Gia đình Nước Thiên Đàng

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 03:06, ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Pyc1948 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Các thành viên tạo thành một gia đình
Các thành viên tạo thành một gia đình

Gia đình Nước Thiên Đàng (gia đình trên trời, Heavenly Family) là gia đình vĩnh cửu được tạo nên bởi Đức Chúa Trời Cha (God the Father, Heavenly Father), Đức Chúa Trời Mẹ (God the Mother, Heavenly Mother) và các con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo toàn năng, là đối tượng của đức tin đối với loài người là vật thọ tạo, Ngài là cha và mẹ của các thánh đồ được cứu rỗi. Chúng ta có thể hiểu biết về gia đình trên trời thông qua gia đình dưới đất là hình bóng. Gia đình Nước Thiên Đàng được kết nối mối quan hệ huyết thống thông qua Lễ Vượt Qua. Những người nhận lấy huyết thống của Đức Chúa Trời bởi Lễ Vượt Qua là con cái của Đức Chúa Trời, sẽ được hưởng phước lành sự sống đời đời với tư cách là kẻ kế tự Nước Thiên Đàng.

Gia đình, kết tinh của tình yêu thương

Gia đình chim cánh cụt hoàng đế

Gia đình là kết tinh của tình yêu thương. Gia đình là nơi vợ chồng kết ước trăm năm bằng tình yêu thương, cùng sanh con cái và nuôi nấng bằng tình yêu thương. Tình yêu thương gia đình như tình cảm vợ chồng, tình phụ tử, tình mẫu tử, tình anh em và lòng hiếu thảo v.v... là những đức mục chính của một cuộc sống hạnh phúc.[1] Đặc biệt, tình yêu thương vô điều kiện mà các bậc cha mẹ hướng về con cái, cũng thường được thể hiện ở các loài động vật. Cá cầu gaichim cánh cụt hoàng đế có tình phụ tử rất mạnh mẽ. Cá cầu gai vừa chiến đấu chống lại kẻ xâm chiếm, vừa liên tục cung cấp oxy tươi mát cho trứng trong khi bản thân không ăn gì trong suốt nửa tháng, đến khi trứng nở thì kiệt sức mà chết. Cá cầu gai cha đã chết trở nên thức ăn cho đàn cá con mới nở. Chim cánh cụt hoàng đế đứng yên không động đậy trong khoảng hai tháng để ấp trứng. Nó ngừng hoạt động ăn uống, bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn mồi và cái lạnh khắc nghiệt đạt mức âm 60 độ C. Tình mẫu tử là điều thường thấy ở các loài chim và động vật có vú.

Kể cả sinh vật nhỏ bé hay là con người có lý trí cũng đều làm theo bản năng khi đứng trước sự an nguy của con cái. Một người mẹ đã qua đời sau khi từ chối điều trị ung thư để bảo vệ thai nhi,[2] một người cha ôm chặt con trai trong lòng trên chiếc cáp treo bị rơi xuống,[3] một người mẹ đẩy con mình ra khỏi chiếc xe tải đang lao tới và hy sinh[4] v.v... Những câu chuyện về các bậc cha mẹ hiến thân vì con cái và thậm chí từ bỏ cả mạng sống của bản thân vẫn thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Bất luận phương Đông hay phương Tây, từ cổ chí kim, gia đình là tổ ấm của sự sống và là nền tảng của tình yêu thương.

Không còn nghi ngờ gì nữa, chính trong gia đình và mái ấm, những đức tính tốt nhất của con người, những đức tính cao cả nhất, được tạo ra, phát triển và duy trì.
— Winston S. Churchill

Mối quan hệ giữa gia đình dưới đất và gia đình Nước Thiên Đàng

Là một chế độ của tình yêu thương được Đức Chúa Trời tạo nên, Đức Chúa Trời mong muốn gia đình hòa thuận và yêu thương lẫn nhau.[5][6] Gia đình dưới đất được gắn kết bởi tình yêu thương thể này, chính là mối quan hệ hình bóng và thực thể với gia đình Nước Thiên Đàng. Khi Đức Chúa Trời phán lệnh cho Môise lúc ở trên núi Sinai rằng hãy xây dựng nơi thánh, Ngài đã chỉ cho Môise xem thấy nơi thánh trên trời và phán bảo hãy làm theo như kiểu mẫu ấy.[7] Sứ đồ Phaolô đã đề cập đến việc này và nói rằng những sự dưới đất là hình và bóng của những sự trên trời.

và giữ sự thờ phượng, sự thờ phượng đó chẳng qua là hìnhbóng của những sự trên trời mà thôi, cũng như khi Môise gần dựng đền tạm, thì Đức Chúa Trời phán bảo rằng: Hãy cẩn thận, làm mọi việc theo như kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi.

- Hêbơrơ 8:5

Mô hình và hình bóng đóng vai trò giúp chúng ta hiểu được thực thể. Với mô hình quả địa cầu, chúng ta có thể hiểu về trái đất này như thể xem thấy bằng mắt, và có thể biết được hình dạng của bàn tay thông qua cái bóng của nó. Trong việc Đức Chúa Trời làm ra mô hình trên đất này giống với những sự ở trên trời có bao hàm ý muốn của Ngài hầu cho chúng ta biết nguyên tắc ở trên trời thông qua mô hình ấy. Không chỉ có nơi thánh mà Đức Chúa Trời đã phán bảo Môise dựng nên, Ngài cũng đã đặt để nhiều vật được sáng tạo ở trên đất này nhằm cho biết về Nước Thiên Đàng.[8][9] Trong đó có chế độ gia đình. Gia đình là đơn vị nhỏ nhất tạo nên một xã hội, được bắt đầu khi Đức Chúa Trời sáng tạo ra AđamÊva, là hai người đầu tiên, và gắn kết họ thành vợ chồng.[10][11] Theo lời phán của Đức Chúa Trời “Hãy sanh sản, thêm nhiều”, Ađam và Êva đã sanh ra con cái và hình thành nên một gia đình điển hình. Chúng ta có thể hiểu về gia đình Nước Thiên Đàng là thực thể, thông qua gia đình dưới đất mà Đức Chúa Trời hầu cho được cấu thành bởi loài người.

Thành viên trong gia đình Nước Thiên Đàng

Thành viên trong gia đình Nước Thiên Đàng giống như trong gia đình dưới đất, là hình bóng. Một gia đình thông thường được cấu thành bởi cha, mẹ và con cái.[12] Gia đình Nước Thiên Đàng là thực thể của gia đình dưới đất cũng giống như vậy.

Cha

Theo từ điển, “Cha là từ để gọi hoặc chỉ về người đàn ông đã sinh ra mình; từ để gọi hoặc chỉ về người đàn ông có con, trong quan hệ với con.”[13] Kinh Thánh Tân Ước cho biết về xưng hô để gọi Đức Chúa Trời.

Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kinh sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?

- Hêbơrơ 12:9

Bất cứ ai sinh ra ở trên đất này cũng đều có cha. Kinh Thánh nhắc nhở về lòng tôn kính đối với cha phần xác để giáo huấn rằng chúng ta cũng phải tôn kính Cha về phần linh hồn. Điều này cho biết sự thật rằng không chỉ có cha phần xác mà Cha phần linh hồn cũng có tồn tại. Cha phần linh hồn chính là Đức Chúa Trời, Đấng đã hà sanh khí (linh hồn) cho loài người.[14] Giống như chúng ta gọi người đàn ông đã sanh ra chúng ta về phần xác là cha, thì chúng ta cũng sẽ gọi Đức Chúa Trời, Đấng đã làm cho linh hồn chúng ta được tồn tại là “Cha”. Đức Chúa Jêsus cũng làm sáng tỏ cho các môn đồ về sự thật rằng Đức Chúa Trời là Cha.

Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh

- Mathiơ 6:9

Kinh Lạy Cha mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ được bắt đầu bởi lời “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời”. “Cha ở trên trời” tức là Đức Chúa Trời.[15] Trước đây, mối quan hệ chủ tớ giữa Đức Chúa Trời và người dân Ysơraên là một khái niệm mang tính tuyệt đối, giống như “vua và dân chúng” hay “người chủ và đầy tớ”.[16][17] Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus đã đến và cho biết rằng Đức Chúa Trời là “Cha”. Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng Đức Chúa Trời là Cha để ám chỉ rằng cũng có gia đình trên Nước Thiên Đàng. Vì “cha” là cách xưng hô được sử dụng trong gia đình. Giống như có chế độ gia đình ở trên đất này, thì cũng có gia đình ở trên Nước Thiên Đàng. Giống như có cha trong gia đình dưới đất, thì trong gia đình Nước Thiên Đàng cũng có Đức Chúa Trời Cha (God the Father, Heavenly Father).

Con cái (Anh chị em)

Bản thân từ cha cho biết sự thật rằng người ấy có con cái. Một người đàn ông không có con thì không thể được gọi là cha. Vì Đức Chúa Trời cũng có các con cái nên Ngài mới được gọi là Cha.

Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Cha các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy.

- II Côrinhtô 6:17–18

Đức Chúa Trời trở thành Cha của các thánh đồ được nhận sự cứu rỗi, và các thánh đồ nhận lấy sự cứu rỗi được trở thành con trai con gái của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, các thánh đồ trở thành anh em chị em của nhau với tư cách là thành viên trong gia đình Nước Thiên Đàng. Cũng như trong gia đình dưới đất có thành viên là cha và các con cái, thì trong gia đình Nước Thiên Đàng cũng có Đức Chúa Trời Cha và các con cái của Đức Chúa Trời.

Mẹ

Mẹ là trọng tâm của gia đình. Không có mẹ thì con cái không thể được sinh ra, và không có con cái thì cũng không thể có cha nữa. Sự tồn tại của người mẹ trong gia đình dưới đất bày tỏ sự thật rằng trong gia đình Nước Thiên Đàng là thực thể cũng có Mẹ.

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

- Galati 4:26

“Trên cao” chỉ ra trên trời, tức là Nước Thiên Đàng, và “chúng ta” chỉ ra các thánh đồ sẽ nhận được sự cứu rỗi. Các thánh đồ nhận được sự cứu rỗi là thành viên trong gia đình Nước Thiên Đàng, và là con cái của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ (God the Mother, Heavenly Mother). Giống như người mẹ đóng vai trò quyết định trong việc sinh ra một sự sống, thì sự sống đời đời được ban cho các con cái trên trời cũng đến từ Đức Chúa Trời Mẹ. Vì vậy, không chỉ tin vào Cha phần linh hồn mà cũng phải tin vào Mẹ phần linh hồn nữa thì mới trở thành “chúng ta” là những thánh đồ được nhận sự cứu rỗi. Thông qua cảnh Đức Chúa Trời dựng nên loài người, chúng ta cũng có thể biết được sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ.

Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người giống như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam và người nữ.

- Sáng Thế Ký 1:26-27

Khi Đức Chúa Trời sáng tạo ra loài người, Ngài đã phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta”. Và kết quả là người nam và người nữ đã được tạo ra. Điều này bày tỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời Cha mang hình nam và Đức Chúa Trời Mẹ mang hình nữ. Giống như trong gia đình dưới đất có cha mẹ và các con trai con gái được sinh ra theo hình ảnh của cha mẹ, thì đối với các con trai và con gái của Đức Chúa Trời cũng có cả Cha lẫn Mẹ.

Mối quan hệ huyết thống được kết nối bởi Lễ Vượt Qua

Các con cái của Đức Chúa Trời trở thành gia đình Nước Thiên Đàng bởi Lễ Vượt Qua và nhận được sự sống đời đời từ Đức Chúa Trời Cha Mẹ

Gia đình là mối quan hệ được kết nối bởi huyết thống. Trong nhiều mối quan hệ mà con người chúng ta gắn kết với người khác trong khi sống đời này, thì gia đình được phân biệt với các mối quan hệ nhân sinh khác ở đặc điểm được gắn kết bởi huyết thống. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” có nghĩa là “tình cảm ruột thịt bền chặt hơn những điều khác”, đây là biểu hiện được sử dụng như một thành ngữ tùy theo ngôn ngữ mỗi nước. Giống như con cái được di truyền huyết thống của cha mẹ trong gia đình dưới đất là hình bóng, thì con cái trong gia đình Nước Thiên Đàng cũng thừa hưởng huyết thống của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời.

- Giăng 6:53–54

Việc ăn thịt và uống huyết của Đấng Christ có nghĩa là được thừa hưởng huyết thống của Đức Chúa Trời. Bởi được thừa hưởng huyết thống của Đức Chúa Trời là Đấng sống đời đời, các thánh đồ cũng được trở thành con trai con gái của Đức Chúa Trời và được sống đời đời. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hãy giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới, bằng cách ăn thịt và uống huyết của Ngài.

Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (rượu nho), tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.

- Mathiơ 26:19, 26-28

Trong lúc cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đồ, Đức Chúa Jêsus đã đưa bánh cho các môn đồ mà phán là “thịt Ta”, cùng đưa rượu nho cho họ mà phán là “huyết Ta”. Trong Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng tình yêu thương và sự hy sinh của Đức Chúa Trời, là Đấng đã chịu đựng nỗi đau đớn xé thịt và đổ huyết trên thập tự giá duy chỉ vì sự cứu rỗi của các con cái. Người nào tham dự vào Lễ Vượt Qua trong khi ghi khắc vào lòng tình yêu thương ấy bằng đức tin chân thật, sẽ trở thành thành viên gia đình Nước Thiên Đàng và nhận được phước lành sự sống đời đời với tư cách là con cái nhận lấy huyết thống của Đức Chúa Trời. Chẳng phải cứ chỉ dùng môi miệng gọi Đức Chúa Trời là Cha thì được ban cho tư cách là con cái của Đức Chúa Trời đâu. Phải giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới thì mới được kết nối mối quan hệ huyết thống với Đức Chúa Trời. Lễ Vượt Qua là lẽ thật làm chứng xác quyết rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời kế thừa huyết thống ở trên trời.[18]

Như lời dặn dò của Đức Chúa Jêsus rằng “Như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy”,[19] các con cái nhận ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua Lễ Vượt Qua, sẽ noi theo tấm gương tình yêu thương ấy và yêu thương lẫn nhau như một thân thể. Cho nên, sứ đồ Phaolô đã nói rằng thông qua bánh của Lễ Vượt Qua, chúng ta không chỉ thông với thân thể với Đấng Christ, mà tất cả các thánh đồ đều trở nên đồng một thể bởi có phần chung trong một cái bánh.[20] Bởi giữ Lễ Vượt Qua, chúng ta trở thành một gia đình trong Đức Chúa Trời và mới có thể yêu thương lẫn nhau như yêu chính thân thể mình. Gia đình Nước Thiên Đàng là một tập thể của tình yêu thương giống với gia đình dưới đất là hình bóng.

Vinh hiển mà những người kế tự của Đức Chúa Trời sẽ nhận lấy

Kinh Thánh nói rằng con cái của Đức Chúa Trời là những người kế tự cơ nghiệp của Đức Chúa Trời, là Vua của muôn vua. Hơn nữa, Kinh Thánh cũng cho biết về tư thế tấm lòng mà chúng ta phải có với tư cách là người kế tự của Đức Chúa Trời.

Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài. Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.

- Rôma 8:16-18

Những người kế tự Đức Chúa Trời sẽ được trị vì đời đời trên Nước Thiên Đàng.[21] Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho các con cái của Ngài, là nơi mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến.[22] Tuy nhiên, đằng sau sự vinh hiển ấy là sự khổ nạn. Như có lời rằng “Người muốn làm vua, phải chịu sức nặng của vương miện”, dù ở quốc gia nào hay ở thời đại nào thì các con cái của hoàng thất đều được nhận sự giáo dục nghiêm khắc.[23] Tuy quá trình giáo dục thật khổ nhọc, nhưng đó là quá trình tất yếu để trở thành một vị vua được trang bị đầy đủ tri thức và đức hạnh. Những người kế tự Đức Chúa Trời cũng phải chịu đựng sự khổ nạn và hoạn nạn để đạt được mão triều thiên của sự sống.[24] Nhưng sự khổ nạn ấy cũng không đáng là gì so với vinh hiển sẽ được hưởng trên Nước Thiên Đàng. Các con cái của Đức Chúa Trời sẽ mặc lấy thể thiêng liêng giống như các thiên sứ với tư cách là người thuộc về trời.[25] Dù đã trở thành cha mẹ hay con cái theo phần xác thịt ở trên thế gian này, nhưng khi rời khỏi thế gian này thì các thánh đồ đều đứng ở vị trí đồng đẳng với nhau trước mặt Đức Chúa Trời. Những người kế tự Nước Thiên Đàng có tình yêu thương anh chị em lẫn nhau trong Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ,[26] sẽ được đi thị sát từng mỗi thế giới ngôi sao trong đại vũ trụ.[27]

Xem thêm

Tham khảo

Video liên quan

  • Giảng đạo: Gia đình Nước Thiên Đàng và gia đình dưới đất được làm chứng thông qua Kinh Thánh

Chú thích

  1. Harvard’s longest study of adult life reveals how you can be happier and more successful. CNBC. October 31, 2017
  2. “Một sản phụ đã qua đời sau khi từ chối hóa trị để bảo vệ thai nhi”. hankyung.com. 19 tháng 10 năm 2011.
  3. “Đứa bé 5 tuổi duy nhất còn sống sót sau "Thảm họa cáp treo" được bố ôm chặt trong lòng”. Chosun Ilbo. 25 tháng 5 năm 2021.
  4. “Năm 2013 Tình mẫu tử buồn, một người mẹ bị xe tải tông chết vì cứu con gái bị thiểu năng trí tuệ”. Busan Ilbo. 8 tháng 5 năm 2013.
  5. “Êphêsô 5:22-25”. Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa... Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh.
  6. “Êphêsô 6:1-4”. Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm... Hỡi các người làm cha, chớ chọc con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó.
  7. “Xuất Êdíptô Ký 25:40”. Vậy, ngươi hãy xem, cứ làm y như kiểu đã chỉ cho trên núi.
  8. “Rôma 1:20”. bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài, Cho nên họ không thể chữa mình được.
  9. “Khải Huyền 4:11”. Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.
  10. “Sáng Thế Ký 1:27-28”. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam và người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.
  11. “Sáng Thế Ký 2:18”. Giêhôva Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một người thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.
  12. Nuclear Family Meaning: What is it and why is it called Nuclear Family?. Marca. March 24, 2002
  13. “Father”. Merriam-Webster Dictionary.
  14. “Sáng Thế Ký 2:7”. Giêhôva Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
  15. “Mathiơ 6:8”. Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài.
  16. “Xuất Êdíptô Ký 4:10”. Môise thưa cùng Đức Giêhôva rằng: Ôi! Lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng.
  17. “Thi Thiên 47:2”. Vì Đức Giêhôva Chí Cao thật đáng kinh; Ngài là Vua lớn trên cả đất.
  18. “Luca 22:19-20”. Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chán nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.
  19. “Giăng 13:34”. Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hay yêu nhau thể ấy.
  20. “I Côrinhtô 10:16-17”. Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước há chẳng phải là thông với huyết của Đấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Đấng Christ sao? Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh.
  21. “Khải Huyền 22:5”. Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời.
  22. “I Côrinhtô 2:9”. Song le, như có chép rằng: Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.
  23. “Giáo dục người thừa kế của hoàng thất Joseon”. JoongAng Ilbo. 6 tháng 5 năm 2018. Giáo dục trong hoàng thất thời đại Joseon có hệ thống và mạnh mẽ hơn so với dự đoán của người bình thường.
  24. “Khải Huyền 2:10”. Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Này, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.
  25. “I Côrinhtô 15:49”. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời.
  26. “Mathiơ 23:8-9”. Nhưng các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng Thầy, và các ngươi hết thảy đều là anh em. Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời.
  27. An Xang Hồng, Chương 18 Đức Chúa Trời làm ra linh hồn bởi khí sống Ngài, Chương 22 Được phục sinh bằng thân thể thế nào?, "Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ", NXB Mênchixêđéc, 2009