Lễ trọng thể của Đức Chúa Trời

Lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời nghĩa là các lễ trọng thể trong Kinh ThánhĐức Chúa Trời phán lệnh cho người dân của Ngài hãy giữ. Trong đó có ngày Sabát, ngày thứ bảy là lễ trọng thể hàng tuần, và cũng có Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh (Lễ Trái Đầu Mùa), Lễ Ngũ Tuần (Lễ Bảy Tuần Lễ), Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể hàng năm. 7 lễ trọng thể hàng năm được tổ chức thành 3 kỳ nên còn được gọi là “3 kỳ 7 lễ trọng thể”.[1][2]

Đức Chúa Jêsus làm gương về sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật

Mỗi lễ trọng thể đều chứa đựng ý nghĩa nhằm ghi khắc tình yêu thương của Đấng Christ, Đấng đã hy sinh để cứu rỗi nhân loại, và kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời, Đấng đang dẫn dắt nhân loại đến Nước Thiên Đàng. Trong đó cũng có yếu tố mang tính tiên tri cho thấy lịch sử cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Lễ trọng thể hàng tuần

Ngày Sabát

  • Ngày tháng: Ngày thứ bảy. Tương ứng với Thứ Bảy trong chế độ bảy ngày.
  • Nguồn gốc: Ngày Sabát (安息日, Sabbath) với ý nghĩa là “ngày nghỉ bình an”, bắt nguồn từ việc Đức Chúa Trời nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau khi kết thúc việc sáng tạo trời đất trong 6 ngày. Đức Chúa Trời đã ban phước cho ngày này và đặt làm ngày thánh, cũng lấy làm ngày kỷ niệm Đấng Sáng Tạo.[3] Trong tiếng Hêbơrơ được gọi là ngày Shabbat (שַׁבָּת) phái sinh bởi từ shabat (שָׁבַת) có nghĩa là “ngừng công việc” và “nghỉ ngơi”.
  • Nghi thức Cựu Ước: Thầy tế lễ bắt một con chiên đực dâng làm của lễ thiêu, rồi dâng của lễ chay và lễ quán cặp theo.[4] Cũng làm mười hai ổ bánh và sắp ra trước mặt Đức Chúa Trời.[5] Vào ngày này, dân sự và súc vật không được làm bất cứ công việc gì.[6]
  • Nghi thức Tân Ước: Đức Chúa Jêsus, Đấng đến với tư cách là thực thể của của lễ hy sinh trong thời đại Cựu Ước,[7][8] đã lấy Kinh Thánh giảng luận vào ngày Sabát cũng như cho thấy tấm gương thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.[9] Theo đó, vào ngày Sabát của thời đại Tân Ước, người dân phải dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.
  • Phước lành: ① Ngày Sabát là dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân của Ngài, nên khi giữ ngày Sabát thì sẽ được công nhận là người dân của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo.[10] ② Hơn nữa, vì ngày Sabát biểu tượng cho sự yên nghỉ đời đời sẽ được hưởng ở trên Nước Thiên Đàng trong tương lai, nên các thánh đồ gìn giữ ngày Sabát một cách chí thánh sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng.[11]

Lễ trọng thể hàng năm

Trong số các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời, lễ trọng thể hàng năm được bắt nguồn từ công việc của Môise. Vào thời đại người dân Ysơraên đang làm nô lệ trong xứ Êdíptô, Đức Chúa Trời đã lập Môise làm người lãnh đạo để giải phóng cho người dân Ysơraên và dẫn dắt họ đến xứ Canaan. Công việc của Môise trong vòng khoảng 1 năm kể từ khi ra khỏi xứ Êdíptô chính là khởi nguyên của từng mỗi một lễ trọng thể. Điều này cho thấy trước về công cuộc cứu rỗi bởi Đức Chúa Jêsus, Đấng đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa trong tương lai sẽ làm để giải phóng cho người dân của Đức Chúa Trời khỏi thế gian tội ác cho đến tận khi dẫn dắt họ đi vào xứ Canaan trên trời, tức là Nước Thiên Đàng.[12][13][14]

Lễ trọng thể hàng năm được tổ chức thành 3 kỳ với 7 lễ trọng thể nên còn được gọi là “3 kỳ 7 lễ trọng thể”. Các lễ trọng thể đại diện là Lễ Bánh Không Men, Lễ Bảy Tuần LễLễ Lều Tạm.[2]

  • Lễ trọng thể kỳ 1: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men
  • Lễ trọng thể kỳ 2: Lễ Trái Đầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ
  • Lễ trọng thể kỳ 3: Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm

Lễ Vượt Qua

 
Đức Chúa Jêsus cử hành nghi thức rửa chân
 
Đức Chúa Jêsus giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới cùng với các môn đồ
  • Ngày tháng: Buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 (tháng Nisan) thánh lịch
  • Nguồn gốc: Lễ Vượt Qua (逾越節, Passover) có nghĩa là “lễ trọng thể giúp vượt qua tai vạ”. Lễ này bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Ysơraên đương làm nô lệ trong xứ Êdíptô vào khoảng thế kỷ 15 TCN, đã được bảo hộ khỏi tai vạ và được giải phóng nhờ giữ Lễ Vượt Qua.[15] Lễ Vượt Qua được gọi là Pesach (פֶּסַח) trong tiếng Hêbơrơ, phái sinh bởi từ Pésakh (פָּסַח), có nghĩa là “đi qua” hoặc “vượt qua”. Còn trong tiếng Hy Lạp là Pasca (πασχα).
  • Nghi thức Cựu Ước: Bắt chiên con đực tuổi giáp niên, rồi lấy huyết nó đem bôi trên hai cây cột và mày cửa nhà. Lấy thịt quay trên lửa, rồi ăn với bánh không men cùng rau đắng, và không được để lại đến sáng mai. Không được bẻ gãy xương của chiên con Lễ Vượt Qua.[16][17][18]
  • Nghi thức Tân Ước: Sau khi cử hành nghi thức rửa chân,[19] thì ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua.[20][21]
  • Lịch sử: Lễ Vượt Qua đầu tiên được người dân Ysơraên giữ vào thời xuất Êdíptô. Những người đã giữ Lễ Vượt Qua lần thứ hai tại đồng vắng Sinai vào năm tiếp theo,[22] đã giữ Lễ Vượt Qua lần thứ ba tại đồng bằng Giêricô vào lúc kết thúc sinh hoạt đồng vắng 40 năm, và trong năm đó họ đi vào xứ Canaan.[23] Lễ Vượt Qua cũng đã được giữ kể cả vào thời đại của Êxêchia, là khoảng 800 năm sau thời đại của Môise.[24] Vua Giôsia cũng đã giữ Lễ Vượt Qua nên đã được ghi chép trong Kinh Thánh như là một vị vua hết lòng, hết ý, hết sức mình làm theo hết thảy luật pháp của Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn.[25] Đến thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus Christ đã lập ra Lễ Vượt Qua của giao ước mới. Đức Chúa Jêsus đã lấy bánh và rượu nho biểu tượng cho thịt và huyết của Ngài mà giữ Lễ Vượt Qua, đồng thời mở ra con đường của sự tha tội và sự sống đời đời cho nhân loại.[21] Sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch hàng năm.[20]
  • Phước lành: ① Đức Chúa Jêsus đã phán rằng ai ăn thịt và uống huyết Ngài bằng cách giữ gìn Lễ Vượt Qua giao ước mới thì sẽ được nhận sự tha tội và sự sống đời đời.[21][26] Lễ Vượt Qua là lẽ thật hầu cho nhân loại, vốn phải chịu sự chết vì tội lỗi,[27] được thoát khỏi việc làm tôi mọi của sự tội và sự chết.[28] ② Hơn nữa, những người ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus thông qua Lễ Vượt Qua sẽ trở nên người thuộc về Đức Chúa Trời bởi được ở trong Đức Chúa Trời,[29] nhờ đó được bảo vệ khỏi tai vạ.[30] ③ Vả, Lễ Vượt Qua cũng là ngày xét đoán các thần khác,[31] cho nên chúng ta có thể giữ gìn trọn vẹn điều răn thứ nhất “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác” thông qua Lễ Vượt Qua.[32]

