Tranh luận về Lễ Paschal (Tranh luận về Lễ Vượt Qua)
Tranh luận về Lễ Pascha (Paschal controversies) hay Tranh luận về Lễ Vượt Qua đề cập đến cuộc tranh luận nổ ra bởi chủ trương sai lệch về ngày tháng lễ tiệc thánh giữa Hội Thánh Đông phương và hội thánh Tây phương vào thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4. Pascha (πασχα)[1] là từ được phiên âm sang tiếng Hy Lạp từ chữ Pesach (פֶּסַח) trong tiếng Hêbơrơ. Pesach nghĩa là Lễ Vượt Qua, là ngày người dân Ysơraên được giải phóng khỏi Êdíptô. Sau ba cuộc tranh luận, luật lệ cử hành lễ tiệc thánh vào ngày 14 tháng 1 thánh lịch, tức Lễ Vượt Qua theo Kinh Thánh đã bị xóa bỏ, và việc cử hành lễ tiệc thánh vào ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh đã được quyết định. Vì vậy, nhiều nhà thần học đã định nghĩa cuộc tranh luận Pascha là “Cuộc tranh luận về ngày tháng Lễ Phục Sinh”, và gọi là Cuộc tranh luận về Lễ Phục Sinh (復活節論爭).[2] Song điều này khác xa với sự thật lịch sử, vì sử giáo hội đã được ghi chép theo chủ trương của hội thánh Tây phương, là phía giành thắng lợi trong cuộc tranh luận về Lễ Pascha.[3]
Nguyên nhân của cuộc tranh luận về Lễ Pascha
Hội Thánh sơ khai đã cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua (πασχα, Pascha) vào chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch theo ý muốn của Đức Chúa Jêsus,[4] Đấng phán rằng “Ta rất muốn ăn Lễ Vượt Qua trước khi chịu đau đớn”.[5] Vào ngày này, Hội Thánh sơ khai đã kỷ niệm sự chết của Đấng Christ bằng cách ăn bánh và uống rượu nho, tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ.[6][7] Họ đã giữ Lễ Bánh Không Men để kỷ niệm khổ nạn thập tự giá của Đấng Christ vào ngày 15, một ngày sau Lễ Vượt Qua, và sau đó giữ Lễ Phục Sinh để kỷ niệm sự phục sinh của Đấng Christ vào Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Bánh Không Men.
Sau khi các sứ đồ qua đời, Hội Thánh sơ khai bị chia thành Hội Thánh Đông phương và hội thánh Tây phương. Hội Thánh Đông phương có trung tâm là Tiểu Á, còn hội thánh Tây phương lấy La Mã làm trung tâm. Theo sự dạy dỗ được truyền lại bởi các sứ đồ, Hội Thánh Đông phương đã cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng 1 thánh lịch, một ngày trước khi Đức Chúa Jêsus chịu khổ nạn. Tuy nhiên, hội thánh La Mã (hội thánh Tây phương) đã từ bỏ tấm gương của Đấng Christ, và cử hành lễ tiệc thánh vào Chủ nhật, là ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh sau khi chịu khổ nạn thập tự giá.
Khi xem sử hội thánh thì có thể xác minh sự thật cuộc tranh luận bắt nguồn từ ngày tháng của lễ tiệc thánh.
“ Song, đã có sự khác nhau giữa hội thánh Đông Tây phương. Ngày được coi là ngày quan trọng nhất ở Asi là ngày 14 tháng Nisan... và đã có thói quen cử hành lễ tiệc thánh cảm tạ (Eucharist). Song, hội thánh Tây phương đã tiếp tục kiêng ăn cho tới tận Chủ nhật đầu tiên đến sau ngày 14 tháng Nisan, rồi cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, điều này bắt nguồn từ chủ trương rằng Chúa đã phục sinh vào Chủ nhật của tuần ấy. “ — J. W. C. Wand, 《Sử Hội Thánh (Tập 1)》, dịch bởi Lee Jang Sik, Hội Văn thư Cơ Đốc giáo Đại Hàn, năm 2000, trang 121
Lễ tiệc thánh vốn là nghi thức kỷ niệm sự chết của Đấng Christ, việc kỷ niệm lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh, là ngày kỷ niệm sự phục sinh của Đấng Christ, là việc làm phi Kinh Thánh. Hội thánh đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hội thánh La Mã khăng khăng cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh chứ không phải vào Lễ Vượt Qua theo Kinh Thánh.
