Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đấng Christ”

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:


*'''Đấng Mêsi (Đấng Cứu Chúa)'''
*'''Đấng Mêsi (Đấng Cứu Chúa)'''
:Đối với người Giuđa, ngoài ý nghĩa “Đấng được xức dầu” thì danh xưng Christ còn có nghĩa là “Đấng sẽ cứu rỗi Ysơraên”. Bởi [[Kinh Thánh Cựu Ước]] đã tiên tri rằng Đấng được xức dầu (Đấng Mêsi) sẽ đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90a-ni-%C3%AAn/9|title=Đaniên 9:24–25|publisher=|quote=đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho '''Đấng rất thánh'''... cho đến '''Đấng chịu xức dầu''', tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ;|url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.blueletterbible.org/kjv/dan/9/1/t_conc_859025|title=Kinh Thánh song ngữ Hêbơrơ - Anh (Đaniên 9:25)|website=Blue Letter Bible|publisher= |date=|year=|author= |series=|isbn=|quote=מָשִׁיחַ-Messiah|url-status=live}}</ref> Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm bởi Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến trong xác thịt. Ngày nay, Đấng Christ được sử dụng như thuật ngữ để chỉ về Đức Chúa Jêsus.<ref>Christ, ''The Encyclopedia of God: An A-Z Guide to Thoughts, Ideas, and Beliefs about God'', April 1, 2003, Constance Victoria Briggs</ref>
:Đối với người Giuđa, ngoài ý nghĩa “Đấng được xức dầu” thì danh xưng Christ còn có nghĩa là “Đấng sẽ cứu rỗi Ysơraên”. Bởi [[Kinh Thánh Cựu Ước]] đã tiên tri rằng Đấng được xức dầu (Đấng Mêsi) sẽ đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90a-ni-%C3%AAn/9|title=Đaniên 9:24–25|publisher=|quote=đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho '''Đấng rất thánh'''... cho đến '''Đấng chịu xức dầu''', tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ;|url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.blueletterbible.org/kjv/dan/9/1/t_conc_859025|title=Kinh Thánh song ngữ Hêbơrơ - Anh (Đaniên 9:25)|website=Blue Letter Bible|publisher= |date=|year=|author= |series=|isbn=|quote=מָשִׁיחַ-Messiah|url-status=live}}</ref> Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm bởi Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến trong xác thịt. Ngày nay, Đấng Christ được sử dụng như thuật ngữ để chỉ về Đức Chúa Jêsus.<ref>Christ, ''The Encyclopedia of God: An A-Z Guide to Thoughts, Ideas, and Beliefs about God'', April 1, 2003, Constance Victoria Briggs</ref>


== Đức Chúa Jêsus Christ==
== Đức Chúa Jêsus Christ==
Dòng 14: Dòng 14:


===Mục đích đến của Đấng Christ (Tuyên bố giao ước mới)===
===Mục đích đến của Đấng Christ (Tuyên bố giao ước mới)===
Kinh Thánh Cựu Ước tiên tri rằng Đấng Christ (Đấng Mêsi) sẽ xuất hiện để giải phóng và cứu rỗi linh hồn của nhân loại chứ không phải để giải phóng phần xác của người Giuđa. Loài người là những tội nhân phần linh hồn đã phạm tội trên trời và xuống thế gian này,,<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/R%C3%B4-ma/3|title=Rôma 3:9-10|publisher=|quote=Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng người Giuđa và người Gờréc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi, như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.|url-status=live}}</ref><ref name="눅 10">{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/19|title=Luca 19:10|publisher=|quote=Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.|url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/9 |title=Mathiơ 9:13 |publisher= |quote=Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội. |url-status=live}}</ref> và cái giá phải trả cho tội lỗi ấy là sự chết.<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/R%C3%B4-ma/6 |title=Rôma 6:23 |publisher= |quote=Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. |url-status=live}}</ref> Không ai có thể được giải phóng khỏi tội lỗi nhờ vào sức mạnh của bản thân, bởi nếu phải trả giá cho tội lỗi bằng sự chết thì sự cứu rỗi là bất khả năng. Vì vậy, đích thân Đức Chúa Trời đã đến trong hình dáng loài người để chịu thay tội lỗi của nhân loại.<ref name=":1">{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Gi%C4%83ng/1|title=Giăng 1:29|publisher=|quote=Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.|url-status=live}}</ref><ref name=":0">{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/20 |title=Mathiơ 20:28 |publisher= |quote=Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người. |url-status=live}}</ref>
Kinh Thánh Cựu Ước tiên tri rằng Đấng Christ (Đấng Mêsi) sẽ xuất hiện để giải phóng và cứu rỗi linh hồn của nhân loại chứ không phải để giải phóng phần xác của người Giuđa. Loài người là những tội nhân phần linh hồn đã phạm tội trên trời và xuống thế gian này,<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/R%C3%B4-ma/3|title=Rôma 3:9-10|publisher=|quote=Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng người Giuđa và người Gờréc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi, như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.|url-status=live}}</ref><ref name="눅 10">{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/19|title=Luca 19:10|publisher=|quote=Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.|url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/9 |title=Mathiơ 9:13 |publisher= |quote=Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội. |url-status=live}}</ref> và cái giá phải trả cho tội lỗi ấy là sự chết.<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/R%C3%B4-ma/6 |title=Rôma 6:23 |publisher= |quote=Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. |url-status=live}}</ref> Không ai có thể được giải phóng khỏi tội lỗi nhờ vào sức mạnh của bản thân, bởi nếu phải trả giá cho tội lỗi bằng sự chết thì sự cứu rỗi là bất khả năng. Vì vậy, đích thân Đức Chúa Trời đã đến trong hình dáng loài người để chịu thay tội lỗi của nhân loại.<ref name=":1">{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Gi%C4%83ng/1|title=Giăng 1:29|publisher=|quote=Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.|url-status=live}}</ref><ref name=":0">{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/20 |title=Mathiơ 20:28 |publisher= |quote=Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người. |url-status=live}}</ref>