Lễ Bánh Không Men

 
Lời tiên tri của Lễ Bánh Không Men đã được ứng nghiệm bởi sự khổ nạn thập tự giá của Đức Chúa Jêsus
  • Ngày tháng: Ngày 15 tháng 1 thánh lịch
  • Khởi nguyên: Sau khi Giacốp dẫn gia đình mình đến xứ Êdíptô theo lời khuyên của Giôsép, dân tộc Ysơraên ngày càng sanh sản thêm nhiều. Pharaôn mới chẳng quen biết Giôsép, đã cảm thấy bị đe dọa bởi dân số đông đúc của người dân Ysơraên nên đã bắt họ làm nô lệ.[33] Sau khoảng 400 năm nô lệ khổ sai, người dân Ysơraên đã giữ Lễ Vượt Qua dưới sự dẫn dắt của đấng tiên tri Môise mà Đức Chúa Trời sai đến và ngày hôm sau họ đã được giải phóng khỏi xứ Êdíptô.[15] Vào ngày 15 tháng 1 thánh lịch, người dân Ysơraên khởi hành từ Ramse đến trước Biển Đỏ và đóng trại tại đó.[34] Lúc này, Pharaôn đổi lòng và dẫn quân đội đuổi theo người dân Ysơraên. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, dân sự đã oán trách Môise. Thông qua cây gậy của Môise, Đức Chúa Trời đã phân rẽ Biển Đỏ và dẫn dắt dân sự đi qua ngang qua đó.[35] Tất thảy dân sự bị bao trùm trong sự căng thẳng và kinh hãi cho đến khi vượt qua Biển Đỏ. Đức Chúa Trời đã định ra Lễ Bánh Không Men (無酵節, Feast of Unleavened Bread) hầu cho ghi nhớ sự khổ nạn của họ.
  • Nghi thức Cựu Ước: Từ ngày 15 tháng 1 thánh lịch, người dân Ysơraên ăn bánh không men trong vòng 7 ngày[36] để kỷ niệm những khổ nạn mà họ đã trải qua cho đến khi lên khỏi Biển Đỏ.
  • Nghi thức Tân Ước: Các thánh đồ đồng tham vào khổ nạn của Đấng Christ bởi sự thờ phượng và kiêng ăn vào Lễ Bánh Không Men.[37]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Lễ Bánh Không Men biểu tượng cho sự khổ nạn thập tự giá của Đức Chúa Jêsus. Sau khi giữ Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ, Đức Chúa Jêsus đã bị bắt trong đêm hôm đó và chịu khổ nạn kể từ khi ấy,[38] vào ngày hôm sau, Ngài đã chịu nỗi thống khổ vì bị treo trên thập tự giá suốt 6 tiếng đồng hồ từ 9 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều.[39] Việc người dân Ysơraên đi xuống Biển Đỏ biểu tượng cho sự Đức Chúa Jêsus sẽ đi xuống mồ, và việc người dân đi lên khỏi Biển Đỏ biểu tượng cho sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus. Phép báptêm là nghi thức bày tỏ ra ý nghĩa thể này.[40][41]

Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh)

 
<Đức Chúa Jêsus phục sinh và Mari Mađơlen>, tác phẩm của Heinrich Hofmann
  • Ngày tháng: Hôm sau ngày Sabát đầu tiên (Chủ nhật) tính từ Lễ Bánh Không Men.
  • Nguồn gốc: Đối mặt với khoảnh khắc căng thẳng và sợ hãi bởi sự truy đuổi của quân đội Êdíptô, người dân Ysơraên đã bình an vô sự vượt qua nguy hiểm nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Dân sự đã vượt qua Biển Đỏ và lên khỏi đó vào buổi sớm mai ngày 22 tháng 1 thánh lịch, còn quân đội Êdíptô thì bị chôn lấp trong Biển Đỏ.[42] Đức Chúa Trời đã chế định ngày dân sự vượt qua và lên khỏi Biển Đỏ là Lễ Trái Đầu Mùa (初實節, Feast of Firstfruits) hầu cho họ ghi nhớ lịch sử quyền năng này trải qua mọi đời.
  • Nghi thức Cựu Ước: Vào hôm sau ngày Sabát tính từ Lễ Bánh Không Men, dâng một bó lúa đầu mùa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Chúa Trời hầu cho bó lúa ấy được nhậm.[43] Ngoài ra, các của lễ thiêu, của lễ chay và lễ quán cũng được dâng lên theo luật lệ. Dân sự có thể ăn ngũ cốc đầu mùa sau khi cử hành nghi thức của Lễ Trái Đầu Mùa.[44]
  • Nghi thức Tân Ước: Cử hành nghi thức bẻ bánh theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus.[45]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Của lễ của Lễ Trái Đầu Mùa trong thời đại Cựu Ước biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Jêsus đã trở nên “Trái Đầu Mùa của những kẻ ngủ” (I Côrinhtô 15:20), bởi sự phục sinh của Ngài.[46] Giống như của lễ của Lễ Trái Đầu Mùa được dâng lên vào hôm sau ngày Sabát tính từ Lễ Bánh Không Men, Đức Chúa Jêsus đã phục sinh vào hôm sau ngày Sabát kể từ khi hy sinh trên thập tự giá vào Lễ Bánh Không Men.[47] Theo sự ứng nghiệm lời tiên tri thể này, Kinh Thánh cho biết rằng Lễ Phục Sinh (復活節, Day of Resurrection, Resurrection Day) kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus, được cử hành vào Chủ nhật, là hôm sau ngày Sabát đầu tiên tính từ Lễ Bánh Không Men.

Lễ Bảy Tuần Lễ (Lễ Ngũ Tuần)

 
Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai bền lòng cầu nguyện trong khi chờ đợi Lễ Ngũ Tuần
  • Ngày tháng: Ngày thứ 50 kể từ sau Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh)
  • Nguồn gốc: Vào ngày thứ 40 sau khi người dân Ysơraên lên khỏi Biển Đỏ, Môise lên núi Sinai theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.[48] Ba ngày sau, Đức Chúa Trời giáng lâm trên núi Sinai và ban bố giao ước,[49] rồi phán lệnh cho Môise trở lên núi Sinai để nhận bảng đá ghi chép luật pháp và các điều răn. Vào ngày thứ 50 sau khi lên khỏi Biển Đỏ, Môise lên núi Sinai, ở lại đó trong 40 ngày và nhận lấy bảng đá Mười Điều Răn từ Đức Chúa Trời.[50] Đức Chúa Trời đã định ra Lễ Bảy Tuần Lễ (七七節, Feast of Weeks) nhằm kỷ niệm ngày Môise lên núi Sinai để nhận Mười Điều Răn.
  • Nghi thức Cựu Ước: Vào ngày thứ 50 kể từ Lễ Trái Đầu Mùa, thầy tế lễ dâng một của lễ chay mới lên Đức Chúa Trời[51] và dâng của lễ thiêu tùy theo lễ trọng thể.[52]
  • Nghi thức Tân Ước: Theo lời phán dặn của Đức Chúa Jêsus rằng “Đừng ra khỏi thành Giêrusalem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa”,[53] khoảng 120 thánh đồ đã bền lòng cầu nguyện trong 10 ngày kể từ Ngày Thăng Thiên. Và vào ngày thứ 50 sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh, họ đã nhóm lại tại phòng cao của Mác để giữ Lễ Ngũ Tuần (五旬節, Day of Pentecost).[54] Kể từ đó, các thánh hồ Hội Thánh sơ khai đã giữ Lễ Ngũ Tuần hàng năm và dâng cầu nguyện cầu khẩn Thánh Linh.[55][56]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Việc Môise lên núi Sinai để nhận lấy Mười Điều Răn vào ngày thứ 50 kể từ khi lên khỏi Biển Đỏ, biểu tượng cho sự Đức Chúa Jêsus đi vào nơi chí thánh trên trời vào ngày thứ 50 sau khi phục sinh (Lễ Ngũ Tuần) và đổ xuống Thánh Linh cho các môn đồ.[57] Như lời Đức Chúa Jêsus phán rằng “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất”,[58] Thánh Linh của Lễ Ngũ Tuần đã trở thành ngòi nổ để Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ được truyền bá ra khắp thế giới. Kể từ đó, Hội Thánh sơ khai đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.[59][60] Tuy nhiên, sau khi các sứ đồ qua đời, hội thánh trở nên thế tục hóa và bại hoại, từ bỏ lẽ thật và bắt đầu làm trái luật pháp. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã rút lại Thánh Linh Lễ Ngũ Tuần. Điều này làm ứng nghiệm lời tiên tri trong thời đại Cựu Ước, khi Môise nhận được Mười Điều Răn và xuống núi thì trông thấy cảnh tượng người dân Ysơraên thờ lạy hình tượng con bò vàng, người đã liệng bể hai bảng đá Mười Điều Răn.[61][62]

Lễ Kèn Thổi

 
Môise làm bể hai bảng đá Mười Điều Răn. Tác phẩm của Rembrandt
  • Ngày tháng: Ngày 1 tháng 7 thánh lịch
  • Nguồn gốc: Khi Môise lên núi Sinai để nhận lấy Mười Điều Răn và không trở xuống trong 40 ngày, dân sự nghĩ rằng người đã chết nên họ đã làm ra con bò vàng và hầu việc nó như vị thần sẽ dẫn dắt họ. Bởi cớ đó Đức Chúa Trời đã nổi cơn thạnh nộ, khi Môise trông thấy cảnh tượng người dân thờ lạy hình tượng, người đã đập bể hai bảng đá Mười Điều Răn. Trong ngày đó, khoảng 3000 người dự phần vào sự thờ lạy hình tượng đã bị chết.[61] Sau đó, Môise dựng hội mạc ra xa ngoài trại quân và cầu khẩn lên Đức Chúa Trời. Dân sự lột bỏ mọi đồ trang sức và mỗi người đều đứng trước cửa hội mạc mà thờ lạy Đức Chúa Trời.[63] Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi cho dân sự và phán lệnh cho Môise lên núi Sinai để nhận lại Mười Điều Răn. Môise bèn chuẩn bị hai bảng đá, đi lên núi Sinai vào ngày 1 tháng 6 thánh lịch,[64] ở lại đó trong 40 ngày, nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai và đi xuống núi vào ngày 10 tháng 7.[65] Đức Chúa Trời đã định ngày này là Đại Lễ Chuộc Tội, và hầu cho họ thổi kèn vào ngày 1 tháng 7, tức 10 ngày trước đó để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội. Ngày này chính là Lễ Kèn Thổi (喇叭節, Feast of Trumpets).[66]
  • Nghi thức Cựu Ước: Thổi kèn để chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội và kêu gọi sự ăn năn. Cấm không được làm công việc xác thịt, nhưng dâng của lễ chay và của lễ lễ thiêu tùy theo lễ trọng thể.[67]
  • Nghi thức Tân Ước: Thú nhận với Đức Chúa Trời mọi tội lỗi đã phạm trong một năm, dâng cầu nguyện hối cải và dâng thờ phượng chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội.[9]

Đại Lễ Chuộc Tội

 
Đại Lễ Chuộc Tội là ngày mà thầy tế lễ thượng phẩm mỗi năm một lần đi vào nơi chí thánh để cử hành nghi thức chuộc tội.
  • Ngày tháng: Ngày 10 tháng 7 thánh lịch
  • Nguồn gốc: Đại Lễ Chuộc Tội (大贖罪日, Day of Atonement) bắt nguồn từ ngày Môise nhận hai bảng đá Mười Điều Răn lần thứ hai và trở xuống.[65][68] Việc người dân Ysơraên được ban lại hai bảng đá Mười Điều Răn đã bị bể có chứa đựng ý muốn tha thứ từ Đức Chúa Trời.
  • Nghi thức Cựu Ước: Thầy tế lễ thượng phẩm dâng một con bò đực làm của lễ chuộc tội và một con chiên đực làm của lễ thiêu.[69] Còn dân sự thì bắt hai con dê đực dùng làm của lễ chuộc tội và một con chiên đực dùng làm của lễ thiêu. Hai con dê đực sẽ được bắt thăm để định ra một con làm của lễ dâng lên Đức Chúa Trời và một con về phần Axasên. Con dê Axasên sẽ bị đuổi ra nơi đồng vắng sau khi thầy tế lễ thượng phẩm đặt tay lên nó và xưng ra các tội lỗi của dân sự.[70] Sau khi giết của lễ chuộc tội, thầy tế lễ thượng phẩm lấy lư hương và huyết của của lễ chuộc tội đem vào nơi chí thánh để cử hành nghi thức chuộc tội thay cho dân sự.[71]
  •  Nghi thức Tân Ước: Thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật vào ngày thú nhận với Đức Chúa Trời và nhận được sự tha thứ.[9]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Nghi thức Đại Lễ Chuộc Tội trong thời đại Cựu Ước cho thấy nguyên lý của sự tha tội. Khi dân Ysơraên phạm tội, họ dẫn một con thú đến cho thầy tế lễ để hy sinh thế cho họ. Khi thầy tế lễ giết con thú và đổ huyết nó ra để tiến hành nghi thức chuộc tội,[72] tội lỗi ấy được chuyển đến nơi thánh, và vào Đại Lễ Chuộc Tội thì tất thảy tội lỗi ấy được đổ lại trên con dê Axasên. Bởi điều này mà nơi thánh sẽ được tinh sạch, còn con dê Axasên sẽ chết sau khi lang thang trong nơi đồng vắng, và tội lỗi bị tiêu diệt. Nơi thánh và của lễ chuộc tội tượng trưng cho Đấng Christ,[73][74] còn con dê Axasên biểu tượng cho Satan.[75][76] Loài người là tội nhân phần linh hồn, đã bị đuổi xuống trái đất này do gây ra tội lỗi đáng bị tử hình trên Nước Thiên Đàng.[77][78][27] Đích thân Đức Chúa Trời đã trở nên nơi thánh, đảm đương tội lỗi ấy, và hy sinh trên thập tự giá với tư cách là của lễ chuộc tội thế cho tội lỗi của nhân loại. Sau khi tạm thời gánh lấy tội lỗi và lỗi lầm của nhân loại, Ngài đã chuộc tội chỉ một lần thì đủ cả bằng huyết báu của Ngài, và chuyển mọi tội lỗi ấy cho Satan.[79] Nhờ đó, con đường đi vào nơi rất thánh trên trời đã được mở ra cho nhân loại.[80] Đồng thời, ma quỷ, kẻ gây ra tội lỗi, sẽ gánh lấy mọi tội lỗi và bị giam cầm trong vực sâu, cuối cùng phải đi vào hồ lửa đời đời.[81]

