Tin Lành
Tin Lành (tiếng Hy Lạp: εὐαγγέλιον, Euangelion)[1] có nghĩa là “Tin tức tốt lành” hoặc “Tin tức phước lành”. Nói một cách cụ thể thì đó là lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và làm gương trong suốt cuộc đời Tin Lành của Ngài.[2][3] Mở rộng ra thì kể cả Kinh Thánh Cựu Ước cũng có thể được gọi là Tin Lành vì là lời chỉ về phước lành dành cho người dân của Đức Chúa Trời, nhưng Tin Lành được nói đến trong Kinh Thánh Tân Ước được bắt đầu từ khi Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm bởi Giăng. Lẽ thật trọng tâm của Tin Lành chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết.[4]
Ý nghĩa của Tin Lành
Sở dĩ Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus rao truyền có nghĩa là “tin tức tốt lành và phước lành” là vì trong đó có chứa đựng phương pháp đi vào Nước Thiên Đàng. Bởi vậy, Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ còn được gọi là “Tin Lành Nước Thiên Đàng”.
Kinh Thánh cho biết rằng loài người là tội nhân đã bị đuổi ra khỏi Nước Thiên Đàng do phạm tội ở trên trời, và tiền công của tội lỗi ấy chính là sự chết.[5][6] Đức Chúa Jêsus đã đích thân mặc lấy xác thịt mà đến để cứu rỗi nhân loại bằng cách chịu thay tiền công tội lỗi của họ, là những kẻ đã phạm tội đáng bị tử hình như thế.[7][8]
Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.
Còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.
Và trong suốt 3 năm cuộc đời Tin Lành của mình, Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và rao truyền phương pháp dẫn đến sự tha tội và sự sống đời đời, tức là lẽ thật dẫn dắt nhân loại đến Nước Thiên Đàng. Đây thực sự là tin tức tốt lành và phước lành đối với nhân loại, vốn là những kẻ không thể tránh khỏi sự chết bởi tội lỗi.
Sự bắt đầu của Tin Lành
Tin Lành được nói đến trong Kinh Thánh Tân Ước được bắt đầu từ khi Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm 2000 năm trước.
Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báptêm, Ðức Chúa Jêsus cũng chịu phép báptêm... Khi Ðức Chúa Jêsus khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ ba mươi tuổi.
Ðầu Tin Lành của Ðức Chúa Jêsus Christ, là Con Ðức Chúa Trời.
- Mác 1:1
Giăng Báptít, đấng tiên tri cuối cùng trong thời đại luật pháp Cựu Ước,[9][10] đã mở đầu cho thời đại Tin Lành Tân Ước bởi sự làm chứng về Đức Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt.[8] Sau khi chịu phép Báptêm từ Giăng Báptít, Đức Chúa Jêsus đã bắt đầu truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng kể từ đó.
Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần... Ðức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Ðức Chúa Trời.
Tin Lành và giao ước mới
Có thể nói rằng Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và làm gương[11] chính là Giao ước mới (New Covenant). Sứ đồ Phaolô đã làm sáng tỏ sự thật rằng Tin Lành là giao ước mới bằng cách chỉ về bản thân mình mà nói rằng mình là người giúp việc của Tin Lành và cũng là người giúp việc của giao ước mới.[12][13] Đức Chúa Jêsus đã thay đổi hoàn toàn giao ước cũ, tức luật pháp Cựu Ước thành giao ước mới[14] theo lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước rằng Đức Chúa Trời sẽ lập nên một giao ước mới,[15] Ngài cũng làm gương giữ gìn lễ trọng thể của giao ước mới.
- Phép Báptêm là nghi thức chứa đựng lời hứa sự tha tội nhằm chôn đi tội lỗi và được sanh lại trong đời mới.[16][17] Dù Đức Chúa Jêsus là Đấng không có tội lỗi gì nhưng Ngài đã chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít[18] và chính Ngài cũng trực tiếp làm phép Báptêm cho nhiều người.[19] Đây là giáo huấn và là tấm gương cho biết rằng phép Báptêm là một nghi thức rất cần thiết cho sự cứu rỗi.[20]
Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
- Ngày Sabát là ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo, bắt nguồn từ việc Đức Chúa Trời nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau khi kết thúc công việc sáng tạo 6 ngày.[21] Ngày Sabát được quy định là điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn vào thời đại Môise.[22] Đức Chúa Jêsus đã thờ phượng vào ngày Sabát theo thói quen của Ngài[23] và dặn dò rằng hãy giữ cho đến ngày tận thế,[24] bởi đó Ngài dạy dỗ cho chúng ta sự thật rằng ngày Sabát là điều răn của Đức Chúa Trời phải được giữ không chỉ trong thời đại Cựu Ước mà kể cả trong thời đại Tân Ước.
Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
- Lễ Vượt Qua là lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus rất muốn giữ trước khi chịu khổ nạn trên thập tự giá. Vào ngày này, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua là thịt và huyết của Ngài ban cho sự sống đời đời,[25] và hầu cho các môn đồ ăn và uống. Ngài đã lập ra giao ước mới như thế này. Và bởi sự hy sinh đổ huyết trên thập tự giá vào hôm sau ngày giữ Lễ Vượt Qua,[26] Ngài đã làm hoàn thành tất thảy mọi lẽ thật của Tin Lành Nước Thiên Đàng bởi giao ước mới.[27] Lễ Vượt Qua giao ước mới chứa đựng lời hứa của sự tha tội[28] và sự sống đời đời, là lẽ thật trọng tâm của Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus rao truyền. Giống như người dân Ysơraên đã được giải phóng khỏi ách nô lệ của xứ Êdíptô nhờ giữ Lễ Vượt Qua 3500 năm trước,[29] Đức Chúa Jêsus cũng hầu cho nhân loại được tự do khỏi ách tôi mọi của sự tội và sự chết[4] bằng cách ban cho phước lành của sự tha tội và sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới.
- Đức Chúa Jêsus đã truyền đạo vào Lễ Lều Tạm và hứa ban Thánh Linh như nước sự sống cho những người tin Ngài.[30] Việc Đức Chúa Jêsus giữ Lễ Lều Tạm là chứng cớ cho thấy rằng Ngài cũng đã giữ Lễ Kèn Thổi và Đại Lễ Chuộc Tội được đại diện bởi Lễ Lều Tạm.[31]
Giá trị của Tin Lành
Sứ đồ Phaolô đã nhận ra giá trị của Tin Lành dẫn dắt nhân loại đến Nước Thiên Đàng, và đã rất coi trọng sứ mệnh rao truyền Tin Lành.[32][33] Mỗi khi viết thư cho các Hội Thánh, sứ đồ đã khiến họ thức tỉnh về tầm quan trọng của Tin Lành.[34] Sách Êphêsô có ghi chép các phước lành được chứa đựng trong Tin Lành.
Đọc đến thì anh em có thể rõ sự hiểu biết của tôi về lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ, là lẽ mầu nhiệm trong các đời khác, chưa từng phát lộ cho con cái loài người, mà bây giờ đã được Đức Thánh Linh tỏ ra cho các sứ đồ thánh và tiên tri của Ngài. Lẽ mầu nhiệm đó là: Dân ngoại là kẻ đồng kế tự, là các chi của đồng một thể, đều có phần chung với chúng ta về lời hứa đã nhờ Tin lành mà lập trong Đức Chúa Jêsus Christ;
Đã được chép rằng dù là người ngoại bang từng không nhận biết Đức Chúa Trời, nhưng thông qua Tin Lành mà được trở thành kẻ kế tự, trở nên đồng một chi thể và đều được dự phần chung vào lời hứa. Điều này nghĩa là chúng ta sẽ trở thành kẻ kế tự của Đức Chúa Trời được thừa hưởng Nước Thiên Đàng,[35][36][37] được trở thành các chi thể trong Đấng Christ[38] và nhận lấy lời hứa sự sống đời đời[39] để được sống đời đời trên Nước Thiên Đàng.[40] Hết thảy mọi phước lành này đều được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua giao ước mới, là lẽ thật trọng tâm của Tin Lành. Vì bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới biểu tượng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus nên bởi Lễ Vượt Qua, chúng ta có thể nhận được thịt và huyết của Đức Chúa Trời để trở thành con cái, tức là kẻ kế tự của Đức Chúa Trời. Đồng thời, chúng ta được trở nên đồng một thân thể trong Đấng Christ[41] và là các chi thể của Đấng Christ. Hơn nữa, sự sống đời đời cũng được hứa trong Lễ Vượt Qua.[25]
Chính vì thế, nếu không thông qua Tin Lành bao gồm Lễ Vượt Qua giao ước mới thì không thể có được Nước Thiên Đàng, cũng không có được sự sống đời đời. Tin Lành là thông điệp quan trọng nhất định phải được biết đến và giữ gìn để được cứu rỗi. Các sứ đồ và các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai đã ghi khắc vào lòng những giá trị của Tin Lành, đã gìn giữ và rao truyền Tin Lành giao ước mới như Lễ Vượt Qua,[42] ngày Sabát,[43][44] phép Báptêm[45] theo sự dạy dỗ và mạng lịnh của Đức Chúa Jêsus.[46] Điều này là bài học sống động cho thấy rằng vào ngày nay, trong Hội Thánh rao truyền Tin Lành nhất định phải có lẽ thật của giao ước mới bao gồm cả Lễ Vượt Qua.
Tin lành khác
Sau khi các sứ đồ được nhận sự dạy dỗ trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus qua đời, hội thánh trở nên thế tục hóa và Tin Lành bắt đầu bị biến đổi từng chút một từ giữa thế kỷ thứ 2. Kết quả là ngày nay, “tin lành khác” không phải là sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus đã trở nên thịnh hành và được ngụy trang thành chính thống đến nỗi người ta không biết cái gì đã bị biến đổi. Đó là thờ phượng Chúa nhật được cử hành vào Chủ nhật, là ngày thánh của đạo Mithra sùng bái thần mặt trời,[47] hay lễ giáng sinh ngày 25 tháng 12 bắt nguồn từ ngày sinh của Mithra,[48][49] hay việc tôn kính thập tự giá được du nhập trong quá trình hội thánh bị thế tục hóa và ngoại đạo hóa.[50][51] Ngoài ra, những điều không có căn cứ trong Kinh Thánh như lễ tạ ơn hoặc phong tục chia sẻ trứng vào lễ phục sinh, hết thảy đều là tin lành khác.
Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng những kẻ làm theo tin lành khác tuyệt đối không thể đi vào Nước Thiên Đàng dù bề ngoài trông họ có vẻ giống như người dân của Đức Chúa Trời đi chăng nữa.[52] Các sứ đồ cũng cảnh báo rằng nếu ai rao truyền hoặc đi theo tin lành khác với Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã truyền thì kẻ đó sẽ phải nhận hình phạt hủy diệt.
… trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết tin lành Đức Chúa Trời, và không vâng phục tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài,
Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin Lành của Đấng Christ. Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin Lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị anathem!
Xem thêm
Chú thích
- ↑ “εὐαγγέλιον”. Greek Dictionary.
- ↑ “Mathiơ 24:14”.
Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.
- ↑ “Mathiơ 28:18-20”.
Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.
- ↑ 4,0 4,1 “Giăng 8:32-34”.
Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi. Người Giuđa thưa rằng: Chúng tôi là dòng dõi Ápraham, chưa hề làm tôi mọi ai, vậy sao thầy nói rằng: Các ngươi sẽ trở nên tự do? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi.
- ↑ “Rôma 3:9-10”.
Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng người Giuđa và người Gờréc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi, như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.
- ↑ “Rôma 6:23”.
Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.
- ↑ “I Các Vua 20:42”.
Tiên tri bèn nói rằng: Ðức Giêhôva phán như vầy: Bởi vì ngươi để thoát khỏi tay ngươi kẻ ta đã định đáng tận diệt, vậy nên, mạng sống ngươi sẽ thế cho mạng sống nó, và dân sự ngươi thế cho dân sự nó.
- ↑ 8,0 8,1 “Giăng 1:23-34”.
Người trả lời: Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng rằng: Hãy ban đường của Chúa cho bằng, như đấng tiên tri Êsai đã nói... Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta... Ta đã thấy, nên ta làm chứng rằng: Ấy chính Ngài là Con Đức Chúa Trời.
- ↑ “Mathiơ 11:13”.
Vì hết thảy các đấng tiên tri (Cựu Ước) và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng.
- ↑ “Luca 16:16”.
Luật pháp (Cựu Ước) và các lời tiên tri có đến đời Giăng mà thôi; từ đó, tin lành của nước Ðức Chúa Trời được truyền ra, và ai nấy dùng sức mạnh mà vào đó.
- ↑ “Giăng 13:15-17”.
Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi... Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo.
- ↑ “Côlôse 1:23”.
...chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành mà anh em đã nghe, là đạo được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời, và chính tôi, Phao-lô, là kẻ giúp việc của đạo ấy.
- ↑ “II Côrinhtô 3:6”.
và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới,…
- ↑ “Mathiơ 5:17”.
Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.
- ↑ “Giêrêmi 31:31-33”.
Đức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa... Đức Giêhôva phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.
- ↑ “Rôma 6:1-4”.
... Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báptêm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38”.
Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh.
- ↑ “Luca 3:21”.
Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báptêm, Ðức Chúa Jêsus cũng chịu phép báptêm. Ngài đương cầu nguyện thì trời mở ra,
- ↑ “Giăng 3:22-23”.
Kế đó, Ðức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báptêm. Giăng cũng làm phép báptêm tại Ênôn, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báptêm.
- ↑ “I Phierơ 3:21”.
Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ,
- ↑ “Sáng Thế Ký 2:1-3”.
Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 20:8-11”.
Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh...
- ↑ “Giăng 4:23”.
Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
- ↑ “Mathiơ 24:20-21”.
Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa.
- ↑ 25,0 25,1 “Giăng 6:54”.
Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
- ↑ “Giăng 19:34”.
nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra.
- ↑ “Hêbơrơ 9:15-17”.
Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì.
- ↑ “Mathiơ 26:17-28”.
… Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 12:11-42”.
... ấy là Lễ Vượt Qua của Đức Giêhôva... vả, khi giữa đêm, Đức Giêhôva hành hại mọi con đầu lòng tại xứ Êdíptô, từ thái tử của Pharaôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả của người bị tù, và hết thảy con đầu lòng súc vật... Khi mãn bốn trăm ba mươi năm rồi, thì, cũng trong ngày đó, các quân đội của Đức Giêhôva ra khỏi xứ Êdíptô. Ấy là một đêm người ta phải giữ cho Đức Giêhôva, vì Ngài rút dân Ysơraên khỏi xứ Êdíptô.
- ↑ “Giăng 7:2, 37-39”.
Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy;
- ↑ “Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:16”.
Mọi người nam trong các ngươi, mỗi năm ba lần, phải ra mắt Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, tại nơi mà Ngài sẽ chọn: tức là nhằm lễ bánh không men, lễ bảy tuần và lễ lều tạm; người ta chẳng nên đi tay không ra mắt Ðức Giêhôva.
- ↑ “Rôma 15:16”.
... bởi ơn Đức Chúa Trời đã làm cho tôi nên chức việc của Ðức Chúa Jêsus Christ giữa dân ngoại, làm chức tế lễ của Tin lành Ðức Chúa Trời...
- ↑ “I Têsalônica 2:3-4”.
Vì sự giảng đạo của chúng tôi chẳng phải bởi sự sai lầm, hoặc ý không thanh sạch, cũng chẳng dùng điều gian dối. Nhưng vì Ðức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Ðức Chúa Trời, là Ðấng dò xét lòng chúng tôi.
- ↑ An Xang Hồng, Chương 31 Chế độ của giao ước mới, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2019, trang 206-208
- ↑ “Rôma 8:16-18”.
Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài. Vả tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.
- ↑ “Đaniên 7:17-18”.
... nhưng các thánh của Đấng Rất Cao sẽ nhận lấy nước, và được nước làm của mình đời đời, cho đến đời đời vô cùng.
- ↑ “I Côrinhtô 2:6-9”.
... Song le, như có chép rằng: Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Ðức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.
- ↑ “I Côrinhtô 12:27”.
Vả, anh em là thân của Ðấng Christ, và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy.
- ↑ “I Giăng 2:25”.
Lời hứa mà chính Ngài đã hứa cùng chúng ta, ấy là sự sống đời đời.
- ↑ “Khải Huyền 22:1-6”.
Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra... Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời. Bấy giờ thiên sứ nói với tôi rằng: Những lời này là trung tín và chân thật, Chúa là Đức Chúa Trời của thần các đấng tiên tri, đã sai thiên sứ mình đặng tỏ cùng các tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy ra.
