Môise

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 07:56, ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Môise
(Guido Reni, (Môise cầm bảng đá Mười Điều Răn), 1624

Môise (Moses, tiếng Hêbơrơ: משֶׁה)[1] là người chỉ đạo đã dẫn dắt dân Ysơraên đang sống trong sự áp bức của tầng lớp thống trị ở xứ Êdíptô (Ai Cập), hầu cho họ đi đến vùng đất Canaan, là xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa. Môise là con trai được sanh ra bởi Amram và Giôkêbết thuộc chi phái Lêvi, và lớn lên với tư cách là con nuôi của công chúa Êdíptô. Ông đã từ bỏ cuộc sống an lạc với tư cách là hoàng tử của xứ Êdíptô và cùng chịu hoạn nạn với những người đồng tộc mình.[2] Ông là người ghi chép Ngũ Kinh Môise, và là đấng tiên tri tiêu biểu trong thời đại Cựu Ước. Môise được nhận sự kêu gọi vào năm 80 tuổi và trực tiếp nhận lãnh Mười Điều Răn từ Đức Chúa Trời trong khi dẫn dắt hành trình xuất Êdíptôcuộc sống trong đồng vắng với tư cách là nhà lãnh đạo của dân tộc Ysơraên trong suốt 40 năm. Công việc của Môise được bày tỏ trong Kinh Thánh Cựu Ước là lời tiên tri về công việc của Đức Chúa Jêsus Christ.

Bối cảnh lịch sử

Để tránh cơn đói kém, Giacốp đương sinh sống tại xứ Canaan đã di cư đến vùng đất Gôsen thuộc xứ Êdíptô theo lời mời của Giôsép, người đã trở thành quan cai trị của xứ Êdíptô. Khi ấy, số người trong gia đình của Giacốp di cư xuống Êdíptô là 70 người. Con cháu Ysơraên được thịnh vượng và trở nên hùng mạnh ở vùng đất Gôsen vốn được biết đến là mảnh đất màu mỡ nhất trong xứ Êdíptô.[3] Mười hai con trai của Giacốp đã trở thành gốc rễ của mười hai chi phái Ysơraên. Thế nhưng, khi vị vua mới không quen biết Giôsép là quan cai trị đời trước của xứ Êdíptô lên ngôi thì tình huống đã trở nên đổi khác. Pharaôn (Pharaoh), vua Êdíptô nhận thấy mối đe dọa về chính trị khi dân số Ysơraên ngày càng đông nhiều thêm. Vì vậy, Pharaôn đã cố gắng làm suy yếu thế lực của dân Ysơraên bởi việc bắt họ làm nô lệ và ra lệnh cho họ xây dựng thành Phithom và Ramse để làm kho tàng cho vua. Người dân Ysơraên cứ lặp đi lặp lại cuộc sống nô dịch khó nhọc mỗi ngày như nhồi đất, nung gạch, công việc đồng áng v.v... Thế nhưng, càng bị ngược đãi thì dân số họ ngày càng tăng thêm khiến Pharaôn và người Êdíptô càng chìm trong sự lo lắng.[4] Cuối cùng, Pharaôn đã ra lệnh giết hết thảy các con trai mới sinh của người Hêbơrơ.[5][6]

Cuộc đời và sự kiện chính

Xuất thân và cuộc sống trong hoàng cung

Paul Véronèse, <Môise được cứu khỏi nước>, 1570-1580

Sau khi Pharaôn truyền lịnh trong cả xứ Êdíptô thì Giôkêbết, vợ của Amram thuộc chi phái Lêvi đã sanh một con trai. Giôkêbết đã giấu con trai mình và nuôi nấng trong ba tháng. Nhưng khi đứa trẻ càng lớn thì khó mà giấu lâu hơn được nữa. Nàng bèn để đứa trẻ vào trong cái rương mây có trét chai và nhựa thông, rồi thả trong đám sậy bên mé sông Nin. Đúng lúc công chúa của Pharaôn đến nơi ấy tắm thì phát hiện ra cái rương mây. Công chúa biết rằng đứa trẻ đó là người Hêbơrơ, nhưng lại động lòng thương xót nên đã quyết định nuôi đứa trẻ. Miriam - chị của Môise dõi theo sự này, đã đề cử Giôkêbết mẹ mình làm nhũ mẫu đặng cho đứa trẻ bú. Công chúa đã trả tiền công cho Giôkêbết để nuôi nấng đứa trẻ. Công chúa đã đưa đứa trẻ về cung điện và nhận làm con nuôi, đặt tên cho đứa trẻ là Môise, có nghĩa là “được cứu khỏi nước”.[7] Theo lời giảng của Êtiên trước tòa công luận, Môise đã sinh sống trong cung điện cho đến khi 40 tuổi, ông thông thạo hết cả mọi học thuật của Êdíptô và có tri thức vượt trội.[8]

Cuộc sống chăn chiên

  • Trốn đến Mađian

Khi được 40 tuổi, Môise định lòng coi sóc dân tộc mình.[9] Một ngày nọ, Môise đi đến nơi làm việc của những người Hêbơrơ là dân tộc mình, thấy một người Êdíptô đánh một người Hêbơrơ thì nổi giận, bèn giết người Êdíptô đi. Môise vùi thi thể người Êdíptô vào trong cát. Ngày hôm sau khi đi ra ngoài, Môise lại trông thấy cảnh hai người Hêbơrơ đang đánh nhau. Trong khi can ngăn cuộc cãi vã của họ, Môise biết việc mình gây ra đã bị lộ. Khi Pharaôn tìm giết Môise vì việc đó, Môise bèn lánh khỏi mặt Pharaôn và trốn đến xứ Mađian.

Môise đã giúp đỡ bảy con gái của Giêtrô (hay còn gọi là Rêuên[10]) - thầy tế lễ xứ Mađian, lúc ấy đang bị làm khó dễ bên giếng nước, nhờ đó ông được trú ngụ trong nhà của Giêtrô. Tại xứ ấy, Môise kết hôn với Sêphôra, con gái của Giêtrô[11] và sanh được hai con trai. Ông đã sống như một người chăn chiên trong suốt 40 năm.