Lễ Lều Tạm

 
Người dân Ysơraên vui mừng giữ Lễ Lều Tạm
  • Ngày tháng: Ngày 15 đến 22 tháng 7 (thánh lịch)
  • Nguồn gốc: Sau khi nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai và trở xuống, Môise đã giải thích chi tiết cho người dân Ysơraên về việc xây cất đền tạm để bảo quản Mười Điều Răn và về các nguyên vật liệu để dựng nên đền tạm.[82][83] Người dân đã dâng hiến nguyên vật liệu đền tạm bằng lòng thành, và trong bảy ngày kể từ ngày 15 của tháng đó, các nguyên vật liệu đa dạng như vàng, bạc, vải và gỗ đã được gom góp lại đến đỗi dư dật.[84] Đức Chúa Trời đã định ra Lễ Lều Tạm (草幕節, Feast of Tabernacles) để kỷ niệm việc người dân Ysơraên gom các nguyên vật liệu đền tạm.[85][86] Lễ này còn được gọi là “Lễ mùa gặt (收藏節, Feast of Ingathering)” với ý nghĩa là lễ trọng thể được giữ vào thời kỳ thu hoạch và thâu trữ nông sản.[87][88]
  • Nghi thức Cựu Ước: Người dân dựng những nhà lều bằng nhành của cây kè và cây sim v.v... rồi ở lại đó trong 7 ngày, vui mừng và hớn hở.[89] Họ giúp đỡ người lân cận gặp khó khăn và giữ lễ trọng thể một cách chí thánh.[90]
  • Nghi thức Tân Ước: Đại hội truyền đạo được tổ chức trong vòng 7 ngày để nhóm lại các thánh đồ, là nguyên vật liệu đền thờ.[91][92]
  • Ứng nghiệm lời tiên tri: Lễ Lều Tạm là lời tiên tri về công việc truyền đạo nhóm lại các thánh đồ, là nguyên vật liệu đền thờ phần linh hồn vào thời đại Tân Ước. Đức Chúa Jêsus đã làm gương truyền đạo vào Lễ Lều Tạm và ban phước lành Thánh Linh, tức nước sự sống vào ngày sau cùng Lễ Lều Tạm.[93] Kinh Thánh cũng biểu hiện Thánh Linh như là mưa.[94][95][96] Lời hứa của Đức Chúa Trời rằng sẽ ban mưa cho những người đến Giêrusalem để giữ Lễ Lều Tạm[97] đã được ứng nghiệm bởi sự ban cho Thánh Linh. Đã được tiên tri trong Khải Huyền chương 22 rằng vào lúc cuối cùng Thánh Linh và Vợ Mới, tức Đức Chúa Trời ChaĐức Chúa Trời Mẹ[98][99] sẽ ban cho nước sự sống.[100] Giống như những người tin vào Đức Chúa Jêsus trong thời đại Đức Con đã nhận được nước sự sống, thì vào thời đại Đức Thánh Linh, những người tin và tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Tái LâmMẹ Giêrusalem là Thánh Linh và Vợ Mới cũng sẽ nhận lãnh Thánh Linh được hứa trong Lễ Lều Tạm.

Bảng 3 kỳ 7 lễ trọng thể

Bảng 3 kỳ 7 lễ trọng thể Nội dung
Lễ Vượt Qua Ngày tháng: Buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch

Nguồn gốc: Dân Ysơraên được giải phóng khỏi xứ Êdíptô nhờ quyền năng của Lễ Vượt Qua.

Nghi thức: Bắt chiên con đực giáp niên, quay trên lửa, rồi ăn với bánh không men và rau đắng (Cựu Ước). Ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus (Tân Ước)

Ứng nghiệm lời tiên tri: Bởi Đức Chúa Jêsus lập ra giao ước mới trong Lễ Vượt Qua, nhân loại được giải phóng khỏi thế gian tội ác.

Lễ Bánh Không Men Ngày tháng: Ngày 15 tháng 1 thánh lịch

Nguồn gốc: Sự khổ nạn của dân Ysơraên sau khi ra khỏi xứ Êdíptô cho đến khi lên khỏi Biển Đỏ

Nghi thức: Ăn bánh không men (Cựu Ước). Kiêng ăn (Tân Ước)

Ứng nghiệm lời tiên tri: Khổ nạn thập tự giá của Đấng Christ

Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh) Ngày tháng: Một hôm sau ngày Sabát đầu tiên (Chủ nhật) tính từ Lễ Bánh Không Men

Nguồn gốc: Ngày dân Ysơraên lên khỏi biển Đỏ

Nghi thức: Dâng một bó đầu mùa làm của lễ đưa vẫy (Cựu Ước). Bẻ bánh ăn (Tân Ước)

Ứng nghiệm lời tiên tri: Sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ

Lễ Bảy Tuần Lễ (Lễ Ngũ Tuần) Ngày tháng: Ngày thứ 50 kể từ Lễ Trái Đầu Mùa

Nguồn gốc: Ngày Môise lên núi để nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ nhất

Nghi thức: Dâng của lễ chay mới lên Đức Chúa Trời

Ứng nghiệm lời tiên tri: Đức Chúa Jêsus đổ xuống Thánh Linh vào ngày thứ 50 kể từ khi phục sinh

Lễ Kèn Thổi Ngày tháng: Ngày 1 tháng 7 thánh lịch (Lễ Kèn Thổi)

Nghi thức: Thổi kèn chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội (Cựu Ước). Cầu nguyện thống hối (Tân Ước)

Đại Lễ Chuộc Tội Ngày tháng: Ngày 10 tháng 7 thánh lịch

Nguồn gốc: Môise nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai và xuống núi

Nghi thức: Thầy tế lễ thượng phẩm đi vào nơi chí thánh để chuộc tội. Con dê Axasên bị đuổi ra nơi hoang địa (Cựu Ước). Thờ phượng trong khi thú nhận tội lỗi, ăn năn (Tân Ước)

Ứng nghiệm lời tiên tri: Cuối cùng, tội lỗi được chuyển từ Đấng Christ sang Satan

Lễ Lều Tạm Ngày tháng: Ngày 15 đến 22 tháng 7 thánh lịch

Nguồn gốc: Người dân Ysơraên gom các nguyên vật liệu đền tạm

Nghi thức: Dựng nên nhà lều và ở lại đó trong 7 ngày (Cựu Ước). Đại hội truyền đạo trong 7 ngày (Tân Ước)

Ứng nghiệm lời tiên tri: Công việc truyền đạo nhóm lại các nguyên vật liệu đền thờ phần linh hồn

Lý do phải giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời

Đấng chế định lễ trọng thể và phán lệnh hãy giữ chính là Đức Chúa Trời. Không có luật pháp nào Đức Chúa Trời lập ra mà lại vô nghĩa hoặc không liên quan đến sự cứu rỗi cả. Lễ trọng thể trong Kinh Thánh cũng có mối liên hệ mật thiết với sự cứu rỗi. Một số người lấy các câu Kinh Thánh như “Ta sẽ dứt ngày Sabát và hết thảy những ngày lễ trọng thể của nó” (Ôsê 2:11), “Chớ có ai đoán xét anh em về ngày lễ, hoặc ngày trăng mới, hoặc ngày Sabát” (Côlôse 2:16) và “Anh em hãy còn giữ ngày tháng, mùa, năm ư! Tôi lo cho anh em, e tôi đã làm việc luống công giữa anh em” (Galati 4:10-11) v.v... mà chủ trương rằng các lễ trọng thể như ngày Sabát đã bị hủy bỏ vào thời đại Tân Ước. Tuy nhiên, lời trong sách Ôsê là lời cảnh báo dành cho những kẻ thờ lạy Baanh, chứ không phải là đối với người dân của Đức Chúa Trời,[101] còn lời trong sách Côlôsesách Galati có nghĩa là vì Đức Chúa Jêsus đã lập ra luật pháp của Đấng Christ bởi sự hy sinh trên thập tự giá rồi nên không cần phải giữ các lễ trọng thể theo luật pháp Môise của thời đại Cựu Ước thêm nữa.[102][103]

Kinh Thánh phán rằng người nào giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời sẽ được xưng là thánh đồ. Nếu không giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời thì không thể ở trong hàng ngũ được cứu rỗi. Điều này cho biết sự thật rằng lễ trọng thể của Đức Chúa Trời là điều kiện tư cách cần thiết để các thánh đồ được đi vào Nước Thiên Đàng. Đức Chúa Jêsus, Đấng đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa vào thời đại Tân Ước, cũng đã đích thân cho thấy tấm gương gìn giữ các lễ trọng thể của giao ước mới. Theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, người nào giữ các lễ trọng thể là điều răn của Đức Chúa Trời bởi sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật, thì sẽ được nhận phước lành của sự tha tội.[104] Bởi các lễ trọng thể giao ước mới là lẽ thật hầu cho các thánh đồ nhờ cậy vào huyết của Đấng Christ mà được nhận phước lành sự tha tội và sự sống đời đời.


Ngài kêu các từng trời trên cao, Và đất ở dưới đặng đoán xét dân sự Ngài: Hãy nhóm lại cùng ta các người thánh ta, là những người đã dùng của tế lễ (lễ trọng thể) lập giao ước cùng ta.

- Thi Thiên 50:4-5

Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: Chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus.

- Khải Huyền 14:12


Các thánh đồ thời đại Tân Ước được ví như là đền thờ của Đức Chúa Trời.[105] Đền thờ là nơi dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời theo các lời giao ước mà Đức Chúa Trời ban cho. Vào thời đại Cựu Ước, của lễ được dâng lên trong đền thờ tùy theo kỳ định như lễ trọng thể và ngày Sabát. Tế lễ của Cựu Ước trong quá khứ được dâng lên bởi của lễ bằng thú vật trong đền thờ, đã thay đổi thành tế lễ phần linh hồn mà các thánh đồ dâng lên, tức là sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật, khi bước sang Tân Ước. Giờ đây, thay cho các công trình kiến trúc hữu hình, vì mỗi thánh đồ được coi là đền thờ của Đức Chúa Trời, nên người nào giữ các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời như ngày Sabát và 3 kỳ 7 lễ trọng thể, thì sẽ được công nhận là thánh đồ được cứu rỗi nhờ huyết của Đấng Christ.

Xem thêm

Chú thích

  1. “Lêvi Ký chương 23”.
  2. 2,0 2,1 “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:16”. mỗi năm ba lần, phải ra mắt Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, tại nơi mà Ngài sẽ chọn: tức là nhằm lễ bánh không men, lễ bảy tuầnlễ lều tạm; người ta chẳng nên đi tay không ra mắt Ðức Giêhôva.
  3. “Sáng Thế Ký 2:1-3”. Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
  4. “Dân Số Ký 28:9-10”. Ngày sabát, ngươi phải dâng hai chiên con đực giáp năm, không tì vít, và hai phần mười êpha bột lọc nhồi dầu làm của lễ chay với lễ quán cặp theo. Ấy là của lễ thiêu về mỗi ngày sabát, ngoại trừ của lễ thiêu hằng hiến và lễ quán cặp theo.
  5. “Lêvi Ký 24:5-8”. Ngươi cũng phải lấy bột lọc, hấp mười hai ổ bánh; mỗi ổ cân nặng hai phần mười êpha; đoạn sắp ra hai hàng sáu ổ trên cái bàn bằng vàng ròng trước mặt Đức Giêhôva... Mỗi ngày sabát, người ta sẽ sắp bánh nầy trước mặt Đức Giêhôva luôn luôn, do nơi dân Ysơraên cung cấp; ấy là một giao ước đời đời.
  6. “Xuất Êdíptô Ký 20:8-11”. Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát) đặng làm nên ngày thánh... nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.
  7. “Hêbơrơ 9:11-12”. Nhưng Đấng Christ đã hiện đến, làm thầy tế lễ thượng phẩm của những sự tốt lành sau nầy; Ngài đã vượt qua đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời nầy; Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời.
  8. An Xang Hồng, Chương 32 Lễ Vượt Qua và tiệc thánh cuối cùng, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2011, trang 211, “Thật ra, Đức Chúa Jêsus là của lễ trong hết thảy mọi lễ trọng thể. Ngài là của lễ thiêu hằng hiến hằng dâng mỗi ngày (Xuất Êdíptô Ký 29:38-39), cũng là của lễ con chiên Sabát được dâng vào ngày Sabát (Dân Số Ký 28:9-10), cũng là chiên con Lễ Vượt Qua (I Côrinhtô 5:7-8), lại là của lễ Đại Lễ Chuộc Tội nữa.”
  9. 9,0 9,1 9,2 “Giăng 4:21-23”. Đức Chúa Jêsus phán rằng... giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giêrusalem... Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
  10. “Xuất Êdíptô Ký 31:13”. Phần ngươi hãy nói cùng dân Ysơraên rằng: Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sabát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Đức Giêhôva, làm cho các ngươi nên thánh.
  11. “Êsai 56:1-7”. Đức Giêhôva phán như vầy... Phước thay cho người làm điều đó, và con người cầm vững sự đó, giữ ngày Sabát đặng đừng làm ô uế, cấm tay mình không làm một điều ác nào!... Các người dân ngoại về cùng Đức Giêhôva, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Đức Giêhôva, đặng làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sabát cho khỏi làm ô uế, và cầm vững lời giao ước ta, thì ta sẽ đem họ lên trên núi thánh ta, làm cho họ vui mừng trong nhà cầu nguyện ta.
  12. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:18”. ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi (Môise), thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng người, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn người.
  13. “Công Vụ Các Sứ Đồ 3:20-24”. hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Ðấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Jêsus... Môise có nói rằng: Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Ðấng tiên tri như ta; các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn... Hết thảy các tiên tri đã phán, từ Samuên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa.
  14. “Hêbơrơ 3:2-6”. Ngài đã trung tín với Đấng đã lập Ngài, cũng như Môise trung tín với cả nhà Chúa vậy... Còn về Môise, người đã trung tín trong cả nhà Chúa, như một kẻ tôi tớ, gọi đến làm chứng về điều ngày sau sẽ được rao giảng. Nhưng Đấng Christ thì trung tín như con trai quản trị nhà Chúa; mà nhà Chúa tức là chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững vàng cho đến cuối cùng lòng tin chắc và trông cậy, là sự chúng ta lấy làm vinh hiển.
  15. 15,0 15,1 “Xuất Êdíptô Ký chương 12”.
  16. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:1-7”. Hãy giữ tháng lúa trổ làm lễ Vượt qua cho Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy trong tháng lúa trỗ, mà Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, đương ban đêm đem ngươi ra khỏi xứ Êdíptô. Tại trong nơi mà Đức Giêhôva sẽ chọn để danh Ngài ở, ngươi phải dùng con sinh bằng bầy chiên và bầy bò, dâng làm lễ Vượt qua cho Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi. Với lễ Vượt qua, chớ ăn bánh pha men;... thịt con sinh mà ngươi đã giết lúc chiều của ngày thứ nhứt, thì chớ để đến sáng mai.
  17. “Dân Số Ký 9:11-12”. Mấy người đó phải giữ lễ nầy ngày mười bốn tháng hai, vào buổi chiều tối, ăn bánh không men cùng rau đắng, chớ nên để chi còn dư lại đến sáng mai, và cũng chẳng nên bẻ gãy những xương; phải giữ theo mọi luật lệ về lễ Vượt qua vậy.
  18. “Xuất Êdíptô Ký 12:42-47”. Đức Giêhôva phán cùng Môise và Arôn rằng: Đây là luật lệ về lễ Vượt qua... Lễ đó chỉ ăn nội trong nhà; ngươi đừng đem thịt ra ngoài, và cũng đừng làm gãy một cái xương nào. Hết thảy hội chúng Ysơraên phải giữ lễ Vượt qua.
  19. “Giăng 13:4-15”. ... Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ... Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.
  20. 20,0 20,1 “I Côrinhtô 5:7-8”. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ (Lễ Vượt Qua).
  21. 21,0 21,1 21,2 “Mathiơ 26:19-28”. Môn đồ làm y như lời Ðức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua. Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
  22. “Dân Số Ký 9:1-5”. Tháng giêng năm thứ hai, sau khi ra khỏi xứ Êdíptô, Ðức Giêhôva lại phán cùng Môise trong đồng vắng Sinai rằng: Dân Ysơraên phải giữ lễ Vượt qua theo kỳ nhứt định. Các ngươi phải giữ lễ đó theo kỳ nhứt định... Dân Ysơraên giữ lễ Vượt qua trong tuần tháng giêng; ngày mười bốn, vào buổi chiều tối, tại đồng vắng Sinai, làm y mọi điều Ðức Giêhôva đã phán dặn Môise.
  23. “Giôsuê 5:10-12”. Dân Ysơraên đóng trại tại Ghinh ganh trong đồng bằng Giêricô và giữ lễ Vượt qua nhằm ngày mười bốn tháng nầy, vào lối chiều tối... vậy, dân Ysơraên không có mana nữa, nhưng trong năm đó ăn những thổ sản của Canaan.
  24. “II Sử Ký 30:1-12”. Êxêchia sai sứ đến cả Ysơraên và Giuđa, cũng viết thư cho người Épraim và người Manase, đòi chúng tới đền Đức Giêhôva, tại Giêrusalem, đặng giữ lễ Vượt qua cho Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên... Các trạm đi thành nầy qua thành kia, trong khắp xứ Épraim, Manase, và cho đến đất Sabulôn; song người ta chê cười nhạo báng chúng. Dầu vậy, cũng có mấy người trong Ase, Manase, và Sabulôn chịu hạ mình xuống và đến Giêrusalem. Đức Chúa Trời cũng cảm động người Giuđa, đồng lòng vâng mạng lịnh của vua và các quan trưởng đã truyền ra, theo lời của Đức Giêhôva.
  25. “II Các Vua 23:21–25”. Vua bèn truyền lịnh cho cả dân sự rằng: Hãy giữ lễ Vượt qua cho Giêhôva Ðức Chúa Trời của các ngươi, tùy theo các lời đã chép trong sách giao ước. Trong lúc các quan xét đã xét đoán Ysơraên... thật chẳng hề có giữ một lễ Vượt qua nào giống như lễ Vượt qua giữ cho Đức Giêhôva tại Giêrusalem, nhằm năm thứ mười tám đời vua Giôsia... Trước Giôsia, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Giêhôva, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môise; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa.
  26. “Giăng 6:53-54”. Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết của Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
  27. 27,0 27,1 “Rôma 6:23”. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.
  28. “Giăng 8:34”. Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi.
  29. “Giăng 6:56”. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người.
  30. “Êsai 43:1-2”. ... Ðừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì ta là Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi.
  31. “Xuất Êdíptô Ký 12:11-13”. ... ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Đức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.
  32. “Xuất Êdíptô Ký 20:1-3”. Bấy giờ, Ðức Chúa Trời phán mọi lời nầy, rằng: Ta là Ðức Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.
  33. “Xuất Êdíptô Ký 1:7-14”. Con cháu Ysơraên thêm nhiều lạ lùng, nẩy nở ra, và trở nên rất cường thạnh; cả xứ đều đầy dẫy. Nhưng bấy giờ tại nước Êdíptô, có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giôsép. Vua phán cùng dân mình rằng: Nầy, dân Ysơraên đông và mạnh hơn chúng ta; hè! ta hãy dùng chước khôn ngoan đối cùng họ, kẻo họ thêm nhiều lên, một mai nếu có cơn chinh chiến xảy đến, họ sẽ hiệp cùng quân nghịch đánh lại ta, và ra khỏi xứ chăng. Vậy, người Êdíptô bèn đặt các kẻ đầu xâu để bắt dân Ysơraên làm xâu khó nhọc; họ xây thành Phithom và Ramse dùng làm kho tàng cho Pharaôn.
  34. “Xuất Êdíptô Ký 12:29-39”. Vả, khi giữa đêm, Đức Giêhôva hành hại mọi con đầu lòng tại xứ Êdíptô, từ thái tử của Pharaôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả người bị tù, và hết thảy con đầu lòng của súc vật... Trong đêm đó, Pharaôn bèn đòi Môise và Arôn mà phán rằng: Hai ngươi và dân Ysơraên hãy chờ dậy, ra khỏi giữa vòng dân ta mà đi hầu việc Đức Giêhôva, như các ngươi đã nói... Người Êdíptô thúc giục dân Ysơraên ra khỏi xứ mau mau, vì nói rằng: Chúng ta đều chết hết!... Dân Ysơraên đi từ Ramse đến Sucốt, số không kể con nít, được chừng sáu mươi vạn người đàn ông đi bộ... Chúng bèn hấp bánh không men bằng bột của mình đã đem theo từ xứ Êdíptô; bột không men, vì cớ bị đuổi khỏi xứ Êdíptô không thế chậm trễ, và cũng chẳng sắm kịp lương thực chi được.
  35. “Xuất Êdíptô Ký 14:19-25”. Thiên sứ Đức Chúa Trời đã đi trước trại quân của dân Ysơraên lộn lại đi sau; còn trụ mây vốn đi trước trại quân, lại ở về sau; trụ mây đứng về giữa khoảng trại người Êdíptô và trại dân Ysơraên, làm áng mây tối tăm cho đàng nầy, soi sáng ban đêm cho đàng kia; nên trọn cả đêm hai trại chẳng hề xáp gần nhau được... Dân Ysơraên xuống biển, đi như trên đất cạn; còn nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả. Người Êdíptô bèn đuổi theo; hết thảy ngựa, binh xa cùng lính kỵ của Pharaôn đều theo xuống giữa biển. Vả, đến canh sáng, Đức Giêhôva ở trong lòng trụ mây và lửa, nhìn ra thấy trại quân Êdíptô, bèn làm cho họ phải rối loạn. Ngài tháo bánh xe của họ, khiến dẫn dắt cực nhọc.
  36. “Lêvi Ký 23:4-6”. Nầy là những lễ của Đức Giêhôva, tức những sự nhóm hiệp thánh, các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhất định. Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. qua ngày rằm tháng nầy, ấy là lễ bánh không men để kính trọng Đức Giêhôva; các ngươi sẽ ăn bánh không pha men trong bảy ngày.
  37. “Mác 2:19-20”. Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Bạn hữu của chàng rể có kiêng ăn được trong khi chàng rể còn ở cùng mình chăng? Hễ chàng rể còn ở với họ đến chừng nào, thì họ không thể kiêng ăn được đến chừng nấy. Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.
  38. “Êsai 53:3-8”. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Ðức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy,
  39. “Mathiơ chương 26-27”.
  40. “I Côrinhtô 10:1-2”. Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môise làm phép báptêm trong đám mây và dưới biển,
  41. “I Phierơ 3:21”. Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ,
  42. Xuất Êdíptô Ký chương 14
  43. “Lêvi Ký 23:10–11”. Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Khi nào các ngươi đã vào xứ mà ta sẽ ban cho, và đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau lễ sabát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giêhôva, hầu cho bó lúa đó được nhậm.
  44. “Lêvi Ký 23:12–14”. Chính ngày dâng bó lúa đưa qua đưa lại đó, các ngươi cũng phải dâng cho Đức Giêhôva một chiên con giáp năm, không tì vít chi, đặng làm của lễ thiêu; và dâng thêm một của lễ chay bằng hai phần mười bột lọc chế dầu, làm của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giêhôva, với một phần tư hin rượu, làm lễ quán. Các ngươi chớ ăn hoặc bánh, hoặc hột lúa rang, hoặc lúa đương ở trong gié cho đến chính ngày nầy, tức là ngày các ngươi đem dâng của lễ cho Đức Chúa Trời mình. Mặc dầu ở nơi nào, ấy là một lệ định đời đời cho con cháu các ngươi.
  45. “Luca 24:30-31”. Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy.
  46. “I Côrinhtô 15:20”. Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.
  47. “Mác 16:1–9”. Ngày Sabát qua rồi... [Vả, Đức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ, thì trước hết hiện ra cho Mari Mađơlen, là người mà Ngài đã trừ cho khỏi bảy quỉ dữ.
  48. “Xuất Êdíptô Ký 19:1-7”. Tháng thứ ba, sau khi ra khỏi xứ Êdíptô, trong ngày đó dân Ysơraên đến nơi đồng vắng Sinai... Môise bèn lên đến Đức Chúa Trời, Đức Giêhôva ở trên núi gọi người mà phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Giacốp, và tỏ điều nầy cho dân Ysơraên:... Môise đến đòi các trưởng lão trong dân sự, thuật cùng họ mọi lời Đức Giêhôva đã dặn mình nói lại.
  49. “Xuất Êdíptô Ký 19:16-23:33”.
  50. “Xuất Êdíptô Ký 24:12-18”. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự... Môise vào giữa đám mây, lên núi, ở tại đó trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.
  51. “Lêvi Ký 23:15–18”. Kể từ ngày sau lễ sabát, là ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại, các ngươi sẽ tính bảy tuần lễ trọn: các ngươi tính năm mươi ngày cho đến ngày sau của lễ sabát thứ bảy, thì phải dâng một của lễ chay mới cho Ðức Giêhôva.
  52. “Dân Số Ký 28:26-31”. Trong kỳ lễ của các tuần, nhằm ngày hoa quả đầu mùa, khi các ngươi dâng cho Đức Giêhôva của lễ chay mới, thì phải có sự hội hiệp thánh; chớ nên làm một công việc xác thịt nào. Các ngươi sẽ dùng hai con bò đực tơ, một con chiên đực, và bảy chiên con đực giáp năm, đặng làm của lễ thiêu có mùi thơm cho Đức Giêhôva; của lễ chay sẽ bằng bột lọc nhồi dầu, ba phần mười êpha về mỗi con bò đực, hai phần mười êpha về con chiên đực, một phần mười êpha về mỗi con chiên con. Cũng phải dâng một con dê đực, để làm lễ chuộc tội cho mình. Ngoài của lễ thiêu hằng hiến và của lễ chay cặp theo, các ngươi cũng phải dâng mấy lễ vật đó, không tì vít, và thêm những lễ quán cặp theo.
  53. “Công Vụ Các Sứ Đồ 1:3-4”. Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời. Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giêrusalem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói.
  54. “Công Vụ Các Sứ Đồ 1:13-15”. . Khi đã về đến, bèn lên một cái phòng cao kia, là nơi Phierơ, Giăng, Giacơ, Anhrê, Philíp, Thôma, Bathêlêmy, Mathiơ, Giacơ con của Aphê, Simôn Xêlốt, và Giuđe con của Giacơ thường ở. Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện với các người đàn bà, và Mari là mẹ Ðức Chúa Jêsus cùng anh em Ngài. Trong những ngày đó, Phierơ đứng dậy giữa các anh em, — số người nhóm lại ước được một trăm hai mươi người,
  55. “I Côrinhtô 16:8”. Nhưng tôi sẽ ở lại thành Êphêsô cho đến lễ Ngũ tuần,
  56. “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:6-16”. Còn chúng ta, khi những ngày ăn bánh không men qua rồi, thì xuống thuyền tại thành Philíp, trong năm ngày gặp nhau tại thành Trôách, rồi chúng ta ở lại đó bảy ngày. Ngày thứ nhất trong tuần lễ (Lễ Phục Sinh), chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh. Vì Phaolô đã quyết định đi qua trước thành Êphêsô xong không dừng lại tại đó, e cho chậm trễ trong cõi Asi. Người vội đi đặng có thể đến thành Giêrusalem kịp trong ngày lễ Ngũ tuần.
  57. An Xang Hồng, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2011, trang 18
  58. “Công Vụ Các Sứ Đồ 1:3-9”. Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời... Nhưng khi Ðức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất. Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó tìm xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa.
  59. “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:14-41”. Bấy giờ, Phierơ đứng ra cùng mười một sứ đồ, cất tiếng nói với dân chúng rằng: Hỡi người Giuđa, và mọi người ở tại thành Giêrusalem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng nghe lời ta. Những người nầy chẳng phải say như các ngươi ngờ đâu, vì bây giờ mới là giờ thứ ba ban ngày. Nhưng ấy là điều đấng tiên tri Giôên đã nói tiên tri rằng: Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt... Vả lại ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu... Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptêm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.
  60. “Công Vụ Các Sứ Đồ 4:1-4”. Phierơ và Giăng đương nói với dân chúng, thì các thầy tế lễ, quan coi đền thờ, và người Sađusê thoạt đến, tức mình vì hai người dạy dân chúng và rao truyền, nhân Ðức Chúa Jêsus, sự từ kẻ chết sống lại. Họ bắt hai người giam vào ngục cho đến bữa sau, vì bấy giờ đã tối rồi. Dầu vậy, có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn.
  61. 61,0 61,1 “Xuất Êdíptô Ký 32:1-19, 27-28”. Dân sự thấy Môise ở trên núi chậm xuống, bèn nhóm lại chung quanh Arôn mà nói rằng: Nào! hãy làm các thần để đi trước chúng tôi đi... người nhận lấy nơi tay họ, và dùng đục làm thành một bò con đúc... Đức Giêhôva bèn phán cùng Môise rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Êdíptô đã bại hoại rồi... Khi đến gần trại quân, Môise thấy bò con và sự nhảy múa, bèn nổi giận, liệng hai bảng chứng (Mười Điều Răn) khỏi tay mình, bể ra nơi chân núi;
  62. Kim Joo Cheol,  《Chiên Ta nghe tiếng Ta》, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2017, trang 197
  63. “Xuất Êdíptô Ký 33:1-11”. Đức Giêhôva bèn phán cùng Môise rằng... đặng đưa các ngươi vào xứ đượm sữa và mật; nhưng ta không cùng lên với ngươi đâu, vì ngươi là dân cứng cổ, e ta diệt ngươi dọc đường chăng. Khi dân sự nghe lời hăm nầy, bèn đều để tang, không ai đeo đồ trang sức hết... Vừa khi người vào đó, thì trụ mây giáng xuống dừng tại cửa Trại, và Đức Giêhôva phán cùng Môise. Cả dân sự thấy trụ mây dừng tại cửa Trại, bèn đứng dậy, rồi mỗi người đều sấp mình xuống nơi cửa trại mình.
  64. “Xuất Êdíptô Ký 34:1-4”. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy đục hai bảng đá như hai bảng trước; rồi ta sẽ viết trên hai bảng nầy các lời đã ở nơi hai bảng kia, mà ngươi đã làm bể... Môise bèn đục hai bảng đá, y như hai bảng trước; dậy sớm, cầm theo tay hai bảng đó lên trên núi Sinai, y như lời Đức Giêhôva đã phán dặn.
  65. 65,0 65,1 “Xuất Êdíptô Ký 34:28-29”. Môise ở đó cùng Đức Giêhôva trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn. Khi Môise tay cầm hai bảng chứng đi xuống núi Sinai,Đức Giêhôva.
  66. “Lêvi Ký 23:23–27”. hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy. Ngày mồng mười tháng bảy nầy là ngày lễ chuộc tội; các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; hãy ép tâm hồn mình và dâng cho Đức Giêhôva các của lễ dùng lửa dâng lên.
  67. “Dân Số Ký 29:1-6”. Ngày mồng một tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; chớ nên làm một công việc xác thịt nào; về phần các ngươi, ấy sẽ là một ngày người ta thổi kèn vậy. Các ngươi phải dùng một con bò đực tơ, một con chiên đực, và bảy chiên con đực giáp năm, không tì vít, dâng làm của lễ thiêu có mùi thơm cho Đức Giêhôva, luôn với của lễ chay bằng bột lọc nhồi dầu, ba phần mười ê pha về con bò đực, hai phần mười ê pha về con chiên đực, một phần mười ê pha về mỗi con chiên con; và dâng một con dê đực làm của lễ chuộc tội, để làm lễ chuộc tội cho các ngươi... tùy theo những lệ đã định về mấy của lễ đó, mà làm của lễ dùng lửa dâng lên có mùi thơm cho Đức Giêhôva.
  68. “Lêvi Ký 23:26–31”. Đức Giêhôva cũng phán cùng Môise rằng: Ngày mồng mười tháng bảy nầy là ngày lễ chuộc tội; các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; hãy ép tâm hồn mình và dâng cho Đức Giêhôva các của lễ dùng lửa dâng lên. Ngày đó chẳng nên làm công việc nào, vì là ngày chuộc tội, trong ngày đó phải làm lễ chuộc tội cho các ngươi trước mặt Giêhôva, Đức Chúa Trời mình.
  69. “Lêvi Ký 16:3”. Nầy, Arôn sẽ vào nơi thánh như vầy: Người phải bắt một con bò đực tơ, dùng làm của lễ chuộc tội, và một con chiên đực dùng làm của lễ thiêu
  70. “Lêvi Ký 16:5-10”. Do nơi hội chúng Ysơraên, người sẽ bắt hai con dê đực dùng làm của lễ chuộc tội và một con chiên đực dùng làm của lễ thiêu... Kế đó người phải bắt hai con dê đực, đem để trước mặt Đức Giêhôva, tại nơi cửa hội mạc. Đoạn, Arôn bắt thăm cho hai con dê đực, một thăm về phần Đức Giêhôva, một thăm về phần Axasên... rồi thả nó ra nơi đồng vắng đặng nó về Axasên
  71. “Xuất Êdíptô Ký 30:1-10”. Ngươi cũng hãy đóng một cái bàn thờ... Ngươi sẽ để bàn thờ đó trước bức màn che hòm bảng chứng đối cùng nắp thi ân trên hòm, là nơi ta sẽ gặp ngươi... Nhưng trải qua các đời, mỗi năm một lần, Arôn sẽ lấy huyết của con sinh tế chuộc tội, bôi trên sừng bàn thờ nầy đặng chuộc tội cho nó. Ấy sẽ là một việc rất thánh cho Đức Giêhôva
  72. “Lêvi Ký 4:1-5:13”.
  73. “Giêrêmi 17:12-13”. Ngôi vinh hiển được lập lên từ ban đầu, ấy là nơi thánh của dân chúng ta! Hỡi Ðức Giêhôva, là sự trông cậy của Ysơraên
  74. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi
  75. Kim Joo Cheol,  《Chiên Ta nghe tiếng Ta》, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2017, trang 200
  76. GospelServe, Axasên, 《Từ điển Kinh Thánh cuộc sống》, NXB Lời sự sống 2006, “Với ý nghĩa tội lỗi của dân Ysơraên đã được đưa trở lại nguồn gốc cuối cùng, nên từ này được hiểu như cái tên đề cập đến “ma quỷ”, “ma sa mạc” hay “Satan”.”
  77. “Luca 19:10”. Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất
  78. “Mathiơ 9:12-13”. Ðức Chúa Jêsus nghe điều đó, bèn phán rằng: Chẳng phải là người khoẻ mạnh cần thầy thuốc đâu, song là người có bịnh... Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.
  79. “Hêbơrơ 10:1-4, 8-11”. Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật... Trái lại, những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội lỗi. Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được... sau lại nói: Đây nầy, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa. Vậy thì, Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau. Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả.
  80. “Hêbơrơ 10:19-20”. Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh (nơi chí thánh), bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài,
  81. “Khải Huyền 20:1-10”. Đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Satan, mà xiềng nó lại đến ngàn năm... Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.
  82. “Xuất Êdíptô Ký 34:4-35”. Đức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn... Khi Môise tay cầm hai bảng chứng đi xuống núi Sinai... người truyền dặn các điều của Đức Giêhôva đã phán dặn mình nơi núi Sinai.
  83. “Xuất Êdíptô Ký 35:4-19”. Môise nói cùng cả hội chúng Ysơraên rằng: Ðây là các lời Ðức Giêhôva đã phán dặn... Hễ người nào có lòng thành dâng cho, hãy đem lễ vật cho Ðức Giêhôva: vàng, bạc và đồng; chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm,
  84. “Xuất Êdíptô Ký 35:29-36:7”. Cả dân Ysơraên, nam hay nữ, phàm ai có lòng cảm động xui cho mình tình nguyện quyên vào các công việc Ðức Giêhôva đã phán dặn nơi Môise, đều đem dâng cho Ðức Giêhôva các lễ tình nguyện vậy... mỗi buổi sớm mai, dân sự lại đem đến lễ vật tình nguyện nữa... Theo lịnh truyền của Môise, họ bèn đi rao từ trại quân rằng: Bất kỳ người nam hay nữ, chớ làm công việc về lễ vật của nơi thánh nữa! Vậy họ cấm dân sự không cho đem đến chi thêm nữa hết. Vì đã đủ các vật liệu đặng làm hết thảy công việc, cho đến đỗi còn dư lại nữa.
  85. “Dân Số Ký 29:11-38”. Ngày rằm tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh. Chớ nên làm một công việc xác thịt nào, nhưng các ngươi phải giữ một lễ cho Đức Giêhôva trong bảy ngày.
  86. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:13-15”. Khi ngươi đã thâu huê lợi của sân đạp lúa và hầm rượu mình rồi, thì phải giữ lễ lều tạm trong bảy ngày. Ngươi, con trai và con gái ngươi, tôi trai và tớ gái ngươi, người Lêvi, khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa đều sẽ vui vẻ mà giữ lễ đó... vì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho các mùa màng và mọi công việc của tay ngươi; rồi ngươi sẽ vui mừng trọn vẹn.
  87. “Xuất Êdíptô Ký 23:16”. và giữ lễ mùa gặt về lúc cuối năm, khi các ngươi đã hái hoa quả của công lao mình ngoài đồng rồi.
  88. “Xuất Êdíptô Ký 34:22”. Ðầu mùa gặt lúa mì, ngươi hãy giữ lễ của các tuần lễ; và cuối năm giữ lễ mùa màng.
  89. “Lêvi Ký 23:33–42”. Bữa thứ nhứt, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm và cây dương liễu... Hết thảy ai sanh trong dòng Ysơraên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày,
  90. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:13-15”. Khi ngươi đã thâu huê lợi của sân đạp lúa và hầm rượu mình rồi, thì phải giữ lễ lều tạm trong bảy ngày. Ngươi, con trai và con gái ngươi, tôi trai và tớ gái ngươi, người Lêvi, khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa đều sẽ vui vẻ mà giữ lễ đó... vì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho các mùa màng và mọi công việc của tay ngươi; rồi ngươi sẽ vui mừng trọn vẹn.
  91. “Khải Huyền 3:12”. Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Ðức Chúa Trời ta...
  92. “Êphêsô 2:20-22”. Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Ðức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Ðức Chúa Trời trong Thánh Linh.
  93. “Giăng 7:2-39”. Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Giữa kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus lên đền thờ dạy dỗ... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy.
  94. “Ôsê 6:3”. Chúng ta khá nhìn biết Đức Giêhôva; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài. Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai, Ngài sẽ đến cùng chúng ta như mưa, như mưa cuối mùa tưới đất.
  95. “Giôên 2:23”. Hỡi con cái Siôn, các ngươi hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ trong Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi! Vì Ngài ban mưa phải thời cho các ngươi về mùa đầu, và xuống mưa dồi dào về mùa đầu và mùa cuối cho các ngươi nơi tháng đầu tiên.
  96. “Xachari 10:1”. Hãy cầu mưa nơi Đức Giêhôva trong kỳ mưa cuối mùa, thì Đức Giêhôva sẽ làm chớp và ban mưa xuống dồi dào, cho ai nấy được rau cỏ ngoài đồng.
  97. “Xachari 14:12-21”. Vả, nầy sẽ là tai vạ mà Đức Giêhôva dùng để phạt mọi dân tranh chiến cùng Giêrusalem... Xảy ra hết thảy những kẻ nào còn sót lại trong mọi nước lên đánh Giêrusalem, sẽ lên đó hàng năm đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, và giữ lễ lều tạm. Trong những họ hàng trên đất, kẻ nào đã chẳng lên Giêrusalem đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, thì sẽ không có mưa trên chúng nó... và chúng nó sẽ bị ôn dịch nầy, là ôn dịch mà Đức Giêhôva đã dùng phạt các nước không lên giữ lễ lều tạm.
  98. “Khải Huyền 21:9-10”. Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,
  99. “Galati 4:26”. Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
  100. “Khải Huyền 22:17”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
  101. “Ôsê 2:8-13”. Thật nó chưa từng nhìn biết rằng chính ta là Đấng đã ban lúa mì, rượu mới và dầu cho nó, đã thêm nhiều bạc và vàng mà chúng nó dùng cho Baanh... Ta sẽ dứt cả sự vui của nó, những ngày lễ, ngày trăng mới, ngày sabát và hết thảy những ngày lễ trọng thể của nó... Ta sẽ thăm phạt nó vì những ngày mà nó dâng hương cho các tượng Baanh, trang sức những hoa tai và đồ châu báu, nó đi theo tình nhân mình, còn ta thì nó quên đi! Đức Giêhôva phán vậy.
  102. “Côlôse 2:14-17”. Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự; Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ. Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sabát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ.
  103. “Galati 4:3-9”. Chúng ta cũng như vậy, khi còn thơ ấu, phải phục dưới các lề thói của thế gian. Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Ðức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài... Nhưng hiện nay anh em biết Đức Chúa Trời, lại được Đức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy phục nữa ư?
  104. “Êsai 33:20-24”. Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giêrusalem, là chỗ ở yên lặng, là trại sẽ không dời đi nữa, các nọc nó chẳng hề nhổ lên, chẳng có một cái dây nào đứt! Vì Đức Giêhôva sẽ ở đó với chúng ta trong sự oai nghi... Dân cư sẽ không nói rằng: Tôi đau. Kẻ ở trong nó sẽ được tha tội.
  105. “I Côrinhtô 3:16-17”. Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? Vì có ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ phá hủy họ; vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là đền thờ.