Siru (Cyrus II)

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Siru (Cyrus II)
Cyrus the Great of Persia.jpg
Ngày sinh - ngày mất585? TCN - 529? TCN
Công việc (đặc điểm)Hoàng đế của Đế quốc Pherơsơ (Ba Tư) cổ đại
Người thiết lập vương triều Achaemenid
Thời gian trị vì559 TCN - 529 TCN
Công việc chủ yếuChinh phục Babylôn
Giải phóng phu tù Giuđa

Siru (tiếng Anh: Cyrus II, trị vì: 559 TCN - 529 TCN) là người đã thiết lập Đế quốc Ba Tư cổ đại được gọi là Pherơsơ trong Kinh Thánh. Ông thường được biết đến là Cyrus Đại đế (Siru Đại đế).

Siru đã chinh phục vùng lãnh thổ rộng lớn từ Tây Á đến Trung Đông, thống nhất 23 quốc gia thuộc tôn giáo, tư tưởng, chủng tộc và lịch sử khác nhau thành một đế quốc. Nhà văn Hy Lạp cổ đại Xenophon cũng là môn đồ của Socrates, đã miêu tả Siru trong cuốn tiểu thuyết truyền kỳ “Cyropaedia (Học vấn của Cyrus)” là một kẻ chinh phạt lý tưởng, can đảm, rộng lượng và hào phóng.[1] Nhân phẩm và tư tưởng cai trị của Siru cũng được người Hy Lạp, từng là kẻ thù của ông biết đến và thậm chí gây ảnh hưởng đến cả Alexander Đại đế.[2]

Tên Cyrus trong tiếng Hêbơrơ là (כּוֹרֶ: koresh). Trong Kinh Thánh Cựu Ước ghi chép bằng tiếng Hêbơrơ (một số phần bằng tiếng Aram), Siru được miêu tả là “người được xức dầu” và “người giải phóng dân Giuđa bị bắt làm phu tù ở Đế quốc Babylôn (Tân Babylôn). Dù là vua nước ngoại bang không phải Ysơraên, song ông đã được tiên tri chi tiết trong sách Êsai chương 41, 44 - 46.

Cuộc đời

Lăng mộ của Siru ở Pasargadae

Xuất thân

Siru có thể đã sinh ra vào khoảng năm 590 - 580 TCN ở Mêđi (Media) hoặc Persis (Fars, Iran ngày nay). Astyages, vua Mêđi đã gả con gái mình là công chúa Mandane cho Cambyses, vua Persis. Con trai của họ là Siru. Theo “Lịch sử” ghi chép bởi sử gia Hy Lạp Herodotus, Astyages mơ thấy mình bị cháu ngoại tiêu diệt nên đã ra lệnh cho hạ thần giết Siru. Người hầu của vua đã đưa đứa bé cho người chăn cừu để giết, nhưng người chăn cừu đã bí mật nuôi nấng đứa bé và hoán đổi với đứa con đã chết của mình.[3]

Chinh phục Mêđi (Media)

Khi trưởng thành, Siru đã kế thừa Đế quốc Mêđi vào khoảng năm 550 TCN sau khi chiến thắng trong cuộc nổi dậy chống lại Astyages, ông ngoại mình. Đế quốc Pherơsơ kế thừa lãnh thổ phía đông Iran của Đế quốc Mêđi; và sau khi nắm quyền kiểm soát các bộ tộc Iran, Siru tiếp tục chinh phục phía tây.[4]

Trong Kinh Thánh, nước này được gọi là “Mêđi và Pherơsơ”, hoặc “Pherơsơ và Mêđi”[5][6] hoặc “Pherơsơ”.[7] Lịch sử thế giới thường gọi là Đế quốc Pherơsơ vì Pherơsơ nắm vương quyền và ở vị thế vượt trội về nhiều mặt so với Mêđi.

Chinh phục Lyđia

Vua Kroisos (trị vì: 560?-546 TCN) của Lyđia, là cường quốc ở Tiểu Á đã tấn công Ba Tư. Tuy nhiên, sau cuộc phản công của Siru, Kroisos đã phải rút lui về Sardis, thủ đô của Lyđia. Đương thời đó, mùa đông là thời gian đình chiến nên Kroisos đã giải tán quân đội Lyđia và yêu cầu các đồng minh là Ai Cập và Babylôn gửi quân tiếp viện vào mùa xuân. Trong lúc đó, kỵ binh lạc đà của Siru đã hành quân đến Sardis. Kroisos vội vã triệu tập đội kỵ binh của mình, nhưng những con ngựa sợ hãi trước mùi lạc đà nên không thể chiến đấu đúng chiến thuật. Cuối cùng, vào khoảng năm 546 TCN, Lyđia thất thủ trước Siru. Các thành phố Hy Lạp ven biển Aegea, từng là chư hầu của Lyđia, cũng hàng phục trước Siru.[8]

Chinh phục Babylôn (Đế quốc Tân Babylôn)

Siru cũng chinh phục Babylôn (Tân Babylôn) vào khoảng năm 539 TCN. Babylôn, thủ đô của Đế quốc Tân Babylôn, là thành phố lớn nhất thế giới vào thời đó. Siru đã lợi dụng sự bất mãn và bất đồng trong nội bộ Babylôn đối với Nabonidus (trị vì: 556-539 TCN) là vua nước này để chiếm lấy Babylôn mà không gặp mấy khó khăn. Bởi đó, ông đã chinh phục không chỉ vùng Lưỡng Hà mà còn chiếm được cả Syria và Palestine, là hai nước đã bị Babylôn chinh phục rồi dựng nên một đế chế lớn chưa từng có vào thời đó.