  • Nhận lãnh sứ mệnh giải cứu dân tộc mình
Người dân Ysơraên sinh hoạt nô lệ trong xứ Êdíptô

Thời gian trôi qua, tại xứ Êdíptô đã có một vua mới lên ngôi, thế nhưng người dân Ysơraên vẫn bị trói buộc bởi công việc nô dịch khổ sở. Đức Chúa Trời đã nghe tiếng than khóc và rên siết của họ. Ngài nhớ đến giao ước đã lập với Ápraham, YsácGiacốp nên đã đoái xem tình cảnh của dân sự.[12]

Một ngày kia, khi Môise đang chăn dẫn bầy chiên và đi đến núi của Đức Chúa Trời, tức là núi Hôrếp (núi Sinai),[13] thì phát hiện một bụi gai đang cháy nhưng lại không hề tàn. Khi định tiến lại gần hơn thì Đức Chúa Trời phán với Môise rằng “Chớ lại gần chốn này. Hãy cởi giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đương đứng là đất thánh”. Đức Chúa Trời phán với Môise đang sợ hãi về kế hoạch giải cứu dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô và dẫn dắt họ đến xứ Canaan đượm sữa và mật. Ngài giao phó công việc ấy cho Môise và phán rằng hãy giải cứu dân tộc Ysơraên.[14]

Môise đã nghĩ rằng mình không phải là người xứng đáng đảm nhiệm sứ mệnh quan trọng ấy. Song, Đức Chúa Trời đã cổ vũ cho ông và phán rằng Ngài sẽ luôn ở cùng.[15] Môise bèn cầu xin Đức Chúa Trời cho thấy chứng cớ để dân sự sẽ tin lời mình nói. Đức Chúa Trời đã cho thấy phép lạ với cây gậy của Môise trong khoảnh khắc biến thành con rắn và bệnh phung nổi trên tay Môise.[16] Dù trông thấy quyền năng của Đức Chúa Trời ngay trước mắt mình, nhưng Môise lại do dự và một lần nữa viện cớ rằng mình không có khiếu ăn nói.[17] Vì thế, Đức Chúa Trời đã khiến cho Môise thức tỉnh bởi sự thật rằng Ngài là Đấng Sáng Tạo, là Đấng tạo ra miệng của loài người và phán rằng “Ta sẽ giúp đỡ ngươi”. Khi Môise một lần nữa cầu xin Đức Chúa Trời hãy giao phó sứ mệnh ấy cho người khác có năng lực hơn, Đức Chúa Trời bèn nổi giận mà phán rằng “Arôn - anh ngươi sẽ truyền lời cho dân sự thay ngươi”. Phải đến khi ấy, Môise mới tiếp nhận sứ mệnh. Sau khi từ biệt Giêtrô, ông gia mình, Môise dẫn theo gia đình hướng đến xứ Êdíptô. Lúc này Môise đã được 80 tuổi.[18]

Xuất Êdíptô và cuộc sống trong đồng vắng

Mười tai vạ và quyền năng của Lễ Vượt Qua

Lawrence Alma Tadema, <Con đầu lòng của Pharaôn bị chết>, 1872

Môise và Arôn đi đến Pharaôn - vua Êdíptô và rao truyền ý muốn của Đức Chúa Trời rằng "Hãy thả cho dân Ysơraên đi”. Song, Pharaôn chẳng chịu nghe, ngược lại càng tăng thêm khổ dịch và ngược đãi dân Ysơraên hơn. Đức Chúa Trời đã giáng xuống mười tai vạ hầu cho người Êdíptô và người dân Ysơraên thấy được quyền năng của Ngài.[19]

Mười tai vạ đã giáng xuống xứ Êdíptô như sau.
① Tai vạ thứ nhất: Nước hóa thành huyết
② Tai vạ thứ nhì: Ếch nhái
③ Tai vạ thứ ba: Muỗi
④ Tai vạ thứ tư: Ruồi mòng
⑤ Tai vạ thứ năm: Dịch lệ
⑥ Tai vạ thứ sáu: Ghẻ chốc
⑦ Tai vạ thứ bảy: Mưa đá
⑧ Tai vạ thứ tám: Cào cào
⑨ Tai vạ thứ chín: Sự tối tăm
⑩ Tai vạ thứ mười: Tai ương hủy diệt con đầu lòng

Chín tai vạ đã giáng xuống theo lời cảnh báo của Môise và Arôn, nhưng Pharaôn vẫn không để cho dân Ysơraên đi. Cuối cùng, Đức Chúa Trời đã giáng tai vạ thứ mười là hủy diệt mọi con đầu lòng của xứ Êdíptô. Môise và Arôn đã được cho biết phương pháp thoát khỏi tai vạ thứ mười để bảo toàn mạng sống của người dân Ysơraên. Phương pháp thoát khỏi tai vạ cuối cùng chính là giữ Lễ Vượt Qua.

Vào đêm người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua, trong khắp xứ Êdíptô, từ con trưởng của Pharaôn cho đến con cả của người bị tù và hết thảy con đầu lòng của súc vật đều bị chết. Có tiếng kêu la than khóc trong cả xứ Êdíptô. Song, người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua theo lời phán của Đức Chúa Trời thì được thoát khỏi tai vạ. Phải đến khi ấy, Pharaôn mới chịu thả cho người dân Ysơraên đi.[20]

Đức Chúa Trời phán dặn người dân Ysơraên đã được cứu khỏi tai vạ rằng trải các đời phải giữ Lễ Vượt Qua như một luật lệ đời đời.


... ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva. Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.

- Xuất Êdíptô Ký 12:11-14

Kỳ tích Biển Đỏ

Môise cầm cây gậy trước Biển Đỏ
Người dân Ysơraên đi ngang qua Biển Đỏ được phân rẽ

Sau khi xuất Êdíptô bởi quyền năng của Lễ Vượt Qua, dân Ysơraên đã đi đến trước Biển Đỏ và đóng trại ở đó.[21] Khi ấy, Pharaôn lại thay đổi tấm lòng nên đã chỉ đạo 600 xe thượng hạng và hết thảy binh xa để đuổi theo dân Ysơraên. Dân Ysơraên hãi hùng bèn kêu van lên Đức Chúa Trời, họ oán trách Môise rằng “thà rằng phục dịch người Êdíptô còn hơn phải chết nơi đồng vắng”.[22] Môise trấn an dân sự và nói rằng “Đức Chúa Trời sẽ chiến cự vì dân sự, còn các ngươi cứ yên lặng”.

Môise giơ gậy ra trên biển theo lời phán của Đức Chúa Trời.[23] Tức thì nước phân rẽ ra, và biển bày ra vùng đất khô. Đức Chúa Trời dẫn trận gió đông thổi mạnh trọn cả đêm, khiến nước biển phân rẽ ra.[24] Nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả, còn dân Ysơraên đi ngang qua biển suốt đêm. Đạo quân Êdíptô đuổi theo phía sau dân Ysơraên xuống giữa biển. Đức Chúa Trời khiến họ bị rối loạn, tháo bánh xe của chiến xa khiến dẫn dắt cực nhọc.[25]

Lối sáng mai, Môise lại giơ tay ra trên biển theo lời phán của Đức Chúa Trời, nước biển bèn trở lại, nhấn chìm hết thảy quân đội Êdíptô. Dân Ysơraên đã lên đến bờ bên kia một cách bình an vô sự. Phải đến khi chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời, dân sự mới kính sợ Đức Chúa Trời và tin Môise.[26]

  • Kỳ tích phân rẽ Biển Đỏ (Một cảnh trong phim <Mười Điều Răn>)

Trận chiến với Amaléc

Môise giơ tay lên thì dân Ysơraên được thắng trong trận chiến với dân Amaléc. John Everett Millais, <Đức Chúa Trời thắng lợi>, 1871.

Khi dân Ysơraên đi qua đồng vắng Sin và ở tại Rêphiđim,[27] dân Amaléc đã khiêu chiến cùng dân Ysơraên. Môise để cho Giôsuê dẫn dắt đạo quân ra chiến đấu với dân Amaléc, còn mình đi lên đầu nổng cùng với Arôn và Hurơ. Hễ khi Môise giơ tay lên thì dân Ysơraên thắng hơn, nhưng khi người xụi tay xuống thì dân Amaléc lại thắng hơn. Khi Môise mỏi, Arôn và Hurơ ở hai bên đỡ tay người lên, tay người chẳng hề hạ xuống cho đến khi mặt trời lặn. Cuối cùng, đạo quân của Giôsuê đã thắng lợi trong trận chiến.

Sau khi kết thúc trận chiến, Môise lập một bàn thờ và dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời. Người đặt tên chốn này là “Giêhôva Nissi”, có nghĩa là “Giêhôva cờ xí của tôi”.[28]

Nhận lãnh Mười Điều Răn lần thứ nhất

Đức Chúa Trời đã giáng lâm trên núi Sinai và tuyên bố Mười Điều Răn khi dân sự nhóm hiệp tại đó.[29] Dân sự lo sợ rằng mình sẽ chết nếu nghe thấy giọng tiếng của Đức Chúa Trời, nên họ đã nài xin Môise truyền đạt thay lời của Đức Chúa Trời.[30] Môise là nhân vật duy nhất đối thoại trực diện với Đức Chúa Trời.[31] Dân sự thì nghe giọng tiếng của Đức Chúa Trời như là tiếng sấm, nhưng Môise thì nghe được trực tiếp giọng tiếng ấy.[30] Đức Chúa Trời cho dân sự trở về trại và kêu gọi riêng Môise để dạy dỗ hết thảy mọi luật lệ và phép đạo bao gồm 3 kỳ 7 lễ trọng thể.[32] Khi Môise truyền lời của Đức Chúa Trời cho dân sự, họ đã đồng thanh đáp rằng sẽ vâng theo lời Đức Chúa Trời đã phán dặn.[33]

Đức Chúa Trời đã gọi Môise lên núi Sinai để ban cho bảng đá mà Ngài trực tiếp ghi chép luật pháp và điều răn trên đó.[34] Từ hôm ấy, Môise đi lên núi Sinai và ở đó trong suốt 40 ngày không ăn bánh cũng không uống nước.[35][36] Đức Chúa Trời phán lệnh cho Môise dựng nên nơi thánh (đền tạm), nơi mà Ngài sẽ ngự cùng với dân sự. Ngài giải thích và cho thấy chi tiết về cấu tạo, kích thước, hình dạng, nguyên vật liệu v.v... của nơi thánh, và phán rằng hãy làm theo như vậy.[37] Hơn nữa, Đức Chúa Trời phán rằng phải đặt hai bảng đá của sự giao ước, tức là bảng đá Mười Điều Răn vào hòm giao ước và bảo quản trong nơi chí thánh. Ngài cũng phán rằng sẽ gặp gỡ Môise giữa hai chêrubim (thiên sứ) phía trên hòm giao ước và cho biết mọi công việc Ngài phán lệnh cho con cháu Ysơraên.[38] Sau khi phán mọi lời ấy, Đức Chúa Trời ban cho Môise bảng đá chứng cớ (Mười Điều Răn) mà đích thân Ngài đã viết.[39]

  • Môise nhận lấy Mười Điều Răn trên núi Sinai (một cảnh trong phim <Mười Điều Răn>)

Sự kiện thờ lạy hình tượng con bò vàng

Người dân Ysơraên thờ lạy hình tượng con bò vàng
Daniele da Volterra, <Môise trên núi Sinai>, 1545-1555

Khi Môise ở trên núi 40 ngày chưa xuống, dân sự tìm đến Arôn mà yêu cầu rằng hãy làm các thần đi trước để dẫn dắt họ, vì không biết có sự gì đã xảy đến cho Môise rồi. Arôn nấu chảy vòng tai bằng vàng mà dân sự đem lại và làm thành một bò con đúc. Dân chúng gọi con bò vàng ấy là các thần đã dẫn họ ra khỏi xứ Êdíptô. Họ lập một bàn thờ trước mặt nó, rồi dâng tế lễ, ngồi ăn uống và vui chơi. Họ còn tự ý tuyên bố rằng “Sáng mai sẽ có lễ tôn trọng Đức Giêhôva”.[40]

Khi ấy, Đức Chúa Trời nổi thạnh nộ mà phán với Môise rằng “Vì dân sự đã bại hoại và thờ lạy hình tượng, nên Ta sẽ diệt hết thảy chúng nó”. Môise cầu xin Đức Chúa Trời thay đổi ý định. Đức Chúa Trời thấy sự khẩn thiết của Môise bèn không giáng tai vạ nữa.[41]

Khi xuống khỏi núi Sinai, Môise đã trông thấy cảnh dân sự đang thờ lạy hình tượng con bò vàng. Môise nổi giận bèn liệng hai bảng đá đang cầm trên tay mình và làm bể ra nơi chân núi. Môise phân loại ra những người đứng về phía Đức Chúa Trời và những kẻ không như vậy, khiến họ đứng riêng ra. Những người thuộc chi phái Lêvi đều đứng về phía Đức Chúa Trời. Môise khiến chi phái Lêvi tiêu diệt những kẻ thờ lạy hình tượng con bò vàng. Trong dân sự có chừng 3.000 người bị chết vào ngày đó.[42]

Nhận lãnh Mười Điều Răn lần thứ hai

Môise đến cùng Đức Chúa Trời để ăn năn và cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi cho dân sự. Ông đã cầu xin rằng nếu Đức Chúa Trời không tha tội cho dân sự thì hãy xóa tên mình khỏi sách (sự sống) mà Đức Chúa Trời đã chép. Đức Chúa Trời phán rằng “Kẻ nào phạm tội cùng ta, ta sẽ xóa nó khỏi sách ta”.[43]

Đức Chúa Trời phán cùng Môise rằng hãy cất đồ trang sức của dân sự đi,[44] rồi đục hai bảng đá như hai bảng trước và lên núi Sinai.[45] Khi Môise làm theo y như lời ấy thì Đức Chúa Trời giáng lâm trên núi Sinai. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ lập giao ước cùng dân sự, và phán rằng “Chớ sấp mình xuống trước mặt thần nào khác, chớ đúc thần tượng, hãy giữ ngày thứ bảy Sabát, hãy giữ Lễ Bánh Không Men, Lễ Bảy Tuần LễLễ Mùa Màng hàng năm”.[46] Môise ở đó cùng Đức Chúa Trời trong 40 ngày đêm không ăn bánh cũng không uống nước. Đức Chúa Trời đã ghi chép trên hai bảng đá ấy lời giao ước tức Mười Điều Răn mà trước kia Ngài đã chép trên hai bảng đá lần thứ nhất.[47] Môise nhận lãnh Mười Điều Răn lần thứ hai rồi trở xuống núi vào ngày 10 tháng 7 thánh lịch. Ngày này trở thành khởi nguyên của Đại Lễ Chuộc Tội.

Sự phản loạn của phe đảng Côrê

Sự diệt vong của phe đảng Côrê, kẻ phản nghịch với Môise và Arôn

Côrê thuộc chi phái Lêvi, cùng Đathan, Abiram, Ôn thuộc chi phái Rubên tham muốn chức thầy tế lễ nên đã lập đảng cùng với 250 quan trưởng mà phản nghịch lại Môise và Arôn. Môise đã quở trách hành vi vượt quá phận sự của họ, nhưng cũng không có tác dụng.

Khi phe đảng Côrê nhóm cả dân sự lại nhằm đối nghịch với Môise và Arôn, thì vinh quang của Đức Chúa Trời hiện ra. Đức Chúa Trời phán với Môise và Arôn rằng Ngài sẽ tiêu diệt phe đảng trong khoảnh khắc và biểu họ hãy dang ra khỏi trại của phe đảng Côrê. Khi dân sự dang ra khỏi thì đất nứt ra nuốt Côrê và phe đảng của hắn cùng hết thảy gia quyến, kể cả người và mọi vật thuộc về họ. Còn 250 quan trưởng thì bị tiêu diệt bởi ngọn lửa ra từ Đức Chúa Trời.

Ngày hôm sau, dân Ysơraên kéo đến và lằm bằm cùng Môise và Arôn rằng hai người đã làm chết dân sự. Khi ấy, Đức Chúa Trời nổi thạnh nộ nên đã giáng dịch bệnh cho dân sự. 14.700 người đã chết bởi cớ tai vạ này.[48]

Lỗi lầm của Môise

Nicolas Poussin, <Môise đập hòn đá>, 1649

Khi dân Ysơraên ở tại Cađe, nơi ấy lại không có nước uống, dân sự bèn kéo đến cùng Môise và Arôn mà dấy loạn rằng “Sao người dẫn chúng tôi đến chỗ độc này để chúng tôi phải chết?”. Đức Chúa Trời phán với Môise và Arôn rằng “Hãy cầm lấy cây gậy và truyền nhóm cả hội chúng, rồi hãy nói cùng hòn đá và khiến nước chảy ra”.

Môise và Arôn nhóm dân sự đến trước hòn đá, và nói rằng “Hỡi dân phản nghịch! Hãy nghe, chúng ta (Môise và Arôn) há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?”, rồi dùng gậy đập hai lần vào hòn đá. Nước chảy tràn ra nhiều từ hòn đá, hội chúng và súc vật đều uống. Môise và Arôn đã coi năng lực của Đức Chúa Trời như là việc mà bản thân mình làm ra, bởi cớ đó mà hai người đã phải nghe lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Hai ngươi sẽ không được đặt chân vào xứ Canaan”. Rốt cuộc, Môise và Arôn đã không được vào xứ Canaan.[49]

Sự kiện con rắn lửa và con rắn bằng đồng

Đức Chúa Trời phán lệnh cho Môise làm con rắn bằng đồng rồi treo nó lên một cây sào, hễ ai nhìn con rắn đồng thì được sống.

Dân Ysơraên rời khỏi núi Hôrơ và ra đi. Họ đã không đi đường tắt mà phải đi vòng theo xứ Êđôm để vào được xứ Canaan. Khi ấy, dân sự ngã lòng lại một lần nữa và oán trách Đức Chúa Trời và Môise.[50] Đức Chúa Trời nổi giận với lời lằm bằm và bất bình của dân sự. Lần này, Ngài khiến rắn lửa đến cắn dân sự nên nhiều người bắt đầu bị chết đi. Dân sự tìm đến Môise, thú nhận tội lỗi và nài xin Môise cầu khẩn lên Đức Chúa Trời để Ngài khiến rắn lìa xa khỏi họ. Khi Môise cầu khẩn cho dân sự, Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy làm một con rắn đồng, rồi treo nó lên cây sào, hễ người nào bị rắn cắn mà nhìn nó thì được sống.[51] Lúc này, điều khiến cho dân sự được sống là bởi lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Hễ ai nhìn nó (con rắn đồng) thì được sống” chứ không phải bởi con rắn đồng ấy. Thế nhưng về sau dân sự đã tôn kính con rắn đồng này.[52]

Bổ nhiệm Giôsuê làm người kế vị

Đức Chúa Trời kêu gọi Môise và phán rằng hãy đi lên núi Nêbô thuộc xứ Môáp đối ngang Giêricô mà nhìn xem xứ Canaan. Đức Chúa Trời phán về sự qua đời của Môise ở trên núi Nêbô mà không được đặt chân vào xứ Canaan,[53] cùng phán rằng hãy lập Giôsuê làm người kế vị.[54] Theo lời của Đức Chúa Trời, Môise đặt tay lên Giôsuê và lập làm người kế vị trước mặt cả dân sự.[55]

Bài giảng cuối cùng của Môise

Ngày 1 tháng 11 năm thứ 40 kể từ khi ra khỏi xứ Êdíptô, Môise và dân Ysơraên đã đến đồng bằng Môáp phía đông sông Giôđanh. Môise đã giảng đạo lần cuối cùng cho dân sự tại nơi này.[56] Môise hồi tưởng lại 40 năm cuộc sống đồng vắng đã qua. Ông nói rằng Đức Chúa Trời đã hầu cho người dân biết rằng người ta sống nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ngài, và khiến họ bước đi con đường đồng vắng rốt cuộc là để ban phước cho họ. Ông cũng dặn dò dân sự hãy kính sợ Đức Chúa Trời và vâng giữ các mạng lịnh của Ngài. Đồng thời, ông đã giải thích một cách chi tiết về luật lệ và phép đạo của Đức Chúa Trời mà họ phải gìn giữ trong suốt cuộc đời như Mười Điều Răn, lễ trọng thể, luật lệ một phần mười.

Môise lặp đi lặp lại rằng điều mà Đức Chúa Trời mong muốn là người dân phải hết lòng, hết ý hầu việc Đức Chúa Trời và gìn giữ mạng lịnh cùng luật lệ mà Đức Chúa Trời đã phán dặn vì phước lành của họ.


Vậy, hỡi Ysơraên, bây giờ Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giêhôva, Ðức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giêhôva, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, để ngươi được phước?

- Phục Truyền Luật Lệ Ký 10:12-13


Môise nói rằng nếu gìn giữ mạng lịnh của Đức Chúa Trời thì sẽ được nhận phước dầu đi đến bất cứ nơi nào.[57] Môise trao cho người Lêvi sách luật pháp mà mình đã chép, và biểu đặt sách ấy kế bên hòm giao ước để làm chứng cớ.[58]

Núi Nêbô, được biết đến là nơi Môise qua đời

Sự qua đời của Môise

Môise qua đời trên núi Nêbô và được chôn tại đó. Khi ấy, Môise được 120 tuổi. Cho đến khi chết, mắt người không làng, sức người không giảm. Môise là đấng tiên tri duy nhất đối thoại trực diện với Đức Chúa Trời, trong Ysơraên không có xuất hiện đấng tiên tri nào như người nữa. Dân Ysơraên buồn rầu về sự chết của Môise và khóc than trong suốt 30 ngày.[59]

Bảng tóm tắt cuộc đời của Môise

Cuộc đời (phân loại) Cảnh trong phim <Mười Điều Răn> Sự kiện chủ yếu Câu KinhThánh
Xuất thân và cuộc sống trong hoàng cung (40 năm) Nina Foch in The Ten Commandments trailer.jpg ・Pharaôn ra lệnh giết các bé trai người Hêbơrơ

・Được sinh ra bởi cha mẹ thuộc chi phái Lêvi

・Được phát hiện bởi công chúa của xứ Êdíptô ở sông Nin

・Bắt đầu cuộc sống trong cung điện với tư cách là con nuôi của công chúa Êdíptô

・Thành thạo mọi tri thức và lời nói của Êdíptô

・Vụ giết người Êdíptô ngược đãi đồng tộc của mình (40 tuổi)

Xuất Êdíptô Ký 1:22; 2:1-15
Công Vụ Các Sứ Đồ 7:20-28
Cuộc sống chăn chiên (40 năm) 호렙산 떨기나무 앞 모세.jpg ・Trốn đến xứ Mađian

・Cuộc sống chăn chiên tại nhà của thầy tế lễ Giêtrô

・Kết hôn với Sêphôra, con gái của Giêtrô (con trai: Ghẹtsôn, Êliêsê)

・Được Đức Chúa Trời gọi trên núi Hôrếp (80 tuổi)

Xuất Êdíptô Ký 2:21-22; chương 3
Xuất Êdíptô và cuộc sống trong đồng vắng (40 năm) 갈라진 홍해를 건너는 이스라엘 백성.jpg ・Đối mặt với Pharaôn

・Giữ Lễ Vượt Qua và ra khỏi xứ Êdíptô

・Kỳ tích Biển Đỏ

Xuất Êdíptô Ký chương 7-14
하나님이 친수로 쓰신 십계명.jpg ・Nhận lãnh Mười Điều Răn tại Núi Sinai

・Dựng nên đền tạm, lập thầy tế lễ và người Lêvi

・Bổ nhiệm Giôsuê làm người kế vị

・Qua đời trên núi Nêbô (120 tuổi)

Xuất Êdíptô Ký 31:18
Dân Số Ký 27:18-20
Phục Truyền Luật Lệ Ký 34:7-10

Môise trong Kinh Thánh Tân Ước

Cựu Ước và Tân Ước có mối quan hệ hình bóng và thực thể.[60] Môise xuất hiện vào thời đại Cựu Ước là nhân vật biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus Christ xuất hiện vào thời đại Tân Ước.[61] Vì vậy, Kinh Thánh tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus là đấng tiên tri giống như Môise.


hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Ðấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Jêsus... Môise có nói rằng: Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Ðấng tiên tri như ta; các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn... Hết thảy các tiên tri đã phán, từ Samuên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa.

- Công Vụ Các Sứ Đồ 3:20–24


Khi xem xét điều này thì thấy rằng công việc của Môise là lời tiên tri về công việc của Đức Chúa Jêsus. Thực tế, khi so sánh cuộc đời và công việc của Môise và Đức Chúa Jêsus thì có thể phát hiện nhiều điểm tương đồng kể từ khi được sanh ra.

Giáo huấn

Môise đã làm người chăn chiên trước khi được Đức Chúa Trời kêu gọi, ông không vượt trội về khiếu ăn nói.[62] Nhưng sau khi được Đức Chúa Trời gọi, ông đã trở thành người lãnh đạo dẫn dắt người dân Ysơraên với khoảng 60 vạn nam đinh. Điều này là giáo huấn cho biết sự thật rằng năng lực của Đức Chúa Trời nhất định ở cùng đằng sau sự kêu gọi của Ngài. Đức Chúa Trời không sử dụng người có năng lực vượt trội trên thế gian. Ngài sử dụng những người biết hạ mình khiêm tốn, người tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng ban cho hết thảy mọi năng lực.

Môise đã được chép là tổ phụ của đức tin trong Kinh Thánh Tân Ước sách Hêbơrơ. Môise đã lớn lên với tư cách là con trai của công chúa Êdíptô, nhưng ông lại bỏ đi phú quý, quyền lực và danh dự có thể được hưởng tại xứ Êdíptô mà lựa chọn chịu khổ nạn cùng với người dân của Đức Chúa Trời. Vì ông trông mong phần thưởng sẽ được nhận từ Đức Chúa Trời vào ngày sau hơn là hưởng lạc thú của thế gian.


Bởi đức tin, Môise lúc đã khôn lớn, từ khước tước vị con trai công chúa Pharaôn, thà chịu bạc đãi với con dân Đức Chúa Trời trong một thời gian còn hơn thụ hưởng khoái lạc tội lỗi. Ông coi sỉ nhục vì Chúa Cứu Thế là quý hơn châu báu Ai Cập vì ông trông đợi được thưởng. Bởi đức tin, ông rời Ai Cập, không sợ vua giận, vì ông kiên trì như thấy Đấng không ai thấy được. Bởi đức tin, ông cử hành lễ vượt qua và sự rảy huyết để kẻ hủy diệt không hại đến các con đầu lòng của dân mình.

- (Bản dịch mới) Hêbơrơ 11:24–28


Bởi đức tin duy chỉ hướng về Đức Chúa Trời, Môise đã đối mặt với Pharaôn, là kẻ có quyền lực tuyệt đối. Cuối cùng, bởi việc cử hành Lễ Vượt Qua, ông đã bảo vệ dân tộc Ysơraên khỏi tai vạ hành hại mọi con đầu lòng, và đã giải phóng họ ra khỏi xứ Êdíptô.

Kể cả sau khi xuất Êdíptô, Môise đã truyền dạy ý muốn của Đức Chúa Trời cho dân sự với tư cách là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân sự, ông đã đến gần Đức Chúa Trời và đại diện cho cả dân sự. Khi người dân Ysơraên phạm tội, ông đã sấp mình xuống trước Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi cho họ.[43][63][64] Như vậy, Môise đã coi trọng và yêu thương người dân Ysơraên, dù họ vẫn hay lằm bằm và bất bình về mình, Môise vẫn hiến thân để dẫn dắt họ đi vào xứ Canaan. Kinh Thánh nhận định Môise là “người khiêm hòa nhất trong số mọi người sống trên đất”,[65] “người trung tín trong cả nhà Chúa như một kẻ tôi tớ (使喚, người phục vụ)”.[66]

Đức tin hướng về Đức Chúa Trời mà Môise từng có, niềm trông mong về phần thưởng trên trời, tình yêu thương đối với dân sự đã trở thành tấm gương đẹp đẽ dành cho các thánh đồ ngày nay đang bước đi trên con đường đồng vắng đức tin và nhìn trông xứ Canaan trên trời.

Video liên quan

  • Giảng đạo của Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol: Nguồn của sức mạnh làm hoàn thành công cuộc cứu rỗi

  • Giảng đạo của Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol: Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời

Xem thêm

Chú thích

  1. "משֶׁה". 《네이버 고대 히브리어사전》
  2. “히브리서 11:24-26”. 믿음으로 모세는 장성하여 바로의 공주의 아들이라 칭함을 거절하고 도리어 하나님의 백성과 함께 고난받기를 잠시 죄악의 낙을 누리는 것보다 더 좋아하고 그리스도를 위하여 받는 능욕을 애굽의 모든 보화보다 더 큰 재물로 여겼으니 이는 상 주심을 바라봄이라
  3. “출애굽기 1:5-7”. 이미 애굽에 있는 요셉까지 야곱의 혈속이 모두 칠십 인이었더라 요셉과 그의 모든 형제와 그 시대 사람은 다 죽었고 이스라엘 자손은 생육이 중다하고 번식하고 창성하고 심히 강대하여 온 땅에 가득하게 되었더라
  4. “출애굽기 1:8-14”.
  5. "모세", 《CLP 성경사전》, 기독교문사, 1995, 407쪽, "바로는 그들을 계속 굴복시키기 위한 의도로 이스라엘의 남자 아이가 태어나면 모두 죽이라는 칙령을 내려놓고 있었다."
  6. “출애굽기 1:22”. 바로가 그 모든 신민에게 명하여 가로되 남자가 나거든 너희는 그를 하수에 던지고 여자여든 살리라 하였더라
  7. “출애굽기 2:1-10”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  8. “사도행전 7:22”. 모세가 애굽 사람의 학술을 다 배워 그 말과 행사가 능하더라
  9. “사도행전 7:23”. 나이 사십이 되매 그 형제 이스라엘 자손을 돌아볼 생각이 나더니
  10. “출애굽기 2:18”. 그들이 그 아비 르우엘[이드로]에게 이를 때에 아비가 가로되 너희가 오늘은 어찌하여 이같이 속히 돌아오느냐
  11. “출애굽기 2:11-22”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  12. “출애굽기 2:23-25”. 여러 해 후에 애굽 왕은 죽었고 이스라엘 자손은 고역으로 인하여 탄식하며 부르짖으니 그 고역으로 인하여 부르짖는 소리가 하나님께 상달한지라 하나님이 그 고통 소리를 들으시고 아브라함과 이삭과 야곱에게 세운 그 언약을 기억하사 이스라엘 자손을 권념하셨더라
  13. “출애굽기 3:1”. 모세가 그 장인 미디안 제사장 이드로의 양무리를 치더니 그 무리를 광야 서편으로 인도하여 하나님의 산 호렙에 이르매
  14. “출애굽기 3:2-10”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  15. “출애굽기 3:11-12”. 모세가 하나님께 고하되 내가 누구관대 바로에게 가며 이스라엘 자손을 애굽에서 인도하여 내리이까 하나님이 가라사대 내가 정녕 너와 함께 있으리라 네가 백성을 애굽에서 인도하여 낸 후에 너희가 이 산에서 하나님을 섬기리니 이것이 내가 너를 보낸 증거니라
  16. “출애굽기 4:2-7”.
  17. “출애굽기 4:10”. 모세가 여호와께 고하되 주여 나는 본래 말에 능치 못한 자라 주께서 주의 종에게 명하신 후에도 그러하니 나는 입이 뻣뻣하고 혀가 둔한 자니이다
  18. “사도행전 7:23-30”. 나이 사십이 되매 그 형제 이스라엘 자손을 돌아볼 생각이 나더니 ... 사십 년이 차매 천사가 시내산 광야 가시나무떨기 불꽃 가운데서 그에게 보이거늘
  19. 출애굽기 7:13-12:30
  20. “출애굽기 12:29-31”.
  21. “출애굽기 14:1-2”. 여호와께서 모세에게 일러 가라사대 이스라엘 자손을 명하여 돌쳐서 바다와 믹돌 사이의 비하히롯 앞 곧 바알스본 맞은편 바닷가에 장막을 치게 하라
  22. “출애굽기 14:6-12”.
  23. “출애굽기 14:15-16”. 여호와께서 모세에게 이르시되 너는 어찌하여 내게 부르짖느뇨 이스라엘 자손을 명하여 앞으로 나가게 하고 지팡이를 들고 손을 바다 위로 내밀어 그것으로 갈라지게 하라 이스라엘 자손이 바다 가운데 육지로 행하리라
  24. “출애굽기 14:21”. 모세가 바다 위로 손을 내어 민대 여호와께서 큰 동풍으로 밤새도록 바닷물을 물러가게 하시니 물이 갈라져 바다가 마른땅이 된지라
  25. “출애굽기 14:22-25”.
  26. “출애굽기 14:27-31”.
  27. “출애굽기 17:1”. 이스라엘 자손의 온 회중이 여호와의 명령대로 신 광야에서 떠나 그 노정대로 행하여 르비딤에 장막을 쳤으나
  28. “출애굽기 17:8-16”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  29. “출애굽기 20:1-17”.
  30. 30,0 30,1 “출애굽기 20:18-19”. 뭇 백성이 우뢰와 번개와 나팔소리와 산의 연기를 본지라 그들이 볼 때에 떨며 멀리 서서 모세에게 이르되 당신이 우리에게 말씀하소서 우리가 들으리이다 하나님이 우리에게 말씀하시지 말게 하소서 우리가 죽을까 하나이다
  31. “출애굽기 33:11”. 사람이 그 친구와 이야기함같이 여호와께서는 모세와 대면하여 말씀하시며
  32. “출애굽기 23:14-17”.
  33. “출애굽기 24:3”. 모세가 와서 여호와의 모든 말씀과 그 모든 율례를 백성에게 고하매 그들이 한소리로 응답하여 가로되 여호와의 명하신 모든 말씀을 우리가 준행하리이다
  34. “출애굽기 24:12”. 여호와께서 모세에게 이르시되 너는 산에 올라 내게로 와서 거기 있으라 너로 그들을 가르치려고 내가 율법과 계명을 친히 기록한 돌판을 네게 주리라
  35. “출애굽기 24:15-18”. 모세가 산에 오르매 구름이 산을 가리며 여호와의 영광이 시내산 위에 머무르고 구름이 육 일 동안 산을 가리더니 ... 모세는 구름 속으로 들어가서 산 위에 올랐으며 사십일 사십야를 산에 있으니라
  36. “신명기 9:9”. 그때에 내가 돌판들 곧 여호와께서 너희와 세우신 언약의 돌판들을 받으려고 산에 올라가서 사십 주야를 산에 거하며 떡도 먹지 아니하고 물도 마시지 아니하였더니
  37. “출애굽기 25:1-9”.
  38. “출애굽기 25:21-22”. 속죄소를 궤 위에 얹고 내가 네게 줄 증거판을 궤 속에 넣으라 거기서 내가 너와 만나고 속죄소 위 곧 증거궤 위에 있는 두 그룹 사이에서 내가 이스라엘 자손을 위하여 네게 명할 모든 일을 네게 이르리라
  39. “출애굽기 31:18”. 여호와께서 시내산 위에서 모세에게 이르시기를 마치신 때에 증거판 둘을 모세에게 주시니 이는 돌판이요 하나님이 친히 쓰신 것이더라
  40. “출애굽기 32:1-6”.
  41. “출애굽기 32:7-14”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  42. “출애굽기 32:15-28”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  43. 43,0 43,1 “출애굽기 32:30-33”.
  44. “출애굽기 33:5-6”. 여호와께서 모세에게 이르시기를 이스라엘 자손에게 이르라 너희는 목이 곧은 백성인즉 내가 순식간이라도 너희 중에 행하면 너희를 진멸하리니 너희 단장품을 제하라 그리하면 내가 너희에게 어떻게 할 일을 알겠노라 하셨음이라 이스라엘 자손이 호렙 산에서부터 그 단장품을 제하니라
  45. “출애굽기 34:1”. 여호와께서 모세에게 이르시되 너는 돌판 둘을 처음 것과 같이 깎아 만들라 네가 깨뜨린 바 처음 판에 있던 말을 내가 그 판에 쓰리니
  46. “출애굽기 34:18-22”. 너는 무교절을 지키되 내가 네게 명한 대로 아빕월 그 기한에 칠 일 동안 무교병을 먹으라 이는 네가 아빕월에 애굽에서 나왔음이니라 ... 칠칠절 곧 맥추의 초실절을 지키고 가을에는 수장절을 지키라
  47. “출애굽기 34:27-28”. 여호와께서 모세에게 이르시되 너는 이 말들을 기록하라 내가 이 말들의 뜻대로 너와 이스라엘과 언약을 세웠음이니라 하시니라 모세가 여호와와 함께 사십일 사십야를 거기 있으면서 떡도 먹지 아니하였고 물도 마시지 아니하였으며 여호와께서는 언약의 말씀 곧 십계를 그 판들에 기록하셨더라
  48. “민수기 16장”. Chú thích có các tham số trống không rõ: |언어=|확인날짜= (trợ giúp)
  49. “신명기 32:52”. 내가 이스라엘 자손에게 주는 땅을 네가 바라보기는 하려니와 그리로 들어가지는 못하리라 하시니라
  50. “민수기 21:4-5”. 백성이 호르산에서 진행하여 홍해 길로 좇아 에돔 땅을 둘러 행하려 하였다가 길로 인하여 백성의 마음이 상하니라 백성이 하나님과 모세를 향하여 원망하되 어찌하여 우리를 애굽에서 인도하여 올려서 이 광야에서 죽게 하는고 이곳에는 식물도 없고 물도 없도다 우리 마음이 이 박한 식물을 싫어하노라 하매
  51. “민수기 21:6-9”.
  52. “열왕기하 18:4”. [히스기야가] 여러 산당을 제하며 주상을 깨뜨리며 아세라 목상을 찍으며 모세가 만들었던 놋뱀을 이스라엘 자손이 이때까지 향하여 분향하므로 그것을 부수고 느후스단이라 일컬었더라
  53. “신명기 32:49-51”.
  54. “민수기 27:18-20”. 여호와께서 모세에게 이르시되 눈의 아들 여호수아는 신에 감동된 자니 너는 데려다가 그에게 안수하고 그를 제사장 엘르아살과 온 회중 앞에 세우고 그들의 목전에서 그에게 위탁하여 네 존귀를 그에게 돌려 이스라엘 자손의 온 회중으로 그에게 복종하게 하라
  55. “민수기 27:22-23”. 모세가 여호와께서 자기에게 명하신 대로 하여 여호수아를 데려다가 제사장 엘르아살과 온 회중 앞에 세우고 그에게 안수하여 위탁하되 여호와께서 자기에게 명하신 대로 하였더라
  56. “신명기 1:1”. 모세가 요단 저편 숩 맞은편의 아라바 광야 곧 바란과 도벨과 라반과 하세롯과 디사합 사이에서 이스라엘 무리에게 선포한 말씀이니라
  57. “신명기 28:1-3”.
  58. “신명기 31:24-26”. 모세가 이 율법의 말씀을 다 책에 써서 마친 후에 여호와의 언약궤를 메는 레위 사람에게 명하여 가로되 이 율법책을 가져다가 너희 하나님 여호와의 언약궤 곁에 두어 너희에게 증거가 되게 하라
  59. “신명기 34:7-10”. 모세의 죽을 때 나이 일백 이십세나 그 눈이 흐리지 아니하였고 기력이 쇠하지 아니하였더라 이스라엘 자손이 모압 평지에서 애곡하는 기한이 맟도록 모세를 위하여 삼십일을 애곡하니라 ... 그 후에는 이스라엘에 모세와 같은 선지자가 일어나지 못하였나니 모세는 여호와께서 대면하여 아시던 자요
  60. “히브리서 8:5-6”. 저희가 섬기는 것은 하늘에 있는 것의 모형과 그림자라 모세가 장막을 지으려 할 때에 지시하심을 얻음과 같으니 가라사대 삼가 모든 것을 산에서 네게 보이던 본을 좇아 지으라 하셨느니라 그러나 이제 그가 더 아름다운 직분을 얻으셨으니 이는 더 좋은 약속으로 세우신 더 좋은 언약의 중보시라
  61. “신명기 18:17-18”. 여호와께서 내게 이르시되 그들의 말이 옳도다 내가 그들의 형제 중에 너와 같은 선지자 하나를 그들을 위하여 일으키고 내 말을 그 입에 두리니 내가 그에게 명하는 것을 그가 무리에게 다 고하리라
  62. “출애굽기 6:12”. 모세가 여호와 앞에 고하여 가로되 이스라엘 자손도 나를 듣지 아니하였거든 바로가 어찌 들으리이까 나는 입이 둔한 자니이다
  63. “출애굽기 34:8–9”. 모세가 급히 땅에 엎드리어 경배하며 가로되 주여 내가 주께 은총을 입었거든 원컨대 주는 우리 중에서 행하옵소서 이는 목이 곧은 백성이니이다 우리의 악과 죄를 사하시고 우리로 주의 기업을 삼으소서
  64. “민수기 16:20–22”. 여호와께서 모세와 아론에게 일러 가라사대 너희는 이 회중에게서 떠나라 내가 순식간에 그들을 멸하려 하노라 그 두 사람이 엎드려 가로되 하나님이여 모든 육체의 생명의 하나님이여 한 사람이 범죄하였거늘 온 회중에게 진노하시나이까
  65. “민수기 12:3”. 새번역. 모세로 말하자면, 땅 위에 사는 모든 사람 가운데서 가장 겸손한 사람이다.
  66. “히브리서 3:5”. 또한 모세는 장래에 말할 것을 증거하기 위하여 하나님의 온 집에서 사환으로 충성하였고