Hội Thánh của Đức Chúa Trời Truyền giáo

Người chức phận, chức trách trong nước và Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài nhóm hiệp tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come
Người chức phận, chức trách trong nước và Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài nhóm hiệp tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới đang tiến hành hoạt động truyền đạo cho 8 tỷ nhân loại theo ý muốn của Đức Chúa Trời,[1] Đấng mong muốn hết thảy loài người được cứu rỗi. Hoạt động truyền giáo của Hội Thánh của Đức Chúa Trời dựa trên trọng tâm là sự khôi phục lẽ thật và tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai, đồng thời rao truyền Tin Lành giao ước mới và tình yêu thương của Đấng Christ cho toàn thế giới. Để đạt được điều này, Hội Thánh luôn gắng sức truyền đạo theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus Christ,[2] đồng thời truyền bá tin tức về hy vọng và sự cứu rỗi thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như văn bản, video và trực tuyến.
Các nhà truyền giáo đã hoàn thành chương trình đào tạo tại Viện Thần học Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời được cử đến các địa phương trong và ngoài nước để truyền đạt sự dạy dỗ của Kinh Thánh một cách nhất quán, và thực tiễn theo giáo huấn của Đấng Christ về tình yêu thương, sự khiêm nhường, sự quan tâm và hy sinh. Các thánh đồ cũng thực tiễn và rao truyền tình yêu thương của Đức Chúa Trời tại nơi mình sinh sống dù ở bất cứ đâu.
Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã tiếp nối các hoạt động truyền giáo không ngừng kể từ khi thành lập vào năm 1964 tại Hàn Quốc, đã thành lập Hội Thánh tại 3 quốc gia nước ngoài vào năm 1997 và mở màn cho công việc truyền giáo thế giới. Trong vòng nửa thế kỷ từ khi thành lập, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc với quy mô 3,3 triệu thánh đồ trong 7500 Hội Thánh ở 175 quốc gia.

Sứ mệnh truyền giáo (truyền đạo) của Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Sở dĩ Hội Thánh của Đức Chúa Trời đang truyền đạo trên khắp thế giới là vì mục đích hoàn thành sứ mệnh chí thánh đã được nhận từ Đấng Christ.

Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.

- Mathiơ 28:18-20

Ngày nay, có vô số hội thánh thuộc nhiều giáo phái khác nhau tại mỗi nước, nhưng thật khó để tìm được nơi nào kế thừa Hội Thánh sơ khai, tức Hội Thánh giữ giao ước mới của Đức Chúa Jêsus. Vì lẽ thật của giao ước mới đã bị biến mất khi hội thánh trở nên thế tục hóa trong khoảng thời gian dài, và mạch đập của đức tin chân thật vâng theo Đức Chúa Jêsus đã bị cắt đứt.
Đức Chúa Jêsus Christ đã lập ra phép đạo của giao ước mới để cứu rỗi nhân loại và truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng.[3] Và đã phán dặn rằng “Hãy đi và rao giảng cho muôn dân khắp thế gian!”. Theo lời dạy của Đức Chúa Jêsus, Hội Thánh sơ khai đã giữ và rao truyền lẽ thật giao ước mới, bao gồm ngày Sabát, Lễ Vượt Qua, 3 kỳ 7 lễ trọng thể.
Tuy nhiên, sau thời đại các sứ đồ, Hội Thánh đã dần bị thế tục hóa, chấp nhận văn hóa ngoại đạo và đánh mất lẽ thật của giao ước mới. Trải qua cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16, “cuộc cải cách đức tin” đã được thực hiện bao gồm việc khôi phục quyền tự do tín ngưỡng. Nhưng lẽ thật của Hội Thánh sơ khai do Đức Chúa Jêsus lập nên vẫn chưa được khôi phục. Đó chính là lý do rất khó để tìm được nơi kế thừa trọn vẹn nguyên mẫu hình thái tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai, dù có vô số hội thánh thuộc nhiều giáo phái trên khắp thế giới.
Đấng khôi phục giao ước mới và thực hiện “cải cách tôn giáo trọn vẹn” theo lời tiên tri Kinh Thánh chính là Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng.[4] Đấng An Xang Hồng đã khôi phục lẽ thật của sự cứu rỗi từng bị mất,[5] Ngài đã thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời vào năm 1964 và rao truyền Tin Lành giao ước mới. Ngày nay, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đang làm hết sứ mệnh rao truyền Tin Lành Nước Thiên Đàng cho cả nhân loại theo sự dạy dỗ và tấm gương của Đấng An Xang Hồng,[6][7] với tư cách là Hội Thánh duy nhất trên thế giới giữ gìn giao ước mới theo Kinh Thánh.[8] Thông qua đó dẫn dắt 7,8 tỷ nhân loại đến với Đức Chúa Trời ChaĐức Chúa Trời Mẹ, là Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng Cứu Chúa vào thời đại này, hầu cho họ được nhận sự cứu rỗi và đạt đến hạnh phúc đời đời.

 
Các thánh đồ ở New York, Mỹ giữ Lễ Vượt Qua tại Trung tâm Lincoln
 
Các thánh đồ thanh niên Hội Thánh của Đức Chúa Trời luôn gắng sức trong việc nghiên cứu và rao truyền Tin Lành giao ước mới.
 
Các thánh đồ sinh viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời thiết kế tương lai trên nền tảng đức tin




Khôi phục lẽ thật Hoàn thành Tin Lành thế giới Thực tiễn tình yêu thương và phụng sự Xây dựng hòa bình nhân loại
Bằng cách khôi phục lại lẽ thật của Hội Thánh sơ khai, cải cách tôn giáo chân chính đã được thực hiện.[9] Hoàn thành việc truyền bá Tin Lành ra khắp thế giới mà Đấng Christ đã phán dặn.[10][11] Theo gương của Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương,[12] để tạo nên thế gian mà hết thảy mọi người đều hạnh phúc bởi hoạt động phụng sự chứa đựng tình yêu thương.[13] Giải quyết xung đột và phân tranh, tạo nên sự hòa thuận cho cả nhân loại.
Giữ và rao truyền giao ước mới, là lẽ thật sự sống mà Đức Chúa Jêsus lập nên. Dẫn dắt cả nhân loại đến sự cứu rỗi nhờ nước sự sống của Thánh Linh và Vợ Mới.[14] Nỗ lực làm sạch trái đất, vùng đất của sự sống mà Đức Chúa Trời sáng tạo ra.[15] Thực tiễn hòa bình trong xã hội, quốc gia và thế giới.[16]

Khái quát truyền giáo

Rao truyền Tin Lành lấy Kinh Thánh làm trọng tâm

 
Trong lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, được biết đến như là “Bữa ăn tối cuối cùng”, Đức Chúa Jêsus đã lập nên giao ước mới chứa đựng lời hứa về sự tha tội và sự sống đời đời.

Kinh Thánh làm chứng về Đấng Cứu Chúa và là kinh sách của lẽ thật chứa đựng sự khôn ngoan để dẫn đến sự cứu rỗi.[17][18] Được cho biết rằng người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ nhận được phước lành của Nước Thiên Đàng.[19] Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời thực tiễn ý muốn của Đức Chúa Trời với tư cách là Cơ Đốc nhân, đồng thời lấy Kinh Thánh làm trọng tâm trong việc rao truyền ý muốn của Đức Chúa Trời, hầu cho mọi người hiểu biết đúng đắn về lẽ thật và sống cuộc sống tín ngưỡng ngay thẳng.
Ngoài ra, các thánh đồ thực tiễn tình yêu thương của Đức Chúa Trời bằng sự chào hỏi tươi sáng, ngôn hạnh ấm áp, tư thế nhường nhịn và quan tâm như những gì được học từ Đức Chúa Trời, Đấng đã làm gương về sự khiêm nhường, hầu việc và hy sinh. Cử hành phép Báptêm, là dấu của sự cứu rỗi nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus cho những người lắng nghe trọn vẹn lời Kinh Thánh và có đức tin vào Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh.[10][20]

Truyền giáo nước ngoài

 
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thăm viếng Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo

Theo lời phán “Hãy đi dạy dỗ muôn dân”, và “Hãy làm chứng về Ta tới xứ Samari cho đến cùng trái đất”, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã bắt đầu công việc truyền giáo nước ngoài vào năm 1997. Truyền giáo Bắc Mỹ được bắt đầu tại Los Angeles, Mỹ, từ đó Tin Lành lan rộng đến toàn bộ 50 tiểu bang, kể cả Alaska và Hawaii. Các Hội Thánh cũng được thành lập ở Edmonton, Vancouver và Toronto của Canada. Truyền giáo Trung và Nam Mỹ sau khi mở van Tin Lành tại Peru vào năm 1998, đã được truyền bá sang các nước láng giềng, rừng rậm Amazon và các vùng núi cao của dãy núi Andes bởi sự nhiệt tình nóng cháy của các nhà truyền giáo và các thánh đồ.
Truyền giáo châu Á được bắt đầu vào cuối năm 1997 tại Pakistan, là quốc gia phi Cơ Đốc giáo. Chỉ trong vòng 20 năm, Tin Lành không chỉ chạm đến các thành phố chính của hầu hết các quốc gia trong lục địa, mà còn lan đến các địa phương nhỏ, và kể cả ở vùng núi cao của dãy Himalaya cũng có thể gặp các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Việc truyền bá Tin Lành cũng rất phổ biến trên khắp châu Âu. Ngoài khu vực phía nam và tây Âu như Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha, giao ước mới cũng được rao truyền đến khu vực phía bắc và đông Âu như Phần Lan, Ukraine, Croatia và Hungary. Còn ở châu Phi thì đặt trung tâm là Cộng hòa Nam Phi, rồi trải dài đến các địa phương của Namibia, Zimbabwe và Mozambique, số thánh đồ ở phía bắc tăng lên nhanh chóng, nên Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng được thành lập ở Cairo, nằm ở phía cực bắc của Ai Cập. Còn ở lục địa châu Đại Dương, không chỉ Úc và New Zealand, mà cả Samoa và Tonga và các quốc đảo khác, các thánh đồ đã tiếp nhận Tin Lành cũng đang giữ đức tin.
Trong thời kỳ đầu của truyền giáo nước ngoài, các thánh đồ trong nước đã trở thành trụ cột chính và tiến hành các chuyến truyền giáo ngắn và dài hạn. Vào thời điểm đó, các thánh đồ từ mỗi nước tiếp nhận lẽ thật đã rao truyền Tin Lành tại các thành phố và quốc gia lân cận, thúc đẩy các hoạt động truyền giáo nước ngoài.[21] Ví dụ: các thánh đồ Mỹ đã rao truyền lời cho người thân đang sống ở Colombia và Venezuela, nên Hội Thánh cũng đã được thành lập ở nơi đó.[22] Tin Lành được truyền bá nhanh chóng, vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, nên trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở các nước hầu hết đều có các thánh đồ bản địa.[23]

Truyền giáo văn bản

  • Sách của Đấng An Xang Hồng

Các ấn phẩm xuất bản ít bị hạn chế về không gian và thời gian khi sử dụng. Hội Thánh của Đức Chúa Trời đang rao truyền tình yêu thương của Đức Chúa Trời Êlôhim ở khắp nơi trên làng địa cầu thông qua các ấn phẩm này. Thông qua Trung tâm Truyền giáo Xuất bản, Hội Thánh đang chế tác và cung cấp các ấn bản cần thiết cho việc rao truyền Tin Lành, và các ấn phẩm thuộc nhiều thể loại đa dạng như sách lẽ thật do Đấng An Xang Hồng chấp bút,[24] tập giảng đạo thay lời của Đức Chúa Trời, tùy bút của các thánh đồ và truyện tranh sáng tác v.v... Các ấn phẩm được dịch sang hơn 60 ngôn ngữ, từ các ngôn ngữ nhiều người dùng như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Hindi cho đến các ngôn ngữ bản địa như tiếng Khasi, tiếng Gujarat, tiếng Chewa và tiếng Swahili, để ngay cả những khu vực còn hạn chế về thông tin liên lạc thì Tin Lành cũng được truyền đến.

Truyền giáo video

 
Media Cast của Hội Thánh của Đức Chúa Trời cung cấp các video bằng 80 ngôn ngữ với nhiều chủ đề, bao gồm lẽ thật Kinh Thánh, giới thiệu Hội Thánh, tin tức hoạt động của các thánh đồ v.v...

Hội Thánh của Đức Chúa Trời chế tác những video đầy màu sắc để giao lưu với mọi người trên thế giới. Dựa trên hệ thống xe tiếp sóng và quay phim đồng thời, hiện trường được quay lại một cách sống động, sau khi trải qua quá trình tự biên tập sẽ được phổ cập cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới. Các nội dung phong phú như video giới thiệu Hội Thánh của Đức Chúa Trời, video giảng đạo về giáo dục lẽ thật, nuôi dưỡng đức tin và tánh phẩm, hoạt động phụng sự và tin tức chính của Hội Thánh, hoạt hình v.v... đều được đăng tải trên Media Castkênh YouTube của Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Media Cast được cung cấp với 83 ngôn ngữ (tính đến tháng 10 năm 2022).

Truyền giáo trực tuyến

Hội Thánh của Đức Chúa Trời tạo ra môi trường trực tuyến để các thánh đồ và người dân có thể tiếp cận thông tin đúng đắn liên quan đến lẽ thật Kinh Thánh và Hội Thánh, cùng đời sống tín ngưỡng mọi lúc mọi nơi, không chỉ bằng hình thức trực tiếp. Trang web chính thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã được dịch sang 11 ngôn ngữ, nên có khả năng tiếp cận cao. Các nội dung liên quan đến Kinh Thánh như hướng dẫn sinh hoạt tín ngưỡng, thường thức Kinh Thánh, lịch sử Kinh Thánh, Hỏi & Đáp cùng các nội dung đa dạng như ký sự của các thánh đồ cũng được đăng tải. Các bài giảng chứa đựng lời của Đức Chúa Trời được cung cấp dưới dạng văn bản, âm thanh và video, nên bất cứ ai cũng có thể xem và nghe lẽ thật của Kinh Thánh.
Trong bối cảnh cuộc sống không gặp mặt ngày càng lan rộng do đại dịch Covid-19, Hội Thánh tổ chức các sự kiện như Chiến dịch Thư hoa, “Hội thảo Kinh Thánh trực tuyến vì gia đình hạnh phúc”, nhằm tạo cơ hội giao tiếp và chữa lành thông qua hoạt dụng trực tuyến, đồng thời đề xuất phương pháp giúp thể hiện tấm lòng với những người thân yêu.[25]

Đào tạo nhà truyền giáo

Việc đào tạo nhà truyền giáo, là trụ cột của hoạt động truyền giáo được tiến hành bởi Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Thông qua việc giáo dục lấy Kinh Thánh làm trọng tâm, các người chăn ghi khắc trong tấm lòng sứ mệnh Tin Lành thế giới được cử đi khắp thế giới để truyền bá sự dạy dỗ nhất quán, đặt trọng tâm là Đức Chúa Trời và Kinh Thánh.
Các nhà truyền giáo thay đổi định kỳ thông qua hệ thống bổ nhiệm, đồng thời truyền đạt ý muốn của Đức Chúa Trời với tư thế liên hiệp, thực tiễn, khiêm tốn và hầu việc.

Tổng Hội định kỳ

 
Các người chăn trong và ngoài nước tham dự Tổng Hội định kỳ 2019 được tổ chức tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời tổ chức Tổng Hội định kỳ hàng năm vào tháng 1 thánh lịch (khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch). Tại đây, các người chăn toàn thế giới tổng kết Tin Lành của năm vừa qua, cùng chia sẻ sứ mệnh và mục tiêu của năm mới trong khi làm mới lại quyết tâm của mình. Vào năm 2019, vai trò của người chăn và giá trị của lẽ thật được khẳng định thông qua diễn đàn người chăn toàn cầu, họ đã thảo luận các phương án vì cuộc sống gia đình hạnh phúc của thánh đồ và người dân thông qua Hội nghị quốc tế “Gia đình hạnh phúc”.[26] Tổ chức Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế Arise & Shine 2019, tập trung vào bài thuyết trình của 8 người chăn đến từ 5 nước, để làm chứng về Đức Chúa Trời Êlôhim cũng như chia sẻ thông điệp về tầm quan trọng của lẽ thật giao ước mới.[27]
Tiến hành Giáo dục Sự lãnh đạo Nữ tông đồ toàn cầu, những người chăm sóc các Hội Thánh và tham gia truyền giáo cùng với người chăn. Các nữ tông đồ đến từ 52 quốc gia đã nhóm lại để học hỏi và thảo luận về tư thế cơ bản của đấng tiên tri như sự quan tâm và hầu việc.[28] Tại Hội nghị quốc tế Hội Thánh hạnh phúc, kiến thức và kinh nghiệm từ mỗi quốc gia đã được chia sẻ về phương pháp để xây dựng Hội Thánh hạnh phúc.

Viện thần học Tổng Hội Hội Thánh của Ðức Chúa Trời

Tiến hành giáo dục người chăn tại Viện thần học Tổng Hội Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nhằm giúp các người chăn có thể truyền đạt sự dạy dỗ của Kinh Thánh một cách nhất quán. Viện thần học nằm trong Viện tu luyện Okcheon Go & Come, đang đào tạo các đấng tiên tri, những người sẽ lãnh đạo Hội Thánh của Đức Chúa Trời dựa trên tư tưởng giáo dục về lẽ thật, lòng tin kính và thực tiễn. Các khóa học được chuẩn bị để đào tạo các đấng tiên tri có tài đức và năng lực như mục vụ học, luân lý mục vụ, lịch sử Kinh Thánh, khái quát Kinh Thánh đến ngôn ngữ học, phụng sự học và đời sống truyền giáo.[29]

Video liên quan

  • Video Giới thiệu Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Tham khảo

Chú thích

  1. “I Timôthê 2:4”. Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật.
  2. “Mác 1:38”. Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến.
  3. “Mathiơ 4:23”. Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời, và chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân.
  4. Bắt đầu cải cách tôn giáo trọn vẹn
  5. Sự dạy dỗ chủ yếu
  6. “Truyền giáo”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  7. “Lời chào”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  8. “Tôn trọng và quan tâm ôm ấp nhân loại, nhắc nhở về "Bản chất của tình yêu thương". Số 1298. Weekly DongA.
  9. “[500 năm sau Cải cách Luther - Lẽ thật Kinh Thánh Hội Thánh của Đức Chúa Trời] Tin điều gì, thực tiễn điều gì?”. 2017/ Số tháng 12. Monthly JoongAng.
  10. 10,0 10,1 “Mathiơ 28:18-20”. Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy:... Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.
  11. “Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8”. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.
  12. “I Giăng 4:7-8”. Hỡi kẻ rất yêu-dấu, chúng ta hãy yêu-mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời ... Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
  13. “Bước chân cùng với gia đình và hàng xóm để tạo nên một thế giới hạnh phúc cho toàn nhân loại”. Số 1222. Weekly DongA.
  14. “Khải Huyền 22:17-18”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
  15. “Hãy coi trọng "trái đất", mảnh đất sự sống... Hội Thánh của Đức Chúa Trời, hoạt động "Ngày Trái Đất" ở nhiều quốc gia”. Kyeonggi News. 27 tháng 4 năm 2021.
  16. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời tổ chức những hoạt động nào vì nhân loại và xã hội?”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  17. “II Timôthê 3:15”. và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ.
  18. “Giăng 5:39”. Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy.
  19. “Mathiơ 7:21”. Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.
  20. “I Phierơ 3:21”. Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em...
  21. “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời Mẹ đã chạm đến các từng trời”. Số tháng 10. Monthly JoongAng. 2010.
  22. “Lễ hội truyền đạo được bắt đầu từ Giêrusalem cho đến toàn đại lục Mỹ”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  23. “Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. 2019/ Số tháng 6. ShinDongA.
  24. Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống》, 《Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ》, 《Luật Pháp của Môise và Luật Pháp của Ðấng Christ》, 《Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời》, 《Trái thiện ác và Tin Lành》, 《Giải thích về Ba Vị Thánh Nhất Thể Đức Cha - Đức Con - Đức Thánh Linh
  25. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời cổ vũ "Hạnh phúc gia đình" trong cuộc sống thường nhật”. Số tháng 2. Woman DongA. 2021.
  26. “Hội nghị Quốc tế "Gia đình hạnh phúc", Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
  27. “Tổng Hội định kỳ 2019”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  28. “Giáo dục Sự lãnh đạo Nữ tông đồ toàn cầu”, Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới
  29. “Môn giáo dục”. Trang web Viện thần học Tổng Hội Hội Thánh của Ðức Chúa Trời.