Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sáng tạo 6 ngày”
Không có tóm lược sửa đổi |
|||
Dòng 75: | Dòng 75: | ||
{{인용문5 |내용=Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. '''Ngày thứ bảy''', Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài '''nghỉ''' các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.|출처=[https://vi.wikisource.org/wiki/S%C3%A1ng_th%E1%BA%BF_k%C3%BD/Ch%C6%B0%C6%A1ng_2 Sáng Thế Ký 2:1-3]}} | {{인용문5 |내용=Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. '''Ngày thứ bảy''', Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài '''nghỉ''' các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.|출처=[https://vi.wikisource.org/wiki/S%C3%A1ng_th%E1%BA%BF_k%C3%BD/Ch%C6%B0%C6%A1ng_2 Sáng Thế Ký 2:1-3]}} | ||
Vào ngày thứ bảy thì không có lời phán rằng “Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ bảy”. Bởi ngày này là lời tiên tri về sự nghỉ ngơi đời đời không có kết thúc<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/H%C3%AA-b%C6%A1-r%C6%A1/4|title=Hêbơrơ 4:1–11|quote=Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế. Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng: Ngày thứ bảy Ðức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài... Vậy thì còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, thì nghỉ công việc mình, cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy. Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó,|url-status=live}}</ref> | Vào ngày thứ bảy thì không có lời phán rằng “Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ bảy”. Bởi ngày này là lời tiên tri về sự nghỉ ngơi đời đời không có kết thúc.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/H%C3%AA-b%C6%A1-r%C6%A1/4|title=Hêbơrơ 4:1–11|quote=Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế. Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng: Ngày thứ bảy Ðức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài... Vậy thì còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, thì nghỉ công việc mình, cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy. Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó,|url-status=live}}</ref> Đức Chúa Trời đã ban xứ Canaan cho người dân Ysơraên thời đại Cựu Ước để họ được nghỉ ngơi.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Gi%C3%B4-su%C3%AA/Ch%C6%B0%C6%A1ng_21|title=Giôsuê 21:43-44|quote=Thế thì, Đức Giêhôva ban cho Ysơraên cả xứ (Canaan) mà Ngài đã thề ban cho tổ phụ họ. Dân Ysơraên nhận làm sản nghiệp, và ở tại đó. Đức Giêhôva làm cho tứ phía đều được an nghỉ,|url-status=live}}</ref> Các thánh đồ là người dân Ysơraên phần linh hồn sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng, tức Canaan trên trời trong tương lai, là thế giới nghỉ ngơi đời đời. | ||
==Biểu đồ 6 ngày sáng tạo== | ==Biểu đồ 6 ngày sáng tạo== |
Phiên bản lúc 01:13, ngày 11 tháng 3 năm 2024
6 ngày sáng tạo (Six Days of Creation) là lịch sử sáng tạo trời đất mà Đức Chúa Trời đã tiến hành trong 6 ngày từ ban đầu. Đức Chúa Trời đã sáng tạo các từng trời và thiên thể, đất và biển, động vật và loài người, v.v... bằng lời phán. Ngày thứ bảy, ngày Ngài kết thúc công việc sáng tạo và nghỉ ngơi, được chế định là ngày Sabát, ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo.
Việc sáng tạo của Đức Chúa Trời không kết thúc cả thảy bởi 6 ngày sáng tạo. Đức Chúa Trời vẫn đang tiến hành công cuộc sáng tạo phần linh hồn từ buổi đầu sáng thế cho đến tận ngày phán xét cuối cùng hầu cho nhân loại được làm thành tồn tại trọn vẹn có thể đi vào Nước Thiên Đàng. Lịch sử của Kinh Thánh được bắt đầu bởi 6 ngày sáng tạo trong Sáng Thế Ký và kết thúc bởi sự đến của trời mới và đất mới, nơi không có đau đớn và sự chết nữa, tức là Nước Thiên Đàng, theo ghi chép trong sách Khải Huyền.[1]
6 ngày sáng tạo và sự sáng tạo phần linh hồn
6 ngày sáng tạo là sự cho biết trước về công việc sáng tạo phần linh hồn mà Đức Chúa Trời sẽ tiến hành. Ấy là lời tiên tri về công cuộc cứu chuộc hầu cho nhân loại, vốn chịu thống khổ trong tội lỗi và sự chết từ Ađam cho đến ngày phán xét cuối cùng, được sanh lại thành tồn tại trọn vẹn có sự sống đời đời thông qua Đấng Christ. 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ đã phán rằng “Cha Ta làm việc cho đến bây giờ, Ta đây cũng làm việc như vậy” với ý nghĩa rằng Đức Chúa Trời vẫn đang tiếp tục sáng tạo phần linh hồn kể cả sau 6 ngày sáng tạo.[2] Lịch sử Đức Chúa Trời nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau 6 ngày sáng tạo cũng là lời tiên tri về ngàn năm Sabát, tức là sự nghỉ ngơi trên Nước Thiên Đàng đời đời sẽ đến sau khi kết thúc công cuộc cứu chuộc.[3]
Lịch sử và lời tiên tri về 6 ngày sáng tạo
Ngày thứ nhất: Sự sáng, sự tối
Vào ngày thứ nhất trong 6 ngày sáng tạo, Đức Chúa Trời đã tạo ra sự sáng và phân sáng ra cùng tối. Sự sáng là “ngày”, sự tối là “đêm”.
Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy,có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt.
Có thể giải thích sự sáng này là sự sáng phần xác, nhưng về phần tiên tri thì đó là sự sáng của sự sống, tức là ánh sáng của sự nhận biết Đức Chúa Trời, là Đấng sự sống.[4][5]
Thời đại tiên tri của ngày thứ nhất là từ thời Ađam đến thời Nôê. Đức Chúa Trời đã chiếu sự sáng về sự nhận biết vinh hiển của Đức Chúa Trời từ thời Ađam, là tổ tiên của loài người. Song, vì loài người không nhận biết sự sáng ấy, nên đến thời Nôê, tội ác đã đầy dẫy khắp thế gian. Đức Chúa Trời đã tự trách vì dựng nên loài người trên mặt đất, nên đã phán xét họ bằng nước.[6]
Ngày thứ hai: Khoảng không, phân chia nước ở trên và nước ở dưới
Vào ngày thứ hai trong 6 ngày sáng tạo, Đức Chúa Trời tạo ra khoảng không ở giữa nước, và phân rẽ nước ở trên và nước ở dưới, Ngài gọi khoảng không là trời.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy. Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì.
Khoảng không nghĩa là không trung, bầu khí quyển. Việc phân rẽ nước ở trên với nước ở dưới nghĩa là phân chia ra nước ở trên trời là mây, với nước ở dưới.
Nước trong Kinh Thánh tượng trưng cho “nhân loại”.[7] Vì vậy, nước ở trên trời biểu tượng cho các thánh đồ được cứu rỗi, còn nước ở dưới biểu tượng cho những người không được cứu rỗi.
Thời đại lời tiên tri của ngày thứ hai là từ thời Nôê đến thời Ápraham. Sau nước lụt, con cháu của Nôê đã đi ngược lại với ý muốn của Đức Chúa Trời, xây dựng tháp Babên nhằm làm rạng danh mình và để không bị tản lạc khắp trên mặt đất. Đức Chúa Trời đã phá vỡ kế hoạch của họ và khiến cho loài người bị tản lạc khắp trên mặt đất bằng cách làm lộn xộn tiếng nói từng chỉ có một của loài người.[8]
Ngày thứ ba: Biển, đất, cây cỏ
Vào ngày thứ ba trong 6 ngày sáng tạo, Ngài làm cho nước ở dưới trời tụ lại một nơi để chỗ khô cạn được bày ra. Đức Chúa Trời gọi chỗ khô cạn là “đất”, còn nơi nước tụ lại là “biển”. Ngài khiến cho đất sanh cây cỏ, cỏ kết hột giống, cây kết quả có hột giống.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. Đất sanh cây cỏ: Cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba.
Nước ở biển được tạo ra vào ngày thứ ba, có nghĩa là nhân loại.[7] Cây cối cũng tượng trưng cho nhân loại.[9] Còn nước tụ lại một nơi tạo thành biển có nghĩa là loài người tập hợp lại ở nhiều nơi tạo thành bộ tộc, rồi thành lập quốc gia.
Thời đại lời tiên tri của ngày thứ ba là từ thời Ápraham cho đến thời Môise. Trong khi Ápraham - tổ phụ đức tin sinh sống thì các nước hình thành. Bởi đó lời tiên tri của ngày thứ ba được ứng nghiệm.
Ngày thứ tư: Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao
Vào ngày thứ tư trong 6 ngày sáng tạo, hai vì sáng lớn tức là mặt trời và mặt trăng đã được làm ra. Đức Chúa Trời hầu cho mặt trời cai trị ban ngày, mặt trăng cai trị ban đêm, Ngài cũng tạo ra các ngôi sao để soi sáng đất, cùng định ra thì tiết, ngày và năm.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ tư.
Thời đại lời tiên tri của ngày thứ tư là từ thời Môise đến thời Đức Chúa Jêsus, là thời kỳ Cựu Ước (giao ước cũ) và Tân Ước (giao ước mới) được lập nên. Trong hai vì sáng lớn được tạo nên vào ngày thứ tư, mặt trời nghĩa là Tân Ước, còn mặt trăng nghĩa là Cựu Ước. Mặt trăng không tự phát sáng được mà chỉ phản chiếu lại ánh sáng của mặt trời. Giống như vậy, luật pháp Cựu Ước đóng vai trò dẫn dắt các thánh đồ đến với Đấng Christ, Đấng sẽ xuất hiện vào thời đại Tân Ước bằng cách phản chiếu sự sáng của lẽ thật giao ước mới mà sẽ được hoàn thành vào thời đại Tân Ước.[10] Trong sách Khải Huyền có lời tiên tri về “người đàn bà có mặt trời bao bọc, dưới chân có mặt trăng”.[11] Điều này có nghĩa là Cựu Ước đã kết thúc và Tân Ước được bắt đầu.[12][13] Thời đại Cựu Ước là thời kỳ chờ đợi sự sáng mặt trời của Tân Ước, tức là sự sáng của Đấng Christ được tỏa ra, dưới sự sáng của mặt trăng.
Việc định ra thì tiết, ngày và năm vào ngày thứ tư trong 6 ngày sáng tạo là lời tiên tri về sự quy định các luật lệ và điều răn, lễ trọng thể và ngày Sabát của Đức Chúa Trời vào thời Môise.
Ngày thứ năm: Cá biển, chim trời
Vào ngày thứ năm trong 6 ngày sáng tạo, các loài cá dưới biển và chim trên trời đã sanh sản thêm nhiều.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm.
Kẻ chủ quản tạm thời của biển, biểu tượng cho xã hội loài người, chính là Satan.[14] Chim cũng tượng trưng cho ma quỉ. Ma quỉ Satan đóng vai trò xóa bỏ lời của Đức Chúa Trời và Tin Lành.[15]
Thời đại lời tiên tri của ngày thứ năm là từ sau khi sự kiện thập tự giá của Đức Chúa Jêsus, trải qua thời đại Cơ Đốc giáo bị bức hại và thời kỳ tối tăm tôn giáo Trung Cổ suốt 1260 năm, cho đến khi giáo hoàng Pius VI bị bắt bởi quân đội chính phủ cách mạng Pháp vào năm 1798.[16] Lẽ thật của Đức Chúa Trời bị biến mất trong thời kỳ này, và vị trí ấy trong hội thánh đã bị chiếm lấy bởi những phong tục cùng vật tượng trưng cho tôn giáo ngoại bang.
Lẽ thật đã bắt đầu bị biến đổi từng điều một từ thế kỷ thứ 2 theo như lời tiên tri rằng thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời sẽ bị biến đổi bởi Satan.[17] Ngày Sabát bị thay đổi thành thờ phượng Chủ nhật vào năm 321,[18] còn Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ vào năm 325.[19] Sau đó, lễ giáng sinh, là ngày sinh của thần mặt trời và việc tôn kính thập tự giá v.v... đã du nhập vào hội thánh.[20] Các thánh đồ trong thời kỳ tối tăm tôn giáo Trung Cổ đã phải chạy trốn đến đồng vắng để giữ được đức tin,[21] cũng như đã giữ đức tin trong khi di chuyển giữa các núi và hang động.[22] Song, cuối cùng thì mạch sống của lẽ thật đã bị cắt đứt và thế gian trở thành nơi không thể tìm thấy đức tin chân thật nữa.[23]
Ngày thứ sáu: Thú đồng, loài người
Vào ngày thứ sáu trong 6 ngày sáng tạo, Đức Chúa Trời đã tạo ra mọi loài thú đồng và dựng nên loài người vào lúc cuối cùng. Lúc này, loài người tức người nam và người nữ được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ... Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.
Người nam và người nữ mà Đức Chúa Trời dựng nên vào thời điểm cuối cùng trong 6 ngày sáng tạo chính là Ađam và Êva. Đã được chép rằng Ađam là “hình bóng của Đấng phải đến (Đức Chúa Jêsus)”,[24] và là “thần ban sự sống”, tức là Đấng Cứu Chúa ban sự sống đời đời cho nhân loại.[25] Êva là vợ của Ađam được xưng là “mẹ của cả loài người”.[26] Ađam và Êva xuất hiện vào ngày cuối cùng trong 6 ngày sáng tạo, biểu tượng cho Đức Chúa Trời Cha (Đức Chúa Jêsus Tái Lâm) và Đức Chúa Trời Mẹ, sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng trong công cuộc cứu chuộc. Sứ đồ Giăng đã ghi chép về Ađam và Êva Sau Hết mà mình đã thấy trong sự mặc thị là “Thánh Linh và Vợ Mới”.
Thánh Linh và vợ mới cùng nói:Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống chính là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng ban sự sống đời đời cho nhân loại.
Hơn nữa, Ađam và Êva là người cai trị, quản trị mọi loài thú đồng. Các loài thú trong Kinh Thánh tượng trưng cho muôn dân trong thiên hạ.[27] Công việc sáng tạo của ngày thứ sáu là lời tiên tri về việc Thánh Linh và Vợ Mới, là thực thể của Ađam và Êva, sẽ hiện đến trên thế gian vào thời đại cuối cùng và dẫn dắt nhân loại đến sự cứu rỗi.
Ngày thứ bảy, nghỉ ngơi
Sau khi kết thúc công việc sáng tạo trong 6 ngày, Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ban phước cho ngày ấy và đặt là ngày thánh. Ngày Sabát, ngày thứ bảy là ngày kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo, và được chế định như là luật pháp mà nhất định phải giữ.[28][29]
Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
Vào ngày thứ bảy thì không có lời phán rằng “Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ bảy”. Bởi ngày này là lời tiên tri về sự nghỉ ngơi đời đời không có kết thúc.[30] Đức Chúa Trời đã ban xứ Canaan cho người dân Ysơraên thời đại Cựu Ước để họ được nghỉ ngơi.[31] Các thánh đồ là người dân Ysơraên phần linh hồn sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng, tức Canaan trên trời trong tương lai, là thế giới nghỉ ngơi đời đời.
Biểu đồ 6 ngày sáng tạo
Vật được sáng tạo | Lời tiên tri | Thời đại lời tiên tri | |
Ngày thứ nhất | Sự sáng, sự tối | Đức Chúa Trời đã chiếu ánh sáng của sự sống từ thời Ađam, nhưng vì tội ác đầy dẫy trên thế gian nên Ngài đã phán xét bằng nước lụt | Ađam - Nôê |
Ngày thứ hai | Khoảng không, phân rẽ nước ở trên và nước ở dưới | Các con cháu của Nôê xây dựng tháp Babên nhưng đã bị làm cho lộn xộn tiếng nói và loài người bị tản lạc khắp trên mặt đất | Nôê - Ápraham |
Ngày thứ ba | Biển, đất, cây cỏ | Trong khi Ápraham sống cuộc đời đức tin thì các nước đã được thành lập | Ápraham - Môise |
Ngày thứ tư | Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao | Giao ước cũ đã được lập vào thời Môise, giao ước mới được lập vào thời Đức Chúa Jêsus | Môise - Đức Chúa Jêsus Christ |
Ngày thứ năm | Cá biển, chim trời | Thời đại Cơ Đốc giáo bị bức hại và thời kỳ tối tăm tôn giáo Trung Cổ | Đức Chúa Jêsus Christ - năm 1798 |
Ngày thứ sáu | Các loài thú đồng, loài người | Thánh Linh và Vợ Mới xuất hiện để cứu rỗi cả nhân loại | Năm 1798 - Công cuộc cứu chuộc cuối cùng |
Ngày thứ bảy | Nghỉ ngơi | Sự nghỉ ngơi trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu |
Xem thêm
Liên kết ngoài
Chú thích
- ↑ “Khải Huyền 21:1-4”.
Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa... Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.
- ↑ “Giăng 5:17”.
Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.
- ↑ “II Phierơ 3:8”.
Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày.
- ↑ “Giăng 1:1–5”.
Ban đầu có Ngôi Lời... và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời... Muôn vật bởi Ngài làm nên... Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng.
- ↑ “II Côrinhtô 4:6”.
Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ.
- ↑ “Sáng Thế Ký 6:5-7”.
Đức Giêhôva thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giêhôva phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó.
- ↑ 7,0 7,1 Khải Huyền 17:15“Những dòng nước ngươi đã thấy, trên có dâm phụ ngồi, tức là các dân tộc, các chúng, các nước và các tiếng.”
- ↑ “Sáng Thế Ký 11:1-9”.
Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng... - Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất... Đức Giêhôva phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Đức Giêhôva làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Babên, vì nơi đó Đức Giêhôva làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.
- ↑ “Luca 23:31”.
Vì nếu người ta làm những sự ấy cho cây xanh, thì cây khô sẽ xảy ra sao?
- ↑ “Galati 3:24”.
Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình.
- ↑ “Khải Huyền 12:1”.
Một người đàn bà có mặt trời bao bọc, dưới chân có mặt trăng, ...
- ↑ “Galati 3:27”.
Vả, anh em thảy đều chịu phép báptêm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.
- ↑ “Hêbơrơ 8:13”.
Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi.
- ↑ “Khải Huyền 12:9”.
Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Satan, dỗ dành cả thiên hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó.
- ↑ “Luca 8:5–12”.
Người gieo đi ra để gieo giống mình. Khi vãi giống, một phần giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết... Nầy, lời thí dụ đó nghĩa như vầy: Hột giống là đạo Đức Chúa Trời. Phần rơi ra dọc đường, là những kẻ đã nghe đạo; nhưng về sau ma quỉ đến, cướp lấy đạo từ trong lòng họ, e rằng họ tin mà được cứu chăng.
- ↑ Rudolf Fischer Wolfert, "Pius VI", 《Từ điển Giáo hoàng》, Ahn Myeong Ok dịch, Nhà xuất bản Đại học Công giáo, 2001, “Khi Giáo hoàng Pius VI tham gia liên minh với Áo và Naples, Napoléon một lần nữa xâm chiếm nhà nước giáo hội. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1798, một nước cộng hòa được thành lập ở Rome và việc thoái vị của Giáo hoàng được công bố.”
- ↑ “Đaniên 7:25”.
Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Ðấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Ðấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ.
- ↑ A Lion Handbook, 《The History of Christianity》,Song Kwang Taek dịch, NXB Lời sự sống, 1997, trang 131, “Vào năm 321, khi Constantine quy định ngày thứ nhất trong tuần là ngày nghỉ, ông đã đặt tên ngày đó là “ngày tôn kính thần mặt trời” (Sunday).”
- ↑ Song Nak Won, 《Sử Hội Thánh》, Nhà xuất bản Lee Geon, 1981, trang 102, "Lễ Phục Sinh (Pascha): ... Ngày tháng ở phía đông và phía tây khác nhau, ở phía đông ngày này được cử hành cùng ngày với Lễ Vượt Qua của người Do Thái, tức là ngày 14 tháng Nisan, trong khi ở phía tây, với trung tâm là Rome, ngày này được ấn định vào Chủ nhật và được đặt nhấn mạnh vào sự phục sinh. ... Về điều này, đã có hai cuộc thảo luận giữa đông và tây, và Công đồng Nicaea năm 325 đã quyết định cử hành lễ này vào Chủ nhật."
- ↑ A Lion Handbook, 《The History of Christianity》, Song Kwang Taek dịch, NXB Lời sự sống, 1997, trang 131, "Hội Thánh Cơ Đốc đã tiếp nhận tư tưởng và biểu tượng của nhiều nước ngoại bang. Ví dụ như bởi sự tôn kính mặt trời mà ngày sinh của Đức Chúa Jêsus đã được quy định vào ngày 25/12 - ngày thờ lạy thần mặt trời. ... Các Cơ Đốc nhân trong La Mã đã tham gia tôn kính mặt trời..."
- ↑ “Khải Huyền 12:6, 14”.
Còn người đàn bà, thì trốn vào đồng vắng, tại đó người đã có một nơi ở mà Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho, để nuôi mình trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày... Nhưng người được ban cho một cặp cánh chim phụng hoàng, đặng bay về nơi đồng vắng là chỗ ẩn náu của mình; ở đó được nuôi một thì, các thì, và nửa thì, lánh xa mặt con rắn.
- ↑ “Hêbơrơ 11:36-38”.
Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi, trong hang, trong những hầm dưới đất.
- ↑ “Luca 18:8”.
Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?
- ↑ “Rôma 5:14”.
Ađam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến.
- ↑ “I Côrinhtô 15:44-47”.
đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng. Nếu đã có thể huyết khí, thì cũng có thể thiêng liêng; ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là Ađam đã nên linh hồn sống. Ađam sau hết là thần ban sự sống. Nhưng chẳng phải thể thiêng liêng đến trước, ấy là thể huyết khí; rồi thể thiêng liêng đến sau. Người thứ nhứt bởi đất mà ra, là thuộc về đất, người thứ hai bởi trời mà ra.
- ↑ “Sáng Thế Ký 3:20”.
Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.
- ↑ “Công Vụ Các Sứ Ðồ 10:1–16, 24–29”.
thì người bị ngất trí đi. Người thấy trời mở ra, và có vật chi giống một bức khăn lớn níu bốn chéo lên; giáng xuống và sa đến đất: Thấy trong đó có những thú bốn cẳng, đủ mọi loài, côn trùng bò trên đất, và chim trên trời. Lại có tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Phierơ, hãy dậy, làm thịt và ăn. Song Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ. Tiếng đó lại phán cùng người lần thứ hai rằng: Phàm vật chi Ðức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ cầm bằng dơ dáy... Phierơ vừa vào, thì Cọtnây ra rước, phục xuống dưới chân người mà lạy. Nhưng Phierơ đỡ người dậy, nói rằng: Ngươi hãy đứng dậy, chính ta cũng chỉ là người mà thôi. Phierơ đương nói chuyện với Cọtnây, bước vào, thấy có nhiều người nhóm lại.Người nói cùng chúng rằng: Người Giuđa vốn không được phép giao thông với người ngoại quốc hay là tới nhà họ; nhưng Đức Chúa Trời đã tỏ cho ta biết chẳng nên coi một người nào là ô uế hay chẳng sạch. Nên khi các ngươi đã sai tìm, thì ta chẳng ngại gì mà đến đây.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 20:8-11”.
Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát) đặng làm nên ngày thánh... vì trong sáu ngày Đức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.
- ↑ “Luca 4:16”.
Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
- ↑ “Hêbơrơ 4:1–11”.
Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế. Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng: Ngày thứ bảy Ðức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài... Vậy thì còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, thì nghỉ công việc mình, cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy. Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó,
- ↑ “Giôsuê 21:43-44”.
Thế thì, Đức Giêhôva ban cho Ysơraên cả xứ (Canaan) mà Ngài đã thề ban cho tổ phụ họ. Dân Ysơraên nhận làm sản nghiệp, và ở tại đó. Đức Giêhôva làm cho tứ phía đều được an nghỉ,