Siôn và lễ trọng thể

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 00:55, ngày 19 tháng 9 năm 2023 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Đức Chúa Jêsus đã giữ lễ trọng thể Lễ Vượt Qua giao ước mới và lập nên Siôn phần linh hồn.

Siôn và lễ trọng thể có mối quan hệ không thể tách rời. Sở dĩ như vậy là vì Siôn là nơi Đức Chúa Trời đã quy định như địa điểm giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời một cách chí thánh. Vào thời đại Cựu Ước, người dân Ysơraên đã được nhận phước lành bởi việc dâng tế lễ tại Siôn vào các ngày lễ trọng thể theo luật pháp của Môise. Các thánh đồ ngày nay sẽ được nhận lãnh phước lành sự sống đời đời khi gìn giữ các lễ trọng thể giao ước mới tại Siôn phần linh hồn. Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus đã dựng nên Siôn phần linh hồn bằng các kỳ lễ trọng thể của giao ước mới. Trong lễ trọng thể của Đức Chúa Trời có 7 lễ trọng thể hàng năm là Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh), Lễ Bảy Tuần Lễ (Lễ Ngũ Tuần), Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc TộiLễ Lều Tạm, và có ngày Sabát là lễ trọng thể hàng tuần.

Ý nghĩa của Siôn

Siôn vốn là một ngọn đồi ở khu vực Palestine, nơi vị vua thứ hai của Ysơraên là Đavít đã lấy làm thủ đô sau khi chinh phục thành Siôn. Sau khi vua Salômôn xây dựng đền thờ của Đức Chúa Trời ở khu vực đó, thì Siôn là chỉ về nơi có đền thờ của Đức Chúa Trời.

Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus là vua Đavít phần linh hồn[1] đã dựng nên Siôn phần linh hồn. Về điều này, Kinh Thánh Cựu Ước đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ ngự ở “Siôn” đời đời[2] và Ngài sẽ ban phước lành sự sống đời đời.[3]


Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta!... Vì Ðức Giêhôva sẽ ở đó với chúng ta trong sự oai nghi... Dân cư sẽ không nói rằng: Tôi đau. Kẻ ở trong nó sẽ được tha tội.

- Êsai 33:20-24


Siôn được nói đến ở đây là Siôn phần linh hồn, vì phước lành của sự tha tội và sự sống đời đời được ban cho bởi sự đến của Đức Chúa Jêsus vào thời đại Tân Ước.[4] Đặc điểm lớn nhất của Siôn phần linh hồn chính là nơi giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy dỗ rằng Đức Chúa Trời sẽ ngự cùng và ban phước lành sự tha tội trong Siôn. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết,[5] nên phải nhận được sự tha tội thì sự chết mới biến mất và nhận lãnh được sự sống đời đời. Để nhận được sự cứu rỗi, chúng ta phải tìm đến “Siôn”, là Hội Thánh lẽ thật giữ các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Muốn vậy thì trước tiên cần phải tìm hiểu cụ thể về lễ trọng thể của Đức Chúa Trời.

Lễ trọng thể được giữ tại Siôn

Trong các lễ trọng thể mà Đức Chúa Trời phán lệnh hãy giữ gồm có ngày Sabát là lễ trọng thể hàng tuần, và 3 kỳ lễ trong một năm là Lễ Bánh Không Men, Lễ Bảy Tuần Lễ và Lễ Lều Tạm.[6] Trong Xuất Êdíptô Ký, Lễ Bảy Tuần Lễ được biểu hiện là Lễ Mùa Màng, còn Lễ Lều Tạm thì được biểu hiện là Lễ Mùa Gặt.[7] Được gọi là 3 kỳ lễ không có nghĩa là chỉ có 3 lễ trọng thể, nhưng nếu phân loại một cách chi tiết thì có tất thảy 7 lễ trọng thể. (Lêvi Ký chương 23) 3 kỳ lễ trọng thể là tên gọi lễ trọng thể tiêu biểu khi chia 7 lễ trọng thể thành 3 kỳ lễ lớn. Vì vậy có thể gọi các lễ trọng thể hàng năm của Đức Chúa Trời là “3 kỳ 7 lễ trọng thể”.

Lễ trọng thể thuộc kỳ 1 bao gồm Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men, lễ trọng thể kỳ 2 gồm có Lễ Trái Đầu Mùa và Lễ Bảy Tuần Lễ, lễ trọng thể kỳ 3 gồm Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm.

Đức Chúa Trời đã định ra các lễ trọng thể tùy theo công việc của Môise từ khi Xuất Êdíptô cho đến khi dựng nên đền tạm. Các ngày lễ trọng thể không đơn thuần là lịch sử đã qua, mà là lời tiên tri về những việc mà Đức Chúa Jêsus sẽ làm trong tương lai. Vì Đức Chúa Jêsus là Đấng đã đến với tư cách là “một đấng tiên tri như Môise”, nên công việc của Môise là hình bóng bày tỏ về công việc của Đức Chúa Jêsus.[8][9][10] Sau đây là khởi nguyên và sự ứng nghiệm lời tiên tri về 7 lễ trọng thể được lập ra theo công việc của Môise.

Lễ Vượt Qua

  • Ngày tháng: Chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch.
  • Khởi nguyên: Dân Ysơraên từng làm nô lệ tại xứ Êdíptô đã được giải phóng bởi quyền năng của Lễ Vượt Qua. (Xuất Êdíptô Ký chương 12)
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Dân Ysơraên bị bắt làm nô lệ tại xứ Êdíptô là hình bóng cho thấy hình ảnh nhân loại đang làm tôi mọi của tội lỗi về phần linh hồn trên thế gian tội ác này.[11] Nhờ giữ Lễ Vượt Qua bằng thịt và huyết của chiên con thông qua Môise, dân Ysơraên đã được giải phóng khỏi xứ Êdíptô. Điều này là lời tiên tri cho thấy người dân của Đức Chúa Trời sẽ được giải phóng khỏi thế gian tội ác nhờ giữ gìn Lễ Vượt Qua thông qua Đức Chúa Jêsus Christ. Vào ngày này, Đức Chúa Jêsus là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua,[12] đã lập ra giao ước mới trong khi ban phước lành sự tha tội và sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho, tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài.[13][14]

Lễ Bánh Không Men

  • Ngày tháng: Ngày 15 tháng 1 thánh lịch.
  • Khởi nguyên: Hôm sau ngày giữ Lễ Vượt Qua, dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô và trải qua hoạn nạn cho đến khi vượt qua Biển Đỏ.[15]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Người dân Ysơraên đã giữ Lễ Bánh Không Men bằng cách ăn bánh không men trong vòng bảy ngày để ghi nhớ sự hoạn nạn này.[16][17] Đức Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm lời tiên tri bởi sự Ngài trải qua sự gian khổ từ sau đêm giữ Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ và đau đớn vì bị treo trên thập tự giá vào ngày hôm sau. Đến thời đại Tân Ước, chúng ta đồng tham vào sự khổ nạn của Đấng Christ bằng cách kiêng ăn vào ngày này.[18]

Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh)

  • Ngày tháng: Ngày hôm sau ngày Sabát đầu tiên (Chủ nhật đầu tiên) sau Lễ Bánh Không Men
  • Khởi nguyên: Người dân Ysơraên đã vượt qua Biển Đỏ một cách bình an vô sự, còn quân đội Êdíptô đuổi theo phía sau đã bị chôn vùi trong lòng biển.[19]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Sự kiện Môise cùng với dân sự đi xuống Biển Đỏ biểu tượng cho việc Đức Chúa Jêsus đi xuống mồ, còn sự đi lên khỏi Biển Đỏ biểu tượng cho sự Đức Chúa Jêsus sẽ phục sinh khỏi mồ mả. Giống như trong thời đại Cựu Ước, bó lúa đầu mùa được dâng lên Đức Chúa Trời vào Chủ nhật - hôm sau ngày Sabát đến sau Lễ Bánh Không Men,[20] Đức Chúa Jêsus đã trở thành trái đầu mùa của những kẻ ngủ[21] và phục sinh vào Chủ nhật.[22]

Lễ Bảy Tuần Lễ (Lễ Ngũ Tuần)

Sau khi giữ lễ trọng thể Lễ Ngũ Tuần và được nhận lãnh Thánh Linh, các sứ đồ đã dạn dĩ rao truyền Tin Lành.
  • Ngày tháng: Ngày thứ 50 kể từ Lễ Trái Ðầu Mùa
  • Khởi nguyên: Môise lên núi Sinai để nhận lấy bảng đá Mười Điều Răn lần thứ nhất.[23]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Đức Chúa Jêsus đổ xuống Thánh Linh vào Lễ Ngũ Tuần, là ngày thứ 50 kể từ ngày Ngài phục sinh.[24] Nhờ đó mà lịch sử phục hưng lớn đã diễn ra trong Hội Thánh sơ khai.

Lễ Kèn Thổi

  • Ngày tháng: Ngày 1 tháng 7 thánh lịch.
  • Khởi nguyên: Khi Môise lên núi Sinai để nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ nhất và ở đó suốt 40 ngày, dân Ysơraên đã làm ra hình tượng con bò vàng và thờ lạy nó. Trông thấy cảnh tượng ấy, Môise đã liệng bể bảng đá Mười Điều Răn mà mình đã đem xuống. Nội trong ngày đó đã có 3000 người chết.[25] Sau đó, dân sự ăn năn hối cải về tội lỗi mình và lột bỏ hết đồ trang sức. Bởi việc cầu nguyện cho dân sự, Môise đã được nhận hai bảng đá Mười Điều Răn lần thứ hai và đem xuống núi vào ngày 10 tháng 7 thánh lịch.[26] Đức Chúa Trời đã quy định ngày Môise nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai là Đại Lễ Chuộc Tội, và định ra Lễ Kèn Thổi vào 10 ngày trước đó, hầu cho dân sự thổi tiếng kèn ăn năn để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội.
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Lịch sử người dân Ysơraên trở nên hư hỏng mà thờ lạy con bò vàng khi thấy Môise lên núi chậm xuống là lời tiên tri về việc vào thời đại Tân Ước, Hội Thánh bị hư hỏng mà giữ các ngày của thần mặt trời khi thời gian trôi qua, sau khi Đức Chúa Jêsus rời khỏi thế gian. Giống như tiếng kèn thổi lên để cho biết về Đại Lễ Chuộc Tội, thì phong trào Tái Lâm của Đức Chúa Jêsus đã diễn ra nhằm kêu gọi sự ăn năn.

Đại Lễ Chuộc Tội

  • Ngày tháng: Ngày 10 tháng 7 thánh lịch.
  • Khởi nguyên: Ngày Môise nhận lấy hai bảng đá Mười Điều Răn lần thứ hai và trở xuống.[25]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Giống như Mười Điều Răn đã được ban lại vào Đại Lễ Chuộc Tội, thì công việc trung bảo của Đấng Christ cũng được bắt đầu lại vào Đại Lễ Chuộc Tội ngày 22 tháng 10 năm 1844 (ngày 10 tháng 7 thánh lịch).
    Đại Lễ Chuộc Tội trong Cựu Ước đã được tiến hành bởi nghi thức chất mọi tội lỗi của dân sự trên đầu con dê Axasên và thả nó ra nơi đồng vắng.[27] Đây là lời tiên tri về sự Satan, được biểu tượng bởi con dê Axasên, sẽ gánh lấy tội lỗi của tất thảy loài người và bị giam cầm nơi vực sâu, rồi bị quăng vào hồ lửa địa ngục.

Lễ Lều Tạm

  • Ngày tháng: Ngày 15-22 tháng 7 thánh lịch
  • Khởi nguyên: Sau khi nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai trở xuống, Môise đã rao truyền cho dân Ysơraên ý muốn của Đức Chúa Trời về việc dựng nên đền tạm. Từ ngày 15 của tháng đó, trong vòng bảy ngày, dân sự đã đem đến nguyên vật liệu của đền tạm một cách dư dật.[28]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Vào Lễ Lều Tạm, người dân Ysơraên dựng nên nhà lều bằng nhánh cây rậm, rồi ở lại đó trong vòng một tuần và hết sức vui mừng.[29][30] Vì các nguyên vật liệu đền thờ và nhánh cây biểu tượng cho các thánh đồ được cứu rỗi[31][32][33][34] nên Lễ Lều Tạm là lời tiên tri về công việc Tin Lành nhóm lại các thánh đồ được cứu rỗi.

Hội Thánh lẽ thật giữ lễ trọng thể

Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới một cách chí thánh.

Vào thời đại Cựu Ước, người dân Ysơraên được nhận phước lành trong khi giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời ở Siôn theo luật pháp của Môise.[35] Đến thời đại Tân ước, Hội Thánh dâng thờ phượng một cách chí thánh[36][37] và giữ 3 kỳ 7 lễ trọng thể theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus là Siôn phần linh hồn, nơi duy nhất chúng ta có thể nhận lãnh phước lành sự sống đời đời.

Ngày nay, Hội Thánh lẽ thật giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh duy chỉ là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.[38]

Xem thêm

Giảng đạo liên quan

  • Giảng đạo: Siôn - nơi giữ lễ trọng thể

Chú thích

  1. “누가복음 1:31-33”. 보라 네가 수태하여 아들을 낳으리니 그 이름을 예수라 하라 저가 큰 자가 되고 지극히 높으신 이의 아들이라 일컬을 것이요 주 하나님께서 그 조상 다윗의 위를 저에게 주시리니
  2. “시편 132:13-14”. 여호와께서 시온을 택하시고 자기 거처를 삼고자 하여 이르시기를 이는 나의 영원히 쉴 곳이라 내가 여기 거할 것은 이를 원하였음이로다
  3. “시편 133:1-3”. 헐몬의 이슬이 시온의 산들에 내림 같도다 거기서 여호와께서 복을 명하셨나니 곧 영생이로다
  4. “요한복음 10:10”. 내[예수님]가 온 것은 양으로 생명을 얻게 하고 더 풍성히 얻게 하려는 것이라
  5. “로마서 6:23”. 죄의 삯은 사망이요
  6. “신명기 16:16-17”. 너희 중 모든 남자는 일 년 삼차 곧 무교절과 칠칠절과 초막절에
  7. “출애굽기 23:14-17”. 너는 매년 삼차 내게 절기를 지킬지니라 너는 무교병의 절기를 지키라 ... 맥추절을 지키라 ... 수장절을 지키라 ... 너의 모든 남자는 매년 세 번씩 주 여호와께 보일지니라
  8. “신명기 18:18-19”. 내가 그들의 형제 중에 너[모세]와 같은 선지자 하나를 그들을 위하여 일으키고
  9. “사도행전 3:20-24”. 또 주께서 너희를 위하여 예정하신 그리스도 곧 예수를 보내시리니 ... 모세가 말하되 주 하나님이 너희를 위하여 너희 형제 가운데서 나 같은 선지자 하나를 세울 것이니 너희가 무엇이든지 그 모든 말씀을 들을 것이라 ... 또한 사무엘 때부터 옴으로 말한 모든 선지자도 이때를 가리켜 말하였느니라
  10. 모세와 예수님 참고
  11. “요한복음 8:32-34”. 예수께서 대답하시되 진실로 진실로 너희에게 이르노니 죄를 범하는 자마다 죄의 종이라
  12. “고린도전서 5:7”. 우리의 유월절 양 곧 그리스도께서 희생이 되셨느니라
  13. “마태복음 26:17-28”. 제자들이 예수의 시키신 대로 하여 유월절을 예비하였더라 ... 저희가 먹을 때에 예수께서 떡을 가지사 축복하시고 떼어 제자들을 주시며 가라사대 받아 먹으라 이것이 내 몸이니라 하시고 또 잔을 가지사 사례하시고 저희에게 주시며 가라사대 너희가 다 이것을 마시라 이것은 죄 사함을 얻게 하려고 많은 사람을 위하여 흘리는바 나의 피 곧 언약의 피니라
  14. “누가복음 22:7-20”. 이 잔은 내 피로 세우는 새 언약이니 곧 너희를 위하여 붓는 것이라
  15. “출애굽기 14:1-25”. 바로가 가까와 올 때에 이스라엘 자손이 눈을 들어 본즉 애굽 사람들이 자기 뒤에 미친지라 이스라엘 자손이 심히 두려워하여 여호와께 부르짖고
  16. “신명기 16:3”. 칠 일 동안은 무교병 곧 고난의 떡을 그것과 아울러 먹으라 이는 네가 애굽 땅에서 급속히 나왔음이니 이같이 행하여 너의 평생에 항상 네가 애굽 땅에서 나온 날을 기억할 것이니라
  17. “레위기 23:5-6”. 이달 십오 일은 여호와의 무교절이니 칠 일 동안 너희는 무교병을 먹을 것이요
  18. “마가복음 2:20”. 신랑을 빼앗길 날이 이르리니 그날에는 금식할 것이니라
  19. “출애굽기 14:26-31”. 애굽 사람들이 물을 거스려 도망하나 여호와께서 애굽 사람들을 바다 가운데 엎으시니 물이 다시 흘러 병거들과 기병들을 덮되 그들의 뒤를 쫓아 바다에 들어간 바로의 군대를 다 덮고 하나도 남기지 아니하였더라 그러나 이스라엘 자손은 바다 가운데 육지로 행하였고 물이 좌우에 벽이 되었었더라
  20. “레위기 23:10-12”. 이스라엘 자손에게 고하여 이르라 너희는 내가 너희에게 주는 땅에 들어가서 너희의 곡물을 거둘 때에 위선 너희의 곡물의 첫 이삭 한 단을 제사장에게로 가져갈 것이요 제사장은 너희를 위하여 그 단을 여호와 앞에 열납되도록 흔들되 안식일 이튿날에 흔들 것이며
  21. “고린도전서 15:20”. 그리스도께서 죽은 자 가운데서 다시 살아 잠자는 자들의 첫 열매가 되셨도다
  22. “마가복음 16:9”. 예수께서 안식 후 첫날 이른 아침에 살아나신 후
  23. “출애굽기 24:12-18”. 여호와께서 모세에게 이르시되 너는 산에 올라 내게로 와서 거기 있으라 너로 그들을 가르치려고 내가 율법과 계명을 친히 기록한 돌판을 네게 주리라 ... 모세는 구름 속으로 들어가서 산 위에 올랐으며 사십 일 사십 야를 산에 있으니라
  24. “사도행전 2:1-4”. 오순절날이 이미 이르매 저희가 다 같이 한곳에 모였더니 ... 저희가 다 성령의 충만함을 받고 성령이 말하게 하심을 따라 다른 방언으로 말하기를 시작하니라
  25. 25,0 25,1 “출애굽기 32:1-28”. 아론이 그들의 손에서 그 고리를 받아 부어서 각도로 새겨 송아지 형상을 만드니 그들이 말하되 이스라엘아 이는 너희를 애굽 땅에서 인도하여 낸 너희 신이로다 하는지라 ... 모세가 ... 진에 가까이 이르러 송아지와 그 춤추는 것을 보고 대노하여 손에서 그 판들을 산 아래로 던져 깨뜨리니라 ... 이날에 백성 중에 삼천 명 가량이 죽인 바 된지라
  26. “출애굽기 34:1-35”. 여호와께서 모세에게 이르시되 너는 돌판 둘을 처음 것과 같이 깎아 만들라 네가 깨뜨린바 처음 판에 있던 말을 내가 그 판에 쓰리니 ... 모세가 여호와와 함께 사십 일 사십 야를 거기 있으면서 떡도 먹지 아니하였고 물도 마시지 아니하였으며 여호와께서는 언약의 말씀 곧 십계를 그 판들에 기록하셨더라
  27. “레위기 16:8-10”. 두 염소를 위하여 제비 뽑되 한 제비는 여호와를 위하고 한 제비는 아사셀을 위하여 할지며 ... 아사셀을 위하여 광야로 보낼지니라
  28. “출애굽기 36:3-5”. 이스라엘 자손의 성소의 모든 것을 만들기 위하여 가져 온 예물을 모세에게서 받으니라
  29. “레위기 23:39-43”. 너희는 칠 일 동안 초막에 거하되 이스라엘에서 난 자는 다 초막에 거할지니
  30. “느헤미야 8:9-18”. 사로잡혔다가 돌아온 회 무리가 다 초막을 짓고 그 안에 거하니 눈의 아들 여호수아 때로부터 그날까지 이스라엘 자손이 이같이 행함이 없었으므로 이에 크게 즐거워하며 ... 무리가 칠 일 동안 절기를 지키고
  31. “요한계시록 3:12”. 이기는 자는 내 하나님 성전에 기둥이 되게 하리니
  32. “에베소서 2:20-22”. 너희는 사도들과 선지자들의 터 위에 세우심을 입은 자라 ... 그[그리스도 예수]의 안에서 건물마다 서로 연결하여 주 안에서 성전이 되어가고 너희도 성령 안에서 하나님의 거하실 처소가 되기 위하여 예수 안에서 함께 지어져 가느니라
  33. “이사야 60:21”. 네 백성이 다 의롭게 되어 영영히 땅을 차지하리니 그들은 나의 심은 가지요 나의 손으로 만든 것으로서 나의 영광을 나타낼 것인즉
  34. “이사야 61:3”. 그들로 의의 나무 곧 여호와의 심으신바 그 영광을 나타낼 자라 일컬음을 얻게 하려 하심이니라
  35. “레위기 23:1”. 여호와께서 모세에게 일러 가라사대 이스라엘 자손에게 고하여 이르라 너희가 공포하여 성회를 삼을 여호와의 절기는 이러하니라
  36. “로마서 12:1”. 너희 몸을 하나님이 기뻐하시는 거룩한 산 제사로 드리라 이는 너희의 드릴 영적 예배니라
  37. “요한복음 4:23-24”. 아버지께 참으로 예배하는 자들은 신령과 진정으로 예배할 때가 오나니 곧 이때라 아버지께서는 이렇게 자기에게 예배하는 자들을 찾으시느니라 하나님은 영이시니 예배하는 자가 신령과 진정으로 예배할지니라
  38. “하나님의교회 세계복음선교협회 "코로나19 극복에는 실천하는 사랑이 필요합니다". 여성조선. 2021. 4월호. 유월절(逾越節, Passover)은 '재앙이 넘어간다'는 뜻을 담고 있다. 예수는 십자가에서 희생하기 전날 "너희와 함께 유월절 먹기를 원하고 원하였다" 하며 베드로, 요한 등 제자들과 유월절을 지켰다. 그리스도의 살과 피를 표상하는 유월절 떡과 포도주를 먹고 마시라 하며, 이를 새 언약으로 제정하고 죄 사함과 영생을 약속했다(마태복음 26장, 누가복음 22장, 요한복음 6장). 그런데 오늘날 예수 그리스도의 가르침대로 새 언약 유월절을 지키는 곳은 하나님의 교회가 유일하다. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)