Theo [[lời tiên tri về ngôi vua Đavít]], Đức Chúa Jêsus đã chịu [[Phép Báptêm (phép rửa)|phép Báptêm]] vào năm 30 tuổi,<ref name=":2">{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/3 |title=Luca 3:21-23 |publisher= |quote=Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báptêm, Ðức Chúa Jêsus cũng chịu phép báptêm... Khi Ðức Chúa Jêsus khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ ba mươi tuổi. |url-status=live}}</ref> sau đó rao truyền [[Tin Lành Nước Thiên Đàng|Tin Lành của Nước Thiên Đàng]] vì sự cứu rỗi của nhân loại.<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/3 |title=Mathiơ 3:13-4:23 |publisher= |quote=Vừa khi chịu phép báptêm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước... Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần... giảng tin lành của nước Ðức Chúa Trời... |url-status=live}}</ref> Ngài đã cho thấy và dạy dỗ tấm gương giữ các [[Các kỳ lễ trọng của Đức Chúa Trời|lễ trọng thể của Đức Chúa Trời]] bao gồm [[ngày Sabát]].<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/4 |title=Luca 4:16 |publisher= |quote=Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. |url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Gi%C4%83ng/7 |title=Giăng 7:2, 37 |publisher= |quote=Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. |url-status=live}}</ref> Trước khi kết thúc 3 năm [[Cuộc đời của Đức Chúa Jêsus|chức vụ Tin Lành]], trong khi cử hành Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ, Đức Chúa Jêsus đã tuyên bố giao ước mới bằng cách ban cho chúng ta bánh và rượu nho, tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài.<ref name=":3">{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/22 |title=Luca 22:15-20 |publisher= |quote=Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra. |url-status=live}}</ref> Hôm sau, Đức Chúa Jêsus đã xác thực giao ước mới bởi sự [[Khổ nạn thập tự giá|đổ huyết hy sinh trên thập giá]],<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/H%C3%AA-b%C6%A1-r%C6%A1/9 |title=Hêbơrơ 9:15-17 |publisher= |quote=Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì. |url-status=live}}</ref> đồng thời mở ra con đường tha tội hoàn toàn khi hy sinh chính Ngài làm của lễ chuộc tội thay cho nhân loại.<ref name=":0" /><ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/%C3%8A-ph%C3%AA-s%C3%B4/1 |title=Êphêsô 1:7 |publisher= |quote=Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài. |url-status=live}}</ref> Giao ước mới được hoàn thành bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus, là lẽ thật duy nhất cho phép nhân loại vốn bị định phải chết vì tội lỗi của mình, được cứu rỗi.
Theo [[lời tiên tri về ngôi vua Đavít]], Đức Chúa Jêsus đã chịu [[Phép Báptêm (phép rửa)|phép Báptêm]] vào năm 30 tuổi,<ref name=":2">{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/3 |title=Luca 3:21-23 |publisher= |quote=Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báptêm, Ðức Chúa Jêsus cũng chịu phép báptêm... Khi Ðức Chúa Jêsus khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ ba mươi tuổi. |url-status=live}}</ref> sau đó rao truyền [[Tin Lành Nước Thiên Đàng|Tin Lành của Nước Thiên Đàng]] vì sự cứu rỗi của nhân loại.<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/3 |title=Mathiơ 3:13-4:23 |publisher= |quote=Vừa khi chịu phép báptêm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước... Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần... giảng tin lành của nước Ðức Chúa Trời... |url-status=live}}</ref> Ngài đã cho thấy và dạy dỗ tấm gương giữ các [[Các kỳ lễ trọng của Đức Chúa Trời|lễ trọng thể của Đức Chúa Trời]] bao gồm [[ngày Sabát]].<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/4 |title=Luca 4:16 |publisher= |quote=Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. |url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Gi%C4%83ng/7 |title=Giăng 7:2, 37 |publisher= |quote=Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. |url-status=live}}</ref> Trước khi kết thúc 3 năm [[Cuộc đời của Đức Chúa Jêsus|chức vụ Tin Lành]], trong khi cử hành Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ, Đức Chúa Jêsus đã tuyên bố giao ước mới bằng cách ban cho chúng ta bánh và rượu nho, tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài.<ref name=":3">{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/22 |title=Luca 22:15-20 |publisher= |quote=Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra. |url-status=live}}</ref> Hôm sau, Đức Chúa Jêsus đã xác thực giao ước mới bởi sự [[Khổ nạn thập tự giá|đổ huyết hy sinh trên thập giá]],<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/H%C3%AA-b%C6%A1-r%C6%A1/9 |title=Hêbơrơ 9:15-17 |publisher= |quote=Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì. |url-status=live}}</ref> đồng thời mở ra con đường tha tội hoàn toàn khi hy sinh chính Ngài làm của lễ chuộc tội thay cho nhân loại.<ref name=":0" /><ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/%C3%8A-ph%C3%AA-s%C3%B4/1 |title=Êphêsô 1:7 |publisher= |quote=Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài. |url-status=live}}</ref> Giao ước mới được hoàn thành bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus, là lẽ thật duy nhất cho phép nhân loại vốn bị định phải chết vì tội lỗi của mình, được cứu rỗi.


===Lời tiên tri Kinh Thánh và sự ứng nghiệm===
===Lời tiên tri Kinh Thánh và sự ứng nghiệm===
Kinh Thánh là quyển sách làm chứng về Đấng Cứu Chúa<ref name=":7" />, ghi lại những lời tiên tri về Đấng Christ sẽ đến sau này. Đức Chúa Jêsus Christ đã sống theo những lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước, từ sự giáng sinh của Ngài cho đến [[khổ nạn thập tự giá]], [[Sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus|phục sinh]] và [[Sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus|thăng thiên]]. Công việc của Đức Chúa Jêsus chính là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ thật, và là Đức Chúa Trời đã được tiên tri trong Kinh Thánh.
Kinh Thánh là quyển sách làm chứng về Đấng Cứu Chúa,<ref name=":7" /> ghi lại những lời tiên tri về Đấng Christ sẽ đến sau này. Đức Chúa Jêsus Christ đã sống theo những lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước, từ sự giáng sinh của Ngài cho đến [[khổ nạn thập tự giá]], [[Sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus|phục sinh]] và [[Sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus|thăng thiên]]. Công việc của Đức Chúa Jêsus chính là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ thật, và là Đức Chúa Trời đã được tiên tri trong Kinh Thánh.
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|-
|-
Dòng 114: Dòng 114:
==Chú thích==
==Chú thích==
<references />
<references />
 
[[Thể loại:Ðức Chúa Trời Cha]]
[[Category: 아버지 하나님]]
[[Thể loại:Thường thức Kinh Thánh]]
[[Category: 성경 상식]]
[[Thể loại:Thuật ngữ Kinh Thánh]]
[[Category: 성경 용어]]

Phiên bản lúc 07:28, ngày 7 tháng 3 năm 2024

Đức Chúa Jêsus Christ dạy dỗ lẽ thật của giao ước mới

Đấng Christ trong tiếng Hy Lạp là “Messiah(Đấng Mêsi)”,[1] có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Từ này chỉ về Đức Chúa Trời mặc xác thịt để cứu rỗi nhân loại. Trong Kinh Thánh là cuốn sách làm chứng về Đấng Cứu Chúa,[2] có ghi lại những lời tiên tri về Đấng Christ sẽ đến thế gian này. Đấng đã xuất hiện 2000 năm trước theo lời tiên tri chính là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus Christ đã lập nên giao ước mới thông qua huyết báu đổ ra trên thập tự giá, rồi ban cho nhân loại sự tha tội cùng sự sống đời đời. Tuy nhiên, sau thời đại sứ đồ, lẽ thật giao ước mới đã biến mất sau quá trình hội thánh bị thế tục hóa và thời kỳ tối tăm tôn giáo. Kinh Thánh tiên tri về sự xuất hiện của Đấng Christ Tái Lâm, là Đấng sẽ khôi phục giao ước mới và mở lại con đường sự cứu rỗi.

Ý nghĩa của từ Đấng Christ

  • Người được xức dầu
Samuên xức dầu cho Đavít. Tác phẩm của Francois-Léon Benouville (1821-1859)
Đấng Christ (Christos, tiếng Hy Lạp: Χριστός) có nghĩa là “Đấng được xức dầu”, bắt nguồn từ động từ tiếng Hy Lạp chríō (χρίω), có nghĩa là “xức hoặc xoa dầu”.[3] Tiếng Anh là Christ (Đấng Christ), phiên âm là “kraɪst”. Đồng nghĩa với Đấng Mêsi (tiếng Hêbơrơ: מָשִׁיחַ, tiếng Aram: מְשִׁיחָא, tiếng Anh: Messiah). Được xức dầu nghĩa là được biệt riêng làm người thực hiện công việc đặc biệt của Đức Chúa Trời. Vào thời Cựu Ước, chủ yếu là các vị vua,[4][5][6] thầy tế lễ,[7][8] và các đấng tiên tri[9] mới được xức dầu.
  • Đấng Mêsi (Đấng Cứu Chúa)
Đối với người Giuđa, ngoài ý nghĩa “Đấng được xức dầu” thì danh xưng Christ còn có nghĩa là “Đấng sẽ cứu rỗi Ysơraên”. Bởi Kinh Thánh Cựu Ước đã tiên tri rằng Đấng được xức dầu (Đấng Mêsi) sẽ đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa.[10][11] Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm bởi Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến trong xác thịt. Ngày nay, Đấng Christ được sử dụng như thuật ngữ để chỉ về Đức Chúa Jêsus.[12]

Đức Chúa Jêsus Christ

Bối cảnh xuất hiện

Về mặt địa chính trị, nước Ysơraên nằm ở vị trí chiến lược, là trung tâm giao thoa của nhiều nền văn minh và xung đột lợi ích giữa các nước láng giềng. Tuy nhiên, vì là quốc gia nhỏ nên Ysơraên phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược từ các thế lực ngoại bang như Êdíptô (Ai Cập), Asiri(Syria), Babylôn(Tân Babylôn) trong suốt thời gian dài, đến mức được gọi là “dân tộc khổ nạn”.[13] Vào khoảng năm 4 TCN, là thời điểm Đức Chúa Jêsus giáng sinh theo ước tính của các sử gia, dân Ysơraên đang phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, sự bạo ngược và ách áp bức dưới quyền cai trị của La Mã.[14] Với niềm tin mạnh mẽ rằng bản thân là “dân được lựa chọn” của Đức Chúa Trời, người Giuđa theo tư tưởng Mêsi (Messianism), là tín ngưỡng tin rằng Đức Giêhôva sẽ sai Đấng Mêsi là Đấng Cứu Chúa đến để cứu họ.[15] Ysơraên mong muốn một Đấng Mêsi mạnh mẽ sẽ giải phóng họ khỏi ách thống trị của La Mã.[16] Trong bối cảnh thời đại thể ấy, Đức Chúa Jêsus Christ đã xuất hiện theo các lời tiên tri trong Kinh Thánh.

Mục đích đến của Đấng Christ (Tuyên bố giao ước mới)

Kinh Thánh Cựu Ước tiên tri rằng Đấng Christ (Đấng Mêsi) sẽ xuất hiện để giải phóng và cứu rỗi linh hồn của nhân loại chứ không phải để giải phóng phần xác của người Giuđa. Loài người là những tội nhân phần linh hồn đã phạm tội trên trời và xuống thế gian này,[17][18][19] và cái giá phải trả cho tội lỗi ấy là sự chết.[20] Không ai có thể được giải phóng khỏi tội lỗi nhờ vào sức mạnh của bản thân, bởi nếu phải trả giá cho tội lỗi bằng sự chết thì sự cứu rỗi là bất khả năng. Vì vậy, đích thân Đức Chúa Trời đã đến trong hình dáng loài người để chịu thay tội lỗi của nhân loại.[21][22]

Theo lời tiên tri về ngôi vua Đavít, Đức Chúa Jêsus đã chịu phép Báptêm vào năm 30 tuổi,[23] sau đó rao truyền Tin Lành của Nước Thiên Đàng vì sự cứu rỗi của nhân loại.[24] Ngài đã cho thấy và dạy dỗ tấm gương giữ các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời bao gồm ngày Sabát.[25][26] Trước khi kết thúc 3 năm chức vụ Tin Lành, trong khi cử hành Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ, Đức Chúa Jêsus đã tuyên bố giao ước mới bằng cách ban cho chúng ta bánh và rượu nho, tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài.[27] Hôm sau, Đức Chúa Jêsus đã xác thực giao ước mới bởi sự đổ huyết hy sinh trên thập giá,[28] đồng thời mở ra con đường tha tội hoàn toàn khi hy sinh chính Ngài làm của lễ chuộc tội thay cho nhân loại.[22][29] Giao ước mới được hoàn thành bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus, là lẽ thật duy nhất cho phép nhân loại vốn bị định phải chết vì tội lỗi của mình, được cứu rỗi.

Lời tiên tri Kinh Thánh và sự ứng nghiệm

Kinh Thánh là quyển sách làm chứng về Đấng Cứu Chúa,[2] ghi lại những lời tiên tri về Đấng Christ sẽ đến sau này. Đức Chúa Jêsus Christ đã sống theo những lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước, từ sự giáng sinh của Ngài cho đến khổ nạn thập tự giá, phục sinhthăng thiên. Công việc của Đức Chúa Jêsus chính là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ thật, và là Đức Chúa Trời đã được tiên tri trong Kinh Thánh.

Phân loại Lời tiên tri của Kinh Thánh Cựu Ước Sự ứng nghiệm bởi Đức Chúa Jêsus
Giáng sinh Một gái đồng trinh sẽ chịu thai và sinh một trai (Emmanuên)[30] Giáng sinh qua thân thể của người nữ đồng trinh Mari[31]
Đấng cai trị trong Ysơraên, có gốc tích từ đời xưa, từ trước vô cùng, sẽ giáng sinh tại Bếtlêhem[32] Giáng sinh tại Bếtlêhem[33]
Công việc Tin Lành Sự sáng lớn chiếu trên đất Galilê (Sabulôn, Néptali), nơi bị coi thường[34] Truyền bá Tin Lành ở Galilê[35]
Vua Ysơraên cưỡi lừa con mà vào thành Giêrusalem[36] Cưỡi lừa con đi vào thành Giêrusalem[37][38]
Đức Chúa Trời lập nên giao ước mới và tha tội cho người dân[39] Tuyên bố giao ước mới vào ngày Lễ Vượt Qua[27]
Khổ nạn thập tự giá Chịu thay tội lỗi của nhân loại, chịu khổ nạn và hy sinh làm của lễ chuộc tội[40][41] Khổ nạn thập tự giá[42][43]
Bị đặt mồ với những kẻ ác, được chôn với kẻ giàu[44] Khi Ngài qua đời có hai tên trộm cướp ở hai bên tả hữu. Ngài được an táng trong mộ của Giôsép là người giàu ở thành Arimathê[45]
Nhân vật tiên tri Đavít[46] Ngồi trên ngôi Đavít phần linh hồn.[47] Năm 30 tuổi, Ngài được xức dầu phần linh hồn là chịu phép Báptêm[23] và bắt đầu rao truyền Tin Lành trong 3 năm.[48]
Mênchixêđéc[49] Chúc phước sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua[50]
Môise[51] Đến với tư cách là “đấng tiên tri như Môise” và giải phóng loài người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết[52]

