Năm 2000 Số thánh đồ đăng ký: 300.000 người
- Hoàn công Đền Thánh Giêrusalem Mới (Bundang)
- Thành lập Dàn nhạc Mêsi
Thời kỳ tiến xuất toàn cầu (2001-2013)
Năm 2001 Thành lập Hội Thánh tại 7 quốc gia nước ngoài
- Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 1 (Mỹ)
Năm 2002 Khánh thành Viện tu luyện Êlôhim
- Cổ động Á vận hội Busan (4400 người)
- Cổ động Á Thái Vận hội người khuyết tật Busan (17.000 người)
Năm 2003 Số thánh đồ đăng ký 500.000 người
- Hoàn công tòa nhà WMC Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- Đón nhận tuyên dương của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
- Cổ động 176 quốc gia tại Đại hội Universiade Daegu (90.000 người)
- Phụng sự tình nguyện cung cấp bữa ăn miễn phí trong vụ cháy tàu điện ngầm Daegu (cung cấp 3000 suất ăn 24 tiếng mỗi ngày trong vòng 55 ngày)
Năm 2004 Đón nhận huân chương của Đại Hàn Dân Quốc
- Đón nhận huy chương của Đại Hàn Dân Quốc
Năm 2005 Khánh thành Viện tu luyện Okcheon Go & Come
Năm 2006 Khánh thành Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời
- Lễ hội lớn Giêrusalem cùng với người nước ngoài tại Hàn Quốc
Năm 2007 Phụng sự tình nguyện phục hồi thiệt hại rò rỉ dầu vùng biển Taean
- Các hoạt động cứu trợ và khắc phục thiệt hại động đất ở Peru, xây dựng 10 đơn vị nhà ở tạm thời, phụng sự y tế và làm tóc
Năm 2008 số thánh đồ đăng ký: 1.000.000 người
- Lễ hội lớn Giêrusalem Mới cùng với gia đình
Năm 2009 Tổ chức Đại hội truyền giáo sinh viên thế giới (World CM)
Năm 2010 Trao tặng quỹ cứu trợ thiệt hại động đất ở Haiti cho Liên Hiệp Quốc
- Buổi hòa nhạc dành cho người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc
- Buổi hòa nhạc giúp đỡ nạn nhân động đất ở Haiti và Chile
Năm 2011 Khánh thành Viện tu luyện Dongbaek
- Buổi hòa nhạc giúp đỡ nạn nhân lũ lụt ở Thái Lan và động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
- Đón nhận Giải thưởng Phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải vàng, Giải Lifetime)
Năm 2012 Biểu diễn lưu diễn của dàn nhạc học sinh (11 khu vực)
- Hoạt động cứu trợ thiệt hại bão “Sandy”, Mỹ
Năm 2013 Số thánh đồ đăng ký: 2.000.000 người
- Đăng ký quỹ pháp nhân Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
- Tổ chức Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế
- Chuyến lưu diễn dành cho học sinh (21 khu vực)
- Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ”
Thời kỳ thịnh vượng (2014 - Hiện tại)
Năm 2014 Tuyên bố “Năm Hân Hỉ”, năm thứ 50 thành lập Hội Thánh
- Phụng sự cung cấp đồ ăn miễn phí trong vụ chìm phà Sewol (cung cấp 15.000 khẩu phần trong 44 ngày)
Năm 2015 Đón nhận Tuyên dương đoàn thể của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
- Hoạt động phục hồi và cứu hộ thiệt hại động đất ở Nepal (15.000 người hoạt động tại hơn 710 khu vực)
- Cổ động 63 quốc gia tại Đại hội Universiade Gwangju (Tổng cộng 10.000 người)
Năm 2016 Tuyên bố vận động cứu rỗi 7 tỷ nhân loại
- Đại hội quyết tâm truyền đạo Tin Lành toàn thế giới
- Đón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng Anh quốc (Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Anh)
- Mục sư tổng hội trưởng diễn thuyết tại hội đàm cấp cao của Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Trung ương Liên Hiệp Quốc (CERF)
- Thành lập Đền Thánh Giêrusalem Mới (Pangyo)
- Khánh thành Viện tu luyện WMC (Jeju)
Năm 2017 Tổ chức diễn đàn quốc tế ASEZ nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của cộng đồng quốc tế
- Hỗ trợ quyên góp cho nạn nhân động đất ở Pohang, phụng sự tình nguyện cung cấp bữa ăn miễn phí (cung cấp 12.500 suất ăn trong 61 ngày)
- Hoạt động khắc phục và cứu trợ thiệt hại lũ lụt do El Niño, Peru (khoảng 5000 người trong 9 ngày)
- Phụng sự tình nguyện khắc phục thiệt hại do mưa lớn cục bộ ở khu vực Chungcheong (1000 người trong 10 ngày)
- Hoạt động làm sạch Green Campus của ASEZ (làm sạch 81 khuôn viên trường đại học trên khắp thế giới)
Năm 2018 Sự kiện kỷ niệm 100 năm giáng sinh của Đấng An Xang Hồng
- Đón nhận “Giải thưởng Green Apple” (Giải vàng, giải đồng) - giải thưởng môi trường quốc tế
- Tổ chức Hội thảo Kinh Thánh quốc tế Arise&Shine
- Thực hiện “Reduce Crime Together” - dự án phòng chống tội phạm toàn cầu
- Tổ chức Triển lãm “Đọc chân tình của Cha”
Năm 2019 Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 75 thăm viếng Hàn Quốc
- Hỗ trợ quyên góp cho nạn nhân cháy rừng ở Gangwon-do
- ASEZ tham gia Hội nghị xã hội dân sự Liên Hiệp Quốc lần thứ 68
Năm 2020 Đón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải vàng 2 lần)
- Hỗ trợ ứng phó với Covid-19 tại các nước trên thế giới (trao tặng quỹ và vật phẩm phòng dịch, hỗ trợ sinh kế)
Năm 2021 Đón nhận Giải thưởng Phụng sự tình nguyện của Tổng thống Mỹ (Giải vàng)
- Hỗ trợ ứng phó với Covid-19 tại các nước trên thế giới (trao tặng quỹ và vật phẩm phòng dịch, hỗ trợ sinh kế)
Tham khảo
Chú thích
- ↑ 1,0 1,1 “I Côrinhtô 1:2-5”.
gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Côrinhtô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ...
- ↑ “II Côrinhtô 1:1”.
Phaolô, theo ý muốn Đức Chúa Trời, làm sứ đồ Đức Chúa Jêsus Christ, cùng người anh em chúng ta là Timôthê, gởi cho Hội thánh của Đức Chúa Trời ở thành Côrinhtô, và cho hết thảy thánh đồ ở khắp xứ Achai:
- ↑ “I Côrinhtô 11:23-26”.
Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp (Lễ Vượt Qua), lấy bánh, tạ ơn... Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
- ↑ “"Lễ Vượt Qua giao ước mới là ánh sáng hy vọng chiếu soi con đường sự sống" - Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. DongA Ilbo. 18 tháng 3 năm 2022.
- ↑ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời, trao hy vọng cho làng địa cầu bằng "Lễ Vượt Qua" - lễ trọng thể sự sống”. Monthly Chosun NewsRoom. 29 tháng 3 năm 2021.
- ↑ “Giăng 6:53-54”.
Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ... Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời.
- ↑ “Êphêsô 1:7”.
Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.
- ↑ “I Côrinhtô 5:7-8”. Kinh Thánh Bản Dịch Mới.
... Vì Chúa Cứu Thế chính là con chiên sinh tế của chúng ta trong lễ Vượt Qua đã bị hy sinh. Vậy, hãy cử hành lễ Vượt Qua, không phải với men cũ là men vu cáo, gian ác nhưng với bánh không men tức là lòng chân thành và lẽ thật.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-4”.
Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ... Hết thảy đều được đầy dẫy Ðức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Ðức Thánh Linh cho mình nói.
- ↑ “Giăng 7:2-38”.
Vả, ngày lễ của dân Giu đa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2”.
Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh thánh cắt nghĩa...
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-41”.
Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ... Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói... Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptêm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:17”.
Bấy giờ, Phaolô sai người ở thành Milê đi tới thành Êphêsô, mời các trưởng lão trong Hội thánh đến.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 13:1”.
Trong Hội thánh tại thành Antitốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư...
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1-2”.
Phaolô và Sila đi ngang qua thành Amphibôli và thành Abôlôni, rồi tới thành Têsalônica; ở đó người Giuđa có một nhà hội. Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16-17”.
Phaolô đương đợi hai người tại thành Athên, động lòng tức giận, vì thấy thành đều đầy những thần tượng. Vậy, người biện luận trong nhà hội với người Giuđa và người mới theo đạo Giuđa; lại mỗi ngày, với những kẻ nào mình gặp tại nơi chợ
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 28:1-8”.
Ðã được cứu như vậy rồi, chúng ta mới biết cù lao đó tên là Mantơ... Vả, cha của Búpliu nầy đương nằm trên giường đau bịnh nóng lạnh và bịnh lỵ. Phaolô đi thăm người, cầu nguyện xong, đặt tay lên và chữa lành cho
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 14:20-25”.
... thì người vùng đứng dậy...Sau khi đã truyền đạo tại thành Bẹtgiê rồi...
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 13:4-5”.
Vậy, Saulơ và Banaba đã chịu Ðức Thánh Linh sai đi, bèn xuống thành Sêlơxi, rồi từ đó đi thuyền đến đảo Chíprơ. Ðến thành Salamin, hai người giảng đạo Ðức Chúa Trời trong các nhà hội của người Giuđa; cũng có Giăng cùng đi để giúp cho.
- ↑ “Rôma 1:7”.
gởi cho hết thảy những người yêu dấu của Ðức Chúa Trời tại thành Rôma, được gọi làm thánh đồ. Nguyền cho anh em được ân điển và sự bình an từ nơi Ðức Chúa Trời, Cha chúng ta, và từ nơi Ðức Chúa Jêsus Christ!
- ↑ Justo L. Gonzalez, 《Lịch sử Hội Thánh sơ khai》, dịch bởi Eom Seong Ok, Eunseong, 2012, trang 33-36, “Chính phủ La Mã dạy rằng mỗi thần địa phương có tên khác nhau đều là một vị thần đồng nhất. ... Chủ nghĩa dung hợp (syncretism) tôn giáo là xu hướng của thời kỳ đó. ... Sự sùng bái hoàng đế là một yếu tố khác của tôn giáo La Mã, đã trở thành lý do dẫn đến cuộc bức hại. Chính quyền La Mã coi đây là cách thức và phương tiện của sự thống nhất và lòng trung thành. ... Những Cơ Đốc nhân từ chối thắp hương trước tượng hoàng đế như một chứng ngôn cho đức tin của họ, nên chính quyền đương thời quy kết họ là những kẻ bất trung và phản nghịch.”
- ↑ “[Dự án đặc biệt] 500 năm sau Cải cách tôn giáo của Luther - Hội Thánh của Đức Chúa Trời và Lẽ thật Kinh Thánh”. Số tháng 12. Monthly JoongAng. 2014.
- ↑ 5 Ways Christianity Spread Through Ancient Rome, History.com, July 27, 2022
- ↑ Introduction to Early Church History The First 500 Years, pg. 228, Wipf & Stock Publishers, March 14, 2023
- ↑ . J. W. C. Wand, Sử Hội Thánh (Tập 1), dịch bởi Lee Jang Sik, Hội Văn thư Cơ Đốc giáo Đại Hàn, 2000, trang 283, “Những người muốn sống theo tiêu chuẩn cao hơn trước hết phải nỗ lực trong chính gia đình mình, nhưng không lâu sau họ đã chuyển đến những túp lều và sống ở đó, rồi dần dần chuyển đến sa mạc, và sống một mình trong những nhà riêng biệt hoặc hang động. Từ sau khi sự yên ổn được tìm lại cho hội thánh bởi quyền lực của Constantine đại đế, vô số người đã than thở về sự xuống cấp đột ngột của những tiêu chuẩn trong Hội Thánh, và họ đã sống cuộc sống khổ hạnh trong đồng vắng.”
- ↑ . J. W. C. Wand, Sử Hội Thánh (Tập 1), dịch bởi Lee Jang Sik, Hội Văn thư Cơ Đốc giáo Đại Hàn, 2000, trang 121-122, “Ngày được coi là ngày quan trọng nhất ở Asi là ngày 14 tháng Nisan... và đã có thói quen cử hành lễ tiệc thánh cảm tạ (Eucharist). Song, hội thánh Tây phương đã tiếp tục kiêng ăn cho tới tận Chủ nhật đầu tiên sau ngày 14 tháng Nisan, rồi cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua... Victor - giáo hoàng La Mã đã làm ngưng lại mọi sự hỗn loạn, và ép buộc tất thảy mọi hội thánh phải tuân thủ quy tắc Dominical (Dominical Rule) mà giữ Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật. Đã có nhiều cuộc hội nghị được mở ra ở khắp nơi Đông Tây phương, mà kết quả ấy là khắp mọi nơi đều tuân thủ quy tắc Dominical, ngoại trừ Asi.
- ↑ Tranh luận lần thứ 3 về Lễ Pascha
- ↑ . “Chúa nhật”, 《Từ điển bách khoa Cơ Đốc giáo》 Quyển 14, NXB Cơ Đốc giáo, 1998, trang 116, “Tính ưu việt của Chủ nhật giữa các tôn giáo ngoại bang: Một trong vô số tôn giáo Đông phương đã được ưa chuộng tại đế quốc La Mã, đặc biệt là giữa các quân nhân vào đầu thời đại Cơ Đốc giáo, chính là tôn giáo Mithra đã được du nhập từ Pherơsơ. Mithra là thần của mặt trời. Nói một cách kết luận thì đạo Mithra đã coi Chủ nhật là ngày thánh”.
- ↑ William E. Vine, Vine's Complete Expository Dictionary, NXB Thomas Nelson, 1996, trang 138, “Hình dạng thập tự giá được ghép bởi hai thanh gỗ mà nhà thờ sử dụng bắt nguồn từ xứ Canhđê (Chaldea) cổ đại, và được dùng làm biểu tượng của thần Thammu (Tammuz) ở chính nước đó, các nước lân cận gồm cả Ai Cập. (Hình dạng của chữ Tau huyền bí - chữ cái đầu của tên Tammuz).
- ↑ “Why Is Christmas in December?”. Encyclopædia Britannica.
The church in Rome began formally celebrating Christmas on December 25 in 336, during the reign of the emperor Constantine.
- ↑ “Câu chuyện giáng sinh thú vị”. Catholic Times. 21 tháng 12 năm 2003.
Vào năm 354, hội thánh đã chính thức quy định ngày lễ mừng giáng sinh của Đức Chúa Jêsus là ngày 25 tháng 12. Tuy nhiên, theo “Biên niên sử giám mục” thì hội thánh La Mã đã tổ chức ngày 25 tháng 12 là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus kể từ năm 336. Sau này, ngày lễ mừng giáng sinh của Đức Chúa Jêsus được chính thức tuyên bố bởi hội thánh vào đầu thế kỷ thứ 5.
- ↑ “"Mẹ là niềm hy vọng đối với 7 tỷ nhân loại" - Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. Số tháng 5. ShinDongA. 2018.
- ↑ Incheon Almanac, Incheonilbo, 4 tháng 7 năm 2021