- ↑ “I Côrinhtô 10:16-17”.
Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Ðấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Ðấng Christ sao? Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh.
- ↑ “I Côrinhtô 11:23-26”.
Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ đến ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lại lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
- ↑ “Luca 23:54-56”.
Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sabát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Galilê đến với Ðức Chúa Jêsus, theo Giôsép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sabát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1-3”.
... Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh thánh cắt nghĩa... Người nói rằng Đấng Christ nầy, tức là Đức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 10:37-48”.
... Bấy giờ Phierơ lại cất tiếng nói rằng: Người ta có thể từ chối nước về phép báptêm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? Người lại truyền làm phép báptêm cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ...
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:24”.
nhưng tôi chẳng kể sự sống mình là quí, miễn chạy cho xong việc dua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Ðức Chúa Jêsus, để mà làm chứng về Tin Lành của ơn Ðức Chúa Trời.
- ↑ Chúa nhật, "Từ điển bách khoa Cơ Đốc giáo" quyển 14, nhà xuất bản Cơ Đốc giáo, 1998, trang 116, “Vào thời kỳ đầu của thời đại Cơ Đốc giáo, tại đế quốc La Mã, một trong số rất nhiều các tôn giáo phương Đông được các quân lính La Mã đặc biệt ưa thích chính là tôn giáo Mithra du nhập từ Pherơsơ. Mithra là thần của mặt trời. Nói một cách kết luận thì đạo Mithra đã coi Chủ nhật là ngày thánh.”
- ↑ A Lion Handbook, “Cơ Đốc giáo và phong tục ngoại bang”, (The History of Christianity), dịch bởi Song Kwang Taek, NXB Lời sự sống, 1997, trang 131, “Hội Thánh Cơ Đốc đã tiếp nhận tư tưởng và biểu tượng của nhiều nước ngoại bang. Ví dụ như bởi sự tôn kính mặt trời mà ngày sinh của Đức Chúa Jêsus đã được quy định vào ngày 25/12 - ngày thờ lạy thần mặt trời. Vào lễ hội mùa đông diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12, người ta đã vui chơi, trao đổi quà tặng và thắp nến là điển hình của ngày lễ giáng sinh.”
- ↑ Christmas, “Từ điển Bách Khoa học tập Woongjin thế kỷ 21” tập 2, công ty Cổ phần xuất bản Woongjin, 1998, “Trên hết là ngày 25 tháng 12 dường như có mối liên hệ sâu sắc với ngày tháng tế lễ tôn giáo của La Mã cổ đại. Ở La Mã cổ đại, tế lễ tôn kính thần nông Saturn (ngày 17-24 tháng 12) và tế lễ tôn kính thần mặt trời Mithra (ngày 25/12) đã đâm rễ sâu trong quần chúng. Trong đó, tế lễ Mithra vào ngày 25 tháng 12 là “lễ hội chào đón mặt trời mới” để kỷ niệm ngày độ dài của ban ngày bắt đầu dài trở lại. Có thể coi là ngày lễ tương ứng với đông chí của phương Đông. Christ giáo ở La Mã đã kỷ niệm ngày này - ngày mà bóng tối ngắn đi và ban ngày dài trở lại thành ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng ra đời để cứu rỗi nhân loại. Một bộ phận Christ giáo cũng phê phán đó là sự tiếp nhận việc tôn kính hình tượng của những người ngoại bang hầu việc mặt trời, thế nhưng điều này đã được tiếp nhận một cách nhanh chóng trong Christ giáo.”
- ↑ A Lion Handbook, “The History of Christianity”, dịch bởi Song Kwang Taek, NXB Lời sự sống, 1997, trang 131, “Hội Thánh Cơ Đốc đã tiếp nhận tư tưởng và biểu tượng của nhiều nước ngoại bang.”
- ↑ Everett F. Harrison, “Baker's Dictionary of Theology”, dịch bởi Shin Sung Jong, Emmaút, 1996, trang 491, “Các Cơ Đốc nhân đã chính thức sử dụng thập tự giá như là biểu tượng của Cơ Ðốc giáo từ thời đại Constantine.”
- ↑ “Mathiơ 7:21-23”.
Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!