Hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus

Về hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus, Kinh Thánh đã tiên tri rằng “Con người dùng đại quyền đại vinh mà ngự đến trên đám mây”. Vì thế, hầu hết các Cơ Đốc nhân đều trông đợi hình ảnh tái lâm đầy vinh hiển của Đức Chúa Jêsus ngự trên mây trời mà xuống. Họ cũng tin rằng khi Đức Chúa Jêsus ngự đến thì Ngài sẽ ngay lập tức phán xét thế gian.
Trước khi Đức Chúa Jêsus giáng sinh, Kinh Thánh Cựu Ước cũng đã tiên tri về Đấng Mêsi sẽ đến trong tương lai rằng “Một người giống như con người đến với những đám mây; Người được nhận quyền thế, vinh hiển và nước”. Thế nhưng Ðức Chúa Jêsus đã không đến trên đám mây thực tế, mà đã sanh ra trên thế gian như một con trẻ. Lời tiên tri về sự tái lâm trên đám mây của Đức Chúa Jêsus không có nghĩa là Ngài sẽ đến trên đám mây thực tế, mà là đến trong hình dáng loài người.
Hình ảnh ngự đến của Đức Chúa Jêsus Christ
Trước khi Đức Chúa Jêsus Christ ra đời, Kinh Thánh Cựu Ước đã biểu hiện về Đức Chúa Trời - Đấng sẽ xuất hiện trên thế gian này trong tương lai bằng nhiều hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn như Ngài đến với tư cách là Đấng quyền năng khiến trái đất bị hủy diệt bằng lửa,[1] là con người ngự đến trên mây trời,[2] là một con trẻ[3] hay là Đấng chăn chiên[4] v.v... Đức Chúa Trời đến thế gian vào 2000 năm trước là Đấng mang hình dáng loài người với danh “Jêsus”.
Lời tiên tri Kinh Thánh
Đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng trong tương lai “tiếng kêu” sẽ xuất hiện để dọn đường cho Đức Giêhôva, rồi Đức Giêhôva sẽ lấy quyền năng mà ngự đến trên thế gian.

Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giêhôva; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta!... Bấy giờ sự vinh hiển của Đức Giêhôva sẽ hiện ra, và mọi xác thịt đều sẽ xem thấy... Nầy, Chúa Giêhôva sẽ lấy quyền năng mà đến; Ngài dùng cánh tay mình mà cai trị.
Người dọn đường cho Đức Giêhôva là Êli.[5][6] Êli là đấng tiên tri đã chiến đấu chống lại những kẻ thờ thần Baanh vào thời vua Aháp của vương quốc Bắc Ysơraên. Êli đã lên trời bằng xe ngựa lửa trong một cơn gió lốc.[7] Hơn nữa, Đaniên đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ được sanh ra như một người bởi lời “Con người đến với những đám mây”.
Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Ðấng Thượng cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người được ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước.
Vào 2000 năm trước, người Giuđa đã biết rõ rằng Êli sẽ đến trước khi Đấng Mêsi đến.[8] Họ tin rằng Êli sẽ từ trên trời xuống bằng xe ngựa lửa giống như khi lên trời, và sẽ dọn đường cho Đấng Mêsi, rồi Đấng Mêsi sẽ giáng lâm với những đám mây trên trời để phán xét thế gian tội ác. Tuy nhiên, lời tiên tri đã ứng nghiệm theo hướng hoàn toàn trái ngược với mong đợi của họ.
Ứng nghiệm tiên tri

Êli được tiên tri trong sách Êsai đã được sanh ra với tên gọi là Giăng (Giăng Báptít), và kêu gọi sự ăn năn bên mé sông Giôđanh để dọn đường cho Đức Giêhôva.[9][10] Nhiều người không nhận biết Giăng Báptít, là người đang thực hiện sứ mệnh của Êli, nên đã đối xử với người một cách tùy tiện.[11] Vì họ không biết Giăng là Êli nên cũng không thể nhận biết Đức Chúa Jêsus, là Đấng Mêsi đến sau Giăng.
Giêhôva Đức Chúa Trời mà được tiên tri là sẽ lấy quyền năng mà đến, đã được sanh ra như một con trẻ với danh “Jêsus” và chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít.[12][13] Trong sách Đaniên có lời rằng Con Người đến với những đám mây trên trời đã được ban cho quyền thế, vinh hiển và nước. Trong Tân Ước, Đức Chúa Jêsus là Đấng đã nhận lấy quyền thế, vinh hiển và nước từ Đức Chúa Trời.
- “Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta.” (Mathiơ 28:18)
- “Phàm mọi điều thuộc về Con tức là thuộc về Cha, mọi điều thuộc về Cha tức là thuộc về Con, và Con nhân họ được tôn vinh.” (Giăng 17:10)
- “Nên ta ban nước cho các ngươi, cũng như Cha ta đã ban cho ta vậy.” (Luca 22:29)
Đức Chúa Jêsus, Đấng sẽ “đến với những đám mây trên trời” đã không đến với đám mây thực tế. Đấng Christ đã được sanh ra qua thân thể của người nữ đồng trinh Mari vào thời khắc mà người Giuđa không hề hay biết. Ngài đã giảng dạy lời trong đền thờ với hình ảnh con người bình thường không có gì đáng ngưỡng mộ.[14][15][16] Người Giuđa đã đối nghịch với Đức Chúa Jêsus ấy và đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Cho đến tận bây giờ, họ vẫn còn đang chờ đợi sự giáng lâm của Êli và Đấng Mêsi.[17]
Hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Ngày nay, những gì mà người ta đang nghĩ về hình ảnh tái lâm của Đấng Christ cũng không khác gì so với hình ảnh của Đấng Christ mà những người Giuđa đã kỳ vọng vào 2000 năm trước. Hầu hết các Cơ Đốc nhân đều nghĩ đến cảnh Đức Chúa Jêsus thăng thiên trên núi Ôlive. Họ tin rằng khi tái lâm thì Đức Chúa Jêsus cũng sẽ ngự đến trên đám mây thực tế và giáng lâm trong sự vinh hiển lớn và quyền năng cùng với muôn vàn thiên sứ. Họ cũng cho rằng khi ấy Ngài sẽ phán xét thế gian ngay lập tức với tư cách là Đấng Phán Xét Cuối Cùng và dẫn dắt các thánh đồ được cứu rỗi đi vào Nước Thiên Đàng.[18]
Lời tiên tri Kinh Thánh Ngự đến trên đám mây
Các môn đồ của Đức Chúa Jêsus đã hỏi Ngài về điềm báo khi Chúa đến (tái lâm).[19] Đức Chúa Jêsus đã phán rằng khi trở lại thế gian này, Ngài sẽ ngự đến trên đám mây.
Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời... và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.
Đã được tiên tri rằng hình ảnh tái lâm của Đức Chúa Jêsus sẽ giống như khi Ngài đến lần thứ nhất, tức là ngự trên mây trời mà đến. Đấng Christ Tái Lâm ngự đến trên đám mây sẽ kêu gọi để nhóm lại những người dân được lựa chọn từ khắp bốn phương. Mặt khác, cũng có lời tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus sẽ giáng lâm giữa ngọn lửa hừng. Khi Ngài giáng lâm giữa ngọn lửa hừng thì Ngài sẽ giáng sự phán xét cuối cùng.
Nầy, Đức Giêhôva sẽ đến với lửa... Đức Giêhôva sẽ lấy lửa và gươm làm sự xét đoán Ngài trên mọi xác thịt, và số những kẻ phải chết bởi Đức Giêhôva là nhiều lắm.
Trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng phục Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta... sẽ bị hình phạt hư mất đời đời... tức là khi Ngài sẽ đến trong ngày đó.
Có sự khác biệt về hình ảnh, thời kỳ và mục đích giữa khi Đấng Christ Tái Lâm ngự trên mây trời và khi Ngài xuất hiện để giáng xuống sự phán xét cuối cùng giữa ngọn lửa hừng. Sự tái lâm của Đấng Christ không phải là thời điểm phán xét cuối cùng. Trước lúc phán xét cuối cùng, Đức Chúa Jêsus Christ sẽ ngự đến trên đám mây giống như 2000 năm trước để hoàn thành công việc truyền đạo, tức là tìm kiếm và nhóm lại những thánh đồ được cứu rỗi.[20]
Phân loại | ||
Thời kỳ | ||
Hình ảnh | ||
Mục đích |
Ứng nghiệm lời tiên tri: Đám mây là xác thịt
Như đã bày tỏ thông qua sự ứng nghiệm lời tiên tri về sự sơ lâm của Đức Chúa Jêsus, đám mây mà Đấng Christ ngự đến không phải là đám mây thực tế mà là lời ví dụ về xác thịt. Hơn nữa có nhiều câu Kinh Thánh ví con người mặc xác thịt với đám mây.
- “Những kẻ đó... như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê... như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó.” (Giuđe 1:12)
- “Kẻ nào tự khoe khoang giả dối về lễ vật mình, Tợ như có mây có gió, mà không mưa.” (Châm Ngôn 25:14)
- “Ấy (Cơ Đốc nhân giả dối) là những suối không nước, những đám mây (sương mù - Kinh Thánh tiếng Anh) bị luồng gió mạnh đưa đi.” (II Phierơ 2:17)
Kinh Thánh ví tiên tri giả và Cơ Đốc nhân giả dối như là “mây không nước”, “mây không mưa” và “sương mù”. Nước trong đám mây biểu tượng cho nước sự sống.[21] Nước sự sống nghĩa là lời của Đức Chúa Trời.[22] Theo đó, đám mây có nước có nghĩa là đấng tiên tri thật mang xác thịt.
2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã ngự đến trên đám mây trên trời, tức là Ngài đã ra đời như một người để ban nước sự sống.[23][24] Ngài phán rằng vào lúc tái lâm, Ngài cũng sẽ ngự đến trên đám mây một cách đồng nhất. Điều này cũng có nghĩa là Ngài sẽ đến trong xác thịt và cứu rỗi nhân loại bằng lẽ thật nước sự sống.[25]
Lý do Ngài tái lâm trong xác thịt
Các lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập ra vào 2000 năm trước như ngày Sabát, Lễ Vượt Qua v.v... đã biến mất trong thời kỳ tối tăm tôn giáo.[26] Nhiều nhà cải cách như Luther, Calvin, và Zwingli đã xuất hiện vào thế kỷ 16, nhưng họ đã không thể tìm ra lẽ thật trọn vẹn của Hội Thánh sơ khai. Đã 500 năm trôi qua kể từ sau cuộc cải cách tôn giáo, cho đến tận ngày nay, hầu hết các hội thánh vẫn giữ theo điều răn của loài người không có trong Kinh Thánh như thờ phượng Chủ nhật, lễ giáng sinh v.v...[27]
Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ. Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?
Theo lời của Đức Chúa Jêsus, mặc dù có vẻ như nhiều người đang tin vào Đức Chúa Trời, nhưng lại không thể tìm thấy đức tin xứng đáng nhận lấy sự cứu rỗi.[28] Nếu Đức Chúa Jêsus giáng lâm với tư cách là Đấng Phán Xét Cuối Cùng trên thế gian không có đức tin thể này, thì sẽ không có bất cứ ai được cứu rỗi.
Cho nên Đức Chúa Jêsus lại đến một lần nữa trước khi phán xét, để cứu rỗi những người dân được lựa chọn. Trong sách Đaniên chương 7 đã tiên tri rằng sau khi thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời bị thay đổi, Ngài sẽ đến và bênh vực cho các thánh đồ.[29][30] Hơn nữa, đấng tiên tri Michê cũng đã tiên tri rằng vào những ngày sau rốt, người dân của Đức Chúa Trời sẽ nhóm lại tại Siôn và nhận lấy sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời.
Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.
“Núi của nhà Đức Giêhôva” chỉ ra Siôn, là nơi đền thánh của Đức Chúa Trời được dựng nên. Đức Chúa Trời đích thân dạy dỗ đường lối của Ngài tại Siôn ấy. Đây là lời tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện vào những ngày sau rốt sẽ dạy dỗ lời lẽ thật và lập vững đức tin cho người dân của Ngài.
Trước khi phán xét, Đức Chúa Jêsus sẽ tái lâm trên đám mây, tức là mặc xác thịt, dạy dỗ lời lẽ thật tại Siôn và dẫn dắt những người dân được lựa chọn đến sự cứu rỗi.
Video liên quan
- Giảng đạo: Ngài sẽ ngự đến trên đám mây
Xem thêm
- Thời kỳ tái lâm của Đức Chúa Jêsus
- Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus
- Đức Chúa Trời đến trong xác thịt (nhập thể)
- Đấng Christ
- Đấng An Xang Hồng
- Phán xét cuối cùng
Liên kết ngoài
- Trang web Đấng Christ An Xang Hồng
- Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
Chú thích
- ↑ “Michê 1:3–4”.
Vì nầy, Đức Giêhôva ra từ chỗ Ngài, xuống và đạp trên các nơi cao của đất. Các núi sẽ tan chảy dưới Ngài, các trũng sẽ chia xé; như sáp ở trước lửa, như nước chảy xuống dốc.
- ↑ “Đaniên 7:13–14”.
Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Ðấng Thượng cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người được ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước.
- ↑ “Êsai 9:5”.
Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Ðấng Lạ lùng, là Ðấng Mưu luận, là Ðức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Ðời đời, là Chúa Bình an.
- ↑ “Êxêchiên 34:15”.
Ấy chính ta sẽ chăn chiên ta và cho chúng nó nằm nghỉ, Chúa Giêhôva phán vậy.
- ↑ “Malachi 3:1”.
Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta; và Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ của sự giao ước mà các ngươi trông mong. Nầy, Ngài đến, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.
- ↑ “Malachi 4:5”.
Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Ðức Giêhôva chưa đến.
- ↑ “II Các Vua 2:11”.
Hai người cứ vừa đi vừa nói với nhau, kìa, có một cái xe lửa và ngựa lửa phân rẽ hai người; Êli lên trời trong một cơn gió lốc.
- ↑ “Mathiơ 17:10”.
Môn đồ hỏi Ngài rằng: Vậy thì sao các thầy thông giáo nói rằng Êli phải đến trước?
- ↑ “Luca 1:57–77”.
Bấy giờ, đến ngày mãn nguyệt, Êlisabét sanh được một trai... và viết rằng: Giăng là tên nó... Hỡi con trẻ, người ta sẽ kêu con là tiên tri của Đấng Rất Cao; Con sẽ đi trước mặt Chúa, dọn đường Ngài, để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi.
- ↑ “Luca 3:3–6”.
Giăng bèn dạo qua hết thảy miền lân cận sông Giôđanh, giảng dạy phép báptêm về sự ăn năn để được tha tội, như lời đã chép trong sách đấng tiên tri Êsai rằng: Có tiếng kêu la trong đồng vắng: Hãy dọn đường Chúa, ban bằng các nẻo Ngài. Mọi nơi sũng thấp sẽ lấp cho đầy, các núi các gò thì bị hạ xuống; đường quanh quẹo thì làm cho ngay, đường gập ghềnh thì làm cho bằng; và mọi loài xác thịt sẽ thấy sự cứu của Đức Chúa Trời.
- ↑ “Mathiơ 17:11–13”. Bản dịch 2011.
Ngài trả lời và nói, “Hẳn nhiên, Êli phải đến để chỉnh đốn mọi sự; Nhưng Ta nói với các ngươi, Êli đã đến rồi, nhưng họ chẳng nhận ra ông ấy, mà còn đối xử với ông ấy theo ý họ muốn. Con Người cũng phải chịu khổ bởi tay họ như vậy.” Bấy giờ các môn đồ hiểu rằng Ngài đang nói với họ về Giăng Báptít.
- ↑ “Mathiơ 1:23–25”.
Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một trai, rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Emmanuên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Khi Giôsép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus.
- ↑ “Mác 1:6–11”.
Giăng... giảng dạy rằng: Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài. Ta làm phép báptêm cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm phép báptêm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh. Vả, trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đến từ Naxarét là thành xứ Galilê, và chịu Giăng làm phép báptêm dưới sông Giôđanh. Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Đức Thánh Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.
- ↑ “Êsai 53:2”.
Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được.
- ↑ “I Timôthê 2:5”.
Và chỉ có một Ðấng Trung bảo ở giữa Ðức Chúa Trời và loài người, tức là Ðức Chúa Jêsus Christ, là người.
- ↑ “Luca 19:47”.
Hằng ngày Ngài giảng dạy trong đền thờ...
- ↑ Ryu Moses, (Đọc Kinh Thánh như một vở kịch lịch sử: Phần 2 Bản nhạc mới), thư viện Duranno, 2012, “Người Giuđa tin rằng Êli được hứa trong sách Malachi sẽ trở lại khi sự cứu rỗi của dân Ysơraên gần đến, và trong văn học Do Thái có ghi chép rằng khi Đấng Mêsi đến thì Êli sẽ phải xuất hiện từ một hoặc ba ngày trước đó. Người Do Thái để cửa mở vào thời điểm nhất định trong bữa tối Lễ Vượt Qua. Đây là nghi thức tượng trưng để tiếp đón Êli, họ đặt sẵn một chiếc ghế trống ở bàn ăn và đổ đầy rượu nho vào chén của Êli.
- ↑ “II Phierơ 3:10”.
Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả.
- ↑ “Mathiơ 24:3”.
Ngài đương ngồi trên núi Ôlive, môn đồ tới riêng cùng Ngài, và nói rằng: Xin Chúa phán cho chúng tôi biết lúc nào những sự đó sẽ xảy ra? Và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế.
- ↑ “Hêbơrơ 9:28”.
cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
- ↑ “Xachari 14:8”.
Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giêrusalem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có.
- ↑ “Amốt 8:11–13”.
Chúa Giêhôva phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức Giêhôva...
- ↑ “Giăng 7:37–38”.
Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy.
- ↑ “Giăng 4:10–14”.
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: “Hãy cho ta uống” là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống... nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.
- ↑ “Khải Huyền 22:17”.
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
- ↑ “Đaniên 7:25”.
Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Ðấng Rất Cao... và định ý đổi thời kỳ và luật pháp.
- ↑ “[500 năm sau Cải cách Luther - Lẽ thật Kinh Thánh Hội Thánh của Đức Chúa Trời] Tin điều gì, thực tiễn điều gì?”. Monthly JoongAng. tháng 12 năm 2017.
- ↑ “Mathiơ 7:21–23”.
Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!
- ↑ “Đaniên 7:24–25”.
Mười cái sừng là mười vua sẽ dấy lên từ nước đó; và có một vua dấy lên sau... Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Ðấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Ðấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp.
- ↑ “Đaniên 7:20-22”.
Ta cũng muốn biết lẽ thật về mười cái sừng ở trên đầu nó, và về cái sừng khác mọc lên... Ta nhìn xem, cái sừng đó tranh chiến cùng các thánh, và thắng trận, cho tới khi Đấng Thượng cổ đã đến, sự xét đoán đã ban cho các thánh của Đấng Rất Cao và thì giờ đã đến, là khi các thánh được nước làm của mình.