Sự qua đời

Siru tiếp tục cuộc viễn chinh đến Trung Á và được cho là đã bị giết trong một trận chiến gần sông Oxus (Amu Darya) và Jaxartes (Syr Darya) vào khoảng năm 529 TCN. Sau khi Siru qua đời, Cambyses II đã lên ngôi. Cambyses II đã chinh phục Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 525 TCN và thống nhất Phương Đông.[9]

Siru (Cyrus II) trong Kinh Thánh

Kinh Thánh ghi lại những thành tựu của Siru trong II Sử Ký 36:22–23 và Exơra chương 1. Sau khi chinh phục Babylôn, Siru đã giải phóng dân tộc Giuđa khỏi ách nô lệ ở Babylôn.

Năm thứ nhứt đời Siru, vua Pherơsơ trị vì, Đức Giêhôva muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giêrêmi mà phán ra, bèn cảm động lòng Siru, vua Pherơsơ, rao truyền trong khắp nước mình, và cũng ra chiếu chỉ, mà rằng: Siru, vua Pherơsơ, nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và bảo ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Giêrusalem trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giêrusalem; nguyện Giêhôva Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!

- II Sử Ký 36:22-23

Siru ra sắc chỉ cho phép người Giuđa trở về quê hương và xây dựng lại đền thờ Giêrusalem đã bị sụp đổ trong cuộc xâm lược của Babylôn. Siru cũng cho mang các khí dụng mà Nebuchadnezzar II (trị vì 605-562 TCN; sau đây gọi là Nêbucátnếtsa), vua của Babylôn, đã chiếm về lại Giêrusalem và cung cấp mọi thứ cần dùng để người Giuđa xây cất đền thờ.[10]

Chinh phục Babylôn

“Bữa tiệc của Belshazzar” của Rembrandt Harmenszoon Van Rijn, 1635-1638

Vào thời điểm Siru tấn công Babylôn, Nabonidus đang là vua của Babylôn. Nabonidus trao quyền nhiếp chính ở thủ đô Babylôn cho con trai là Belshazzar (trị vì: 550 TCN–539 TCN, sau đây gọi là Bênxátsa) và dẫn quân ra chiến trường. Đaniên chương 5 chép rằng đã có bàn tay thình lình hiện đến và viết chữ “Mênê, Mênê, Têken, Uphácsin” trong bữa tiệc Bênxátsa tổ chức. Những chữ này có nghĩa là Babylôn sẽ sớm bị hủy diệt bởi Mêđi- Pherơsơ. Bênxátsa chết trong đêm đó, rồi Babylôn đã rơi vào tay Pherơsơ.[11] Lịch sử cho biết trong khi thành Babylôn đang bị quân đội của Siru bao vây, Bênxátsa đã tổ chức tiệc và khoe khoang rằng “Dù quân địch có mạnh đến đâu thì thành Babylôn này cũng không thể bị phá hủy”.[12]
Trên thực tế, Babylôn là thành bất khả xâm phạm vào đương thời đó. Thành được xây dựng bởi Nêbucátnếtsa, vị vua thứ hai của Babylôn với diện tích 100.000㎡. Đây là thành phố lớn nhất thế giới cổ đại bấy giờ. Ở phía tây của cổng Ishtar, là một trong tám cổng thành lớn có cung điện với pháo đài chiếm diện tích khoảng 16.200㎢. Chảy xung quanh lâu đài là sông Euphrates sâu rộng tựa như một con hào[13] đã trở thành tuyến phòng thủ tự nhiên với bức tường thành hai lớp cao và vững chắc. Theo cuốn “Lịch sử” của sử gia Hy Lạp cổ đại Herodotus, những bức tường thành của Babylôn có chu vi khoảng 90km, dày khoảng 25m và cao khoảng 90m.[14] Ngoài ra, ở phía đông còn có bức tường ngoài ba lớp trải dài 17.702m. Công trình này được cho là vô cùng lộng lẫy và đầy tính nghệ thuật. Vườn Treo Babylôn, một trong 7 kỳ quan của thế giới cũng tọa lạc ở đây.[15][16]
Ngay cả Siru cũng khó có thể đánh bại Babylôn chỉ bằng sức mạnh quân sự. Có giả thuyết cho rằng Siru đã chuyển hướng sông Euphrates và tiến vào thành trong khi Bênxátsa đang say sưa yến tiệc. Sự thật rõ ràng là Siru đã tiến vào Babylôn mà không hề có chút thương vong hay đổ máu nào và chinh phục được Babylôn.[4] Siru chiếm được thành Babylôn và lập Đariút người Mêđi lên cai quản vùng Babylôn.[17]

Giải phóng phu tù Giuđa

Vào thế kỷ thứ 6 TCN, nước Giuđa nằm dưới quyền cai trị của Babylôn. Khoảng năm 586 TCN, dưới triều đại của Sêđêkia, vua Giuđa, Nêbucátnếtsa, vua Babylôn đã thiêu rụi và phá hủy hoàn toàn thành Giêrusalem, đồng thời lấy đi các khí dụng bằng vàng bạc trong đền thờ Giêrusalem cùng với những vật thánh quý giá rồi đưa đến Babylôn. Nhiều người Giuđa đã chết và hàng trăm ngàn người bị bắt làm phu tù.[18][19] Đấng tiên tri Giêrêmi nói rằng sự diệt vong của Giuđa là hậu quả của việc không vâng phục lời của Đức Chúa Trời.[20] Tuy nhiên đã được tiên tri rằng khi đến kỳ, người Giuđa sẽ thoát khỏi cuộc sống phu tù tại Babylôn, và Babylôn sẽ trở nên hoang vu.[21]

Theo như lời tiên tri, Babylôn đã rơi vào tay Siru, vua Pherơsơ. Siru đã chinh phục Babylôn, ra sắc chỉ giải phóng những người Giuđa đang bị bắt làm phu tù ở đó và đưa họ trở về quê hương là Giêrusalem. Bên cạnh đó, sau khi ra lệnh xây dựng lại đền thờ Giêrusalem đã bị Nêbucátnếtsa phá hủy, thậm chí Siru còn chi viện tài vật cho việc xây cất đền thờ.

Năm thứ nhất đời Siru, vua nước Pherơsơ trị vì, Đức Giêhôva muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giêrêmi mà phán ra, nên Ngài cảm động lòng Siru, vua Pherơsơ tuyên truyền trong khắp nước mình, và cũng ra sắc chỉ rằng: Siru, vua Pherơsơ, nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban các nước thế gian cho ta, và chính Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giêrusalem, trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên Giêrusalem trong xứ Giuđa, đặng cất lại đền thờ Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Ysơraên, vẫn ngự tại Giêrusalem. Nguyện Đức Chúa Trời người ấy ở cùng người!

- Exơra 1:1-3


Ngay khi sắc chỉ của Siru được ban ra, các quan trưởng, thầy tế lễ và người Lêvi đã trỗi dậy xây dựng lại đền thờ, và những người xung quanh họ cũng giúp đỡ theo nhiều cách. Siru trả lại tất cả những khí dụng thuộc về đền thờ Đức Giêhôva mà vua Nêbucátnếtsa đã lấy đi khỏi Giêrusalem mà đặt trong đền thờ thần của mình, và cho phép dân chúng mang toàn bộ về Giêrusalem.[22]

Lời tiên tri trong Kinh Thánh về Siru

Siru là vua của nước ngoại bang không tin vào Đức Chúa Trời. Tuy nhiên Kinh Thánh đã tiên tri chi tiết về Siru như vậy. Trong sách Êsai ghi chép khoảng 170 năm trước khi Siru chinh phục Babylôn, cái tên “Siru” và những việc ông sẽ làm cũng được tiên tri.

Hàng phục các nước

Bản đồ Cận Đông cổ đại trước khi Siru chinh phục Babylôn

Siru đã chinh phục tất cả các cường quốc thời bấy giờ như Mêđi, Lyđia và Babylôn. Đặc biệt, Babylôn đã bị chiếm trong khi gần như không có sự kháng cự nào trước cuộc tấn công của Siru. Bởi việc chinh phục Babylôn, Siru không chỉ chiếm được thành Babylôn mà còn chiếm luôn toàn bộ lãnh thổ mà nước Babylôn đã chinh phục được, gồm có Asiri, Syria, Liban và Ysơraên. Ngoài ra, dưới sự trị vì của Siru, Pherơsơ đã trở thành đế quốc chinh phục hầu hết Tây Á, Trung Á cho đến tận Ấn Độ.[23]
Êsai đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ hàng phục các nước trước mặt Siru và ban bằng các đường gập ghềnh cho ông.


Đức Giêhôva phán thể nầy cùng Siru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại: Ta sẽ đi trước mặt ngươi, ban bằng các đường gập ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; ta sẽ ban vật báu chứa trong nơi tối, của cải chứa trong nơi kín cho ngươi, để ngươi biết rằng chính ta, là Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của Ysơraên, đã lấy tên ngươi gọi ngươi.

- Êsai 45:1–3

Giải phóng phu tù Giuđa và khôi phục Giêrusalem

Sau khi chinh phục Babylôn, Siru đã ban hành sắc chỉ cho phép những người Giuđa đang làm phu tù ở Babylôn được trở về Giêrusalem. Việc kẻ chinh phục cho phép tù nhân của nước mình chiếm đóng được hồi hương vô điều kiện là điều rất bất thường. Hơn nữa, Siru, vua của một đế quốc lại đã tôn vinh Đức Giêhôva, vị thần của đất nước yếu thế hơn là “thần thật”, hạ lệnh cho người Giuđa quay về Giêrusalem để xây dựng đền thờ của Đức Giêhôva, thậm chí còn chi viện tài vật cho việc xây dựng đền thờ.[24]


phán về Siru rằng: Nó là người chăn chiên của ta; nó sẽ làm nên mọi sự ta đẹp lòng; lại cũng phán về Giêrusalem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền thờ rằng: Nền ngươi sẽ lại lập.

- Êsai 44:28

Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công bình, và sẽ ban bằng mọi đường lối người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta, không cần giá chuộc, cũng không cần phần thưởng, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.

- Êsai 45:13


Siru đã dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, Đấng đã ban cho ông tất cả các nước thế gian, giải phóng người Giuđa, đồng thời ra sắc chỉ xây dựng lại đền thờ Giêrusalem theo lời tiên tri của Êsai.[25]

Người được xức dầu

Siru giải phóng người Giuđa bị bắt làm phu tù ở Babylôn.
Tác phẩm của Jean Fouquet, 1470

Trong Êsai chương 45, Siru được tiên tri là “người xức dầu”.


Đức Giêhôva phán thể nầy cùng Siru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại... Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công bình, và sẽ ban bằng mọi đường lối người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta, không cần giá chuộc, cũng không cần phần thưởng, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy.

- Êsai 45:1, 13


Trong thời đại Cựu Ước, “được xức dầu” có nghĩa là được kêu gọi với tư cách là một người đặc biệt để thực hiện công việc đặc biệt của Đức Chúa Trời. Các thầy tế lễ đã được xức dầu,[26][27] các vị vua đã được xức dầu[28][29] và các đấng tiên tri cũng đã được xức dầu.[30] Siru vốn là vua nước ngoại bang nhưng lại được ban cho sứ mệnh đặc biệt từ Đức Chúa Trời để giải phóng người Giuđa khỏi cảnh phu tù ở Babylôn.

Chim ó từ phương Đông, một Người từ phương Đông

Mặc dù tên của Siru không được nhắc đến trong Êsai chương 45 và 46, song không có ý kiến nào phủ nhận rằng lời tiên tri đó là về Siru. Ở phần đầu chương 46, đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng Bên cúi xuống và Nêbô khom mình.[31] Bên và Nêbô đều là những thần tượng được tôn kính ở Babylôn, và người Babylôn tin rằng các thần sẽ bảo vệ họ. Tuy nhiên với sự xuất hiện của Siru, Babylôn đã sụp đổ, các vị thần của họ cũng ngã sụp.[32] Ngược lại, sự giải phóng và sự cứu rỗi đã đến với những người Giuđa đang bị bắt làm phu tù ở Babylôn. Về nội dung này, câu 13 đã tiên tri rằng “Đức Chúa Trời sẽ ban sự cứu rỗi trong Siôn cho Ysơraên”.[33] Êsai chương 46 là lời tiên tri về việc Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành công cuộc cứu rỗi thông qua Siru, người đến từ xứ xa phương Đông.


Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm.

- Êsai 46:11

Lời tiên tri trên được liên kết với người dấy lên từ phương đông trong Êsai chương 41.

Ai đã khiến người kia dấy lên từ phương đông, lấy sự công bình gọi người đến kề chân mình? Ngài phó các dân tộc trước mặt Người, khiến người cai trị các vua, phó họ như bụi cho gươm người, giống như rác rến bị gió thổi cho cung người. Người đuổi theo họ trên con đường chưa hề đặt chân, mà vẫn vô sự lướt dặm. Ai đã làm và thành tựu việc nầy? Ai đã gọi các dòng dõi từ ban đầu? Ấy là chính ta, Đức Giêhôva, là đầu tiên, mà cũng sẽ ở với cuối cùng.

- Êsai 41:2–4

Pherơsơ là đất nước nằm ở phía đông Ysơraên vào thời điểm đó. Vua Siru, người dấy lên từ phương Đông, đã chinh phục không chỉ Babylôn mà còn nhiều quốc gia khác, và nhiều vị vua đã phải hàng phục trước ông như đã được tiên tri trong Kinh Thánh.

Vua Siru và Đấng Christ Tái Lâm

Ðức Chúa Trời đến phương Đông

Người được tiên tri rằng sẽ xuất hiện ở xứ xa phương Đông trong Êsai chương 41 và 46 là Siru (Cyrus II), và ông đã ứng nghiệm lời tiên tri lần thứ nhất. Tuy nhiên, lời tiên tri này cuối cùng được ứng nghiệm thông qua Đấng Christ Tái Lâm, Đấng sẽ đến từ phương đông.

Những kẻ nghèo nàn thiếu thốn tìm nước mà không được, lưỡi khô vì khát; nhưng ta, Đức Giêhôva, sẽ nhậm lời họ; ta, Đức Chúa Trời của Ysơraên, sẽ không lìa bỏ họ đâu. Ta sẽ khiến sông chảy ra trên đỉnh núi trọi, và suối trào lên giữa trũng. Ta sẽ biến sa mạc thành ao, và đất khô thành nguồn nước.

- Êsai 41:17–18


Lời tiên tri ghi ở phần sau của Êsai chương 41 là điều sẽ xảy ra khi Đức Chúa Trời khiến dấy lên một Người từ phương Đông. Đã được phán rằng khi một Người xuất hiện từ phương Đông thì sông sẽ chảy ra trên đỉnh núi trọi, sa mạc biến thành ao và đất khô thành nguồn nước; đồng thời cũng xảy ra việc những kẻ tôn kính hình tượng sẽ “thất kinh và run rẩy mà nhóm lại”.[34] Tất cả những điều này đã không xảy ra khi Siru xuất hiện. Những điều này sẽ được ứng nghiệm khi Đức Chúa Trời, Đấng là nguồn của nước sự sống đến thế gian này.


Đây nầy, Đức Chúa Trời các ngươi sẽ lấy sự báo thù mà đến, tức là sự báo trả của Đức Chúa Trời. Chính Ngài sẽ đến và cứu các ngươi!... những dòng nước trào lên trong đồng vắng, và những suối chảy ra trong nơi sa mạc. Cát nóng sẽ biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước. Hang chó đồng đã ở sẽ trở nên vùng sậy và lau.

- Êsai 35:4–7


Đấng tiên tri Amốt đã miêu tả trạng thái của nhân loại mất đi lẽ thật là “sự đói kém vì không nghe được lời của Đức Chúa Trời.”[35] Duy chỉ Đức Chúa Trời mới là Đấng có thể ban nước sự sống cho vùng đất khô cằn, tức những linh hồn đang bị đói vì thiếu lẽ thật.[36] Đấng tiên tri Êsai tiên tri rằng điều này sẽ xảy ra khi một Người từ phương Đông đến thế gian.[37] Êsai chương 41 không chỉ đơn thuần là lời tiên tri về Siru, mà còn là lời tiên tri về Đấng Christ, Đấng mang nước sự sống đến phương Đông.

“Chim ó” (chim ưng) trong Êsai chương 46 quả thật có ý nghĩa đặc biệt. Khi Đức Chúa Trời giải phóng dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô xưa (Ai Cập), được biểu hiện rằng Ngài đã dẫn dắt và chở họ trên cánh chim ưng.[38] Việc Đức Chúa Trời dẫn dắt người dân Ysơraên đến xứ Canaan và bảo vệ họ cũng được ví với việc chim ó bảo vệ con non.[39] Điều này ngụ ý rằng lời tiên tri trong Êsai chương 46 cũng cho thấy Đức Chúa Trời sẽ đến phương Đông và tiến hành lịch sử cứu rỗi.

2000 năm trước, Đức Chúa Trời đã đến thế gian với danh Jêsus. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus Christ đã giáng sinh tại Ysơraên chứ không phải ở xứ xa phương Đông mà Êsai đã thấy trong sự mặc thị. Đấng sẽ dấy lên từ xứ xa phương Đông và cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời chính là Đấng Christ Tái Lâm, Đấng sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng.

Sự phán xét Babylôn phần linh hồn

“Sự sụp đổ của Babylôn: Siru Đại đế đánh bại quân Chaldea” của John Martin, 1819-1831

Siru đã đánh đổ Babylôn và giải phóng người dân Ysơraên khỏi cảnh phu tù ở Babylôn. Với tư cách là Siru phần linh hồn, Đấng Christ Tái Lâm sẽ đến thế gian này và cứu người dân của Đức Chúa Trời ra khỏi Babylôn phần linh hồn.

Trong sách Khải Huyền, Babylôn phần linh hồn được miêu tả là thành lớn đối nghịch với Đức Chúa Trời và phạm tội tà dâm về phần linh hồn. Để phán xét Babylôn lớn, Đức Chúa Trời phán người dân của Ngài hãy nhanh chóng ra khỏi đó, bởi người dân của Đức Chúa Trời vẫn đang bị giam cầm trong Babylôn phần linh hồn.


Người kêu lớn tiếng rằng: Babylôn lớn đã đổ rồi, đã đổ rồi! Thành ấy đã trở nên chỗ ở của các ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc, vì mọi dân tộc đều uống rượu dâm loạn buông tuồng của nó, vì các vua thế gian đã cùng nó phạm tội tà dâm, và vì các nhà buôn trên đất đã nên giàu có bởi sự quá xa hoa của nó. Tôi lại nghe một tiếng khác từ trên trời đến rằng: Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Babylôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng;

- Khải Huyền 18:2-4


2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ đã lập ra lẽ thật của sự sống như Lễ Vượt Quangày Sabát để cứu rỗi nhân loại. Tuy nhiên sau thời đại sứ đồ, tất thảy lẽ thật đều đã biến mất trong thời kỳ tối tăm tôn giáo. Ngay cả những người có đức tin để được cứu rỗi cũng đã rời khỏi thế giới này,[40] và rồi nhân loại một lần nữa lại trở thành tôi mọi của tội lỗi và sự chết,[41] cùng trở thành phu tù trong Babylôn phần linh hồn.

Trong thế gian không có lẽ thật, những người đã bị giam trong Babylôn phần linh hồn nhất định cần sự xuất hiện của Đấng giải phóng, là Siru phần linh hồn. Với tư cách là Siru phần linh hồn, Đấng Christ Tái Lâm đã giáng sinh ở một nước phương Đông cách xa Ysơraên, rao truyền lẽ thật sự sống và cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời ra khỏi Babylôn phần linh hồn và sự đói kém phần linh hồn.

Video liên quan

  • Ví dụ về chim Ó phương Đông

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. Xenophon, 《Cyropaedia: Học vấn của Cyrus》, Lee Eun Jong dịch, Nxb Juyeong, 2012
  2. "Pasargadae - nguồn gốc của Đế chế Pherơsơ", 《News 1 Korea》, 2016-5-6, 1.  “Cyrus Đại đế... đã đưa ra tuyên ngôn đầu tiên bảo đảm các quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn chứa đựng nội dung cho phép các dân tộc tự do tôn giáo, nâng cao đời sống của người dân Babylôn và để cho các dân tộc bị bắt làm phu tù được trở về bổn xứ cùng với các khí dụng tượng trưng cho tôn giáo của họ. ... Tuyên ngôn của vua Siru đã gây ảnh hưởng đến sự thống trị Alexander Đại đế và có tác động đến triết lý cơ bản trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ mà Thomas Jefferson lấy làm nền tảng.”
  3. Herodotus, 《Lịch sử》,Cheon Byeong Hee dịch, Nxb Forest, 2016, trang 94–97
  4. 4,0 4,1 Daan Nijssen, "Cyrus the Great," World History Encyclopedia, Feb. 21. 2018.
  5. “Êxơtê 1:3”. Đạo binh nước Pherơsơ và Mêđi, các bực sang trọng cùng các quan cai của hàng tỉnh đều ở trước mặt người.
  6. “Êxơtê 10:2”. thảy đều có chép vào sách sử ký các vua nước Mêđi và Pherơsơ
  7. “II Sử Ký 36:20”. Phàm ai thoát khỏi gươm, thì người bắt đem qua Babylôn; chúng làm tôi mọi cho người và cho con trai người cho đến đời nước Pherơsơ hưng khởi;
  8. "Cyrus Đại đế là ai?", Culture, National Geographic, 2019-5-7
  9. "Phương Đông", 《ừ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn》, Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, “Trong lịch sử phương Tây, một thuật ngữ đề cập đến Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà, nơi khai sinh của nền văn minh.”
  10. “Exơra 1:4–11”. Hễ dân Giuđa còn sót lại, mặc dầu ở đâu, thì bổn dân của nơi họ ở, phải tiếp trợ họ bằng bạc, vàng, của cải, súc vật, không kể những của lễ lạc hiến về đền của Đức Chúa Trời ở tại Giêrusalem... Vua Siru cũng trả lại những khí dụng của đền thờ Đức Giêhôva, mà Nêbucátnếtsa đã đem đi khỏi Giêrusalem và để trong đền thờ của thần người... Hết thảy những khí dụng bằng vàng và bạc số là năm ngàn bốn trăm cái. Khi những người bị bắt làm phu tù ở Babylôn được dẫn về Giêrusalem, thì Sếtbaxa đem lên luôn hết thảy vật ấy.
  11. “Đaniên 5:22–28”. Hỡi vua Bênxátsa, con của người, vua cũng vậy, dầu vua đã biết hết các việc ấy, mà lòng vua cũng không chịu nhún nhường chút nào; nhưng vua đã lên mình nghịch cùng Chúa trên trời, mà khiến đem đến trước vua những khí mạnh của nhà Ngài, và dùng mà uống rượu, cùng với các quan đại thần, các hoàng hậu và cung phi vua... Vậy nên từ nơi Ngài đã sai phần bàn tay nầy đến, và chữ đó đã vạch ra. Những chữ đã vạch ra như sau nầy: Mênê, Mênê, Têken, Uphácsin. Nầy là nghĩa những chữ đó: Mênê là: Đức Chúa Trời đã đếm nước vua và khiến nó đến cuối cùng... Phêrết là: Nước vua bị chia ra, được ban cho người Mêđi và người Pherơsơ.
  12. “Vua Cyrus Đại đế khóc cười vì thời tiết”, 《The Science Times》, Quỹ vì sự tiến bộ của khoa học và sáng tạo Hàn Quốc, 2010-8-26
  13. moat, Dictionary.com
  14. Herodotus, 《Lịch sử》, Cheon Byeong Hee dịch, Nxb Forest, 2016, trang 135, “Thành phố này [Babylôn]... là một hình vuông có mỗi cạnh dài 120 ếchtađơ [khoảng 22 km]. ... Tổng chu vi của thành phố là 480 ếchtađơ [khoảng 85 km]. ... Bức tường dày 50 royal pequis và cao 200 pequis. ... Có tổng cộng 100 cổng trên tường... (1 Pequis là 44,4 cm, 1 Royal Pequis là 49,95 cm...).”
  15. “Vinh quang của Babylôn và Nebuchadnezzar II”. EduInside. 26 tháng 8 năm 2019.
  16. The Mystery of the Hanging Garden of Babylon: An Elusive World Wonder Traced, Stephanie Dalley, ''OXFORD UNIVERSITY PRESS'', 2013
  17. “Đaniên 5:30–31”. gay đêm đó, vua người Canhđê là Bênxátsa bị giết. Rồi Đariút là người Mêđi được nước, bấy giờ tuổi người độ sáu mươi hai.
  18. "Phu tù Babylôn". Từ điển bách khoa thế giới toàn cầu. Vào năm 601 TCN, vị vua Tân Babylon Nebuchadnezzar II đã xâm lược Vương quốc Giuđa và chiếm được Giêrusalem. Sau đó, vào năm 597 TCN, vua xứ Giuđa cuối cùng đã đầu hàng và bị đưa tới Babylôn cùng với giới quý tộc, giáo sĩ và tầng lớp trung lưu. Sau đó... Giêrusalem lại bị Nebuchadnezzar II cướp phá, toàn bộ thành phố cổ bị phá hủy và cư dân bị bắt làm tù binh. ... Các tù nhân lúc đó là quý tộc, binh lính và công chức là lực lượng trung tâm trong xã hội vương quốc.
  19. “II Các Vua 25:8-17”. Ngày mồng bảy tháng năm, năm thứ mười chín đời Nêbucátnếtsa, vua Babylôn, quan thị vệ Nêbuxarađan, tôi tớ của vua Babylôn, đến Giêrusalem. Người thiêu đốt đền thờ Đức Giêhôva, cung của vua, và mọi nhà trong thành Giêrusalem; thiêu đốt luôn các nhà của người sang trọng. Đoạn, đạo quân Canhđê, vâng lịnh quan thị vệ, phá đổ vách thành chung quanh Giêrusalem. Quan thị vệ Nêbuxarađan bắt dân cư còn sót lại trong thành, luôn với những kẻ hàng đầu vua Babylôn và đám dân còn lại khác, mà dẫn đi làm phu tù. Quan thị vệ chỉ chừa lại trong xứ những người nghèo khổ hơn hết, đặng trồng nho và làm ruộng. Quân Canhđê đập bể những trụ đồng, táng đồng, và cái biển bằng đồng ở trong đền thờ của Đức Giêhôva, rồi đem đồng ấy về Babylôn.
  20. “Giêrêmi 25:8–9”. Vậy nên, Đức Giêhôva vạn quân phán như vầy: Vì các ngươi đã chẳng nghe lời ta, nầy, ta sẽ sai đòi mọi họ hàng phương bắc cùng đầy tớ ta là Nêbucátnếtsa, vua Babylôn, đến nghịch cùng đất nầy, nghịch cùng dân cư nó, và các nước ở chung quanh. Ta sẽ diệt hết chúng nó, làm chúng nó nên sự gở lạ, chê cười, và hoang vu đời đời, Đức Giêhôva phán vậy.
  21. “Giêrêmi 25:12–14”. Ðức Giêhôva phán: Khi bảy mươi năm ấy sẽ mãn, ta sẽ phạt vua Babylôn và dân người, vì cớ tội ác chúng nó. Ta sẽ phạt xứ người Canhđê và biến thành một nơi hoang vu đời đời. Phàm lời ta đã phán nghịch cùng đất ấy, tức lời chép trong sách này, là lời Giêrêmi đã nói tiên tri nghịch cùng muôn nước, thì sẽ xảy đến cho đất ấy. Vả, sẽ có nhiều nước và vua lớn bắt chính người Canhđê làm tôi mọi, và ta sẽ báo chúng nó theo việc làm của chúng, và theo việc bởi tay chúng làm ra.
  22. “Exơra 1:5–11”. Bấy giờ, những trưởng tộc của Giuđa và Bêngiamin, những thầy tế lễ, và người Lêvi, cả thảy những người nào Đức Chúa Trời cảm động lòng có ý đi lên xây cất đền thờ của Đức Giêhôva tại Giêrusalem, bèn chỗi dậy. Các người lân cận chúng đều tiếp trợ chúng, cho những vật bằng bạc, bằng vàng, của cải, súc vật, và những vật quí báu, bất kể các của lạc hiến khác. Vua Siru cũng trả lại những khí dụng của đền thờ Đức Giêhôva, mà Nêbucátnếtsa đã đem đi khỏi Giêrusalem và để trong đền thờ của thần người.
  23. “Vua Cyrus, xây dựng vương quốc thông qua đổi mới”, 《Dong-A Business Review》, Dong-A Ilbo, 2013. Số tháng 1, “Cyrus Đại đế thực sự là người sáng lập ra Đế chế Ba Tư. Ba Tư là một quốc gia nhỏ, nghèo nằm ở vùng núi Syria, dọc theo bờ biển mà ngày nay là Vịnh Ba Tư. Cyrus lần lượt chinh phục Syria (Tiểu Á), Mêđi và Lưỡng Hà (Iraq) và xây dựng một đế chế vĩ đại trải dài qua Tây Nam Á và Trung Á đến Ấn Độ.
  24. “Tầm quan trọng của các di tích lịch sử, lý do tại sao Cyrus, người sáng lập Đế chế Ba Tư, được gọi là Đấng Mêsi đầu tiên”, 《Weekly Chosun》 Số 2429, 1.  “Đế chế Babylôn chiếm được Giêrusalem vào năm 586 TNC và đưa cư dân nơi đó đến Babylôn. Cyrus chiếm lại Babylôn vào năm 539, giải phóng người Do Thái ở đó và cho phép họ trở về Giêrusalem. Ông ban hành sắc lệnh này một lần nữa, ra lệnh xây dựng lại Giêrusalem, nơi đã bị Nebuchadnezzar, vua Babylôn, phá hủy. Cyrus khuyến khích Eqbatana, nơi có kho báu của Đế quốc Ba Tư, xây dựng lại Giêrusalem bằng nguồn vốn riêng của mình.”
  25. “Exơra 1:2–4”. Siru, vua Pherơsơ nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban các nước thế gian cho ta, và chính Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giêrusalem, trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên Giêrusalem trong xứ Giuđa, đặng cất lại đền thờ Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Ysơraên, vẫn ngự tại Giêrusalem. Hễ dân Giuđa còn sót lại, mặc dầu ở đâu, thì bổn dân của nơi họ ở, phải tiếp trợ họ bằng bạc, vàng, của cải, súc vật, không kể đến những của lễ lạc hiến về đền của Đức Chúa Trời ở tại Giêrusalem.
  26. “Xuất Êdíptô Ký 40:15”. xức dầu cho như ngươi đã xức cho cha họ, thì họ sẽ làm chức tế lễ trước mặt ta. Sự xức dầu sẽ phong cho họ chức tế lễ mãi mãi trải qua các đời.
  27. “Lêvi Ký 16:32”. Thầy tế lễ đã được phép xức dầu và lập làm chức tế lễ thế cho cha mình, sẽ mặc lấy bộ áo vải gai, tức là bộ áo thánh, mà làm lễ chuộc tội.
  28. “II Samuên 3:39”. Về phần ta, ngày nay hãy còn yếu, dẫu rằng ta đã chịu xức dầu lập làm vua...
  29. “I Các Vua 5:1”. Hiram, vua Tyrơ, hay Salômôn đã được xức dầu làm vua đặng kế vị cha người,
  30. “I Các Vua 19:16”. ngươi cũng sẽ xức dầu cho Giêhu, con trai của Nimsi, làm vua Ysơraên; và ngươi sẽ xức dầu cho Êlisê, con trai Saphát, ở Abên Mêhôla, làm tiên tri thế cho ngươi.
  31. “Êsai 46:1–2”. Bên cúi xuống; Nêbô khom mình; tượng nó chở trên loài thú, trên súc vật. Những vật mà các ngươi vốn thường khiêng, đè nặng quá, làm cho súc vật mệt nhọc. Chúng nó cúi xuống, cùng nhau khom mình; đã chẳng cứu được gánh nặng của mình, và chính mình lại bị bắt làm phu tù.
  32. “Êsai 47:1”. Hỡi con gái đồng trinh của Babylôn, hãy xuống ngồi trong bụi đất! Hỡi con gái người Canhđê, hãy ngồi dưới đất, ngươi chẳng có ngôi nữa! Vì từ nay về sau, ngươi sẽ không được xưng là dịu dàng yểu điệu nữa đâu.
  33. “Êsai 46:13”. Ta làm cho sự công bình ta đến gần, nó chẳng xa chi, và sự cứu rỗi của ta sẽ chẳng chậm trễ. Ta sẽ đặt sự cứu rỗi trong Siôn cho Ysơraên, là vinh hiển ta.
  34. “Êsai 41:5–7”. Các cù lao thấy và thất kinh; các đầu cùng đất đều run rẩy. Chúng nó đều đến gần và nhóm lại, ai nấy giúp đỡ kẻ lân cận mình, và bảo anh em mình rằng: Hãy phấn chí! Thợ mộc giục lòng thợ vàng; kẻ dùng búa đánh bóng giục lòng kẻ đánh đe; luận về việc hàn rằng: Hàn vẫn tốt; đoạn lấy đinh đóng nó cho khỏi lung lay.
  35. “Amốt 8:11–13”. Chúa Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Ðức Giêhôva. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đó đặng tìm lời Ðức Giêhôva mà không tìm được. Trong ngày đó, những gái đồng trinh đẹp đẽ và những trai trẻ sẽ mòn mỏi vì khát.
  36. “Khải Huyền 21:6”. Ta là Anpha và Ômêga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không.
  37. “Êsai 41:17–18”. Những kẻ nghèo nàn thiếu thốn tìm nước mà không được, lưỡi khô vì khát; nhưng ta, Đức Giêhôva, sẽ nhậm lời họ; ta, Đức Chúa Trời của Ysơraên, sẽ không lìa bỏ họ đâu. Ta sẽ khiến sông chảy ra trên đỉnh núi trọi, và suối trào lên giữa trũng. Ta sẽ biến sa mạc thành ao, và đất khô thành nguồn nước.
  38. “Xuất Êdíptô Ký 19:4”. Ta (Đức Giêhôva) chở các ngươi trên cánh chim ưng (đại bàng, bản dịch 2011) làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thể nào.
  39. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:10–12”. Ngài tìm được người trong một nơi rừng rú, Tại nơi vắng vẻ, giữa những tiếng hét la của đồng vắng. Ngài bao phủ người, săn sóc ngươi, Gìn giữ người như con ngươi của mắt mình. Như phụng hoàng (đại bàng, bản dịch 2011) phấp phới giỡn ổ mình, Bay chung quanh con nhỏ mình, Sè cánh ra xớt nó, Và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, Thì một mình Ðức Giêhôva đã dẫn dắt người thể ấy, Không có thần nào khác ở cùng người...
  40. “Luca 18:8”. Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?
  41. “Rôma 6:17–18”. Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình! Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi.