Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thờ phượng”
Không có tóm lược sửa đổi |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
(Không hiển thị phiên bản của một người dùng khác ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
'''Thờ phượng''' (Worship) có nghĩa là “thờ lạy bằng sự lễ phép để bày tỏ lòng tôn kính”. Nói một cách rộng hơn thì toàn bộ mọi hành động hạ mình xuống và bày tỏ lòng tôn kính đối với [[Đức Chúa Trời]] bằng các hình thức và phương pháp, bao gồm cả tế lễ trong thời đại Cựu Ước, đều có thể được biểu hiện là thờ phượng. | '''Thờ phượng''' (Worship) có nghĩa là “thờ lạy bằng sự lễ phép để bày tỏ lòng tôn kính”. Nói một cách rộng hơn thì toàn bộ mọi hành động hạ mình xuống và bày tỏ lòng tôn kính đối với [[Đức Chúa Trời]] bằng các hình thức và phương pháp, bao gồm cả tế lễ trong thời đại Cựu Ước, đều có thể được biểu hiện là thờ phượng.{{그림 | 하나님의교회 세계복음선교협회 새예루살렘 판교성전 예배.jpg |너비= 400px |정렬=오른쪽섬네일 |타이틀=Lễ thờ phượng tại Ðền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.}} | ||
==Tế lễ Cựu Ước== | ==Tế lễ Cựu Ước== | ||
Dòng 20: | Dòng 20: | ||
===Sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus=== | ===Sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus=== | ||
{{인용문5 |내용= Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giêrusalem... Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật '''lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy'''. |출처= [https://vi.wikisource.org/wiki/Giăng/Chương_4 Giăng 4:21–23]}} | {{인용문5 |내용= Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giêrusalem... Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật '''lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy'''. |출처= [https://vi.wikisource.org/wiki/Giăng/Chương_4 Giăng 4:21–23]}} | ||
Tại [[Giêrusalem]] vào đương thời Đức Chúa Jêsus, tế lễ dâng thú vật làm của lễ hy sinh theo luật pháp Cựu Ước đã được tiến hành mỗi ngày, nhưng lời của Đức Chúa Jêsus phán rằng “cũng chẳng tại thành Giêrusalem” có nghĩa là tế lễ theo phương thức của Cựu Ước không còn cần thiết nữa. Vào thời đại Tân Ước, chúng ta dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus và công việc của các [[sứ đồ]]. | Tại [[Giêrusalem]] vào đương thời Đức Chúa Jêsus, tế lễ dâng thú vật làm của lễ hy sinh theo luật pháp Cựu Ước đã được tiến hành mỗi ngày, nhưng lời của Đức Chúa Jêsus phán rằng “cũng chẳng tại thành Giêrusalem” có nghĩa là tế lễ theo phương thức của Cựu Ước không còn cần thiết nữa. Vào thời đại Tân Ước, chúng ta dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus và công việc của các [[sứ đồ]]. | ||
Dòng 32: | Dòng 31: | ||
===Để dâng cảm tạ và vinh hiển lên Đức Chúa Trời=== | ===Để dâng cảm tạ và vinh hiển lên Đức Chúa Trời=== | ||
Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo dựng nên muôn vật. Ngài là Đấng ban sự sống và hơi thở cho loài người, cứu rỗi loài người tội nhân và hứa ban [[Nước Thiên Đàng]] bằng lời lẽ thật. Đức Chúa Trời thiết lập sự quan phòng của sự cứu chuộc và hoàn thành mọi sự theo ý muốn của Ngài trong khi loài người không hề hay biết. | Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo dựng nên muôn vật. Ngài là Đấng ban sự sống và hơi thở cho loài người, cứu rỗi loài người tội nhân và hứa ban [[Nước Thiên Đàng]] bằng lời lẽ thật. Đức Chúa Trời thiết lập sự quan phòng của sự cứu chuộc và hoàn thành mọi sự theo ý muốn của Ngài trong khi loài người không hề hay biết. | ||
{{인용문5 |내용= '''Lạy Ðức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực'''; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên. |출처= [https://vi.wikisource.org/wiki/Khải_Huyền/Chương_4 Khải Huyền 4:11]}} | {{인용문5 |내용= '''Lạy Ðức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực'''; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên. |출처= [https://vi.wikisource.org/wiki/Khải_Huyền/Chương_4 Khải Huyền 4:11]}} | ||
Các thánh đồ nhận lấy ân huệ mỗi ngày và được sống trong tình yêu thương và sự quan tâm của Đức Chúa Trời. Việc dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời, Đấng đáng được vinh hiển, tôn quý và cảm tạ là nghi thức mà các thánh đồ được cứu rỗi đương nhiên phải thực hiện. | Các thánh đồ nhận lấy ân huệ mỗi ngày và được sống trong tình yêu thương và sự quan tâm của Đức Chúa Trời. Việc dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời, Đấng đáng được vinh hiển, tôn quý và cảm tạ là nghi thức mà các thánh đồ được cứu rỗi đương nhiên phải thực hiện. | ||
Bản mới nhất lúc 06:48, ngày 27 tháng 3 năm 2024
Thờ phượng (Worship) có nghĩa là “thờ lạy bằng sự lễ phép để bày tỏ lòng tôn kính”. Nói một cách rộng hơn thì toàn bộ mọi hành động hạ mình xuống và bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời bằng các hình thức và phương pháp, bao gồm cả tế lễ trong thời đại Cựu Ước, đều có thể được biểu hiện là thờ phượng.
Tế lễ Cựu Ước
Vào thời đại Cựu Ước, người dân thờ phượng lên Đức Chúa Trời thông qua tế lễ. Khởi nguyên của việc dâng tế lễ bắt nguồn từ thời Ađam, là tổ tiên của loài người. Hai con trai của Ađam là Cain và Abên đã dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời theo phương thức riêng của mỗi người. Đức Chúa Trời đã vui lòng nhậm lấy tế lễ mà Abên dâng lên bằng hy sinh của chiên, nhưng lại từ chối tế lễ bằng thổ sản của Cain.[1] Thông qua điều này, chúng ta có thể biết được rằng phương thức tế lễ mà Đức Chúa Trời mong muốn là tế lễ được dâng lên bởi hy sinh của thú vật. Sau đó, nhiều tổ phụ của đức tin cũng dâng tế lễ bằng hy sinh của thú vật theo phương pháp tế lễ của Abên.[2][3][4] Phương thức tế lễ đổ huyết của thú vật đã được xác lập thành luật pháp văn tự hóa vào thời đại của Môise. Người dân Ysơraên trong thời đại Cựu Ước đã giao thông với Đức Chúa Trời bằng cách dâng lễ thiêu hằng hiến vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày theo luật pháp, họ cũng cử hành nghi thức tế lễ theo 3 kỳ 7 lễ trọng thể hàng năm và ngày Sabát hàng tuần. Ngoài ra, tế lễ mang tính cá nhân cũng được dâng lên thường xuyên cùng với những của lễ tùy theo mục đích và nhu cầu.
Các loại hình tế lễ trong thời đại Cựu Ước
Các nghi thức tế lễ được cử hành trong nơi thánh vào thời đại Cựu Ước có chủng loại, phương pháp và tên gọi tương tự hoặc bị trùng lặp nhau, nên không dễ để phân biệt được một cách chính xác. Tuy nhiên, có thể phân loại đại lược tùy theo mục đích, của lễ và phương pháp dâng tế lễ như sau.
- Phân loại theo mục đích
- Được chia thành tế lễ chuộc tội, tế lễ chuộc sự mắc lỗi và lễ thù ân. Tế lễ chuộc tội và tế lễ chuộc sự mắc lỗi đều chứa đựng ý nghĩa là sự chuộc tội lỗi. Khi phạm tội với Đức Chúa Trời thì dâng tế lễ chuộc tội, còn khi phạm luật pháp trong xã hội giữa người với người thì dâng tế lễ chuộc sự mắc lỗi. Lễ thù ân là tế lễ dâng lên khi cảm tạ ân huệ của Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi, hoặc khi cầu khẩn ước nguyện lên Đức Chúa Trời, người dâng của lễ thù ân có thể ăn của lễ cùng với thầy tế lễ.
- Phân loại theo của lễ
- Có thể phân loại thành lễ thiêu, lễ chay và lễ quán. Lễ thiêu là tế lễ cơ bản và được dâng nhiều nhất, được cử hành bằng phương thức thiêu súc vật. Lễ chay là tế lễ dâng bằng ngũ cốc, và có một số phương thức như thiêu bột mì, dầu và nhũ hương hoặc nướng bánh dâng lên. Lễ quán là tế lễ được thực hiện bằng cách đổ rượu nho. Lễ thiêu được dâng cùng với lễ chay hoặc lễ quán.[5][6]
- Phân loại theo phương pháp
- Có lễ dùng lửa, lễ giơ lên và lễ đưa qua đưa lại. Lễ dùng lửa là tế lễ dâng lên bằng cách thiêu trong lửa, của lễ thiêu và một số của lễ chay được dâng lên bằng cách dùng lửa thiêu. Lễ giơ lên là tế lễ dâng lên bằng cách giơ của lễ lên, còn lễ đưa qua đưa lại là tế lễ dâng lên bằng cách đưa qua đưa lại. Vào Lễ Trái Đầu Mùa, bó lúa đầu mùa được dâng lên làm của lễ đưa qua đưa lại.
Thờ phượng Tân Ước
Từ tế lễ đến thờ phượng
Luật pháp Cựu Ước là bóng của sự tốt lành ngày sau sẽ đến, là lời tiên tri về Tân Ước sẽ xuất hiện với tư cách là thực thể.[7] Theo luật pháp Môise, các thầy tế lễ dâng tế lễ bằng huyết hy sinh của thú vật. Tế lễ trong thời đại Cựu Ước khiến cho người dân được tha tội bằng cách hy sinh thú vật, là lời tiên tri cho thấy Đấng Christ sẽ chịu hy sinh thay thế tội lỗi của loài người. Huyết của của lễ hy sinh trong thời đại Cựu Ước tượng trưng cho huyết báu của Đức Chúa Jêsus đổ ra trên thập tự giá.[8] Vì Đức Chúa Jêsus đã hy sinh với tư cách là của lễ chuộc tội đời đời, nên không còn cần thiết cử hành tế lễ của thời đại Cựu Ước nữa.[9][10] Đến thời đại Tân Ước, chúng ta được nhận phước lành và sự tha tội nhờ được mặc lấy hy sinh của Đức Chúa Jêsus bởi việc dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.
Sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus
Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giêrusalem... Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
Tại Giêrusalem vào đương thời Đức Chúa Jêsus, tế lễ dâng thú vật làm của lễ hy sinh theo luật pháp Cựu Ước đã được tiến hành mỗi ngày, nhưng lời của Đức Chúa Jêsus phán rằng “cũng chẳng tại thành Giêrusalem” có nghĩa là tế lễ theo phương thức của Cựu Ước không còn cần thiết nữa. Vào thời đại Tân Ước, chúng ta dâng thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus và công việc của các sứ đồ.
Mục đích thờ phượng
Để được nhận sự tha tội và hòa hảo với Đức Chúa Trời
Một trong những mục đích lớn nhất của việc dâng thờ phượng là để được tha thứ tội lỗi. Nhân loại đã bị xa cách với Đức Chúa Trời bởi tội lỗi, nghi thức duy nhất để nhân loại được tha tội và đến gần với Đức Chúa Trời chính là thờ phượng.[11][12][13] Vào thời đại Cựu Ước, người dân đã dâng thờ phượng (tế lễ) bằng huyết hy sinh của thú vật để nhận được sự tha tội. Vào thời đại Tân Ước, Đấng Christ được biểu tượng bởi Chiên Con đã đích thân chịu hy sinh để tha tội cho nhân loại.[14] Bởi đó, nhiều người được giải phóng khỏi xiềng xích của tội ác, và Ngài đã mở ra con đường để chúng ta có thể hòa hảo với Đức Chúa Trời, là Đấng mà chúng ta đã bị xa cách bởi tội lỗi.[15] Chúng ta phải dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời để kỷ niệm và ghi khắc tình yêu thương của Đấng Christ đã hy sinh vì loài người tội nhân.
Để xác nhận mối quan hệ với Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời và người dân của Ngài gặp gỡ và giao thông về phần linh hồn thông qua sự thờ phượng. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài lập giao ước với người dân của Ngài thông qua sự tế lễ, tức là sự thờ phượng.[16] Lễ thờ phượng đã được định ra để hầu cho các thánh đồ có thể củng cố giao ước đã kết với Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo, cũng như được tin chắc vào Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài. Thông qua sự thờ phượng, các thánh đồ được nhận thức lặp đi lặp lại về mối quan hệ với Đức Chúa Trời là mối quan hệ giữa Cha Mẹ và con cái, Vua và người dân, Đấng Sáng Tạo và vật thọ tạo. Trên thế gian có nhiều thần nhiều chúa,[17] nếu chúng ta không hầu việc duy chỉ Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn thì không thể tránh khỏi sự hủy diệt.[18] Thông qua sự thờ phượng, các thánh đồ mới có thể hầu việc duy nhất Đức Chúa Trời chân thật và được kết nối vững chắc với Ngài bởi sợi dây yêu thương không bị cắt đứt.[19][20]
Để dâng cảm tạ và vinh hiển lên Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo dựng nên muôn vật. Ngài là Đấng ban sự sống và hơi thở cho loài người, cứu rỗi loài người tội nhân và hứa ban Nước Thiên Đàng bằng lời lẽ thật. Đức Chúa Trời thiết lập sự quan phòng của sự cứu chuộc và hoàn thành mọi sự theo ý muốn của Ngài trong khi loài người không hề hay biết.
Lạy Ðức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.
Các thánh đồ nhận lấy ân huệ mỗi ngày và được sống trong tình yêu thương và sự quan tâm của Đức Chúa Trời. Việc dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời, Đấng đáng được vinh hiển, tôn quý và cảm tạ là nghi thức mà các thánh đồ được cứu rỗi đương nhiên phải thực hiện.
Phước lành của sự thờ phượng
Trong sự thờ phượng có chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời, rốt cuộc là để ban cho những người hầu việc Đức Chúa Trời phước lành được nhận lấy tư cách công dân trên trời và có quyền thế làm con cái của Đức Chúa Trời. Khi người dân của Đức Chúa Trời dâng lên cảm tạ, vinh hiển và cầu nguyện bằng tâm thần và lẽ thật, thì Đức Chúa Trời ban xuống phước lành dư dật như Ngài đã hứa. Chúng ta có thể xác nhận phước lành của sự thờ phượng thông qua lời hứa của Đức Chúa Trời chứa đựng trong tế lễ Cựu Ước.
- Tế lễ thời Cựu Ước là phương pháp duy nhất để những tội nhân vốn bị xa cách với Đức Chúa Trời bởi tội lỗi,[11] được nhận sự tha tội và có thể đến gần Đức Chúa Trời.[21][22] Sự tha tội là mục đích để các thánh đồ mong muốn sự cứu rỗi dâng thờ phượng, nhưng bản thân sự thờ phượng cũng là phước lành lớn lao mà Đức Chúa Trời ban cho.
- Khi dâng tế lễ (thờ phượng), thì sẽ được thạnh vượng cả phần xác lẫn phần linh hồn. Bởi việc dâng một ngàn con sinh làm của lễ thiêu, Salômôn đã được nhận lãnh sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời và trở thành vị vua khôn ngoan nhất lúc bấy giờ và đất nước được cường thạnh trong sự chúc phước của Đức Chúa Trời.[23] Nhà của Ôbết Êđôm đã được nhận phước lành lớn lao nhờ hầu việc hòm bảng chứng (hòm giao ước), điều đó cũng cho thấy sự thật rằng các thánh đồ thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời trong đền thờ sẽ nhận được phước lành.[24]
- Khi dâng thờ phượng theo điều răn của Đức Chúa Trời, thì cũng được ban cho phước lành về sự khôn ngoan và thông sáng phần linh hồn. Đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng nếu giữ điều răn của loài người thì sự khôn ngoan và thông sáng sẽ bị giấu.[25] Điều răn của loài người nghĩa là sự thờ phượng sai lầm không có trong Kinh Thánh như thờ phượng Chủ nhật hoặc lễ giáng sinh. Nếu giữ thờ phượng sai lầm không có trong Kinh Thánh, tức làm theo điều răn của loài người, thì tuyệt đối không thể đi vào Nước Thiên Đàng. Chỉ khi giữ lễ trọng thể và thờ phượng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời thì mới được mặc lấy huyết báu của Đấng Christ và được ban cho sự khôn ngoan thông sáng, có thể hiểu biết sự mầu nhiệm và công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời.[26]
- Ý nghĩa và phước lành chứa đựng trong lễ thờ phượng lễ trọng thể lại càng đặc biệt hơn. Trong mỗi ngày lễ của 3 kỳ 7 lễ trọng thể đều chứa đựng những phước lành mà Đức Chúa Trời đã hứa ban. Vì vậy, khi giữ lễ thờ phượng lễ trọng thể thì được nhận tất thảy các phước lành khác nhau của Đức Chúa Trời. Thờ phượng lễ trọng thể là con đường để có thể nhận lãnh vô số các phước lành như sự tha tội và sự sống đời đời, phước lành được bảo vệ khỏi tai vạ, sự trông cậy về sự phục sinh, phước lành của Thánh Linh và lời hứa về sự thăng thiên. Trong lễ thờ phượng ngày Sabát là lễ trọng thể hàng tuần có chứa đựng lời hứa phước lành hầu cho được công nhận là người dân của Đức Chúa Trời và được đi vào sự nghỉ ngơi đời đời.
Ngày dâng thờ phượng
Dâng thờ phượng theo luật lệ vào lễ trọng thể hàng tuần và lễ trọng thể hàng năm mà Đức Chúa Trời đã định.[27]
Lễ trọng thể hàng tuần
- Ngày Sabát: Ngày Sabát là lễ trọng thể hàng tuần, là ngày kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo. Ngày Sabát theo Kinh Thánh là ngày thứ bảy, tức Thứ Bảy.
- Lễ thờ phượng Ngày Thứ Ba: Lễ thờ phượng Ngày Thứ Ba chứa đựng phước lành của sự tinh sạch được cử hành vào buổi tối ngày thứ ba, tức Thứ Ba.[28]
Lễ trọng thể hàng năm
Lễ trọng thể phải giữ hàng năm bao gồm Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh (Lễ Trái Đầu Mùa), Lễ Ngũ Tuần (Lễ Bảy Tuần Lễ), Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm. 7 lễ trọng thể được giữ trong 3 kỳ có chứa đựng phước lành và ý nghĩa mang tính tiên tri riêng.
Lễ thờ phượng đặc biệt
Thờ phượng đặc biệt là thờ phượng dâng lên khi có mục đích đặc biệt. Có thể dâng thờ phượng kỷ niệm tại Hội Thánh, hoặc tiến hành lễ thờ phượng khu vực hoặc lễ thờ phượng thăm viếng tại gia đình.
Hình thức thờ phượng
Mặc dù trong Kinh Thánh không có ghi chép về nghi thức thờ phượng được tiêu chuẩn hóa, nhưng chúng ta có thể biết được một cách đại lược về hình thức thờ phượng của Hội Thánh sơ khai thông qua công việc của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ. Vào đương thời Hội Thánh sơ khai, việc dâng thờ phượng được cử hành ở nhiều nơi khác nhau, từ nhà của các thánh đồ cho đến không gian ngoài trời, đôi khi thì dâng thờ phượng trong nhà hội, nơi nhóm họp của nhiều người Giuđa.
- Giảng đạo: Đức Chúa Jêsus cho thấy tấm gương giảng đạo trong nhà hội vào ngày Sabát.[29][30] Các sứ đồ cũng dâng thờ phượng và giảng đạo trong nhà hội.[31]
- Cầu nguyện: Thờ phượng cũng chính là thời gian cầu nguyện. Kinh Thánh ghi chép rằng Phaolô và Sila tìm một nơi để cầu nguyện trong khi họ đang tìm một không gian để thờ phượng ngày Sabát.[32]
- Tán dương: Tán dương cũng được tiến hành trong khi thờ phượng. Sứ đồ Phaolô đã dạy dỗ rằng khi nhóm lại thì các thánh đồ hãy tiến hành những việc như tán dương và dạy dỗ lời một cách có trật tự.[33]
- Nghi thức lễ trọng thể: Thờ phượng lễ trọng thể được tiến hành với nghi thức đặc biệt tùy theo ý nghĩa của lễ trọng thể đó. Trong Kinh Thánh có ghi chép về việc cử hành nghi thức tiệc thánh vào Lễ Vượt Qua và bẻ bánh vào Lễ Phục Sinh.[34][35]
Xem thêm
Chú thích
- ↑ “Sáng Thế Ký 4:1–5”.
Ađam ăn ở với Êva, là vợ mình; người thọ thai sanh Cain... Êva lại sanh em Cain, là Abên; Abên làm nghề chăn chiên, còn Cain thì nghề làm ruộng... Cain dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giêhôva. Abên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giêhôva đoái xem Abên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Cain và cũng chẳng nhận lễ vật của người...
- ↑ “Sáng Thế Ký 8:20–21”.
Nôê lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ. Đức Giêhôva hưởng lấy mùi thơm và nghĩ thầm rằng: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa…
- ↑ “Sáng Thế Ký 12:7”.
Đức Giêhôva hiện ra cùng Ápram [tên cũ của Ápraham] mà phán rằng: Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy! Rồi tại đó Ápram lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva, là Đấng đã hiện đến cùng người.
- ↑ “Sáng Thế Ký 15:9”.
Đức Giêhôva đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bò câu con.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 29:41-42”.
Về con chiên thứ nhì hãy dâng vào buổi chiều tối với một của lễ và một lễ quán y như lễ sớm mai; ấy là một của lễ thiêu, có mùi thơm dâng cho Ðức Giêhôva. Ấy là một của lễ thiêu mà các ngươi phải dâng luôn luôn, trải qua các đời, tại cửa hội mạc trước mặt Đức Giêhôva…
- ↑ “Dân Số Ký 15:5-6”.
Về mỗi con chiên con, ngươi phải dâng một lễ quán bằng một phần tư hin rượu với của lễ thiêu hay là với của lễ khác. Nhược bằng về một con chiên đực, thì ngươi phải dùng một của lễ chay bằng hai phần mười êpha bột lọc nhồi với một phần ba hin dầu.
- ↑ “Hêbơrơ 10:1”.
Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Ðức Chúa Trời trở nên trọn lành được.
- ↑ “Hêbơrơ 7:27”.
không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân; Ngài [Đức Chúa Jêsus] làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ.
- ↑ “Rôma 5:6–11”.
Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội... Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!...
- ↑ “Hêbơrơ 10:8–18”.
… Chúa chẳng nhậm những tế lễ... là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được... Đấng Christ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời... thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa.
- ↑ 11,0 11,1 “Êsai 59:1–2”.
Nầy, tay Đức Giêhôva chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm cách xa mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.
- ↑ “Lêvi Ký 4:13–20”.
Nếu cả hội chúng Ysơraên vì lầm lỡ phạm một trong các điều răn của Ðức Giêhôva, và làm điều không nên làm, mà vốn không tự biết, và vì cớ đó phải mắc tội; nếu tội phạm ấy vừa mới lộ ra, thì hội chúng phải dâng một con bò tơ đặng làm của lễ chuộc tội... thầy tế lễ sẽ chuộc tội cho hội chúng và tội hội chúng sẽ được tha.
- ↑ “Lêvi Ký 5:18–19”.
Người vì sự lỗi mình phải dẫn đến thầy tế lễ một con chiên đực, không tì vít chi bắt trong bầy, tùy theo ý ngươi đánh giá; rồi thầy tế lễ sẽ làm lễ chuộc lỗi cho người đã lầm lỡ phạm tội và không tự biết, thì lỗi người sẽ được tha. Ấy là của lễ chuộc sự mắc lỗi: người hẳn phải mắc lỗi cùng Đức Giêhôva vậy.
- ↑ “I Côrinhtô 5:7”.
Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi.
- ↑ “Êphêsô 2:12-19”.
. trong thuở đó, anh em không có Đấng Christ, bị ngoại quyền công dân trong Ysơraên, chẳng dự vào giao ước của lời hứa, ở thế gian không có sự trông cậy và không có Đức Chúa Trời. Nhưng trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi... bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ... và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt... mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời... được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh. Dường ấy, anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời.
- ↑ “Thi Thiên 50:4–5”.
Ngài kêu các từng trời trên cao, Và đất ở dưới đặng đoán xét dân sự Ngài: Hãy nhóm lại cùng ta các người thánh ta, Là những người đã dùng của tế lễ lập giao ước cùng ta.
- ↑ “I Côrinhtô 8:5”.
Thật người ta xưng có các thần khác, hoặc ở trên trời, hoặc ở dưới đất, (bởi đó họ thờ nhiều thần nhiều Chúa).
- ↑ “Giêrêmi 10:11”.
Các ngươi khá nói cùng họ rằng: Những thần nầy không làm nên các từng trời, cũng không làm nên đất, thì sẽ bị diệt đi khỏi trên đất và khỏi dưới các từng trời.
- ↑ “Lêvi Ký 26:12”.
Ta sẽ đi giữa các ngươi, và các ngươi sẽ làm dân ta.
- ↑ “Giăng 4:23”.
Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
- ↑ “Lêvi Ký 4:13–20”.
Nếu cả hội chúng Ysơraên vì lầm lỡ phạm một trong các điều răn của Ðức Giêhôva, và làm điều không nên làm, mà vốn không tự biết, và vì cớ đó phải mắc tội; nếu tội phạm ấy vừa mới lộ ra, thì hội chúng phải dâng một con bò tơ đặng làm của lễ chuộc tội... thầy tế lễ sẽ chuộc tội cho hội chúng và tội hội chúng sẽ được tha.
- ↑ “Lêvi Ký 5:18–19”.
Người vì sự lỗi mình phải dẫn đến thầy tế lễ một con chiên đực, không tì vít chi bắt trong bầy, tùy theo ý ngươi đánh giá; rồi thầy tế lễ sẽ làm lễ chuộc lỗi cho người đã lầm lỡ phạm tội và không tự biết, thì lỗi người sẽ được tha. Ấy là của lễ chuộc sự mắc lỗi: người hẳn phải mắc lỗi cùng Đức Giêhôva vậy.
- ↑ “I Các Vua 3:4–14”.
Vua đi đến Gabaôn đặng dâng của lễ tại đó, vì nơi cao ấy là trọng nhứt; trên bàn thờ đó Salômôn dâng một ngàn con sinh làm của lễ thiêu... nầy, ta [Đức Chúa Trời] đã làm theo lời cầu xin của ngươi, ban cho ngươi tấm lòng khôn ngoan thông sáng đến đỗi trước ngươi chẳng có ai bằng, và sau ngươi cũng sẽ chẳng có ai ngang. Vả lại, ta cũng đã ban cho ngươi những điều ngươi không xin, tức là sự giàu có và sự vinh hiển, đến đỗi trọn đời ngươi, trong vòng các vua, sẽ chẳng có ai giống như ngươi. Lại nếu ngươi đi trong đường lối ta, như Ðavít, cha ngươi, đã đi, thì ta sẽ khiến cho ngươi được sống lâu ngày thêm.
- ↑ “II Samuên 6:9-11”.
Trong ngày đó, Đavít sợ Đức Giêhôva và nói rằng: Hòm của Đức Giêhôva sẽ thế nào vào nhà ta được? Vậy Ðavít không muốn để hòm của Ðức Giêhôva đến nhà mình tại trong thành Ðavít; bèn biểu dẫn vào trong nhà Ôbết Êđôm, là người Gát. Như vậy, hòm của Ðức Giêhôva ở ba tháng trong nhà Ôbết Êđôm, người Gát; Ðức Giêhôva ban phước cho Ôbết Êđôm và cả nhà người.
- ↑ “Êsai 29:13-14”.
Chúa có phán rằng: Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho; Vì cớ đó, ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân nầy, sự lạ rất là lạ, đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu.
- ↑ “Êphêsô 1:7-9”.
Ấy là trong Ðấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài, mà Ngài đã rải ra đầy dẫy trên chúng ta cùng với mọi thứ khôn ngoan thông sáng, khiến chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã tự lập thành trước trong lòng nhân từ Ngài - để làm sự định trước đó trong khi kỳ mãn - hội hiệp muôn vật lại trong Ðấng Christ…
- ↑ “Lêvi Ký 23:1-44”.
Đức Giêhôva lại phán cùng Môise rằng: Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Nầy là những ngày lễ của Đức Giêhôva các ngươi hãy rao truyền ra là các hội thánh. Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày sabát, một ngày nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là lễ sabát của Đức Giêhôva trong những nơi các ngươi ở. Nầy là những lễ của Đức Giêhôva, tức những sự nhóm hiệp thánh, các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhứt định. Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva...
- ↑ “Dân Số Ký 19:1–22”.
Ai đụng đến một xác chết của người nào sẽ bị ô uế trong bảy ngày. Ngày thứ ba và ngày thứ bảy, người ấy phải dùng nước nầy làm cho mình được sạch, thì sẽ được sạch; còn nếu ngày thứ ba và ngày thứ bảy không làm cho mình được sạch, thì người vẫn không tinh sạch... Ngày thứ ba và ngày thứ bảy, người tinh sạch phải rảy nước đó trên người bị ô uế, và ngày thứ bảy người tinh sạch sẽ làm cho người được sạch. Người đương được sạch phải giặt áo xống mình, tắm mình trong nước, và đến chiều tối mới được tinh sạch...
- ↑ “Mác 1:21”.
Kế đó, đi đến thành Cabênaum; nhằm ngày Sabát, tức thì Đức Chúa Jêsus vào nhà hội, khởi dạy dỗ tại đó.
- ↑ “Luca 4:16”.
Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 13:13-44”.
Phaolô với đồng bạn mình... cứ đi đường đến thành Antiốt xứ Bisiđi; rồi nhằm ngày Sabát, vào trong nhà hội mà ngồi. Vừa đọc sách luật và sách các tiên tri xong, các chủ nhà hội sai sứ nói cùng hai người rằng: Hỡi anh em, nếu có mấy lời khuyên bảo dân chúng, hãy giảng đi. Phaolô bèn đứng dậy, lấy tay làm hiệu, rồi nói rằng: Hỡi người Ysơraên và các người kính sợ Đức Chúa Trời, hãy nghe... Khi hai người bước ra, chúng xin đến ngày Sabát sau cũng giảng luận các lời đó...
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13”.
Đến ngày Sabát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những đàn bà đã nhóm lại.
- ↑ “I Côrinhtô 14:26-40”.
Hỡi Anh em, nên nói thể nào? Khi Anh em nhóm lại với nhau, trong anh em, ai có bài ca, hoặc bài giảng dạy, hoặc lời tỏ sự kín nhiệm, hoặc nói tiếng lạ, hoặc giải tiếng lạ chăng? Hãy làm hết thảy cho được gây dựng. Ví bằng có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là cùng; mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông giải... Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự.
- ↑ “I Côrinhtô 11:23-26”.
Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7”.
Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phaolô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm.