Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Siru (Cyrus II)”

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Qhdud7123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Qhdud7123 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 37: Dòng 37:


==Siru (Cyrus II) trong Kinh Thánh==
==Siru (Cyrus II) trong Kinh Thánh==
Kinh Thánh ghi lại những thành tựu của Siru trong [[II Sử Ký]] 36:22–23 và [[Êxơra|Exơra]] chương 1. Sau khi chinh phục Babylôn, Siru đã giải phóng dân tộc Giuđa khỏi ách nô lệ ở Babylôn.{{인용문5 |내용= 바사 왕 고레스 원년에 여호와께서 예레미야의 입으로 하신 말씀을 응하게 하시려고 바사 왕 고레스의 마음을 감동시키시매 저가 온 나라에 공포도 하고 조서도 내려 가로되 바사 왕 고레스는 말하노니 하늘의 신 여호와께서 세상 만국으로 내게 주셨고 나를 명하여 유다 예루살렘에 전을 건축하라 하셨나니 너희 중에 무릇 그 백성 된 자는 다 올라갈지어다 너희 하나님 여호와께서 함께하시기를 원하노라 하였더라|출처=[https://ko.wikisource.org/wiki/개역한글판/역대하#36장 역대하 36:22–23]}}
Kinh Thánh ghi lại những thành tựu của Siru trong [[II Sử Ký]] 36:22–23 và [[Êxơra|Exơra]] chương 1. Sau khi chinh phục Babylôn, Siru đã giải phóng dân tộc Giuđa khỏi ách nô lệ ở Babylôn.{{인용문5 |내용= Năm thứ nhứt đời Siru, vua Pherơsơ trị vì, Đức Giêhôva muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giêrêmi mà phán ra, bèn cảm động lòng Siru, vua Pherơsơ, rao truyền trong khắp nước mình, và cũng ra chiếu chỉ, mà rằng: Siru, vua Pherơsơ, nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và bảo ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Giêrusalem trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giêrusalem; nguyện Giêhôva Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!|출처=[https://vi.wikisource.org/wiki/II_S%E1%BB%AD_k%C3%BD/Ch%C6%B0%C6%A1ng_36 II Sử Ký 36:22-23]}}
Siru ra sắc chỉ cho phép người Giuđa trở về quê hương và xây dựng lại đền thờ [[Giêrusalem]] đã bị sụp đổ trong cuộc xâm lược của Babylôn. Siru cũng cho mang các khí dụng mà Nebuchadnezzar II (trị vì 605-562 TCN; sau đây gọi là [[Nêbucátnếtsa]]), vua của Babylôn, đã chiếm về lại Giêrusalem và cung cấp mọi thứ cần dùng để người Giuđa xây cất đền thờ.<ref>{{Chú thích web |url=https://ko.wikisource.org/wiki/개역한글판/에스라#1장 |title=에스라 1:4–11 |quote= 무릇 그 남아 있는 백성이 어느 곳에 우거하였든지 그곳 사람들이 마땅히 은과 금과 기타 물건과 짐승으로 도와주고 그 외에도 예루살렘 하나님의 전을 위하여 예물을 즐거이 드릴지니라 하였더라 ... 고레스왕이 또 여호와의 전 기명을 꺼내니 옛적에 느부갓네살이 예루살렘에서 옮겨다가 자기 신들의 당에 두었던 것이라 ... 사로잡힌 자를 바벨론에서 예루살렘으로 데리고 올 때에 세스바살이 그 기명들을 다 가지고 왔더라}}</ref>
Siru ra sắc chỉ cho phép người Giuđa trở về quê hương và xây dựng lại đền thờ [[Giêrusalem]] đã bị sụp đổ trong cuộc xâm lược của Babylôn. Siru cũng cho mang các khí dụng mà Nebuchadnezzar II (trị vì 605-562 TCN; sau đây gọi là [[Nêbucátnếtsa]]), vua của Babylôn, đã chiếm về lại Giêrusalem và cung cấp mọi thứ cần dùng để người Giuđa xây cất đền thờ.<ref>{{Chú thích web |url=https://ko.wikisource.org/wiki/개역한글판/에스라#1장 |title=에스라 1:4–11 |quote= 무릇 그 남아 있는 백성이 어느 곳에 우거하였든지 그곳 사람들이 마땅히 은과 금과 기타 물건과 짐승으로 도와주고 그 외에도 예루살렘 하나님의 전을 위하여 예물을 즐거이 드릴지니라 하였더라 ... 고레스왕이 또 여호와의 전 기명을 꺼내니 옛적에 느부갓네살이 예루살렘에서 옮겨다가 자기 신들의 당에 두었던 것이라 ... 사로잡힌 자를 바벨론에서 예루살렘으로 데리고 올 때에 세스바살이 그 기명들을 다 가지고 왔더라}}</ref>


Dòng 115: Dòng 115:
==Video liên quan ==
==Video liên quan ==
*'''Ví dụ về chim Ó phương Đông'''
*'''Ví dụ về chim Ó phương Đông'''
<youtube>kSsCdfWz8tY</youtube>
<youtube>zKScDDK1tvQ</youtube>


==Xem thêm==
==Xem thêm==
*[[/churchofgod.wiki/안상홍|Đấng An Xang Hồng]]
*[[An Xang Hồng|Đấng An Xang Hồng]]
*[[/churchofgod.wiki/예수님의 재림 장소|Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus]]
*[[Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus]]
*[[/churchofgod.wiki/하나님의 인|Ấn của Đức Chúa Trời]]
*[[Ấn của Đức Chúa Trời]]


==Liên kết ngoài ==
==Liên kết ngoài ==
*[https://ahnsahnghong.com/][[/ahnsahnghong.com/|Đấng Christ An Xang Hồng]]
*[https://ahnsahnghong.com/vi/ Đấng Christ An Xang Hồng]
*[https://watv.org/ko/][[/watv.org/ko/|Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới]]
*[https://watv.org/vi Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới]


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 06:06, ngày 19 tháng 12 năm 2023

Siru (Cyrus II)
Ngày sinh - ngày mất585? TCN - 529? TCN
Công việc (đặc điểm)Hoàng đế của Đế quốc Pherơsơ (Ba Tư) cổ đại
Người thiết lập vương triều Achaemenid
Thời gian trị vì559 TCN - 529 TCN
Công việc chủ yếuChinh phục Babylôn
Giải phóng phu tù Giuđa

Siru (tiếng Anh: Cyrus II, trị vì: 559 TCN - 529 TCN) là người đã thiết lập Đế quốc Ba Tư cổ đại được gọi là Pherơsơ trong Kinh Thánh. Ông thường được biết đến là Cyrus Đại đế (Siru Đại đế).

Siru đã chinh phục vùng lãnh thổ rộng lớn từ Tây Á đến Trung Đông, thống nhất 23 quốc gia thuộc tôn giáo, tư tưởng, chủng tộc và lịch sử khác nhau thành một đế quốc. Nhà văn Hy Lạp cổ đại Xenophon cũng là môn đồ của Socrates, đã miêu tả Siru trong cuốn tiểu thuyết truyền kỳ “Cyropaedia (Học vấn của Cyrus)” là một kẻ chinh phạt lý tưởng, can đảm, rộng lượng và hào phóng.[1] Nhân phẩm và tư tưởng cai trị của Siru cũng được người Hy Lạp, từng là kẻ thù của ông biết đến và thậm chí gây ảnh hưởng đến cả Alexander Đại đế.[2]

Tên Cyrus trong tiếng Hêbơrơ là (כּוֹרֶ: koresh). Trong Kinh Thánh Cựu Ước ghi chép bằng tiếng Hêbơrơ (một số phần bằng tiếng Aram), Siru được miêu tả là “người được xức dầu” và “người giải phóng dân Giuđa bị bắt làm phu tù ở Đế quốc Babylôn (Tân Babylôn). Dù là vua nước ngoại bang không phải Ysơraên, song ông đã được tiên tri chi tiết trong sách Êsai chương 41, 44 - 46.

Cuộc đời

Lăng mộ của Siru ở Pasargadae

Xuất thân

Siru có thể đã sinh ra vào khoảng năm 590 - 580 TCN ở Mêđi (Media) hoặc Persis (Fars, Iran ngày nay). Astyages, vua Mêđi đã gả con gái mình là công chúa Mandane cho Cambyses, vua Persis. Con trai của họ là Siru. Theo “Lịch sử” ghi chép bởi sử gia Hy Lạp Herodotus, Astyages mơ thấy mình bị cháu ngoại tiêu diệt nên đã ra lệnh cho hạ thần giết Siru. Người hầu của vua đã đưa đứa bé cho người chăn cừu để giết, nhưng người chăn cừu đã bí mật nuôi nấng đứa bé và hoán đổi với đứa con đã chết của mình.[3]

Chinh phục Mêđi (Media)

Khi trưởng thành, Siru đã kế thừa Đế quốc Mêđi vào khoảng năm 550 TCN sau khi chiến thắng trong cuộc nổi dậy chống lại Astyages, ông ngoại mình. Đế quốc Pherơsơ kế thừa lãnh thổ phía đông Iran của Đế quốc Mêđi; và sau khi nắm quyền kiểm soát các bộ tộc Iran, Siru tiếp tục chinh phục phía tây.[4]

Trong Kinh Thánh, nước này được gọi là “Mêđi và Pherơsơ”, hoặc “Pherơsơ và Mêđi”[5][6] hoặc “Pherơsơ”.[7] Lịch sử thế giới thường gọi là Đế quốc Pherơsơ vì Pherơsơ nắm vương quyền và ở vị thế vượt trội về nhiều mặt so với Mêđi.

Chinh phục Lyđia

Vua Kroisos (trị vì: 560?-546 TCN) của Lyđia, là cường quốc ở Tiểu Á đã tấn công Ba Tư. Tuy nhiên, sau cuộc phản công của Siru, Kroisos đã phải rút lui về Sardis, thủ đô của Lyđia. Đương thời đó, mùa đông là thời gian đình chiến nên Kroisos đã giải tán quân đội Lyđia và yêu cầu các đồng minh là Ai Cập và Babylôn gửi quân tiếp viện vào mùa xuân. Trong lúc đó, kỵ binh lạc đà của Siru đã hành quân đến Sardis. Kroisos vội vã triệu tập đội kỵ binh của mình, nhưng những con ngựa sợ hãi trước mùi lạc đà nên không thể chiến đấu đúng chiến thuật. Cuối cùng, vào khoảng năm 546 TCN, Lyđia thất thủ trước Siru. Các thành phố Hy Lạp ven biển Aegea, từng là chư hầu của Lyđia, cũng hàng phục trước Siru.[8]

Chinh phục Babylôn (Đế quốc Tân Babylôn)

Siru cũng chinh phục Babylôn (Tân Babylôn) vào khoảng năm 539 TCN. Babylôn, thủ đô của Đế quốc Tân Babylôn, là thành phố lớn nhất thế giới vào thời đó. Siru đã lợi dụng sự bất mãn và bất đồng trong nội bộ Babylôn đối với Nabonidus (trị vì: 556-539 TCN) là vua nước này để chiếm lấy Babylôn mà không gặp mấy khó khăn. Bởi đó, ông đã chinh phục không chỉ vùng Lưỡng Hà mà còn chiếm được cả Syria và Palestine, là hai nước đã bị Babylôn chinh phục rồi dựng nên một đế chế lớn chưa từng có vào thời đó.

Sự qua đời

Siru tiếp tục cuộc viễn chinh đến Trung Á và được cho là đã bị giết trong một trận chiến gần sông Oxus (Amu Darya) và Jaxartes (Syr Darya) vào khoảng năm 529 TCN. Sau khi Siru qua đời, Cambyses II đã lên ngôi. Cambyses II đã chinh phục Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 525 TCN và thống nhất Phương Đông[9].

Siru (Cyrus II) trong Kinh Thánh

Kinh Thánh ghi lại những thành tựu của Siru trong II Sử Ký 36:22–23 và Exơra chương 1. Sau khi chinh phục Babylôn, Siru đã giải phóng dân tộc Giuđa khỏi ách nô lệ ở Babylôn.

Năm thứ nhứt đời Siru, vua Pherơsơ trị vì, Đức Giêhôva muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giêrêmi mà phán ra, bèn cảm động lòng Siru, vua Pherơsơ, rao truyền trong khắp nước mình, và cũng ra chiếu chỉ, mà rằng: Siru, vua Pherơsơ, nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và bảo ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Giêrusalem trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giêrusalem; nguyện Giêhôva Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!

- II Sử Ký 36:22-23

Siru ra sắc chỉ cho phép người Giuđa trở về quê hương và xây dựng lại đền thờ Giêrusalem đã bị sụp đổ trong cuộc xâm lược của Babylôn. Siru cũng cho mang các khí dụng mà Nebuchadnezzar II (trị vì 605-562 TCN; sau đây gọi là Nêbucátnếtsa), vua của Babylôn, đã chiếm về lại Giêrusalem và cung cấp mọi thứ cần dùng để người Giuđa xây cất đền thờ.[10]

Chinh phục Babylôn

“Bữa tiệc của Belshazzar” của Rembrandt Harmenszoon Van Rijn, 1635-1638

Vào thời điểm Siru tấn công Babylôn, Nabonidus đang là vua của Babylôn. Nabonidus trao quyền nhiếp chính ở thủ đô Babylôn cho con trai là Belshazzar (trị vì: 550 TCN–539 TCN, sau đây gọi là Bênxátsa) và dẫn quân ra chiến trường. Đaniên chương 5 chép rằng đã có bàn tay thình lình hiện đến và viết chữ “Mênê, Mênê, Têken, Uphácsin” trong bữa tiệc Bênxátsa tổ chức. Những chữ này có nghĩa là Babylôn sẽ sớm bị hủy diệt bởi Mêđi- Pherơsơ. Bênxátsa chết trong đêm đó, rồi Babylôn đã rơi vào tay Pherơsơ.[11] Lịch sử cho biết trong khi thành Babylôn đang bị quân đội của Siru bao vây, Bênxátsa đã tổ chức tiệc và khoe khoang rằng “Dù quân địch có mạnh đến đâu thì thành Babylôn này cũng không thể bị phá hủy”.[12]
Trên thực tế, Babylôn là thành bất khả xâm phạm vào đương thời đó. Thành được xây dựng bởi Nêbucátnếtsa, vị vua thứ hai của Babylôn với diện tích 100.000㎡. Đây là thành phố lớn nhất thế giới cổ đại bấy giờ. Ở phía tây của cổng Ishtar, là một trong tám cổng thành lớn có cung điện với pháo đài chiếm diện tích khoảng 16.200㎢. Chảy xung quanh lâu đài là sông Euphrates sâu rộng tựa như một con hào[13] đã trở thành tuyến phòng thủ tự nhiên với bức tường thành hai lớp cao và vững chắc. Theo cuốn “Lịch sử” của sử gia Hy Lạp cổ đại Herodotus, những bức tường thành của Babylôn có chu vi khoảng 90km, dày khoảng 25m và cao khoảng 90m.[14] Ngoài ra, ở phía đông còn có bức tường ngoài ba lớp trải dài 17.702m. Công trình này được cho là vô cùng lộng lẫy và đầy tính nghệ thuật. Vườn Treo Babylôn, một trong 7 kỳ quan của thế giới cũng tọa lạc ở đây.[15][16]
Ngay cả Siru cũng khó có thể đánh bại Babylôn chỉ bằng sức mạnh quân sự. Có giả thuyết cho rằng Siru đã chuyển hướng sông Euphrates và tiến vào thành trong khi Bênxátsa đang say sưa yến tiệc. Sự thật rõ ràng là Siru đã tiến vào Babylôn mà không hề có chút thương vong hay đổ máu nào và chinh phục được Babylôn.[4] Siru chiếm được thành Babylôn và lập Đariút người Mêđi lên cai quản vùng Babylôn.[17]

Giải phóng phu tù Giuđa

Vào thế kỷ thứ 6 TCN, nước Giuđa nằm dưới quyền cai trị của Babylôn. Khoảng năm 586 TCN, dưới triều đại của Sêđêkia, vua Giuđa, Nêbucátnếtsa, vua Babylôn đã thiêu rụi và phá hủy hoàn toàn thành Giêrusalem, đồng thời lấy đi các khí dụng bằng vàng bạc trong đền thờ Giêrusalem cùng với những vật thánh quý giá rồi đưa đến Babylôn. Nhiều người Giuđa đã chết và hàng trăm ngàn người bị bắt làm phu tù.[18][19] Đấng tiên tri Giêrêmi nói rằng sự diệt vong của Giuđa là hậu quả của việc không vâng phục lời của Đức Chúa Trời.[20] Tuy nhiên đã được tiên tri rằng khi đến kỳ, người Giuđa sẽ thoát khỏi cuộc sống phu tù tại Babylôn, và Babylôn sẽ trở nên hoang vu.[21]

Theo như lời tiên tri, Babylôn đã rơi vào tay Siru, vua Pherơsơ. Siru đã chinh phục Babylôn, ra sắc chỉ giải phóng những người Giuđa đang bị bắt làm phu tù ở đó và đưa họ trở về quê hương là Giêrusalem. Bên cạnh đó, sau khi ra lệnh xây dựng lại đền thờ Giêrusalem đã bị Nêbucátnếtsa phá hủy, thậm chí Siru còn chi viện tài vật cho việc xây cất đền thờ.

Năm thứ nhất đời Siru, vua nước Pherơsơ trị vì, Đức Giêhôva muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giêrêmi mà phán ra, nên Ngài cảm động lòng Siru, vua Pherơsơ tuyên truyền trong khắp nước mình, và cũng ra sắc chỉ rằng: Siru, vua Pherơsơ, nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban các nước thế gian cho ta, và chính Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giêrusalem, trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên Giêrusalem trong xứ Giuđa, đặng cất lại đền thờ Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Ysơraên, vẫn ngự tại Giêrusalem. Nguyện Đức Chúa Trời người ấy ở cùng người!

- Exơra 1:1-3


Ngay khi sắc chỉ của Siru được ban ra, các quan trưởng, thầy tế lễ và người Lêvi đã trỗi dậy xây dựng lại đền thờ, và những người xung quanh họ cũng giúp đỡ theo nhiều cách. Siru trả lại tất cả những khí dụng thuộc về đền thờ Đức Giêhôva mà vua Nêbucátnếtsa đã lấy đi khỏi Giêrusalem mà đặt trong đền thờ thần của mình, và cho phép dân chúng mang toàn bộ về Giêrusalem.[22]

Lời tiên tri trong Kinh Thánh về Siru

Siru là vua của nước ngoại bang không tin vào Đức Chúa Trời. Tuy nhiên Kinh Thánh đã tiên tri chi tiết về Siru như vậy. Trong sách Êsai ghi chép khoảng 170 năm trước khi Siru chinh phục Babylôn, cái tên “Siru” và những việc ông sẽ làm cũng được tiên tri.

Hàng phục các nước

Bản đồ Cận Đông cổ đại trước khi Siru chinh phục Babylôn

Siru đã chinh phục tất cả các cường quốc thời bấy giờ như Mêđi, Lyđia và Babylôn. Đặc biệt, Babylôn đã bị chiếm trong khi gần như không có sự kháng cự nào trước cuộc tấn công của Siru. Bởi việc chinh phục Babylôn, Siru không chỉ chiếm được thành Babylôn mà còn chiếm luôn toàn bộ lãnh thổ mà nước Babylôn đã chinh phục được, gồm có Asiri, Syria, Liban và Ysơraên. Ngoài ra, dưới sự trị vì của Siru, Pherơsơ đã trở thành đế quốc chinh phục hầu hết Tây Á, Trung Á cho đến tận Ấn Độ.[23]
Êsai đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ hàng phục các nước trước mặt Siru và ban bằng các đường gập ghềnh cho ông.


Đức Giêhôva phán thể nầy cùng Siru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại: Ta sẽ đi trước mặt ngươi, ban bằng các đường gập ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; ta sẽ ban vật báu chứa trong nơi tối, của cải chứa trong nơi kín cho ngươi, để ngươi biết rằng chính ta, là Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của Ysơraên, đã lấy tên ngươi gọi ngươi.

- Êsai 45:1–3

Giải phóng phu tù Giuđa và khôi phục Giêrusalem

Sau khi chinh phục Babylôn, Siru đã ban hành sắc chỉ cho phép những người Giuđa đang làm phu tù ở Babylôn được trở về Giêrusalem. Việc kẻ chinh phục cho phép tù nhân của nước mình chiếm đóng được hồi hương vô điều kiện là điều rất bất thường. Hơn nữa, Siru, vua của một đế quốc lại đã tôn vinh Đức Giêhôva, vị thần của đất nước yếu thế hơn là “thần thật”, hạ lệnh cho người Giuđa quay về Giêrusalem để xây dựng đền thờ của Đức Giêhôva, thậm chí còn chi viện tài vật cho việc xây dựng đền thờ.[24]


phán về Siru rằng: Nó là người chăn chiên của ta; nó sẽ làm nên mọi sự ta đẹp lòng; lại cũng phán về Giêrusalem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền thờ rằng: Nền ngươi sẽ lại lập.

- Êsai 44:28

Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công bình, và sẽ ban bằng mọi đường lối người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta, không cần giá chuộc, cũng không cần phần thưởng, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.

- Êsai 45:13


Siru đã dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, Đấng đã ban cho ông tất cả các nước thế gian, giải phóng người Giuđa, đồng thời ra sắc chỉ xây dựng lại đền thờ Giêrusalem theo lời tiên tri của Êsai.[25]

Người được xức dầu

Siru giải phóng người Giuđa bị bắt làm phu tù ở Babylôn.
Tác phẩm của Jean Fouquet, 1470

Trong Êsai chương 45, Siru được tiên tri là “người xức dầu”.


Đức Giêhôva phán thể nầy cùng Siru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại... Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công bình, và sẽ ban bằng mọi đường lối người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta, không cần giá chuộc, cũng không cần phần thưởng, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.

- Êsai 45:1, 13


Trong thời đại Cựu Ước, “được xức dầu” có nghĩa là được kêu gọi với tư cách là một người đặc biệt để thực hiện công việc đặc biệt của Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ đã được xức dầu,[26][27] các vị vua đã được xức dầu[28][29] và các đấng tiên tri cũng đã được xức dầu.[30] Siru vốn là vua nước ngoại bang nhưng lại được ban cho sứ mệnh đặc biệt từ Đức Chúa Trời để giải phóng người Giuđa khỏi cảnh phu tù ở Babylôn.

Chim ó từ phương Đông, một Người từ phương Đông

Mặc dù tên của Siru không được nhắc đến trong Êsai chương 45 và 46, song không có ý kiến nào phủ nhận rằng lời tiên tri đó là về Siru. Ở phần đầu chương 46, đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng Bên cúi xuống và Nêbô khom mình.[31] Bên và Nêbô đều là những thần tượng được tôn kính ở Babylôn, và người Babylôn tin rằng các thần sẽ bảo vệ họ. Tuy nhiên với sự xuất hiện của Siru, Babylôn đã sụp đổ, các vị thần của họ cũng ngã sụp.[32] Ngược lại, sự giải phóng và sự cứu rỗi đã đến với những người Giuđa đang bị bắt làm phu tù ở Babylôn. Về nội dung này, câu 13 đã tiên tri rằng “Đức Chúa Trời sẽ ban sự cứu rỗi trong Siôn cho Ysơraên”.[33] Êsai chương 46 là lời tiên tri về việc Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành công cuộc cứu rỗi thông qua Siru, người đến từ xứ xa phương Đông.


Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm.

- Êsai 46:11

Lời tiên tri trên được liên kết với người dấy lên từ phương đông trong Êsai chương 41.

Ai đã khiến người kia dấy lên từ phương đông, lấy sự công bình gọi người đến kề chân mình? Ngài phó các dân tộc trước mặt Người, khiến người cai trị các vua, phó họ như bụi cho gươm người, giống như rác rến bị gió thổi cho cung người. Người đuổi theo họ trên con đường chưa hề đặt chân, mà vẫn vô sự lướt dặm. Ai đã làm và thành tựu việc nầy? Ai đã gọi các dòng dõi từ ban đầu? Ấy là chính ta, Đức Giêhôva, là đầu tiên, mà cũng sẽ ở với cuối cùng.

- Êsai 41:2–4

Pherơsơ là đất nước nằm ở phía đông Ysơraên vào thời điểm đó. Vua Siru, người dấy lên từ phương Đông, đã chinh phục không chỉ Babylôn mà còn nhiều quốc gia khác, và nhiều vị vua đã phải hàng phục trước ông như đã được tiên tri trong Kinh Thánh.

Vua Siru và Đấng Christ Tái Lâm

Ðức Chúa Trời đến phương Đông

Người được tiên tri rằng sẽ xuất hiện ở xứ xa phương Đông trong Êsai chương 41 và 46 là Siru (Cyrus II), và ông đã ứng nghiệm lời tiên tri lần thứ nhất. Tuy nhiên, lời tiên tri này cuối cùng được ứng nghiệm thông qua Đấng Christ Tái Lâm, Đấng sẽ đến từ phương đông.

Những kẻ nghèo nàn thiếu thốn tìm nước mà không được, lưỡi khô vì khát; nhưng ta, Đức Giêhôva, sẽ nhậm lời họ; ta, Đức Chúa Trời của Ysơraên, sẽ không lìa bỏ họ đâu. Ta sẽ khiến sông chảy ra trên đỉnh núi trọi, và suối trào lên giữa trũng. Ta sẽ biến sa mạc thành ao, và đất khô thành nguồn nước.

- Êsai 41:17–18


Lời tiên tri ghi ở phần sau của Êsai chương 41 là điều sẽ xảy ra khi Đức Chúa Trời khiến dấy lên một Người từ phương Đông. Đã được phán rằng khi một Người xuất hiện từ phương Đông thì sông sẽ chảy ra trên đỉnh núi trọi, sa mạc biến thành ao và đất khô thành nguồn nước; đồng thời cũng xảy ra việc những kẻ tôn kính hình tượng sẽ “thất kinh và run rẩy mà nhóm lại”.[34] Tất cả những điều này đã không xảy ra khi Siru xuất hiện. Những điều này sẽ được ứng nghiệm khi Đức Chúa Trời, Đấng là nguồn của nước sự sống đến thế gian này.


Đây nầy, Đức Chúa Trời các ngươi sẽ lấy sự báo thù mà đến, tức là sự báo trả của Đức Chúa Trời. Chính Ngài sẽ đến và cứu các ngươi!... những dòng nước trào lên trong đồng vắng, và những suối chảy ra trong nơi sa mạc. Cát nóng sẽ biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước. Hang chó đồng đã ở sẽ trở nên vùng sậy và lau.

- Êsai 35:4–7


Đấng tiên tri Amốt đã miêu tả trạng thái của nhân loại mất đi lẽ thật là “sự đói kém vì không nghe được lời của Đức Chúa Trời.”[35] Duy chỉ Đức Chúa Trời mới là Đấng có thể ban nước sự sống cho vùng đất khô cằn, tức những linh hồn đang bị đói vì thiếu lẽ thật.[36] Đấng tiên tri Êsai tiên tri rằng điều này sẽ xảy ra khi một Người từ phương Đông đến thế gian.[37] Êsai chương 41 không chỉ đơn thuần là lời tiên tri về Siru, mà còn là lời tiên tri về Đấng Christ, Đấng mang nước sự sống đến phương Đông.

“Chim ó” (chim ưng) trong Êsai chương 46 quả thật có ý nghĩa đặc biệt. Khi Đức Chúa Trời giải phóng dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô xưa (Ai Cập), được biểu hiện rằng Ngài đã dẫn dắt và chở họ trên cánh chim ưng.[38] Việc Đức Chúa Trời dẫn dắt người dân Ysơraên đến xứ Canaan và bảo vệ họ cũng được ví với việc chim ó bảo vệ con non.[39] Điều này ngụ ý rằng lời tiên tri trong Êsai chương 46 cũng cho thấy Đức Chúa Trời sẽ đến phương Đông và tiến hành lịch sử cứu rỗi.

2000 năm trước, Đức Chúa Trời đã đến thế gian với danh Jêsus. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus Christ đã giáng sinh tại Ysơraên chứ không phải ở xứ xa phương Đông mà Êsai đã thấy trong sự mặc thị. Đấng sẽ dấy lên từ xứ xa phương Đông và cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời chính là Đấng Christ Tái Lâm, Đấng sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng.

Sự phán xét Babylôn phần linh hồn

“Sự sụp đổ của Babylôn: Siru Đại đế đánh bại quân Chaldea” của John Martin, 1819-1831

Siru đã đánh đổ Babylôn và giải phóng người dân Ysơraên khỏi cảnh phu tù ở Babylôn. Với tư cách là Siru phần linh hồn, Đấng Christ Tái Lâm sẽ đến thế gian này và cứu người dân của Đức Chúa Trời ra khỏi Babylôn phần linh hồn.

Trong sách Khải Huyền, Babylôn phần linh hồn được miêu tả là thành lớn đối nghịch với Đức Chúa Trời và phạm tội tà dâm về phần linh hồn. Để phán xét Babylôn lớn, Đức Chúa Trời phán người dân của Ngài hãy nhanh chóng ra khỏi đó, bởi người dân của Đức Chúa Trời vẫn đang bị giam cầm trong Babylôn phần linh hồn.


Người kêu lớn tiếng rằng: Babylôn lớn đã đổ rồi, đã đổ rồi! Thành ấy đã trở nên chỗ ở của các ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc, vì mọi dân tộc đều uống rượu dâm loạn buông tuồng của nó, vì các vua thế gian đã cùng nó phạm tội tà dâm, và vì các nhà buôn trên đất đã nên giàu có bởi sự quá xa hoa của nó. Tôi lại nghe một tiếng khác từ trên trời đến rằng: Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Babylôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng;

- Khải Huyền 18:2-4


2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ đã lập ra lẽ thật của sự sống như Lễ Vượt Quangày Sabát để cứu rỗi nhân loại. Tuy nhiên sau thời đại sứ đồ, tất thảy lẽ thật đều đã biến mất trong thời kỳ tối tăm tôn giáo. Ngay cả những người có đức tin để được cứu rỗi cũng đã rời khỏi thế giới này,[40] và rồi nhân loại một lần nữa lại trở thành tôi mọi của tội lỗi và sự chết,[41] cùng trở thành phu tù trong Babylôn phần linh hồn.

Trong thế gian không có lẽ thật, những người đã bị giam trong Babylôn phần linh hồn nhất định cần sự xuất hiện của Đấng giải phóng, là Siru phần linh hồn. Với tư cách là Siru phần linh hồn, Đấng Christ Tái Lâm đã giáng sinh ở một nước phương Đông cách xa Ysơraên, rao truyền lẽ thật sự sống và cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời ra khỏi Babylôn phần linh hồn và sự đói kém phần linh hồn.

Video liên quan

  • Ví dụ về chim Ó phương Đông

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. 크세노폰, 《키로파에디아: 키루스의 교육》, 이은종 역, 주영사, 2012
  2. "페르시아 제국의 원형질 파사르가드", 《뉴스1코리아》, 2016. 5. 6., "키루스 대왕은 ... 인간의 기본권을 보장하는 최초의 선언을 한다. 여러 민족에게 종교의 자유를 허용하고 바빌론 주민의 생계를 향상하며 포로로 끌려온 민족과 그들이 가진 종교적 상징물들을 본국으로 돌려보낸다는 내용을 담고 있다. ... 키루스 대왕의 선언은 알렉산더 대왕의 통치에 영향을 줬고 토마스 제퍼슨이 기초한 미국 독립선언서의 기본 철학으로 작용했다."
  3. 헤로도토스, 《역사》, 천병희 역, 숲, 2016, 94–97쪽
  4. 4,0 4,1 Daan Nijssen, "Cyrus the Great," World History Encyclopedia, Feb. 21. 2018.
  5. “에스더 1:3”. 바사와 메대의 장수와 각 도의 귀족과 방백들이 다 왕 앞에 있는지라
  6. “에스더 10:2”. 메대와 바사 열왕의 일기에 기록되지 아니하였느냐
  7. “역대하 36:20”. 무릇 칼에서 벗어난 자를 저가 바벨론으로 사로잡아 가매 무리가 거기서 갈대아 왕과 그 자손의 노예가 되어 바사국이 주재할 때까지 이르니라
  8. "키루스 2세", 《두산백과 두피디아》
  9. "오리엔트", 《표준국어대사전》, 국립국어원, "서양사에서, 문명의 발상지인 고대 이집트ㆍ메소포타미아를 이르는 말."
  10. “에스라 1:4–11”. 무릇 그 남아 있는 백성이 어느 곳에 우거하였든지 그곳 사람들이 마땅히 은과 금과 기타 물건과 짐승으로 도와주고 그 외에도 예루살렘 하나님의 전을 위하여 예물을 즐거이 드릴지니라 하였더라 ... 고레스왕이 또 여호와의 전 기명을 꺼내니 옛적에 느부갓네살이 예루살렘에서 옮겨다가 자기 신들의 당에 두었던 것이라 ... 사로잡힌 자를 바벨론에서 예루살렘으로 데리고 올 때에 세스바살이 그 기명들을 다 가지고 왔더라
  11. “다니엘 5:22–28”. 벨사살이여 왕은 그의 아들이 되어서 이것을 다 알고도 오히려 마음을 낮추지 아니하고 도리어 스스로 높여서 하늘의 주재를 거역하고 그 전 기명을 왕의 앞으로 가져다가 왕과 귀인들과 왕후들과 빈궁들이 다 그것으로 술을 마시고 ... 이러므로 그의 앞에서 이 손가락이 나와서 이 글을 기록하였나이다 기록한 글자는 이것이니 곧 메네 메네 데겔 우바르신이라 그 뜻을 해석하건대 메네는 하나님이 이미 왕의 나라의 시대를 세어서 그것을 끝나게 하셨다 함이요 ... 베레스는 왕의 나라가 나뉘어서 메대와 바사 사람에게 준 바 되었다 함이니이다
  12. "날씨에 울고 웃은 키루스 대왕", 《The Science Times》, 한국과학창의재단, 2010. 8. 26.
  13. "해자", 《표준국어대사전》, 국립국어원, "성 주위에 둘러 판 못."
  14. 헤로도토스, 《역사》, 천병희 역, 숲, 2016, 135쪽, " 이 도시[바벨론]는 ... 각 변의 길이가 120스타디온[약 22km]인 사각형이다. ... 도시의 둘레는 모두 480스타디온[약 85km]이다. ... 두께 50왕실페퀴스, 높이 200페퀴스의 성벽이 있다. ... 성벽에는 모두 100개의 성문이 나 있었는데 ... (1페퀴스는 44.4 센티미터, 1왕실페퀴스는 49.95 센티미터 ...)."
  15. “바빌론의 영광과 네부카드네자르 2세”. 에듀인사이드. 2019. 8. 26. Chú thích có các tham số trống không rõ: |저자2=, |웹사이트=, |언어=, |번역title=, |저자링크=, và |저자링크2= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  16. "공중정원", 《미술대사전: 용어편》, 한국사전연구사, 1998
  17. “다니엘 5:30–31”. 그날 밤에 갈대아 왕 벨사살이 죽임을 당하였고 메대 사람 다리오가 나라를 얻었는데 때에 다리오는 육십이 세였더라
  18. "바빌론 유수". 글로벌세계대백과사전. 기원전 601년 신바빌로니아왕 네부카드네자르 2세는 유대왕국에 침입하여 예루살렘을 함락시켰다. 그후 기원전 597년에 유대왕은 결국 항복하고 귀족·성직자·중산계급 국민들과 함께 바빌론으로 연행되어 갔다. 그 뒤 ... 네부카드네자르 2세에 의해 다시 예루살렘은 약탈당하고 모든 고대도시가 파괴되고 주민도 포로가 되었다. ... 당시 포로는 왕국 사회의 중심세력인 귀족·군인·공인(工人)이었다.
  19. “열왕기하 25:8–17”. 바벨론 왕 느부갓네살의 십구년 오월 칠일에 바벨론 왕의 신하 시위대 장관 느부사라단이 예루살렘에 이르러 여호와의 전과 왕궁을 사르고 예루살렘의 모든 집을 귀인의 집까지 불살랐으며 시위대 장관을 좇는 갈대아 온 군대가 예루살렘 사면 성벽을 헐었으며 성중에 남아 있는 백성과 바벨론 왕에게 항복한 자와 무리의 남은 자는 시위대 장관 느부사라단이 다 사로잡아가고 빈천한 국민을 그 땅에 남겨두어 포도원을 다스리는 자와 농부가 되게 하였더라 갈대아 사람이 또 여호와의 전의 두 놋기둥과 받침들과 여호와의 전의 놋바다를 깨뜨려 그 놋을 바벨론으로 가져가고
  20. “예레미야 25:8–9”. 나 만군의 여호와가 이같이 말하노라 너희가 내 말을 듣지 아니하였은즉 보라 내가 보내어 북방 모든 족속과 내 종 바벨론 왕 느부갓네살을 불러다가 이 땅과 그 거민과 사방 모든 나라를 쳐서 진멸하여 그들로 놀램과 치소거리가 되게 하며 땅으로 영영한 황무지가 되게 할 것이라
  21. “예레미야 25:12–14”. 나 여호와가 말하노라 칠십년이 마치면 내가 바벨론 왕과 그 나라와 갈대아인의 땅을 그 죄악으로 인하여 벌하여 영영히 황무케 하되 내가 그 땅에 대하여 선고한바 곧 예레미야가 열방에 대하여 예언하고 이 책에 기록한 나의 모든 말을 그 땅에 임하게 하리니 여러 나라와 큰 왕들이 그들로 자기 역군을 삼으리라 내가 그들의 행위와 그들의 손의 행한대로 보응하리라 하시니라
  22. “에스라 1:5–11”. 이에 유다와 베냐민 족장들과 제사장들과 레위 사람들과 무릇 그 마음이 하나님께 감동을 받고 올라가서 예루살렘 여호와의 전을 건축코자 하는 자가 다 일어나니 그 사면 사람들이 은그릇과 황금과 기타 물건과 짐승과 보물로 돕고 그 외에도 예물을 즐거이 드렸더라 고레스왕이 또 여호와의 전 기명을 꺼내니 옛적에 느부갓네살이 예루살렘에서 옮겨다가 자기 신들의 당에 두었던 것이라
  23. "대제왕 키루스, 혁신으로 왕국을 일구다", 《동아비즈니스리뷰》, 동아일보사, 2013. 1월호, "키루스 대왕은 페르시아제국의 실질적 설립자다. 페르시아는 지금의 페르시아만 연안 시리아 산지에 있던 가난하고 작은 나라였다. 키루스는 시리아(소아시아)와 메디아, 메소포타미아(이라크)를 차례로 정복하고 서남아시아와 중앙아시아를 지나 인도에까지 이르는 대제국을 건설했다."
  24. "역지사지의 중요성, 페르시아제국 창건자 키루스가 최초의 메시아로 불리게 된 이유", 《주간조선》 2429호, "바빌로니아제국은 기원전 586년 예루살렘을 함락해 그 주민들을 바빌론으로 끌고 왔다. 키루스가 539년 바빌론을 탈환하고 그곳에 있었던 유대인들을 해방시켜 예루살렘으로 돌아가도록 허용하였다. 그는 다시 이 칙령을 내려, 바빌로니아 왕 네부카드네자르가 파괴하였던 예루살렘을 재건하도록 칙령을 내린다. 키루스는 페르시아제국의 보물창고가 있는 에크바타나에서 자신들의 자금으로 예루살렘을 재건하도록 독려하였다."
  25. “에스라 1:2–4”. 바사 왕 고레스는 말하노니 하늘의 신 여호와께서 세상 만국으로 내게 주셨고 나를 명하사 유다 예루살렘에 전을 건축하라 하셨나니 이스라엘의 하나님은 참 신이시라 너희 중에 무릇 그 백성 된 자는 다 유다 예루살렘으로 올라가서 거기 있는 여호와의 전을 건축하라 너희 하나님이 함께하시기를 원하노라 무릇 그 남아 있는 백성이 어느 곳에 우거하였든지 그곳 사람들이 마땅히 은과 금과 기타 물건과 짐승으로 도와주고 그 외에도 예루살렘 하나님의 전을 위하여 예물을 즐거이 드릴지니라 하였더라
  26. “출애굽기 40:15”. 그 아비에게 기름을 부음같이 그들에게도 부어서 그들로 내게 제사장 직분을 행하게 하라 그들이 기름 부음을 받았은즉 대대로 영영히 제사장이 되리라
  27. “레위기 16:32”. 그 기름 부음을 받고 위임되어 그 아비를 대신하여 제사장의 직분을 행하는 제사장은 속죄하되
  28. “사무엘하 3:39”. 내가 기름 부음을 받은 왕이 되었으나
  29. “열왕기상 5:1”. 솔로몬이 기름 부음을 받고 그 부친을 이어 왕이 되었다 함을 두로 왕 히람이 듣고
  30. “열왕기상 19:16”. 너는 또 님시의 아들 예후에게 기름을 부어 이스라엘 왕이 되게 하고 또 아벨므흘라 사밧의 아들 엘리사에게 기름을 부어 너를 대신하여 선지자가 되게 하라
  31. “이사야 46:1–2”. 벨은 엎드러졌고 느보는 구부러졌도다 그들의 우상들은 짐승과 가축에게 실리웠으니 너희가 떠메고 다니던 그것은 피곤한 짐승의 무거운 짐이 되었도다 그들은 구부러졌고 그들은 일제히 엎드러졌으므로 그 짐을 구하여 내지 못하고 자기도 잡혀갔느니라
  32. “이사야 47:1”. 처녀 딸 바벨론이여 내려 티끌에 앉으라 딸 갈대아여 보좌가 없어졌으니 땅에 앉으라 네가 다시는 곱고 아리땁다 칭함을 받지 못할 것임이니라
  33. “이사야 46:13”. 내가 나의 의를 가깝게 할 것인즉 상거가 멀지 아니하니 나의 구원이 지체치 아니할 것이라 내가 나의 영광인 이스라엘을 위하여 구원을 시온에 베풀리라
  34. “이사야 41:5–7”. 섬들이 보고 두려워하며 땅끝이 무서워 떨며 함께 모여 와서 각기 이웃을 도우며 그 형제에게 이르기를 너는 담대하라 하고 목공은 금장색을 장려하며 마치로 고르게 하는 자는 메질군을 장려하며 가로되 땜이 잘 된다 하며 못을 단단히 박아 우상으로 흔들리지 않게 하는도다
  35. “아모스 8:11–13”. 주 여호와께서 가라사대 보라 날이 이를지라 내가 기근을 땅에 보내리니 양식이 없어 주림이 아니며 물이 없어 갈함이 아니요 여호와의 말씀을 듣지 못한 기갈이라 사람이 이 바다에서 저 바다까지, 북에서 동까지 비틀거리며 여호와의 말씀을 구하려고 달려 왕래하되 얻지 못하리니 그날에 아름다운 처녀와 젊은 남자가 다 갈하여 피곤하리라
  36. “요한계시록 21:6”. 나는 알파와 오메가요 처음과 나중이라 내가 생명수 샘물로 목마른 자에게 값없이 주리니
  37. “이사야 41:17–18”. 가련하고 빈핍한 자가 물을 구하되 물이 없어서 갈증으로 그들의 혀가 마를 때에 나 여호와가 그들에게 응답하겠고 나 이스라엘의 하나님이 그들을 버리지 아니할 것이라 내가 자산에 강을 열며 골짜기 가운데 샘이 나게 하며 광야로 못이 되게 하며 마른 땅으로 샘 근원이 되게 할 것이며
  38. “출애굽기 19:4”. 내[여호와]가 어떻게 독수리 날개로 너희를 업어 내게로 인도하였음을 너희가 보았느니라
  39. “신명기 32:10–12”. 여호와께서 그를 황무지에서, 짐승의 부르짖는 광야에서 만나시고 호위하시며 보호하시며 자기 눈동자같이 지키셨도다 마치 독수리가 그 보금자리를 어지럽게 하며 그 새끼 위에 너풀거리며 그 날개를 펴서 새끼를 받으며 그 날개 위에 그것을 업는 것같이 여호와께서 홀로 그들을 인도하셨고 함께한 다른 신이 없었도다
  40. “누가복음 18:8”. 인자가 올 때에 세상에서 믿음을 보겠느냐 하시니라
  41. “로마서 6:17–18”. 하나님께 감사하리로다 너희가 본래 죄의 종이더니 너희에게 전하여 준 바 교훈의 본을 마음으로 순종하여 죄에게서 해방되어 의에게 종이 되었느니라