Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công đồng Nicaea (Hội nghị tôn giáo Nicaea)”

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
 
(Không có sự khác biệt)

Bản mới nhất lúc 02:06, ngày 10 tháng 1 năm 2025

Nicaea (nay là Iznik), nơi tổ chức Công đồng Nicaea, nằm ở bờ đông của hồ Iznik về phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

Công đồng Nicaea (Council of Nicaea) là công đồng[1] quốc tế được tổ chức tại Nicaea (Iznik, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) thuộc khu vực Tiểu Á. Còn được gọi là “Hội nghị tôn giáo Nicaea”.
Công đồng Nicaea đã được tổ chức hai lần vào năm 325 và 787. Lần thứ nhất được triệu tập bởi hoàng đế La Mã Constantine I (tiếng Latinh: (tiếng Latinh: Flavius Valerius Aurelius Constantinus, tại vị: 306-337). Đây là hội nghị tôn giáo đầu tiên của giáo hội công giáo La Mã. Vấn đề bàn luận chủ yếu là Tranh luận về Lễ PaschaTranh luận về Arius. Lần thứ hai được triệu tập vào năm 787 bởi nữ hoàng Irene của đế quốc Đông La Mã (Đế chế Byzantine), nhằm xác lập việc tôn kính tranh tượng thánh. Khi nhắc đến “Công đồng Nicaea” thì thường là đề cập đến Công đồng Nicaea lần thứ nhất, là hội nghị có ý nghĩa lớn trong lịch sử.
Các công đồng trên thế giới cũng được gọi là “Công đồng Đại kết (Ecumenical Councils, tiếng Latinh: Concilium Ecumenicum)”, đã có 7 lần được tổ chức trong lịch sử nhằm phân định chính thống và tà đạo thông qua sự thảo luận của các giáo chủ. Công đồng Nicaea lần thứ nhất (325), Công đồng Constantinopolis (Constantinople) (381), Công đồng Êphêsô (431), Công đồng Chalcedon (451) lần thứ nhất, Công đồng Constantinopolis lần thứ 2 (553), Công đồng Constantinopolis lần thứ 3 (680) và Công đồng Nicaea lần thứ 2 (787). Một cách trùng hợp, Công đồng lần thứ nhất và lần cuối cùng trong 7 lần đều được tổ chức tại Nicaea.

Bối cảnh

Tranh thánh trong tu viện Mateora, Hy Lạp, miêu tả về Công đồng Nicaea lần thứ nhất

Công đồng Nicaea lần thứ nhất được tổ chức trong khoảng 2 tháng ở cung điện của hoàng đế La Mã tại Nicaea vào tháng 5 năm 325. Đây là cuộc họp nhằm giải quyết tranh luận về Arius, một vấn đề của hội thánh thế giới, và tranh luận về Lễ Pascha, vốn là cuộc tranh luận lâu dài giữa Hội Thánh Đông phương và hội thánh Tây phương. Ngoài ra, Công đồng cũng quy định về cơ cấu hội thánh, phẩm tánh của giáo sĩ, sự tái nhập đạo và sự sám hối công khai của những kẻ bội đạo.
Công đồng Nicaea là hội nghị tôn giáo được tổ chức bởi Constantine I - là hoàng đế chứ không phải bởi giám mục của hội thánh. Đây là điểm đặc biệt của Công đồng Nicaea. Mọi chi phí trong thời gian lưu trú của các giám mục cũng do hoàng gia chi trả.[2]

Khái quát

  • Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 325
  • Người triệu tập: Hoàng đế Constantine
  • Địa điểm: Nicaea, cung điện của hoàng đế[2]
  • Người tham gia: Hơn 300 giám mục của Hội Thánh Đông phương và Tây phương[3]
  • Vấn đề bàn luận chủ yếu: ① Tranh luận về Arius ② Vấn đề ngày tháng Lễ Phục sinh[4][5]

Mưu đồ chính trị của Constantine

Bởi việc ban hành sắc lệnh Milan vào năm 313 và công nhận Cơ Đốc giáo, Constantine đã tự xưng là “người bảo trợ của giáo hội” và gây sức ép cho hội thánh. Năm 325, dưới danh nghĩa chỉnh lý giáo lý của Cơ Đốc giáo, các giám mục của Hội Thánh Đông phương và Tây phương đã được triệu tập đến Công đồng Nicaea.
Trên thực tế, Công đồng Nicaea là hội nghị tôn giáo bị can thiệp bởi mục đích chính trị của Constantine.[6] Constantine đã đưa Cơ Đốc giáo vào để hợp nhất La Mã vốn đang hỗn loạn thành một đế quốc và hợp nhất toàn thể người dân La Mã hướng đến “một hoàng đế, một vị thần”. Song, khi Cơ Đốc giáo rơi vào xung đột nội bộ do nhiều tranh luận, thì cần phải chấm dứt xung đột giữa các Hội Thánh Đông phương và Tây phương, đồng thời phải thống nhất các giáo lý để đạt đến sự ổn định của đế quốc.[7] Constantine đã phát biểu với tư cách là người chủ trì của Công đồng Nicaea, tuyên bố rõ ràng rằng sẽ can thiệp vào các vấn đề của hội thánh và đóng vai trò là người đứng đầu hội thánh.[8]

Quyết định của Công đồng Nicaea

Có hai vấn đề chính đã được quyết định thông qua Công đồng Nicaea. Một là bài trừ chủ nghĩa Arian, thuyết phủ nhận thần tánh của Đấng Christ, hai là thay đổi ngày tháng lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua mà Hội Thánh sơ khai đã giữ.

Quy định chủ nghĩa Arian là tà đạo

Bức tranh miêu tả hình ảnh công bố tín điều Nicaea. Công đồng Nicaea lần thứ nhất đã công bố tín điều Nicae và định tội chủ nghĩa Arian.
  • Rút phép thông công đối với Arius

Một trong những vấn đề đưa ra bàn luận tại Công đồng Nicaea là “Tranh luận về Arius (Arius Controversy)”. Cuộc tranh luận về Arius bắt nguồn khi Arius - trưởng lão của Giáo hội Alexandria, Ai Cập chủ trương rằng Đức Chúa Jêsus không phải là Đức Chúa Trời nhưng chỉ là một thọ tạo. Trong số 300 giám mục có mặt tại Công đồng Nicaea, có khoảng 20 người ủng hộ Arius.
Tại Công đồng Nicaea, người đứng về phía đối lập với Arius là Athanasius. Athanasius là người Hy Lạp đến từ Alexandria, ông đã gay gắt chống đối học thuyết của Arius, khẳng định rằng Đấng Christ ngang bằng với Đức Chúa Trời. Constantine đã yêu cầu các giám mục ký vào tín điều Nicaea với nội dung rằng “Đức Chúa Jêsus đồng nhất với Đức Chúa Trời (Homoousios, tiếng Hy Lạp: ὁμοούσιος, nghĩa là ‘bản chất đồng nhất'])”. Có 17 giám mục phản đối điều này, nhưng vì hoàng đế đe dọa sẽ rút phép thông công, nên cuối cùng số người phản đối đã giảm xuống còn 2 người. Rốt cuộc, 2 giám mục của hội thánh châu Phi từ chối ký đã bị rút phép thông công cùng với Arius và bị đày đến Illyricum, còn sách của Arius đã bị đốt.

  • Sự thông qua tín điều Nicaea

“Tín điều Nicaea (tiếng Anh: Nicene Creed, tiếng Hy Lạp: Σύμβολον τῆς Νικαίας, tiếng Latinh: Symbolum Nicaenum)” được tuyên bố tại Công đồng Nicaea, còn được coi là bản tuyên ngôn đức tin của Cơ Đốc giáo. Tín điều Nicaea là giáo lý cơ bản của thần học trong giáo hội công giáo La Mã. Nhiều người theo giáo hội cải cách Tin lành xuất hiện sau cải cách tôn giáo, đã gọi tín điều Nicaea là “Tam Vị Nhất Thể” và chấp nhận điều này như một giáo lý chính thống của Cơ Đốc giáo.
Ngày nay, tín điều Nicaea thường được nhắc đến trong Cơ Đốc giáo là “Kinh tin kính Nicaea - Constantinopolis (Niceno–Constantinopolitan Creed)”, là tín điều Nicaea do Công đồng Constantinopolis đã cải biên và thông qua vào năm 381.

Nguyên văn tiếng Hy Lạp của Tín điều Nicaea Phiên dịch tiếng Việt

Πιστεύομεν εἰς ἕνα Θεὸν Πατέρα παντοκράτορα
πάντων ὁρατῶν τε καὶ ἀοράτων ποιητήν·
καὶ εἰς ἕνα Κύριον Ἰησοῦν Χριστὸν
τὸν Υἱὸν τοῦ Θεοῦ,
γεννηθέντα ἐκ τοῦ Πατρὸς μονογενῆ
τουτέστιν ἐκ τες οὐσίας τοῦ Πατρος
Θεὸν ἐκ Θεοῦ,
Φῶς ἐκ Φωτός,
Θεὸν ἀληθινὸν ἐκ Θεοῦ ἀληθινοῦ,
γεννηθέντα, οὐ ποιηθέντα,
ὁμοούσιον τῷ Πατρί,
δι' οὗ τὰ πάντα ἐγένετο
τά τε ἐν τῷ οὐρανῷ καὶ τὰ ἐν τῇ γῇ,
τὸν δι' ἡμᾶς τοὺς ἀνθρώπους, καὶ
διὰ τὴν ἡμετέραν σωτηρίαν,
κατελθόντα,
καὶ σαρκωθέντα,
καὶ ἐνανθρωπήσαντα,
παθόντα,
καὶ ἀναστάντα τῇ τρίτῃ ἡμέρᾳ,
ἀνελθόντα εἰς τοὺς οὐρανούς,
ἐρχόμενον κρῖναι ζῶντας καὶ νεκρούς.
καὶ εἰς τὸ Ἅγιον Πνεῦμα.
Τοὺς δὲ λέγοντας Ἦν ποτε ὅτε οὐκ ἦν,
καὶ Πρὶν γεννηθῆναι οὐκ ἦν,
καὶ ὅτι Ἐξ οὐκ ὄντων εγένετο,
ἢ Ἐξ ἑτέρας ὑποστάσεως ἢ οὐσιάς φάσκοντας εἶναι
ἢ κτιστόν
ἢ τρεπτόν
ἢ ἀλλοιωτὸν τὸν Υἱὸν τοῦ Θεοῦ,
τούτους ἀναθεματίζει ἡ ἁγία καθολικὴ καὶ ἀποστολικὴ ἐκκλησία.

Tôi tin kính một Thiên Chúa,
là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,

Con Thiên Chúa,
sinh bởi Ðức Chúa Cha là con một duy nhất;
bởi bản thể Chúa Cha.
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật.
Đồng bản thể với Ðức Chúa Cha.
Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành trên trời đất.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã xuống thế nhập thể
và đã làm người.
Người chịu khổ hình,
ngày thứ ba Người sống lại, lên trời,
và Người sẽ đến
để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.

[Nhưng bây giờ kẻ nào dám nói:

“Đã có lúc Ngôi Lời không hiện hữu”,
“Người không hiện hữu trước khi được tạo thành”,
và “Người đã được tạo thành từ hư không”,
hay “Người là một bản thể (hypostasis) hoặc ngôi vị (ousia) khác”,
hoặc “Con Thiên Chúa đã được tạo thành,

bất toàn và thay đổi”
- những kẻ này bị lên án
bởi giáo hội tông truyền.]

Lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh

Công đồng Nicaea cũng là hội nghị nhằm chấm dứt các cuộc tranh luận về Lễ Pascha (Paschal Controversies), kéo dài hơn 200 năm từ khoảng năm 150. Cuộc tranh luận về Lễ Pascha nổ ra từ những chủ trương sai lệch về ngày tháng của lễ tiệc thánh giữa Hội Thánh Đông phương và hội thánh Tây phương, vào thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4. Pascha (πάσχα) là từ phiên âm thành tiếng Hy Lạp bắt nguồn từ chữ Pesach (פֶּסַח) trong tiếng Hêbơrơ. Pesach là ngày người dân Ysơraên được giải phóng khỏi xứ Êdíptô, tức là Lễ Vượt Qua.
Lúc bấy giờ, hội thánh Tây phương có trung tâm là La Mã đã tổ chức lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh, dù lễ tiệc thánh vốn được cử hành vào Lễ Vượt Qua theo Kinh Thánh. Song, Hội Thánh Đông phương lại cử hành Lễ Vượt Qua vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch, và giữ Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật sau Lễ Vượt Qua.

Song, đã có sự khác nhau giữa hội thánh Đông Tây phương. Ngày được coi là ngày quan trọng nhất ở Asingày 14 tháng Nisan... và đã có thói quen cử hành lễ tiệc thánh cảm tạ (Eucharist). Song, hội thánh Tây phương đã tiếp tục kiêng ăn cho tới tận Chủ nhật đầu tiên đến sau ngày 14 tháng Nisan, rồi cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, điều này bắt nguồn từ chủ trương rằng Chúa đã phục sinh vào Chủ nhật của tuần ấy.
— J. W. C. Wand, A History of the Early Church to A.D. 500, 2006, trang 82–83

Constantine không hài lòng về sự khác biệt này và đã muốn thống nhất ngày tháng của lễ tiệc thánh. Ông cho rằng không nên tuân theo phong tục của người Giuđa, là dân tộc đã đóng đinh Chúa Cứu Thế, và yêu cầu mọi người phải cử hành lễ tiệc thánh vào ngày này theo phong tục của hội thánh phương Tây, thay vì cử hành lễ tiệc thánh vào ngày 14 tháng Nisan (Lễ Vượt qua).[9] Theo yêu cầu của hoàng đế, Công đồng Nicaea được tổ chức trong khoảng 2 tháng, đã xóa bỏ Lễ Vượt Qua vốn được cử hành vào ngày 14 tháng 1 thánh lịch, và quyết định cử hành lễ tiệc thánh vào ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh. Hơn nữa, ngày tháng của Lễ Phục Sinh đã được đổi thành “Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn (ngày rằm) tính từ xuân phân”. Bởi vì khó để tính ngày tháng theo chuyển động của mặt trăng vào mỗi năm.

Khoảng năm 190, câu hỏi về ngày thích hợp để cử hành Lễ Phục Sinh đã được nêu ra ở phương Đông và liên quan đến Giáo hoàng Victor I. Hội thánh Đông phương thường cử hành Lễ Phục Sinh vào ngày mà người Giuđa cử hành Lễ Vượt Qua, trong khi ở phương Tây, lễ này được cử hành vào thời điểm đó, cũng như hiện nay, vào Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn tính từ xuân phân.
— James C. Gibbons, The Faith of Our Fathers, Tan Books and Publishers, 1980, trang 90-91

Sau này, nhiều nhà thần học đã định nghĩa tranh luận Pascha là “Tranh luận về ngày tháng Lễ Phục Sinh”, và gọi đó là Tranh luận về Lễ Phục Sinh (復活節論爭).[10] Ấy là vì sử giáo hội đã được ghi chép theo chủ trương của hội thánh Tây phương, là phía giành thắng lợi trong cuộc tranh luận về Lễ Pascha. Trên thực tế, biểu hiện thích hợp phải là “Tranh luận về Lễ Vượt Qua (Pascha)”.[11]

Sự hạn chế của Công đồng Nicaea

Sai lầm của tín điều Nicaea

  • Tín điều mơ hồ

Dù tín điều về “Đức ChaĐức Con là đồng đẳng” được thông qua tại Công đồng Nicaea, có thể đã nhất thời định tội phái Arius, nhưng lại không thể tiếp cận được trọng tâm của “Ba Vị Thánh Nhất Thể”. Tín điều Nicaea biểu hiện rằng Đức Con - Đức Chúa Jêsus Christ là “Con một của Đức Cha” và “có bản chất đồng nhất với Đức Cha”. Từ “Homoousios (ὁμοούσιος)” được sử dụng với ý nghĩa “bản chất đồng nhất”, đã nêu lên khái niệm “Đức Cha = Đức Con”, nhưng trên thực tế khái niệm này lại rất mơ hồ.[12] Kết quả là, kể cả sau Công đồng Nicaea, các cuộc tranh luận về bản chất của Đấng Christ vẫn tiếp diễn.[13] Bởi đó trong lịch sử hội thánh, chủ nghĩa Arian nhấn mạnh nhân tính của Đấng Christ cứ liên tiếp xuất hiện nhằm phản đối thần tính của Đấng Christ.
Cho đến tận ngày nay, không chỉ các Cơ Đốc nhân, những người tin vào Tam Vị Nhất Thể mà kể cả các nhà thần học cũng công nhận rằng “Đức Chúa Jêsus Christ = Con trai của Đức Chúa Trời”, nhưng họ lại không dễ dàng thừa nhận rằng “Đức Chúa Jêsus Christ = Đức Chúa Trời”. Cũng có hội thánh cho rằng Đức Cha và Đức Con đều ở trong một Đấng Đức Chúa Trời, nhưng lại tồn tại với vị cách riêng biệt trong đó. Cũng có hội thánh coi Đức Chúa Jêsus là vật thọ tạo giống như loài người hoặc là một trong các thiên sứ. Cũng có người chủ trương rằng vì Đức Cha và Đức Con có ý muốn và mục đích giống nhau nên được biểu hiện là nhất thể, nhưng trên thực tế thì Đức Cha và Đức Con là khác nhau. Hiện nay, một số giáo phái như Nhân chứng Giêhôva chủ trương rằng “Đức Cha và Đức Con có bản chất khác nhau”, có thể coi đó là một dạng của chủ nghĩa Arian.
Hơn nữa, trong tín điều Nicaea không có bất cứ lời giải thích nào về Đức Thánh Linh. Kể từ sau Công đồng Nicaea, Cơ Đốc giáo chỉ truyền lại thuật ngữ “Tam Vị Nhất Thể” như là giáo lý thần học hữu danh vô thực, trong trạng thái không thể đạt đến sự hiểu biết theo Kinh Thánh rằng “Đức Cha = Đức Thánh Linh”, “Đức Con = Đức Thánh Linh”, và thậm chí không nhận thức được về kể cả bản chất của Đức Thánh Linh.

  • Ba Vị Thánh Nhất Thể theo Kinh Thánh.

Công đồng Nicaea là nơi mà lẽ thật được phán quyết bởi cuộc thảo luận theo phép biện chứng của các nhà triết học,[14] và có sự can thiệp bởi tham vọng chính trị của hoàng đế. Ba Vị Thánh Nhất Thể không phải là nội dung có thể được công nhận hay phủ nhận bởi giáo lý thần học, mà ấy là lẽ thật của Kinh Thánh đã được nhấn mạnh từ thời Hội Thánh sơ khai. Lẽ thật là đạo (đường lối) do Đức Chúa Trời trực tiếp dạy dỗ, chứ không phải là điều có thể đạt được thông qua triệu tập hội nghị tôn giáo và tranh luận của các nhà thần học.[15]
Ba Vị Thánh Nhất Thể theo Kinh Thánh đã được chép bởi sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, có nghĩa là Đức Cha Giêhôva, Đức Con Jêsus Christ, Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời dù có hình ảnh và tên gọi khác nhau nhưng căn bản là cùng một Đấng.[16] Những người hiểu biết về Ba Vị Thánh Nhất Thể như sứ đồ Phaolô hay Giăng, đã nhận thức được rằng Đức Chúa Jêsus Christ chính là Giêhôva Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo.[17][18] Đức Thánh Linh chính là Đức Chúa Jêsus Christ đã hy sinh trên thập tự giá thay thế cho tội lỗi của nhân loại vào 2000 năm trước,[19] và cũng chính là Giêhôva Đức Chúa Trời đã sáng tạo thế gian.[20]

Xóa bỏ Lễ Vượt Qua

Khi Công đồng Nicaea quyết định cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh, thì Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus Christ lập nên như là giao ước mới đã bị xóa bỏ. Lễ Vượt Qua giao ước mớilễ trọng thể của Đức Chúa Trời mà Hội Thánh sơ khai đã giữ theo ý muốn của Đức Chúa Jêsus, Đấng phán rằng “Ta rất muốn ăn Lễ Vượt Qua trước khi chịu đau đớn”.[21][22] Hội Thánh sơ khai đã cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch. Ngày tháng Lễ Vượt Qua không phải là phong tục của người Do Thái, mà là ngày do Đức Chúa Trời đã chế định như một điều răn. Thế nên vào ngày này, các thánh đồ đã kỷ niệm sự hy sinh cao cả của Đấng Christ bằng cách ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ.[23][24]
Tuy nhiên, kể từ sau Công đồng Nicaea, những người giữ Lễ Vượt qua bị mang tiếng là tà đạo, bị gọi là “Phái ngày 14 (tiếng Latinh: Quārtadecimānī [Quartadecimani], tiếng Anh: Quartodeciman).[25] Dần dần, Lễ Vượt Qua và Lễ Phục Sinh được coi là cùng một ngày, và cuối cùng Lễ Vượt Qua là lễ trọng thể của Cơ Đốc giáo, đã hoàn toàn bị lãng quên. Lễ Bánh Không Men là ngày tưởng nhớ sự khổ nạn thập tự giá của Đấng Christ vào một hôm sau Lễ Vượt Qua, tức ngày 15 tháng 1 thánh lịch cũng đã bị biến mất, và Lễ Phục Sinh theo Kinh Thánh được giữ vào hôm sau ngày Sabát đầu tiên (Chủ nhật đầu tiên) tính từ Lễ Bánh Không Men cũng không còn nữa.

Hội nghị tôn giáo bị can thiệp bởi hoàng đế ngoại bang

Đồng xu của Constantine I vào khoảng năm 315. Trên mặt sau của đồng xu có miêu tả thần mặt trời bất khả chiến bại, và dòng chữ “SOLI INVICTO COMITI” được khắc trên đó với ý nghĩa “Dành cho thần mặt trời bất khả chiến bại, người đồng hành của hoàng đế".
Tranh khảm được chế tác vào khoảng thế kỷ thứ 4 đã miêu tả Đấng Christ như là thần mặt trời.

Constantine, người ủng hộ hội thánh vì mục đích chính trị, đã nắm toàn quyền kiểm soát hội thánh thông qua Công đồng Nicaea, sau đó lợi dụng hội thánh để cai trị toàn bộ đế quốc La Mã như một thể chế chính trị thần quyền.[26][27]
Thật khó để thấy rằng Constantine đã trở thành một Cơ Đốc nhân thực sự. Ông đã đồng nhất thần mặt trời, vốn là thần tối cao của La Mã, với Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo, và cho đến tận khi qua đời, ông vẫn giữ danh hiệu “Pontifex Maximus (tiếng Latinh)”, nghĩa là thầy tế lễ tối cao của tôn giáo La Mã cổ đại.[28] Thậm chí ông cũng tự phong cho mình một danh hiệu thần thánh và bổ sung thêm từ “Mặt trời bất khả chiến bại (tiếng Latinh: Sol Invictus)”.[28] Các nhà sử học và các nhà thần học Cơ Đốc giáo cho rằng thời điểm Constantine cải đạo sang Cơ Đốc giáo là vào năm 312, sau chiến thắng của ông trong trận chiến tại cầu Milvian,[29][30][31] nhưng tư tưởng tôn kính thần mặt trời vẫn được phản ánh trên đồng tiền mà Constantine phát hành sau khi ông cải đạo sang Cơ Đốc giáo. Trên đồng tiền được phát hành năm 315 có khắc dòng chữ “Thần mặt trời bất khả chiến bại” và “Dành cho thần mặt trời bất khả chiến bại, người đồng hành của hoàng đế”, trên đồng tiền phát hành năm 316 cũng mô tả bản thân Constantine là “Người đồng hành của thần mặt trời”.[32] Dưới ảnh hưởng của Constantine, hầu hết các nghi lễ, giáo lý và văn hóa của đạo thần mặt trời đã được dung nạp vào Cơ Đốc giáo.[33]

Sau Công đồng Nicaea

Sự thế tục hóa của hội thánh

Cơ đốc giáo từng bị đàn áp đã trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã vào cuối thế kỷ thứ 4. Quyền uy của hội thánh trở nên lớn mạnh nhờ dựa vào quyền lực của hoàng đế. Mọi hành vi sai lệch so với sự dạy dỗ của hội thánh quốc giáo đều là tội lỗi và bị trừng phạt theo luật hình sự quốc gia.[34] Lúc bấy giờ, Cơ Đốc giáo đã được thịnh hành. Khi ngày càng có nhiều người cải đạo sang Cơ Đốc giáo và trở thành hàng giáo sĩ để được nổi danh tiếng mà không màng đến tín ngưỡng, hội thánh đã tự khắc bị ngoại đạo hóa và chìm đắm trong sự thế tục.[35] Còn các Cơ Đốc nhân than thở về hội thánh bị thế tục hóa đã bỏ vào đồng vắng để giữ gìn lẽ thật trong khi sống cuộc sống khổ hạnh.[36]
Ngay cả trong hội thánh được hưởng nhiều quyền lực nhất, thì quyền lực tối cao cũng được trao cho giám mục của hội thánh La Mã.  Năm 330, Constantine dời thủ đô ở Tây La Mã đến Byzantium ở Đông La Mã và đặt theo tên của mình là “Constantinopolis (tiếng Latinh: Constantinopolis, tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις, tiếng Anh: Constantinople, nay là Istanbul), với ý nghĩa là “Thành phố của Constantine”. Khi hoàng đế dời sang phía Đông, giám mục của hội thánh La Mã đã trở thành tồn tại hùng mạnh ở phía Tây. Về sau thậm chí còn có sức mạnh có thể đối đầu với hoàng thất ở Constantinople. Giám mục La Mã tự xưng là “người kế thừa vị trí của Phierơ”, trở thành người đứng đầu trong các giám mục của mọi hội thánh và được gọi là giáo hoàng.[37]

Xu thế và sự suy thoái của chủ nghĩa Arian

Khoảng năm 495, bộ tộc German theo chủ nghĩa Arian (màu cam) và đế quốc Đông La Mã theo tín điều Nicaea (màu xanh lam)

Tại Công đồng Nicaea, chủ nghĩa Arian có vẻ như đã bị lật đổ, nhưng các nhà lãnh đạo chủ nghĩa Arian đã sớm quay trở lại hội thánh mà họ từng gắn bó trước đây.[38] Họ đã lập mưu tiêu diệt thế lực của phe đối lập. Kể cả sau cái chết của Arius vào năm 336, chủ nghĩa Arian vẫn chiếm ưu thế.
Sau khi Constantine chết vào năm 337, Constans (tại vị 337-350) - người vốn ủng hộ tín điều Nicaea, đã trở thành hoàng đế Tây La Mã, còn Constantius II (tại vị: 337-361) - vốn thân thiện với những người theo chủ nghĩa Arian, đã trở thành hoàng đế Đông La Mã. Khi Constantius trở thành quốc vương duy nhất của đế quốc La Mã vào năm 350, những người giữ theo tín ngưỡng Nicaea đã bị đàn áp.
Năm 364, La Mã một lần nữa bị chia làm hai, Đông La Mã được thống trị bởi Valens (tại vị: 364-378), là người theo chủ nghĩa Arian cấp tiến. Các giám mục Công giáo theo tín điều Nicaea đều bị lưu đày hoặc bức hại. Khi Valens qua đời vào năm 378, Gratianus (tại vị: 375-383), là hoàng đế của Tây La Mã lúc bấy giờ đã nắm quyền cai trị Đông La Mã. Gratianus phục chức cho các giám mục bị Valens trục xuất. Đến năm 379, ông bổ nhiệm Theodosius, tổng tư lệnh quân đội, làm phó vương của Byzantines.
Theodosius I (tại vị: 379-395), là tín đồ Cơ Đốc giáo theo tín ngưỡng Nicaea một cách kiên định. Ông triệu tập Công đồng Constantinople vào năm 381 và chấm dứt tranh cãi về học thuyết của Arius bằng cách nghiêm cấm chủ nghĩa Arian. Tuy nhiên, dù chủ nghĩa Arian có thể đã biến mất trong nội bộ đế quốc La Mã, nhưng từ thế kỷ thứ 4, nó vẫn tiếp tục tồn tại giữa tộc người German di chuyển từ phía bắc đến lãnh thổ của Tây La Mã.
Năm 476, đế quốc Tây La Mã bị diệt vong bởi Odoacer, thủ lĩnh của lính đánh thuê thuộc tộc người German. Tộc người theo chủ nghĩa Arian đã chiếm Tây La Mã. Năm 527, Justianus (tại vị: 527-565) lên ngôi hoàng đế Đông La Mã đã chính thức tuyên bố giáo hoàng La Mã là người đứng đầu hội thánh, đồng thời đánh đổ hai nước theo chủ nghĩa Arian là vương quốc Vandals ở châu Phi và vương quốc Ostrogoths ở Italia. Từ đó, các bộ tộc German từ bỏ chủ nghĩa Arian và theo tín điều Nicaea và hội thánh La Mã.[39]

Công đồng Nicaea lần thứ 2

Công đồng Nicaea lần thứ 2 diễn ra vào năm 787. Đó là Công đồng Đại kết lần thứ 7. Vấn đề bàn luận chủ yếu là giải quyết cuộc tranh luận về tranh tượng thánh[40] nảy sinh khi Leo III, hoàng đế Đông La Mã ra sắc lệnh cấm việc tôn kính tượng thánh vào năm 726. Tại Công đồng lần thứ 2 được triệu tập bởi Nữ hoàng Irene xuất thân từ Athens, Hy Lạp, vốn là người tôn kính tượng thánh, đã quy định lý thuyết phá hủy tượng thánh là tà đạo, và khiến tượng thánh được nâng lên từ đối tượng yêu mến đơn thuần trở thành đối tượng để thờ lạy.[41]

Video liên quan

  • Lễ Vượt Qua mà đã bị xóa bỏ

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. "Công đồng". Britannica.
  2. 2,0 2,1 The Cambridge Companion to the Council of Nicaea, Young Richard Kim, Cambridge University Press, 2021, pg.77
  3. 325 The First Council of Nicaea, Christian History Institute
  4. Earle E. Cairns, Christianity Through the Centuries, Zondervan Pub. House, 1954, p. 112
  5. The Routledge Companion to the Christian Church, Gerard Mannion, Lewis S. Mudge, Taylor & Francis, pg.45
  6. Constantine and the Bishops. The Politics of Intolerance, H. A. (Harold Allen) Drake, Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2000, pg. 609
  7. The alliance between church and empire, Britannica
  8. The First Council of Nicaea, New Advent
  9. History of the Christian Church, Volume III: Nicene and Post-Nicene Christianity. A.D. 311-600, History of the Christian Church, Philip Schaff, trang. 238
  10. Paschal controversies, Britannica
  11. πάσχα, Blue Letter Bible
  12. ὁμοούσιος, LSJ
  13. The Christology Debate, PURSUING VERITAS
  14. Nicee et Constantinople, Ortiz de Urbina, I. (ignacio), Paris: Editions de l'Orante, 1963
  15. “Michê 4:1-2”. Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.
  16. “Mathiơ 28:19”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ
  17. “Rôma 9:5”. là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ, là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. Amen.
  18. “Giăng1:1–14”. Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. ... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha,
  19. Giăng 14:26 Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn danh ta [Đức Chúa Jêsus] sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi đều ta đã phán cùng các ngươi.
  20. I Côrinhtô 2:10 Đức Chúa Trời [Đức Giêhôva] đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.
  21. “Luca 22:15, 19-20”. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn. ... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra
  22. “I Côrinhtô 11:23-26”. Vả, tôi có nhận nơi Chúa đều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm đều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm đều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
  23. “I Côrinhtô 5:7-8”. Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ...
  24. “I Côrinhtô 11:23-26”. Vả, tôi có nhận nơi Chúa đều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm đều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm đều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
  25. History of the Christian Church, Volume III: Nicene and Post-Nicene Christianity. A.D. 311-600, History of the Christian Church, Philip Schaff, trang. 85
  26. Odahl, Charles Matson, (2007), "Constantine the Great and Christian Imperial Theocracy", Connections: European Studies Annual Review, 3, 89-113
  27. Theocracy, Study Smarter
  28. 28,0 28,1 Church and state in Eastern and Western theology, Britannica
  29. Constantine’s Conversion to Christianity, World History Encyclopedia, Rebecca Denova, May 10, 2021
  30. The Emperor Constantine Converts to Christianity Beginning with the Battle of the Milvian Bridge, HistoryofInformation.com
  31. Battle of Milvian Bridge, Britannica
  32. "coin", British Museum
  33. Tim Dowley, The History of Christianity (A Lion Handbook), Lion Publishing, 1994, trang. 140
  34. The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, vol. 2, Edward Gibbon, New York: Fred de Fau and Co., 1906
  35. History of the Christian Church, Volume III: Nicene and Post-Nicene Christianity. A.D. 311-600, History of the Christian Church, Philip Schaff, trang. 75
  36. J. W. C. Wand, A History of the Early Church to A.D. 500, Routledge
  37. Glimpses of World History, Jawaharlal Nehru, Penguin Books, 2004
  38. After Nicaea, the church was dominated by Arian emperors, From Daniel to Revelation, March 19, 2020
  39. Germanic peoples, Britannica
  40. Iconoclastic Controversy, Britannica
  41. Second Council of Nicaea, Britannica