Phân loại | Ngày tháng lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua |
Kinh Thánh | Buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch |
Hội thánh Đông phương | Buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch |
Hội thánh Tây phương | Chủ nhật sau Lễ Vượt Qua (Lễ Phục Sinh) |
Tranh luận lần thứ nhất về Lễ Vượt Qua
Đây là cuộc tranh luận về ngày tháng Lễ Vượt Qua nổ ra vào khoảng năm 155 SCN, giữa Polycarpos (Polycap) - quản đốc Hội Thánh Simiệcnơ (Hội Thánh Đông phương) và Anicetus - giám mục của hội thánh La Mã.[8] Polycarpos, người đã đến thăm La Mã, nói với Anicetus rằng bản thân mình đã “giữ Lễ Vượt Qua hàng năm với nhiều sứ đồ kể cả Giăng, là môn đồ của Đức Chúa Jêsus”, đồng thời nhấn mạnh rằng phải giữ Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng Nisan (tháng 1) theo sự truyền lại của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ. Tuy nhiên, Anicetus cho rằng phải giữ theo phong tục của các giám mục tiền nhiệm. Cuối cùng, cả hai đều không thuyết phục được nhau nên mỗi bên đã quyết định làm theo truyền thống của những người tiền nhiệm.[9][10]
Tranh luận lần thứ 2 về Lễ Pascha
Cuộc tranh luận lại nổ ra vào khoảng năm 197 SCN, khi Victor I - giám mục của hội thánh La Mã ép buộc tất cả các hội thánh thực hiện “Quy tắc Dominical (Quy tắc của Chúa)”[11] để đạt được việc cử hành lễ tiệc thánh vào Chủ nhật.[8] Các hội thánh Tây phương chấp nhận chủ trương của Victor, nhưng các Hội Thánh Đông phương đã phản đối. Polycrates - quản đốc của Hội Thánh Êphêsô (Hội Thánh Đông phương), đã gửi thư với nội dung giải thích tính chính đáng của lễ tiệc thánh đang được cử hành tại Tiểu Á.[8] Polycrates nói rằng sứ đồ Philip, sứ đồ Giăng - những người lãnh đạo các Hội Thánh Tiểu Á, cùng những người tử vì đạo đã giữ Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng 1 theo Tin Lành. Ông đã giải thích bằng luận điệu mạnh mẽ rằng phải giữ Lễ Vượt Qua theo Kinh Thánh, và nói rằng chính bản thân mình, là quản đốc đời thứ 8 cũng đang giữ Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng 1 theo sự kế thừa.
“ We observe the exact day; neither adding, nor taking away. For in Asia also great lights have fallen asleep, which shall rise again on the day of the Lord’s coming, when he shall come with glory from heaven, and shall seek out all the saints. Among these are Philip, one of the twelve apostles, ... John, who was both a witness and a teacher, who reclined upon the bosom of the Lord, and, being a priest, wore the sacerdotal plate. He fell asleep at Ephesus. And Polycarp in Smyrna, ... All these observed the fourteenth day of the passover according to the Gospel, deviating in no respect, but following the rule of faith. And I also, Polycrates, the least of you all, do according to the tradition of my relatives, some of whom I have closely followed. For seven of my relatives were bishops; and I am the eighth. And my relatives always observed the day when the people put away the leaven [Passover]. Chúng tôi đang giữ lễ trọng thể một cách đúng đắn chân chính. Chúng tôi không thêm hoặc bớt bất cứ điều gì vào đó cả. Tại xứ Asi, thì những nhân vật vĩ đại đang ngủ. ... cùng với Philíp là một người trong mười hai sứ đồ... kể cả Giăng, giáo viên và là người tử vì đạo cũng đã được chôn tại Êphêsô. ... Những người này đã không làm trái ngược một chút nào, nhưng theo quy tắc của tín ngưỡng, và theo Tin Lành mà giữ Lễ Vượt Qua vào ngày 14. Và dầu tôi, Polycrates chẳng qua chỉ là người không quan trọng nhất giữa các quý vị, nhưng tôi đang theo sự kế thừa của các quản đốc tiền nhiệm của tôi. Đối với tôi, có 7 quản đốc tiền nhiệm và tôi là quản đốc thứ 8. Các quản đốc tiền nhiệm đã luôn giữ ngày không men [Lễ Vượt Qua] của các người dân (người Giuđa).
“ — Philip Schaff et al., “Lịch sử Giáo hội của Eusebius (Quyển V),” Nicene and Post-Nicene Fathers: Series II, Tập I, Nhà xuất bản Văn học Cơ Đốc, năm 1890
Sau khi nhận được thư, Victor đã vu cho các Hội Thánh ở Tiểu Á là phi chính thống và ngay lập tức tuyên bố rút phép thông công. Tuy nhiên, đây không phải là ý kiến chung của tất cả các hội thánh, nên Victor đành chấp nhận sự hòa giải của một số giám mục và hủy bỏ vạ tuyệt thông.
Tranh luận lần thứ 3 về Lễ Pascha
Thật bất ngờ, kết luận cuối cùng của cuộc tranh luận về Lễ Pascha đã được đưa ra bởi hoàng đế La Mã Constantine I chứ không phải bởi người lãnh đạo của hội thánh. Công đồng Nicaea do Constantine I triệu tập vào năm 325 đã được tổ chức tại cung điện của hoàng đế ở Nicaea, vấn đề bàn luận chủ yếu là sự chấm dứt tranh luận về giáo lý như là tranh luận về Lễ Pascha và tranh luận về Arius. Sau khi kết thúc hội nghị diễn ra trong khoảng 2 tháng, lễ tiệc thánh đã được quyết định cử hành vào ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh theo chủ trương của hội thánh Tây phương. Như thế, Lễ Vượt Qua trong Kinh Thánh đã bị xóa bỏ. Ngày tháng Lễ Phục Sinh cũng được quy định là “Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn (ngày rằm) tính từ xuân phân”,[12] chứ không theo Kinh Thánh. Những người cố giữ lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng 1 được gọi là “Phái giữ ngày 14 (Quārtadecimānī [Quartadekimani] theo tiếng Latinh), đã dần biến mất sau Công đồng Nicaea. Vì lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua đã được cử hành vào Lễ Phục Sinh, nên trong một số ngôn ngữ đã gọi Lễ Phục Sinh là Pascha (Lễ Vượt Qua).[13] Đây là lý do các Cơ Đốc nhân thuộc hệ ngôn ngữ đó ngày nay không thể phân biệt giữa Lễ Vượt Qua và Lễ Phục Sinh.
“ 3. Hội nghị Nicaea Cuộc tranh luận về Lễ Phục Sinh nảy sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2, về câu hỏi ngày nào là ngày thích hợp để tổ chức Lễ Phục Sinh . Giáo hội Đông phương cho rằng lễ Phục sinh phải được cử hành vào ngày 14 tháng Nisan, là ngày Lễ Vượt Qua theo lịch Do Thái, bất kể ngày đó rơi vào ngày nào trong tuần. Polycarp của Châu Á đã phản đối quan điểm này bởi giám mục La Mã Anicetus, người tin rằng Lễ Phục Sinh nên được tổ chức vào Chủ nhật sau ngày 14 tháng Nisan. Các phía Đông và Tây của hội thánh không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào cho đến Công đồng Nicaea năm 325, khi quan điểm của hội thánh Tây phương được thông qua.
“ — Earle E. Cairns, Christianity Through the Centuries, Zondervan Pub. House, 1954, trang 112
Xem thêm
Chú thích
- ↑ 3957. pascha, Bible Hub
- ↑ "Cuộc tranh luận về Lễ Phục Sinh", New Advent Catholic Encyclopedia
- ↑ Paschal Controversies, A Religious Encyclopædia Or, Dictionary of Biblical, Historical, Doctrinal, and Practical Theology. Based on the Real-encyklopädie of Herzog, Plitt, and Hauck · Volume 3, 1891, trang 1754
- ↑ “I Côrinhtô 11:23-25”.
Vả, tôi có nhận nơi Chúa đều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm đều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm đều nầy để nhớ ta.
- ↑ “Luca 22:15”.
Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn.
- ↑ “I Côrinhtô 11:26”.
Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
- ↑ “I Côrinhtô 5:7-8”.
Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ...
- ↑ 8,0 8,1 8,2 J.W.C WAND,《A HISTORY OF THE EARLY CHURCH TO A.D. 500 (Sử Hội Thánh (Tập 1))》
- ↑ Eusebius Pamphilus, “Sử Hội Thánh của Eusebius”, dịch bởi Eom Seong Ok, Eunseong, 2001, trang 265, khi Anicetus còn là giám mục của hội thánh La Mã, Polycap (Polycarpos) đã từng đến thăm La Mã. Giữa họ có quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề nhưng đã sớm hòa giải và không tranh luận với nhau về chủ đề này. Anicetus không thể khuyên Polycap đừng giữ theo tập quán ấy. Vì Polycap đã giữ lễ ấy cùng với Giăng, là môn đồ của Chúa, và giữ cùng các sứ đồ còn lại đã thông công với mình. Polycap cũng không khuyên được Anicetus hãy giữ tập quán ấy. Vì Anicetus cho rằng phải bảo tồn phong tục
- ↑ "Polycap của Simiệcnơ", 《Catholic Times》, 17/11/2002 Vào cuối đời, Polycap đã đến La Mã để đặt ra và thảo luận với Anicetus về nhiều vấn đề tồn đọng trong Hội Thánh như ngày tháng Lễ Phục Sinh, vấn đề kiêng ăn. Với tư cách là đại diện của các địa phương trong cõi Asi, Polycap đã giảng luận về “phái ngày 14”, là phái cử hành Lễ Phục Sinh vào ngày 14 tháng Nisan, tức là ngày trước Lễ Vượt Qua theo truyền thống của sứ đồ Giăng, khác với phong tục của Tây phương vào thời điểm đó. Vấn đề ngày tháng Lễ Phục Sinh đã không được thống nhất vì chủ trương của Polycap và Anicetus khác nhau.
- ↑ Là quy tắc được tạo ra bằng cách dùng 8 chữ cái từ A đến H (khi tuần được thay đổi thành chu kỳ 7 ngày thì có 7 chữ cái từ A đến G) để chỉ định sao cho ngày tháng Lễ Phục Sinh mỗi năm phải rơi vào Chủ nhật, quy tắc này còn được gọi là “Dominical letter” hoặc “Sunday letter”.
- ↑ James C. Gibons, 《The Faith of Our Fathers》, ang Myeon dịch, NXB Catholic, 1998, trang 139, Vào thời giáo hoàng Victor (tại vị 189-199), các hội thánh thuộc khu vực Tiểu Á đã cử hành lễ kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus vào ngày 16 cùng tháng sau khi đã kỷ niệm sự Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh và qua đời vào Lễ Pascha của người Giuđa, tức ngày 14 tháng Nisan, còn ở La Mã tổ chức vào Chúa nhật sau ngày 14 tháng Nisan. Việc cử hành lễ kỷ niệm sự phục sinh vào Chúa nhật đầu tiên sau trăng tròn tính từ xuân phân (21 tháng 3) như ngày nay chính là sự tiếp nối đã được quyết định tại Công đồng Nicaea vào năm 325.
- ↑ “Sự nhầm lẫn về tranh luận Lễ Pascha”. passoveris.com Pâques - tiếng Pháp, Pascua - tiếng Tây Ban Nha và Pascha - tiếng Latinh đang bị dùng sai cho Lễ Phục Sinh, những từ này đều bắt nguồn từ chữ Pascha trong tiếng Hy Lạp, có ý nghĩa là “Lễ Vượt qua”. Đây là biểu hiện thiên về lập trường của hội thánh Tây phương, nơi coi trọng Lễ Phục Sinh.