Tuy nhiên, người Giuđa và kể cả các nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời đều không nhận biết Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ. Bởi hình ảnh của Đức Chúa Jêsus khác xa với Đấng Mêsi mà họ mong đợi.[53] Mọi khía cạnh của Đức Chúa Jêsus như ngoại hình bình phàm, nghề nghiệp và mối quan hệ gia đình đều trở thành lý do để họ đối nghịch với Ngài. Tuy nhiên, đây chính là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Êsai rằng sự xuất hiện của Đấng Christ giống như cái rễ ra từ đất khô, không có hình dung đẹp đẽ cho người ta ưa thích được.[54]

Người Giuđa chỉ nhìn vẻ ngoài của Đức Chúa Jêsus và cố ném đá Ngài rằng “Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời”.[55] Rốt cuộc, họ đã đóng đinh Đấng Mêsi mà họ hằng mong đợi.[42] Trái lại, những người tiếp nhận Đức Chúa Jêsus thông qua những lời tiên tri trong Kinh Thánh thì đều tin và đi theo Đấng Christ. Sứ đồ Giăng, một trong mười hai môn đồ của Đức Chúa Jêsus  đã ghi lại trong Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời, Đấng hằng có từ ban đầu, đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta.[56] Sứ đồ Phaolô thì nói rằng dù Đức Chúa Jêsus đến là trong hình dáng loài người, nhưng Ngài “vốn có hình Đức Chúa Trời”.[57]

Đấng Christ Tái Lâm

Đấng Christ Tái Lâm có nghĩa là Đấng Christ đến thế gian lần thứ hai. Kinh Thánh tiên tri rằng Đấng Christ sẽ đến trong xác thịt lần thứ hai, giống như Ngài đã đến vào 2000 năm trước.

Bối cảnh xuất hiện

Luther xuất bản 95 luận đề. Tác phẩm của Julius Hübner (1806–1882)

Sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, Hội Thánh sơ khai đã truyền bá Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ vượt quá lãnh thổ Ysơraên, đến châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ 2, hội thánh dần trở nên thế tục hóa, lẽ thật của giao ước mới bắt đầu bị biến đổi từng chút một.[58]  Xuất hiện một số hội thánh từ bỏ ngày Sabát nhưng giữ thờ phượng Chủ nhật dẫn đến việc thiết lập việc thờ phượng Chủ nhật vào năm 321.[59] Vào năm 325, Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea.[60] Nơi lẽ thật biến mất đã đầy dẫy những giáo lý không dựa trên Kinh Thánh như lễ giáng sinhhình tượng của người ngoại đạo như thập tự giá.[61] Trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo, lẽ thật của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus làm gương và dạy dỗ đã biến mất hoàn toàn.

Vào thế kỷ 16, cải cách tôn giáo đã diễn ra, và các nhà cải cách tôn giáo như Luther, Calvin, Zwingli đã giành được quyền tự do tôn giáo, chống lại sự hư nát và những học thuyết phi lý của giáo hội công giáo La Mã. Kể từ đó, nhiều hội thánh Tin Lành đã được thành lập, nhưng không ai có thể khôi phục lẽ thật của giao ước mới. Như Đức Chúa Jêsus đã tiên tri cách đây 2000 năm rằng sẽ không thể tìm thấy đức tin chân thật trên thế gian khi Đấng Christ tái lâm,[62] nên dù cho có vô số giáo phái trên khắp thế giới, song không thể tìm thấy lẽ thật giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên ở bất cứ đâu.[58]

Mục đích Đấng Christ tái lâm (Khôi phục giao ước mới)

Kinh Thánh phán rằng những người từ bỏ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ điều răn của loài người thì sẽ mất đi sự khôn ngoan và thông sáng. Toàn bộ những sự hiện thấy của Đức Chúa Trời đều sẽ bị đóng ấn đối với họ.[63] Sau thời đại các sứ đồ, lẽ thật giao ước mới đã bị biến mất, và điều răn của loài người như thờ phượng Chủ nhật hoặc lễ giáng sinh đã tràn lan trong hội thánh. Điều này có nghĩa là Kinh Thánh chứa đựng những sự hiện thấy của Đức Chúa Trời, đã bị đóng ấn đối với toàn thể mọi người trên thế giới. Đấng duy nhất có thể tháo ấn Kinh Thánh và ban sự cứu rỗi là Chồi của vua Đavít, Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.[64] Có nghĩa là vì sự cứu rỗi của nhân loại, Đấng Christ phải hiện ra lần thứ hai.


cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.

- Hêbơrơ 9:28


Kinh Thánh chép rằng Đấng Christ Tái Lâm, Đấng đến để cứu rỗi nhân loại, sẽ khôi phục Lễ Vượt Qua, là lẽ thật trọng tâm của giao ước mới.


Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon (aged wine: rượu nho lâu năm, bản dịch NIV)... Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời... Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ấy là Đức Giêhôva; chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đồng vui về sự cứu rỗi của Ngài!

- Êsai 25:6-9

Ở đây có hai lời giải thích chính về rượu nho là “rượu ngon” (rượu nho lâu năm) và “nuốt sự chết đến đời đời”. “Nuốt sự chết đến đời đời” nghĩa là “ ban sự sống đời đời”. Trong Kinh Thánh, rượu nho duy nhất được hứa sự sống đời đời là rượu nho trong lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua.[50][65] Ngoài ra, “rượu nho lâu năm” là vì Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị xóa bỏ vào năm 325 và không được giữ trong khoảng 1600 năm. Theo lời tiên tri này, Đấng Christ Tái Lâm - Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại, chính là Đấng sẽ khôi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới mà đã không được giữ suốt thời gian dài từ sau thời Đức Chúa Jêsus.

Lời tiên tri Kinh Thánh và sự ứng nghiệm

Kinh Thánh đã tiên tri trước toàn bộ công việc của Đức Chúa Jêsus ngay cả trước khi Ngài giáng sinh. Tương tự như vậy, Kinh Thánh cũng tiên tri Đấng Christ Tái Lâm sẽ xuất hiện trong hình dáng nào, khi nào, ở đâu và với những dấu chứng nào.

Phân loại Lời tiên tri Giải nghĩa
Hình ảnh tái lâm Ngự đến trên đám mây
(Nhập thể trong xác thịt)
Đức Chúa Jêsus đã phán rằng Ngài sẽ ngự đến trên đám mây vào lúc tái lâm.[66] Hầu hết các Cơ Đốc nhân đều nghĩ đến đám mây thực tế, nhưng trong Kinh Thánh, “mây” có nghĩa là xác thịt.[67][68] Cũng được tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus  Sơ Lâm sẽ ngự đến trên đám mây,[69] nhưng trên thực tế, Ngài đã đến trong hình dáng loài người.
Thời kỳ tái lâm Ví dụ về cây vả Đức Chúa Jêsus cho chúng ta biết thời kỳ tái lâm của Đấng Christ thông qua thời điểm cây vả đã chết được hồi sinh.[70] Sau khi nước Ysơraên được biểu tượng bởi cây vả[71] bị La Mã hủy diệt vào năm 70, nước này đã được tái thiết một cách thần kỳ vào năm 1948.[72]
Địa điểm tái lâm Phương Đông, phía mặt trời mọc
(Đại Hàn Dân Quốc)
Sứ đồ Giăng đã tiên tri rằng công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời, nghĩa là lịch sử cứu rỗi cuối cùng sẽ bắt đầu từ phía mặt trời mọc.[73] Trong Kinh Thánh, ấn của Đức Chúa Trời có nghĩa là Lễ Vượt Qua.[74][50] Vào những ngày sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ xuất hiện ở phương Đông, phía mặt trời mọc cùng với Lễ Vượt Qua.
Phía mặt trời mọc tính từ đảo Bátmô là nơi Giăng đã trông thấy sự mặc thị, chính là Đại Hàn Dân Quốc, xứ đầu cùng đất phương Đông. Trong số nhiều quốc gia ở phương Đông, Đại Hàn Dân Quốc là nơi Đức Chúa Trời tái lâm, vì đây là nơi Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 xuất hiện trở lại.
Danh Danh mới của Đức Chúa Jêsus Danh của Đấng Christ Tái Lâm là danh mới của Đức Chúa Jêsus.[75][76] Danh của Đấng Cứu Chúa tồn tại tùy theo mỗi thời đại - thời đại Đức Cha, thời đại Đức Con và thời đại Đức Thánh Linh.[77] Danh của Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Cha là Giêhôva, thời đại Đức Con là Jêsus và thời đại Đức Thánh Linh là “danh mới của Đức Chúa Jêsus”.
Dấu chứng Lễ Vượt Qua giao ước mới Kinh Thánh làm chứng rằng Đấng Christ Tái Lâm chính là Đấng sẽ khôi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị mất.[78]
Nhân vật tiên tri Đavít[79] Đavít, vị vua thứ hai của nước Ysơraên, lên ngôi năm 30 tuổi và trị vì trong 40 năm.[80]Với tư cách là vua Đavít phần linh hồn, Đức Chúa Jêsus đã chịu phép Báptêm vào năm 30 tuổi và làm công việc Tin Lành trong 3 năm.[23][48] Để hoàn thành 40 năm trị vì của Đavít, Đấng Christ Tái Lâm phải đến và làm trọn 37 năm còn lại của chức vụ Tin Lành.
Mênchixêđéc Sứ đồ Phaolô nói rằng Mênchixêđéc là thầy tế lễ không cha không mẹ, không gia phổ, không có ngày đầu mới sinh, không có ngày rốt qua đời.[81] Điều này được ứng nghiệm trọn vẹn bởi Đấng Christ Tái Lâm. Không cha không mẹ nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ giáng sinh trong gia đình không tin vào Đức Chúa Trời.[82] Không gia phổ nghĩa là Ngài sẽ giáng sinh ở đất nước ngoại bang, không có tên trong gia phổ của Ysơraên. Ngoài ra, Đấng Christ Tái Lâm cũng phải mang theo “bánh và rượu nho”, là biểu tượng của Mênchixêđéc,[83] tức là Lễ Vượt Qua giao ước mới.
Êli Có hai sứ mệnh của Êli được tiên tri trong Kinh Thánh. Một là làm cho tấm lòng của người dân đã rơi vào tôn kính hình tượng trở lại với Đức Chúa Trời. Hai là dọn đường cho Đấng Cứu Chúa sẽ đến sau này.[84][85] 2000 năm trước, Giăng Báptít đã thực hiện sứ mệnh của Êli lần thứ 1 với tư cách là đấng tiên tri dọn đường cho Đức Chúa Jêsus.[86][87] Vào thời đại Đức Thánh Linh, Đấng Christ Tái Lâm đến với tư cách là Êli để khôi phục lẽ thật và làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng Cứu Chúa sẽ đến sau Ngài.

Theo lời tiên tri của Kinh Thánh, Đấng An Xang Hồng chính là Đấng Christ Tái Lâm đã khôi phục lẽ thật của giao ước mới để cứu rỗi của nhân loại. Đấng An Xang Hồng đã làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh, gồm cả thời kỳ và địa điểm tái lâm. Theo lời tiên tri trong ví dụ về cây vả và lời tiên tri về vua Đavít, Ngài đã chịu phép Báptêm vào năm 1948 ở tuổi 30 và bắt đầu truyền bá Tin Lành. Đến năm 1985, Ngài đã thăng thiên sau khi hoàn tất 37 năm công việc Tin Lành. Bốn năm trước khi qua đời, Ngài đã thông báo trên ngôn luận rằng Đấng Christ Tái Lâm phải qua đời theo lời tiên tri về ngôi vua Đavít.[88] Ngài cũng đã khôi phục Lễ Vượt Qua, là ấn của Đức Chúa Trời ở nước phương Đông phía mặt trời mọc (Đại Hàn Dân Quốc). Ngài đã khôi phục trọn vẹn lẽ thật giao ước mới và lập lại Hội Thánh của Đức Chúa Trời theo nguyên mẫu của Hội Thánh sơ khai. Ngài đã hoàn thành sứ mệnh của Êli bởi việc khôi phục lẽ thật của Đức Chúa Trời từng bị phá hủy, làm cho tấm lòng các con cái Đức Chúa Trời được trở lại cùng Đức Chúa Trời cùng tuyên bố về Đấng Cứu Chúa sẽ đến sau Ngài là Đức Chúa Trời Mẹ.

Xem thêm

Chú thích

  1. “Giăng 1:41”. Trước hết người gặp anh mình là Simôn, thì nói rằng: Chúng ta đã gặp Đấng Mêsi (nghĩa là Đấng Christ)
  2. 2,0 2,1 “Giăng 5:39”. Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy.
  3. “Christos”. Bible Hub. Christos: the Anointed One, Messiah, Christ, Word Origin: from chrió
  4. “I Samuên 10:1”. Samuên lấy một ve nhỏ đựng dầu, đổ trên đầu Saulơ, hôn người, mà nói rằng: Nầy Đức Giêhôva đã xức dầu cho ngươi đặng ngươi làm vua của cơ nghiệp Ngài.
  5. “II Samuên 5:3”. và chúng xức dầu cho Đavít làm vua của Ysơraên
  6. “I Các Vua 1:39”. Thầy tế lễ Xađốc lấy cái sừng dầu trong Đền tạm, và xức cho Salômôn. Người ta thổi kèn, cả dân sự đều hô lên rằng: Vua Salômôn vạn tuế!
  7. “Xuất Êdíptô Ký 40:13”. Ngươi hãy mặc áo thánh cho Arôn, xức dầu và biệt người riêng ra thánh; vậy người sẽ làm chức tế lễ trước mặt ta.
  8. “Xuất Êdíptô Ký 28:41”. Đoạn, hãy lấy các bộ áo đó mặc cho Arôn, anh ngươi, cùng các con trai người; hãy xức dầu cho, lập và biệt riêng ra thánh, để họ làm chức tế lễ trước mặt ta.
  9. “I Các Vua 19:16”. và ngươi sẽ xức dầu cho Êlisê, con trai Saphát, ở Abên Mêhôla, làm tiên tri thế cho ngươi.
  10. “Đaniên 9:24–25”. đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho Đấng rất thánh... cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ;
  11. “Kinh Thánh song ngữ Hêbơrơ - Anh (Đaniên 9:25)”. Blue Letter Bible. מָשִׁיחַ-Messiah
  12. Christ, The Encyclopedia of God: An A-Z Guide to Thoughts, Ideas, and Beliefs about God, April 1, 2003, Constance Victoria Briggs
  13. Mission of Israel to the UN in Geneva, HISTORY of Israel: Timeline
  14. J. Stephen Lang, “Rome”, 《Từ khóa Kinh thánh》, Nam Kyung Tae dịch, Nxb Deulnyeok, 2007, "Người Do Thái ghét việc người nước ngoài thu thuế và quân đội nước ngoài đóng quân ngay giữa đất của họ. Vì vậy, La Mã đã cai trị quốc gia này bằng cách cung cấp nhiều lợi ích khác nhau. Họ xây dựng những tòa nhà tráng lệ và lắp đặt nước máy cung cấp nước cho Giêrusalem. Tuy nhiên, các dự án xây dựng tốn kém tiền bạc và người Do Thái phản đối việc thu thuế. Trong số tất cả các thế lực cai trị họ, họ đặc biệt ghét La Mã. Bất cứ khi nào La Mã áp đặt một loại thuế mới, một cuộc nổi dậy của người Do Thái lại nổ ra. Tất nhiên, La Mã luôn đàn áp các cuộc nổi dậy, nhưng khi họ làm như vậy, lòng căm thù của người Do Thái ngày càng lớn."
  15. Hong Ik Hee, 《Câu chuyện Do Thái》, Nxb Hành tinh B, 2020, trang 76, "Người Do Thái tin chắc rằng khi khủng hoảng xảy ra, Đức Chúa Trời sẽ cử một nhà lãnh đạo tinh thần như Môise đến cứu họ khỏi cái ác. ... Họ nghĩ rằng một Đấng Cứu Chúa sẽ xuất hiện bất cứ khi nào khủng hoảng xảy ra. Ý tưởng về Đấng Cứu Chúa sau này đã trở thành gốc rễ của khái niệm về Đấng Cứu Thế."
  16. J. Stephen Lang, "Rome", 《Từ khóa Kinh thánh》, Nam Kyung Tae dịch, Nxb Deulnyeok, 2007, "Hầu hết người Do Thái nghĩ rằng Đấng Mêsi sẽ là một nhà giải phóng chính trị sẽ đuổi người La Mã ra khỏi đất Do Thái."
  17. “Rôma 3:9-10”. Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng người Giuđa và người Gờréc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi, như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.
  18. “Luca 19:10”. Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.
  19. “Mathiơ 9:13”. Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.
  20. “Rôma 6:23”. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
  21. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
  22. 22,0 22,1 “Mathiơ 20:28”. Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.
  23. 23,0 23,1 23,2 “Luca 3:21-23”. Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báptêm, Ðức Chúa Jêsus cũng chịu phép báptêm... Khi Ðức Chúa Jêsus khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ ba mươi tuổi.
  24. “Mathiơ 3:13-4:23”. Vừa khi chịu phép báptêm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước... Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần... giảng tin lành của nước Ðức Chúa Trời...
  25. “Luca 4:16”. Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
  26. “Giăng 7:2, 37”. Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống.
  27. 27,0 27,1 “Luca 22:15-20”. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
  28. “Hêbơrơ 9:15-17”. Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì.
  29. “Êphêsô 1:7”. Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.
  30. “Êsai 7:14”. Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Emmanuên.
  31. “Mathiơ 1:18-23”. Vả, sự giáng sanh của Ðức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Mari, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giôsép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Ðức Thánh Linh... thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giôsép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giôsép, con cháu Ðavít, ngươi chớ ngại lấy Mari làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Ðức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Emmanuên; nghĩa là: Ðức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
  32. “Michê 5:1”. Hỡi Bếtlêhem Éprata, ngươi ở trong hàng ngàn Giuđa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Ysơraên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng.
  33. “Mathiơ 2:1-6”. Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bếtlêhem, xứ Giuđê, đang đời vua Hêrốt... Vua bèn nhóm các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo trong dân lại mà tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu. Tâu rằng: Tại Bếtlêhem, xứ Giuđê; vì có lời của đấng tiên tri chép như vầy: Hỡi Bếtlêhem, đất Giuđa! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giuđa đâu, Vì từ ngươi sẽ ra một tướng, Là Đấng chăn dân Ysơraên, tức dân ta.
  34. “Êsai 8:23-9:1”. Nhưng, cho người đã chịu buồn rầu thì sẽ không có sự mờ mịt. rong đời xưa Ðức Chúa Trời đã hạ đất Sabulôn và đất Néptali xuống; nhưng trong kỳ sau Ngài đã làm cho đất gần mé biển, tức là nơi bên kia sông Giôđanh, trong xứ Galilê của dân ngoại, được vinh hiển. Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn: và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết.
  35. “Mathiơ 4:12-16”. Vả, khi Đức Chúa Jêsus nghe Giăng bị tù rồi, thì Ngài lánh qua xứ Galilê. Ngài bỏ thành Naxarét mà đến ở thành Cabênaum, gần mé biển, giáp địa phận xứ Sabulôn cùng xứ Néptali, để cho ứng nghiệm lời đấng tiên tri Êsai đã nói rằng: Đất Sabulôn và Néptali, Ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giôđanh, Tức là xứ Galilê thuộc về dân ngoại…, Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, Đã thấy ánh sáng lớn; Và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, Thì ánh sáng đã mọc lên.
  36. “Xachari 9:9”. Hỡi con gái Siôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giêrusalem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái.
  37. “Mathiơ 21:2-11”. mà phán rằng: Hãy đi đến làng ở trước mặt các ngươi, tức thì sẽ gặp một con lừa cái bị cột, với một con lừa con; hãy mở ra và dắt đến cho ta... Vả, điều ấy xảy ra để cho ứng nghiệm lời của đấng tiên tri rằng: Hãy nói với con gái thành Siôn rằng: Nầy, vua ngươi đến cùng ngươi, Nhu mì, cỡi lừa Và lừa con, là con của lừa cái mang ách... Hai người dắt lừa cái và lừa con, trải áo mình trên lưng lừa, và nâng Ngài cỡi lên.Bấy giờ phần nhiều trong đám dân đông trải áo mình trên đường; kẻ khác chặt nhánh cây mà rải ra giữa đường. Đoàn dân đi trước và theo sau đều kêu lên rằng: Hôsana con vua Đavít! Đáng khen ngợi cho Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hôsana ở trên nơi rất cao!
  38. “Giăng 12:12-16”. Qua ngày sau, có một đám dân đông đến đặng dự lễ, biết Đức Chúa Jêsus lên thành Giêrusalem, bèn lấy những lá kè ra đón Ngài, và reo lên rằng: Hôsana! Chúc phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Vua của Ysơraên! Đức Chúa Jêsus gặp một con lừa con, bèn lên cỡi, y như lời chép rằng: Môn đồ trước vốn không hiểu điều đó; nhưng đến khi Đức Chúa Jêsus đã được vinh hiển, mới nhớ lại những sự đó đã chép về Ngài, và người ta đã làm thành cho Ngài.
  39. “Giêrêmi 31:31-34”. Ðức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa... Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Ðức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta... Đức Giêhôva phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.
  40. “Êsai 53:1-5”. Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ... Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.
  41. “Thi Thiên 22:1–18”. Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! sao Ngài lìa bỏ tôi?... Hễ kẻ nào thấy tôi đều nhạo cười tôi. Trề môi, lắc đầu, mà rằng: Người phú thác mình cho Đức Giêhôva, Ngài khá giải cứu người; Ngài khá giải cứu người, vì Ngài yêu mến người!... Tôi bị đổ ra như nước, Các xương cốt tôi đều rời rã; Trái tim tôi như sáp, Tan ra trong mình tôi Sức lực tôi khô như miếng gốm, Và lưỡi tôi dính nơi ổ gà; Chúa đã để tôi nằm trong bụi tro sự chết. Vì những chó bao quanh tôi, Một lũ hung ác vây phủ tôi: Chúng nó đâm lủng tay và chân tôi... Chúng nó xem và ngó chân tôi; Chúng nó chia nhau áo xống tôi; Bắt thăm về áo dài tôi.
  42. 42,0 42,1 “Mathiơ 27:26-31”. Philát bèn tha tên Baraba cho chúng; và khiến đánh đòn Đức Chúa Jêsus, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự. Lính của quan tổng đốc bèn đem Đức Chúa Jêsus vào công đường, và nhóm cả cơ binh vây lấy Ngài. Họ cởi áo Ngài ra, lấy áo điều mà khoác cho Ngài. Đoạn, họ đương một cái mão gai mà đội trên đầu, và để một cây sậy trong tay hữu Ngài; rồi quì xuống trước mặt Ngài mà nhạo báng rằng: Lạy Vua của dân Giuđa! Họ nhổ trên Ngài và lấy cây sậy đánh đầu Ngài. Khi đã nhạo báng Ngài rồi, thì họ cởi áo điều ra mà mặc áo của Ngài lại, rồi đem Ngài đi đóng đinh trên cây thập tự.
  43. “Giăng 19:34”. nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra.
  44. “Êsai 53:9”. Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng.
  45. “Mathiơ 27:38, 57-60”. Cũng lúc đó, họ đóng đinh hai tên trộm cướp với Ngài, một tên ở cây thập tự bên hữu một tên ở cây thập tự bên tả... Đến chiều tối, có một người giàu, ở thành Arimathê, tên là Giôsép, chính là một môn đồ của Đức Chúa Jêsus... Giôsép lấy xác Ngài bọc trong tấm vải liệm trắng, và đưa để trong một cái huyệt mới mà người đã khiến đục cho mình trong hòn đá; đoạn, lăn một hòn đá lớn đến trước cửa mồ, rồi đi.
  46. “Êsai 9:5-6”. Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đavít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giêhôva vạn quân sẽ làm nên sự ấy!
  47. “Luca 1:31–32”. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Ðấng Rất Cao; và Chúa, là Ðức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Ðavít là tổ phụ Ngài.
  48. 48,0 48,1 “Luca 13:6-9”. Ngài lại phán thí dụ nầy: Người kia có một cây vả trong vườn nho mình, đến hái trái mà không thấy; bèn nói cùng kẻ trồng nho rằng: Kìa đã ba năm nay ta đến hái trái nơi cây vả nầy mà không thấy: Hãy đốn nó đi; cớ sao nó choán đất vô ích?
  49. “Thi Thiên 110:1–4”. Đức Giêhôva đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, Tùy theo ban Mênchixêđéc.
  50. 50,0 50,1 50,2 “Mathiơ 26:17-28”. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
  51. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:17-18”. Bấy giờ, Ðức Giêhôva phán cùng ta rằng: Chúng nó nói có lý; ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng người, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn người.
  52. “Công Vụ Các Sứ Đồ 3:20-24”. hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Ðấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Jêsus... Môise có nói rằng: Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Ðấng tiên tri như ta; các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn... Hết thảy các tiên tri đã phán, từ Samuên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa.
  53. Paul Johnson, “Tư tưởng Đấng Mêsi”, 《Lịch sử của người Do Thái》, Kim Han Seong dịch, Nxb Poiema, 2014, trang 215-216, Tuy nhiên, hầu hết người Do Thái tin rằng Đấng Mêsi là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự và rằng ông sẽ xuất hiện và thực sự thành lập một quốc gia trên trái đất này. ... Dựa trên những bằng chứng còn sót lại, Đức Chúa Jêsus người Naxarét rõ ràng không phù hợp với kiểu Đấng Mêsi này.
  54. An Xang Hồng, "Chương 11 Về Đức Chúa Jêsus", 《Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống》, >, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2016, trang 81, Êsai 53:1-2 <Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Ðức Giêhôva đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được.> 700 năm trước khi Ðức Chúa Jêsus đến thế gian, đấng tiên tri Êsai đã ghi chép lời trên để tả về hình dáng Ðức Chúa Jêsus mà sẽ đến sau 700 năm nữa. Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy được rằng sinh hoạt và hoàn cảnh đời sống của Ðức Chúa Jêsus đã không được tốt lành đến nỗi những người đương thời chẳng thể ưa thích được. Ðối với những người dân Ysơraên đương thời, hết thảy mọi sự đời sống của Ðức Chúa Jêsus đều bị coi như là điều khuyết điểm.
  55. “Giăng 10:31-33”. Người Giuđa lại lượm đá đặng ném Ngài. Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Ta đã làm trước mắt các ngươi lắm việc lành bởi Cha đến; vì việc chi mà các ngươi ném đã ta? Người Giuđa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người, mà tự xưng là Ðức Chúa Trời
  56. “Giăng 1:1, 14”. Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.
  57. “Philíp 2:5-8”. Hãy có đồng một tâm tình như Ðấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Ðức Chúa Trời... Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.
  58. 58,0 58,1 [500 năm cải cách tôn giáo của Luther - Hội thánh của Đức Chúa Trời và lẽ thật của Kinh Thánh] Tin điều gì, thực tiễn những gì?, 2017. Số tháng 12., Monthly JoongAng
  59. Lịch sử lịch và ngày trong tuần/5000 năm trước, một năm có 354 ngày không?), 《Hankook Ilbo》, 2003. 12. 1. "Lý do ngày đầu tiên (Chủ nhật) được chỉ định là ‘Ngày Mặt trời’ và ngày nghỉ lễ là để quan tâm đến các tín đồ Mitra (thần mặt trời), những người chiếm đa số người La Mã vào thời điểm đó. Người Do Thái và một số Cơ Đốc nhân coi ngày thứ bảy, hay Thứ Bảy là ngày thờ phượng đã phản đối điều này, nhưng phần lớn người La Mã, bao gồm cả các nhà lãnh đạo nhà thờ và những người theo chủ nghĩa Mitra, ủng hộ sắc lệnh, và các ngày lễ Chủ nhật dần dần được thiết lập."
  60. Earle E. Cairns, Christianity Through the Centuries, p. 112
  61. A Lion Handbook, "Cơ Đốc giáo và phong tục ngoại bang", 《The History of Christianity》, 1.     Song Kwang Taek dịch, Nxb Lời sự sống, 1991, trang 131, “Hội Thánh Cơ Đốc đã tiếp nhận tư tưởng và biểu tượng của nhiều nước ngoại bang. Ví dụ như bởi sự tôn kính mặt trời mà ngày sinh của Đức Chúa Jêsus đã được quy định vào ngày 25/12 - ngày thờ lạy thần mặt trời. Vào lễ hội mùa đông diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12, người ta đã vui chơi, trao đổi quà tặng và thắp nến là điển hình của ngày lễ giáng sinh.”
  62. “Luca 18:8”. Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ. Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?
  63. “Êsai 29:11-14”. Vậy nên mọi sự hiện thấy đối với các ngươi đã nên như lời của quyển sách đóng ấn, đưa cho người biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách nầy! thì nó trả lời rằng: Tôi không đọc được, vì sách nầy có đóng ấn; hoặc đưa cho người không biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách nầy! thì nói rằng: Tôi không biết đọc. Chúa có phán rằng: Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho; vì cớ đó, ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân nầy, sự lạ rất lạ đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu.
  64. “Khải Huyền 5:1-5”. Rồi tôi thấy trong tay hữu Ðấng ngồi trên ngôi một quyển sách viết cả trong lẫn ngoài, có đóng bảy cái ấn... Dầu trên trời, dưới đất, bên dưới đất, không ai có thể mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa. Vì không có ai đáng mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa, nên tôi khóc dầm dề. Bấy giờ, một trong các trưởng lão nói với tôi rằng: Chớ khóc, kìa, sư tử của chi phái Giuđa, tức là Chồi của vua Ðavít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra.
  65. “Giăng 6:53-54”. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng:... Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
  66. “Mathiơ 24:30-31”. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia
  67. “Giuđe 1:12”. Những kẻ đó... như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê, không lo sợ gì; như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó,
  68. “Châm Ngôn 25:14”. Kẻ nào tự khoe khoang giả dối về lễ vật mình, Tợ như có mây có gió, mà không mưa.
  69. “Đaniên 7:13–14”. Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Ðấng Thượng cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người được ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước.
  70. “Mathiơ 24:30-33”. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia. Hãy nghe lời ví dụ về cây vả, vừa lúc nhành non, lá mới đâm, thì các ngươi biết mùa hạ gần tới. Cũng vậy, khi các ngươi thấy mọi điều ấy, khá biết rằng Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa.
  71. “Giêrêmi 24:5”. Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên phán như vầy: Như những trái vả tốt nầy, ta cũng sẽ xem những kẻ phu tù Giuđa, mà ta đã sai từ nơi nầy đến trong đất người Canhđê, cho chúng nó được ích.
  72. “Năm 1948, Ysơraên xây dựng lại đất nước”. DongA Ilbo. 14 tháng 5 năm 2007. “Đất nước Ysơraên, nơi sinh ra người Do Thái. Tại đây, họ đã xây dựng nên quốc gia đầu tiên và mang quyển sách tuyệt vời (Kinh Thánh) ra thế giới. Ngay cả sau khi bị trục xuất, họ vẫn hướng về nơi này để cầu nguyện cho sự khôi phục tự do chính trị. … Tại nơi này, chúng tôi xin tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái gọi là Nhà nước Ysơraên.” Vào chiều ngày 14 tháng 5 năm 1948, tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv, Thủ tướng đầu tiên David Ben-Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Ysơraên. Bảo tàng tràn ngập tiếng reo hò và nước mắt khi các giáo sĩ Do Thái nâng ly chúc mừng, lễ ký kết Bản Tuyên ngôn Độc lập và Quốc Ca đồng thanh được tiếp nối.
  73. “Khải Huyền 7:1-3”. Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Ðức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Ðức Chúa Trời chúng ta.
  74. “Giăng 6:27-56”. vì ấy là Con, mà Cha, tức là chính Ðức Chúa Trời đã ghi ấn tín của mình... Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người.
  75. “Khải Huyền 2:17”. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho mana đương giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến
  76. “Khải Huyền 3:12”. Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giêrusalem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta (Jêsus), mà viết lên trên người.
  77. “Mathiơ 28:19”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ,
  78. “Êsai 25:6-9”. Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon... Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời... Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta...
  79. “Ôsê 3:5”. Nhưng, rồi đó, con cái Ysơraên sẽ trở lại tìm kiếm Giêhôva Đức Chúa Trời mình, và Đavít vua mình. Chúng nó sẽ kính sợ mà trở về cùng Đức Giêhôva, và được ơn Ngài trong những ngày sau rốt.
  80. “II Samuên 5:4”. Khi Ðavít khởi trị vì, tuổi đã được ba mươi: người cai trị bốn mươi năm.
  81. “Hêbơrơ 7:1-3”. Vả, Mênchixêđéc đó... người không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời, — Mênchixêđéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng.
  82. “Mathiơ 12:50”. Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng mẹ ta vậy.
  83. “Sáng Thế Ký 14:17-20”. Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Ðức Chúa Trời Chí cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Ðức Chúa Trời Chí cao, là Ðấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram!
  84. “Malachi 3:1”. Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta; và Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ của sự giao ước mà các ngươi trông mong. Nầy, Ngài đến, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.
  85. “Malachi 4:5-6”. Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giêhôva chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha...
  86. “Êsai 40:3-11”. Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Ðức Giêhôva; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Ðức Chúa Trời chúng ta!... đừng sợ! Hãy bảo các thành của Giuđa rằng: Đức Chúa Trời của các ngươi đây!... Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; thâu các con chiên con vào cánh tay mình và ẵm vào lòng; từ từ dắt các chiên cái đương cho bú.
  87. “Giăng 1:23-34”. Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng rằng: Hãy ban đường của Chúa cho bằng, như đấng tiên tri Êsai đã nói... Giăng trả lời: Về phần ta, ta làm phép báptêm bằng nước; nhưng có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không nhận biết. Ấy là Đấng đến sau ta, ta chẳng đáng mở dây giày Ngài... Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta... Ta đã thấy, nên ta làm chứng rằng: Ấy chính Ngài là Con Đức Chúa Trời.
  88. Tôn giáo chưa được biết đến - Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Tuần san Tôn giáo, 18 tháng 3 năm 1981, Hội Thánh của Đức Chúa Trời... tin rằng Đức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện vào thời đại này... Hội Thánh còn nói thêm rằng Ðức Chúa Jêsus Tái Lâm phải đến thế gian này trong bí mật, và qua đời sau khi rao truyền Tin Lành trong 37 năm. Lý do Ngài phải rao truyền Tin Lành trong 37 năm là vì ngôi của Ðavít là 40 năm, nhưng Ðức Chúa Jêsus Sơ Lâm đã hy sinh trên thập tự giá sau khi truyền đạo chỉ trong ba năm, nên Ðức Chúa Jêsus Tái Lâm phải rao truyền Tin Lành trong 37 năm để làm cho trọn 40 năm.