Luật Pháp của Môise và Luật Pháp của Ðấng Christ

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 07:01, ngày 12 tháng 9 năm 2024 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Picto infobox auteur.png
Luật Pháp của Môise và Luật Pháp của Ðấng Christ
모세의율법과그리스도의율법.jpg

Thông tin tập sách
Tác giả An Xang Hồng
Phát hành ấn bản đầu tiên Tháng 2 năm 1971
Phân loại Tôn giáo
Thông tin sách Tra cứu thư mục quốc gia
Sách bởi Đấng An Xang Hồng

Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống
Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ
Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời
Luật Pháp của Môise và Luật Pháp của Ðấng Christ
Trái thiện ác và Tin Lành
Giải thích về Ba Vị Thánh Nhất Thể Đức Cha - Đức Con - Đức Thánh Linh

Luật pháp của Môise và luật pháp của Ðấng Christ là tuyển tập tổng hợp các quyển sách nhỏ do Ðấng An Xang Hồng biên soạn. Ngày nay, nhiều người cho rằng luật pháp của Môise trong Cựu Ước là luật pháp đã bị xóa bỏ, tuy nhiên, luật pháp cũ là hình bóng của luật pháp của Đấng Christ sẽ xuất hiện trong tương lai, và đóng vai trò như thầy giáo dẫn chúng ta đến với Ðấng Christ.[1][2] Thông qua luật pháp của Môise, chúng ta có thể biết được về luật pháp mà Đức Chúa Jêsus Christ sẽ đến và lập nên, là giao ước mới.

Khái quát về tập sách

Đức Chúa Trời đã lập ra luật pháp của Môise, là giao ước cũ vào thời đại Cựu Ước, và lập ra luật pháp của Đấng Christ, là giao ước mới vào thời đại Tân Ước. Trong Mười Điều Răn, các điều răn thuộc về Đức Chúa Trời được làm hoàn thành thông qua các lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời. Các lễ trọng thể ấy đã được thay đổi, lập nên giao ước mới, là luật pháp của Đấng Christ. Hơn nữa, Hội Thánh giữ lễ trọng thể của giao ước mới vào thời đại này là con cái của lời hứa làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh, đồng thời là Hội Thánh được nhận phước lành Thánh Linh mưa cuối mùa.

Lời mở đầu của Tác giả

Mục đích trọng yếu nhất trong công việc nghiên cứu Kinh Thánh là sự hiểu biết ra rằng huyết báu của Ðấng Christ làm công việc ân huệ như thế nào, và ban sự sống đời đời cho mình bằng cách nào. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu luật pháp Cựu Ước là vì bởi đó chúng ta có thể trải nghiệm được tình yêu thương của Ðấng Christ và hiểu biết ra được kế hoạch sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã giấu kín từ trước muôn đời. Ấy là sự thông sáng và là lịch sử quan phòng của Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta biết về hiện tại thông qua quá khứ, biết về tương lai thông qua hiện tại.
Thông qua gia đình của Ápraham, là tổ tiên của đức tin, Đức Chúa Trời đã hầu cho biểu tượng con đường của hai giao ước sẽ xuất hiện mà được hình thành bởi lịch sử sanh ra Ysác qua thân thể Sara, là người nữ tự chủ, và Íchmaên, là người được sanh ra qua thân thể của Aga là con đòi. Sự Aga sanh ra Íchmaên biểu tượng cho giao ước cũ ra từ núi Sinai, tức là luật pháp của Môise (Giăng 7:19), và sự Sara sanh ra Ysác cho biết về giao ước mới ra từ Siôn, tức là luật pháp của Đấng Christ. Luật pháp của Môise chỉ là hình bóng của luật pháp của Ðấng Christ chứ không phải là hình thật. Vậy, bởi luật pháp của Môise, Ðức Chúa Trời đang mở đường cho tâm linh vốn tối tăm của chúng ta được ở lại trong ân huệ luật pháp sáng láng của Ðấng Christ.
Bây giờ, nếu nghiên cứu quyển sách này thì các vị sẽ nghe được giọng tiếng chân thật của Ðức Chúa Trời, là Ðấng dẫn dắt linh hồn đang bị lang thang trong tối tăm đến đường sự sống và hoan hỉ, rồi đưa đến Nước Thiên Đàng mà chúng ta đã bị đánh mất.

Quyển này là tuyển tập tổng hợp mấy quyển sách nhỏ do Ðấng An Xang Hồng đích thân biên soạn. Chúng tôi thật lòng cầu mong rằng độc giả cũng trở nên người được dự phần chung vào ngôi sự sống đời đời rực rỡ nhờ ân huệ được trở nên một trong Ðấng Christ mà dò xem quyển này một cách chăm chỉ cho đến chừng nào sao mai mọc trong lòng.

Mục Lục

  • Chương 1      Mười Ðiều Răn và luật pháp về văn tự 
  • Chương 2      Giao ước mới và giao ước cũ  
  • Chương 3      Chế độ của giao ước mới
  • Chương 4      Trái sự sống và Mười Ðiều Răn
  • Chương 5      Giao ước cũ đã thay đổi thành giao ước mới
  • Chương 6      Giêrusalem trên trời và Giêrusalem dưới đất
  • Chương 7      Ban của Arôn và ban của Mênchixêđéc
  • Chương 8      Con cái của lời hứa
  • Chương 9      Thánh Linh mưa cuối mùa
  • Chương 10 Vấn đề đồ ăn mà Kinh Thánh dạy dỗ   

Chương 1 Mười Ðiều Răn và luật pháp về văn tự

Có mối quan hệ gì giữa Mười Ðiều Răn với luập pháp về văn tự hay còn được gọi là thầy giáo mà Tân Ước nói tới? Khi Môise nhận Mười Ðiều Răn trên núi Sinai, Ðức Chúa Trời đã phán rằng:

Xuất Êdíptô Ký 24:12 “Ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự.”, và khi viết thư cho người Rôma, sứ đồ Phaolô đã chép rằng:

Rôma 7:5-7 “Vì khi chúng ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Ðức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự. Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam.”, cho nên, luật pháp, văn tự, hay điều răn được ghi chép ở trên đều là một nghĩa vậy. Và, đã được chép rằng:

II Côrinhtô 3:6-7 “Và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước về chữ, bèn là giao ước về Thánh Linh; vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống. Vả, nếu chức vụ về sự chết, chạm chữ trên bảng đá...”, hay:

Êphêsô 2:15 “Bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ.”

Hêbơrơ 7:16 “Lập lên không theo luật lệ của điều răn xác thịt.”

Hêbơrơ 7:18-19 “Như vậy, điều răn trước kia vì không quyền không ích nên đã bị bỏ rồi; bởi chưng luật pháp không làm trọn chi hết.” nên, những câu này cho biết rằng trong Mười Ðiều Răn được chép trên bảng đá, có phần thuộc vào văn tự.

Nếu nghiên cứu kỹ những câu Kinh Thánh được ghi chép ở trên liên quan đến luật pháp về văn tự (chữ) thì thấy rõ rằng trong đó Mười Ðiều Răn cũng được thuộc vào. Nói kết luận thì được làm sáng tỏ rằng luật pháp về văn tự nằm trong Mười Ðiều Răn. Nên giao ước cũ bao gồm Mười Ðiều Răn đã được thay đổi thành giao ước mới một cách hoàn thiện (Tham khảo: Hêbơrơ 7:12).

Mười Ðiều Răn và lễ trọng thể

Trong luật pháp Môise, đã được phán rằng Mười Ðiều Răn là giao ước, đồng thời lễ trọng thể cũng được gọi là giao ước. Khi Ðức Giêhôva đã phán các luật pháp cùng Môise trong khi người lên núi Sinai và ở lại đó trong 40 ngày để nhận lấy Mười Ðiều Răn lần thứ hai, Ðức Chúa Trời đã vừa phán về 3 kỳ 7 lễ trọng thể mà lập giao ước theo ý nghĩa của các lễ trọng thể này, và đã ban cho hai bảng đá của giao ước (Tham khảo: Xuất Êdíptô Ký 34:18-28).

Xuất Êdíptô Ký 34:27-28 “Ðức Giêhôva cũng phán cùng Môise rằng: Hãy chép các lời nầy; vì theo các lời nầy (theo ý muốn của 3 kỳ 7 lễ trọng thể) mà ta lập giao ước cùng ngươi và cùng Ysơraên. Môise ở đó cùng Ðức Giêhôva trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Ðức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:13-14 “Ngài rao truyền cho các ngươi biết sự giao ước của Ngài, tức là mười điều răn, khiến các ngươi gìn giữ lấy, và Ngài chép mười điều răn ấy trên hai bảng đá. Trong lúc đó, Ðức Giêhôva cũng phán dặn ta dạy các ngươi những mạng lịnh và luật lệ, để các ngươi làm theo tại trong xứ mà mình sẽ đi vào nhận lấy.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:2-3 “Giêhôva Ðức Chúa Trời chúng ta có lập giao ước cùng chúng ta tại Hôrếp. Chẳng phải cùng tổ phụ chúng ta mà Ðức Giêhôva đã lập giao ước nầy đâu, nhưng cùng hết thảy chúng ta hiện ngày nay còn sống đây.” Và, trong II Các Vua thì đã được chép rằng giữ Lễ Vượt Qua theo lời giao ước (Tham khảo: II Các Vua 23:1-3, 21-23), và khi viết thư cho người Hêbơrơ, sứ đồ Phaolô đã nói rằng:

Hêbơrơ 9:1-7 “Ước trước cũng có những luật về việc thờ phượng và một nơi thánh dưới đất...”

Phaolô đã gọi lễ trọng thể liên quan đến Đại Lễ Chuộc Tội là “Ước trước cũng có những luật về việc thờ phượng”. Vậy, Mười Ðiều Răn là lời của giao ước mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, trong đó, từ điều răn thứ nhất đến điều răn thứ tư là giao ước hầu việc duy chỉ Ðức Chúa Trời. Lối đường trung thành đối với Ðức Chúa Trời chỉ là lễ trọng thể mà thôi. Nói một cách chính xác thì Mười Ðiều Răn, lễ trọng thể, và nơi thánh là một hệ thống mà không thể nào bị phân rẽ ra. Đã được chép rằng:

Êsai 33:20 “Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta!”, hay:

Hêbơrơ 9:1 “Ước trước cũng có những luật về việc thờ phượng và một nơi thánh dưới đất...”

Hêbơrơ 9:18-20 “Ấy vậy, chính giao ước trước nào chẳng phải là không dùng máu mà lập. Lúc Môise phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng, mà nói rằng: Nầy là huyết của sự giao ước mà Ðức Chúa Trời đã dạy lập với các ngươi.” Vì có Mười Ðiều Răn rồi nên mới có nơi thánh, vì có nơi thánh nên lễ trọng thể cũng có.

Vậy nên, tất cả các ngày lớn của Ðức Giêhôva có nghĩa là các lễ trọng thể (So sánh: Lêvi Ký 16:29-31, Giăng 7:37, 19:31). Xưa, do từ bỏ giao ước này nên dân Ysơraên đã bị rủa sả (Tham khảo: Êsai 24:1-5), khi họ lại hiểu ra và giữ lễ trọng thể thì được ban phước.
Từ điều răn thứ năm đến điều răn thứ mười là luật pháp về loài người chúng ta, nên mặc dù đã giữ luật pháp này thì cũng không khiến cho chúng ta trở thành người trung thành trước mặt Ðức Chúa Trời. Chỉ là làm thiện cho nhau giữa người với người, chứ không phải là mang lại lợi ích cho Ðức Chúa Trời đâu (Tham khảo: Gióp 35:6-8). Người nào có suy nghĩ rằng Mười Ðiều Răn khác với các lễ trọng thể là người vẫn không biết phân biệt cả giao ước cũ lẫn giao ước mới.
Hoặc có người nói rằng Mười Ðiều Răn ở trong hòm bảng chứng, còn sách luật pháp được để ở ngoài hòm bảng chứng (Phục Truyền Luật Lệ Ký 31:24-26), mà Mười Ðiều Răn trong hòm bảng chứng thì có đời đời nhưng sách luật pháp được để bên cạnh hòm bảng chứng thì đã bị hủy bỏ bởi thập tự giá của Ðức Chúa Jêsus.
Thế thì chúng ta phải nên nghiên cứu vấn đề về Mười Ðiều Răn và sách luật pháp. Những sách luật pháp được phán rằng hãy để bên cạnh hòm bảng chứng chỉ ra Phục Truyền Luật Lệ Ký, bao gồm Xuất Êdíptô Ký, Lêvi Ký, và Dân Số Ký. Thời điểm cho ghi chép Phục Truyền Luật Lệ Ký này là ngày mồng một tháng mười một vào một năm trước của năm đi vào xứ Canaan mà Ngài đã cho phép, là năm dân Ysơraên đã kết thúc 40 năm ở nơi đồng vắng sau khi ra khỏi xứ Êdíptô; thì mở tổng hội Ysơraên tại xứ Môáp, Đức Chúa Trời đã hầu cho giải thích và ghi chép các lời của Phục Truyền Luật Lệ Ký ấy (So sánh: Phục Truyền Luật Lệ Ký 1:1-5, 27:11, 31:22-26).
Thế mà trong sách ấy được chép lời nào? Là Mười Ðiều Răn và những giải nghĩa chi tiết của Mười Ðiều Răn ấy (So sánh: Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:12-14, 5:1-21, 29:1), và các luật pháp về thức ăn và một phần mười (Phục Truyền Luật Lệ Ký 14:3-21, 22-23). Cho nên, người nói rằng sách luật pháp được chép Mười Ðiều Răn ấy đã bị hủy bỏ thì không khác nào nói rằng một phần mười hay vấn đề về thức ăn hay kể cả Mười Ðiều Răn đều đã bị hủy bỏ hết vậy. Bởi vì, trong Phục Truyền Luật Lệ Ký bao gồm hết thảy Mười Điều Răn, một phần mười và kể cả vấn đề thức ăn. Cho nên, giá như Phục Truyền Luật Lệ Ký đã bị hủy bỏ rồi thì Mười Ðiều Răn hay một phần mười hay kể cả vấn đề thức ăn cũng đều đã bị hủy bỏ theo vậy. Sở dĩ để sách luật pháp ấy bên cạnh hòm bảng chứng là vì sách ấy là sách được chép lại nội dung về Mười Ðiều Răn ở trong hòm bảng chứng một cách chi tiết. Vậy nên, giải nghĩa về Mười Ðiều Răn theo từng phần thì như sau:

Ðiều răn thuộc về loài người

Xuất Êdíptô Ký 20:12 “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.” Nội dung lời này được giải nghĩa một cách chi tiết trong sách luật pháp như:

Xuất Êdíptô Ký 21:15 “Kẻ nào đánh cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử.”

Xuất Êdíptô Ký 21:17 “Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử.”, hay:

Phục Truyền Luật Lệ Ký 21:18-21 “Khi ai có một đứa con khó dạy và bội nghịch, không nghe theo lời cha mẹ, và mặc dầu bị trừng trị, nó vẫn không khứng vâng lời, thì cha mẹ phải bắt nó dẫn đến trước mặt các trưởng lão của thành mình, tại nơi cửa thành. Ðoạn, cha mẹ, sẽ nói cùng các trưởng lão của thành mình rằng: Nầy con chúng tôi khó dạy và bội nghịch, không vâng lời chúng tôi, làm kẻ hoang đàng say sưa. Bấy giờ, chúng dân thành ấy sẽ ném đá cho nó chết; như vậy ngươi sẽ cất sự ác khỏi giữa mình.”, hay:

Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:16 “Ðáng rủa sả thay người nào khinh bỉ cha mẹ mình! Cả dân sự phải đáp: Amen!”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:17 “Ngươi chớ giết người.” Dò xem nội dung lời này thì như sau:

Xuất Êdíptô Ký 21:12-14 “Kẻ nào đánh chết một người, sẽ bị xử tử. Nhược bằng kẻ đó chẳng phải mưu giết, nhưng vì Ðức Chúa Trời đã phú người bị giết vào tay kẻ đó, thì ta sẽ lập cho ngươi một chỗ đặng kẻ giết người ẩn thân. Còn, nhược bằng kẻ nào dấy lên cùng người lân cận mà lập mưu giết người, thì dẫu rằng nó núp nơi bàn thờ ta, ngươi cũng bắt mà giết đi.”

Xuất Êdíptô Ký 22:2-3 “Nếu kẻ trộm đương cạy cửa mà bị bắt và đánh chết đi, thì kẻ đánh chết chẳng phải tội sát nhân. Song nếu đánh chết trong khi mặt trời đã mọc rồi, thì bị tội sát nhân.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 19:4-6 “Vả, nầy là cách mà người ta phải đãi kẻ sát nhân ẩn núp tại đó đặng bảo tồn sự sống mình. Nếu ai vì vô ý đánh chết kẻ lân cận mình, không có ganh ghét trước.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:18 “Ngươi chớ phạm tội tà dâm.” Dò xem nội dung lời này thì như sau:

Lêvi Ký 20:10-22 “Nếu người nào phạm tội tà dâm cùng vợ của người khác, hay là phạm tội tà dâm cùng vợ người lân cận mình, người nam cùng người nữ đó đều phải bị xử tử. Nếu người nào nằm cùng vợ cha mình, ấy là gây nhục cho cha mình, thì hai người đều hẳn phải bị xử tử; huyết họ sẽ đổ lại trên mình họ. Nếu người nào nằm cùng dâu mình, hai người đều hẳn phải bị xử tử; vì họ phạm một sự gớm ghiếc.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 22:23-30 “Khi một con gái đồng trinh đã hứa gả cho một người nào, và có một người khác gặp nàng trong thành và nằm cùng, thì các ngươi phải dẫn cả hai người ra cửa thành đó, lấy đá ném cho cả hai đều chết.” Ngoài ra còn được ghi chép rất nhiều lời giải thích về tội tà dâm.

Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:19 “Ngươi chớ trộm cướp.” Dò xem nội dung lời này thì như sau:

Xuất Êdíptô Ký 22:1-9 “Ví ai bắt trộm bò hay chiên, rồi giết hoặc bán đi, thì phải thường năm con bò cho một con... Kẻ trộm phải bồi thường; bằng chẳng có chi, thì sẽ bị bán vì tội trộm cắp mình.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 24:7 “Khi người ta gặp ai có ăn cướp một người anh em mình trong dân Ysơraên, và đã bắt làm mọi hay là đã bán người, thì tên bợm ấy phải bị xử tử; ngươi sẽ trừ sự ác khỏi giữa mình vậy.”

Ngoài trên ra, trong sách luật pháp của Môise cũng được ghi chép chi tiết nhiều nội dung về trộm cướp (Tham khảo: Phục Truyền Luật Lệ Ký 24:10-22, 28:1-68).

Ðiều răn thứ nhất và giải nghĩa ấy

Như những điều răn thuộc về loài người và giải nghĩa chi tiết ấy mà được ghi chép ở trên đã được ghi chép trong sách luật pháp ấy, kể cả những điều răn thuộc về Ðức Chúa Trời và giải nghĩa chi tiết ấy cũng được ghi chép trong sách luật pháp ấy. Mười Ðiều Răn mà Ðức Chúa Trời đã ban cho Môise là hai bảng đá được khắc ở cả hai mặt (Xuất Êdíptô Ký 32:15-16, 34:28-29). Bảng đá thứ nhất là các điều răn từ điều răn thứ nhất đến điều răn thứ tư, đấy là điều răn thuộc về Ðức Chúa Trời, còn bảng đá thứ hai là các điều răn từ điều răn thứ năm đến điều răn thứ mười, đấy là điều răn thuộc về loài người chúng ta. Sở dĩ gọi từ điều răn thứ nhất đến điều răn thứ tư là điều răn thuộc về Ðức Chúa Trời là vì ngày Sabát hay hết thảy các lễ trọng thể đều là điều răn để hầu việc duy chỉ một Đấng Ðức Chúa Trời trong nơi thánh tùy theo luật lệ, nên gọi từ điều răn thứ nhất đến điều răn thứ tư là điều răn thuộc về Ðức Chúa Trời.
Vậy thì, bởi sự làm như thế nào mà giữ được điều răn thứ nhất?
Ðã được chép rằng “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Xuất Êdíptô Ký 20:3). Trong lời phán này không chỉ bao hàm lời rằng đừng hầu việc thần khác mà thôi đâu, nhưng bao hàm cả hai mạng lịnh là: Đừng hầu việc thần khác, đồng thời hầu việc duy chỉ mình Ta.
Bởi vậy, phương pháp có thể không hầu việc thần khác, mà hầu việc duy chỉ Ðức Chúa Trời chính là điều răn thứ nhất rằng: Vì Ðức Chúa Trời đã cứu các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, là nhà nô lệ, là nơi bị định phải chết đời đời, vào ngày Lễ Vượt Qua, nên hãy dâng tế lễ vào ngày này.
Ðức Chúa Trời không vô lý yêu cầu một cách độc tài rằng “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” đâu. Sở dĩ Ngài đã phán dặn rằng hãy hầu việc duy chỉ một mình Ta, chứ đừng hầu việc thần khác là vì có điều kiện để chúng ta đáng phải hầu việc duy chỉ Ðức Chúa Trời vậy. Lý do ấy thì Ngài đã phán rằng “Vì Ta đã rút các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, là nhà nô lệ, nên hãy kỷ niệm ngày này.” (So sánh: Xuất Êdíptô Ký 13:3-10, 12:17). Lấy sự kỷ niệm ngày cứu chuộc mà làm lễ trọng thể của Ðức Giêhôva và lập lễ ấy làm luật lệ đời đời mà Ngài phán rằng hãy giữ trải các đời.
Vậy nên, khi phán điều răn thứ nhất hay khi phán dặn Lễ Vượt Qua, Ngài đã phán câu mở đầu đều như nhau. Ngài đã phán rằng “Ta là Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, tức là khỏi nhà nô lệ. Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:6-7, Xuất Êdíptô Ký 20:2-3). Vả lại, khi phán ra Lễ Vượt Qua, Ngài cũng phán rằng “Hãy kỷ niệm ngày này, vì là ngày Đức Giêhôva dùng tay quyền năng rút các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, tức là khỏi nhà nô lệ.” (So sánh: Xuất Êdíptô Ký 13:3-10, 12:17, Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:1-17). Nói cách khác thì bởi huyết hy sinh của Ðức Chúa Trời, Ta đã cứu các ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, là nhà nô lệ, nên chẳng phải chính Ta là Ðấng Cứu Chúa của các ngươi sao? Bởi vậy, các ngươi chớ hầu việc thần khác mà hãy hầu việc duy chỉ Ta thôi, và hầu việc thì nhớ ngày ấy, là ngày Ta đã cứu các ngươi, mà hầu việc Ta vào ngày ấy.
Không có nhiều người biết một cách chính xác về điều răn thứ nhất của Ðức Chúa Trời. Cái mà chứa đựng mầu nhiệm lớn nhất của Ðức Chúa Trời chính là điều răn thứ nhất. Vậy nên, người bình thường chỉ biết điều răn thứ nhất là gì chứ không biết đến nguyên lý của điều răn thứ nhất. Vậy nên, thầy luật pháp khi thử Ðức Chúa Jêsus đã hỏi theo kiểu rằng “Nếu ngươi thật là đấng tiên tri thì biết đến điều răn lớn nhất chăng?” Đã được chép rằng:

Mathiơ 22:35-40 “Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết? Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết.”

Trong ghi chép của mọi đấng tiên tri, người duy nhất giữ điều răn thứ nhất, là hết lòng, hết ý, hết linh hồn mà yêu mến Ðức Chúa Trời là Giôsia, vua Giuđa, mà duy chỉ trong việc làm của người mà chúng ta thấy được sự này mà thôi.

II Các Vua 23:25 “Trước Giôsia, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà trìu mến Ðức Giêhôva, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môise; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa.”

Vua Giôsia được xưng là vua giữ mọi điều luật pháp của Môise. Người đã hết lòng, hết ý, và hết sức mình mà giữ Lễ Vượt Qua, là điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời, và ấy là sự thành công lớn cho người. Đã được chép rằng:

II Các Vua 23:21-25 “Vua bèn truyền lịnh cho cả dân sự rằng: Hãy giữ lễ Vượt qua cho Giêhôva Ðức Chúa Trời của các ngươi, tùy theo các lời đã chép trong sách giao ước. Trong lúc các quan xét đã xét đoán Ysơraên, hoặc trong đời các vua Ysơraên và vua Giuđa, thật chẳng hề có giữ một lễ Vượt qua nào giống như lễ Vượt qua giữ cho Ðức Giêhôva tại Giêrusalem, nhằm năm thứ mười tám đời vua Giôsia.”

Như đã thấy trong việc làm của Giôsia, Ðức Chúa Jêsus đã chứng minh một cách minh bạch rằng Lễ Vượt Qua là điều răn thứ nhất của Ðức Chúa Trời. Lời “Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi.” (So sánh: Mathiơ 22:37-38, II Các Vua 23:21-25) chính là lời chỉ ra Lễ Vượt Qua mà phán vậy.
Khi giảng luận trước mặt tổng hội Ysơraên, Môise đã nói như sau về Lễ Vượt Qua. Đã được chép rằng:

Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4-9 “Hỡi Ysơraên! hãy nghe: Giêhôva Ðức Chúa Trời chúng ta là Giêhôva có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.”

Lời “Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ.” là lời phán về dấu kỷ niệm Lễ Vượt Qua.

Xuất Êdíptô Ký 13:9-10 “Ðiều đó (Lễ Vượt Qua) sẽ làm một dấu hiệu nơi tay ngươi, làm một kỷ niệm ghi nơi trán ở giữa cặp mắt ngươi, hầu cho luật pháp của Ðức Giêhôva ở nơi miệng ngươi, vì Ðức Giêhôva đã dùng tay quyền năng rút ngươi ra khỏi xứ Êdíptô. Hằng năm, đến kỳ, ngươi phải giữ lễ nầy.”

Vậy nên, lời “Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Giêhôva, là Ðức Chúa Trời ngươi.” chính là lời chỉ ra Lễ Vượt Qua mà phán vậy.

Lễ Vượt Qua hủy diệt các thần khác

Nếu nghiên cứu sâu về lời phán “Trước mặt Ta, ngươi chớ hầu việc các thần khác.” thì sẽ hiểu được rằng điều răn thứ nhất chỉ ra Lễ Vượt Qua vậy. Lễ Vượt Qua của Ðức Chúa Trời trở thành điều răn thứ nhất, và trở thành điều kiện hầu cho chúng ta không hầu việc các thần khác nhưng hầu việc duy chỉ Ðức Chúa Trời, là Ðấng rút chúng ta ra khỏi xứ Êdíptô, là nhà nô lệ. Sở dĩ như vậy là vì khi chúng ta giữ Lễ Vượt Qua của Ðức Chúa Trời thì các thần khác bị hủy diệt, nhưng nếu kẻ nào không giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác lại xâm nhập vào kẻ ấy trong khoảnh khắc bản thân không hề hay biết gì. Đã được chép rằng:

Xuất Êdíptô Ký 12:12, Dân Số Ký 33:4 “Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva.”

Hoặc có người tưởng rằng lời “Ta sẽ xét đoán các thần” chỉ đã được như lời ở đương thời xuất Êdíptô mà thôi. Nhưng bất cứ lúc nào dân Ysơraên không giữ Lễ Vượt Qua thì kéo đưa thần khác vào mà dựng lên nơi cao, làm ra hình tượng gỗ của Axêra, và hầu việc thần Baanh, thêm nhiều thầy bói hay đồng cốt. Song, khi Ðức Chúa Trời sai đấng tiên tri đến và họ giữ lại được Lễ Vượt Qua của Đức Chúa Trời, thì mọi thần khác và hình tượng đều bị toàn diệt và kể cả thầy bói, đồng cốt cũng bị diệt vong nữa vậy.
Ngày xưa, vào thời đại vua Êxêchia hay thời đại vua Giôsia cũng vậy, vì không giữ lễ trọng thể lâu nên hình tượng bị đầy dẫy, nhưng khi giữ lại Lễ Vượt Qua thì nhờ Ðức Chúa Trời mở mắt của họ mà họ đã có thể trừ diệt được những đồng cốt và thầy bói, những thêraphim, và hình tượng, cùng hết thảy sự gớm ghiếc đầy dẫy tại các thành của Giuđa và tại Giêrusalem (II Các Vua 23:21-24, II Sử Ký 30:1-5, 31:1). Và đã được chép rằng sau khi giữ Lễ Vượt Qua, các thầy tế lễ cầu nguyện cho dân sự thì cầu nguyện ấy được nhậm mà thấu đến tận trời.

II Sử Ký 30:27 “Ðoạn, những thầy tế lễ và người Lêvi đứng dậy chúc phước cho dân sự; tiếng của chúng được nhậm, lời cầu nguyện chúng thấu đến nơi ngự thánh của Ðức Giêhôva trên các từng trời.”

Do vua Êxêchia và vua Giôsia đã không giữ được Lễ Vượt Qua lâu nên trước khi trừ diệt các hình tượng thì họ cũng đã hầu việc hết thảy các hình tượng ấy rồi. Nhưng nhờ giữ được Lễ Vượt Qua của Ðức Chúa Trời mà mới trừ diệt được hết thảy các hình tượng, là vì khi xuất Êdíptô Ðức Chúa Trời đã lấy ngày Lễ Vượt Qua làm “ngày xét đoán các hình tượng”. Bất cứ thời đại nào dân của Ðức Chúa Trời giữ Lễ Vượt Qua thì các thần khác bị xét đoán và bị diệt vong, còn nếu không giữ Lễ Vượt Qua thì nhất định bị hầu việc các thần khác trong khi bản thân mình không hề hay biết.
Ngày xưa, khi Giêrôbôam, là vua Ysơraên, không cho dân sự giữ lễ trọng thể thì người đã làm ra hai con bò con bằng vàng mà đặt một con tại Bêtên và một con khác tại Ðan, và nói với dân sự rằng “Các ngươi đi lên Giêrusalem thật khó thay! Hỡi Ysơraên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Êdíptô.” (I Các Vua 12:25-33).
Các hình tượng con bò con bằng vàng và các nơi cao mà Giêrôbôam đã làm ra thay thế cho lễ trọng thể vào khoảng năm 975 TCN vì người không cho dân sự giữ lễ trọng thể, thì khoảng 300 năm sau, khi vua Giôsia đọc được sách luật pháp được tìm thấy tình cờ trong đền thờ mà hiểu ra Lễ Vượt Qua thì người khiến trừ diệt hết thảy các hình tượng, bàn thờ và kể cả các nơi cao (Tham khảo: II Các Vua 22:1-20, 23:15-20) rồi sau khi giữ Lễ Vượt Qua thì người khiến toàn diệt các hình tượng còn lại, và kể cả các thầy bói nữa (II Các Vua 23:21-24).
Ngày nay cũng giống như vậy, nếu bỏ ngày mà Ðức Chúa Jêsus đã ban cho với tư cách là giao ước mới, rồi tự ý định ra ngày khác mà giữ thì cũng chẳng khác gì với sự Giêrôbôam làm ra hình tượng và lập ra lễ trọng thể vào ngày khác. Về điều này, đấng tiên tri Êxêchiên cũng đã chép rằng:

Êxêchiên 11:12 “Bấy giờ các ngươi sẽ biết ta là Ðức Giêhôva, vì các ngươi đã không bước theo lề luật ta, không giữ theo mạng lịnh ta; nhưng đã làm theo mạng lịnh các nước chung quanh mình.” Người đã trách mắng như vậy.

Ngày xưa cũng như ngày nay, khi dân không giữ luật lệ mà Đức Chúa Trời đã định ra thì ắt lập ra lễ kỷ niệm khác mà giữ theo, tức là bị xui khiến giữ luật lệ của người ngoại bang. Cho nên, khi không giữ Lễ Vượt Qua đúng theo luật lệ mà Ðức Chúa Trời đã định ra thì ắt bị xui khiến hầu việc các thần khác.
Hoặc có người chủ trương rằng “Lễ Vượt Qua chỉ được áp dụng cho dân Ysơraên phần xác thịt mà thôi, còn đối với chúng ta thì Lễ Vượt Qua đã bị hủy bỏ bởi thập tự giá rồi.” Ðương thời Cựu Ước cũng vậy, theo suy nghĩ của những người không giữ Lễ Vượt Qua thì Lễ Vượt Qua chỉ cần thiết khi xuất Êdíptô thôi, còn giờ này phải hầu việc Đức Chúa Trời bằng phương pháp tốt hơn nữa và họ làm ra hình tượng mà hầu việc vậy. Cũng như lẽ ấy, kể cả vào ngày nay cũng vậy, nếu không hiểu ra được nguyên tắc của sự nghiệp cứu chuộc thì đành phải suy nghĩ như vậy mà thôi. Tuy nhiên, Lễ Vượt Qua dành cho không chỉ dân Ysơraên phần xác thịt thôi mà thật ra đây là ngày quan trọng mà dân Ysơraên phần linh hồn đang ở trên khắp cả thế giới được cứu chuộc.
Dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô bởi Lễ Vượt Qua và được đi vào xứ Canaan bởi Lễ Vượt Qua vào thời đại Cựu Ước, sự này không phải là sự Ngài chế định ra để dành cho dân Ysơraên phần xác thịt sẽ bị hư mất đâu, nhưng thực tế đã được chế định ra để dành cho dân Ysơraên phần linh hồn. Vậy nên, đã gọi đêm Lễ Vượt Qua là “đêm của Ðức Giêhôva” vậy (Xuất Êdíptô Ký 12:42).
Lễ Vượt Qua đã được xảy ra tại xứ Êdíptô là mô hình, vả Đức Chúa Jêsus cùng với môn đồ đã hành sự Lễ Vượt Qua cuối cùng và Ngài ban cho điều răn mới, tức là chế độ giao ước mới (So sánh: Luca 22:20, Hêbơrơ 9:15) mà làm hoàn thành thực thể, nhờ đó ngày ấy là ngày cứu rỗi các dân của Ngài đang làm tôi mọi của tội lỗi ở trên khắp thế giới. Sự kỷ niệm ngày này là điều kiện không hầu việc thần khác mà chỉ hầu việc Ðức Chúa Jêsus, là Ðấng cứu rỗi chúng ta. Thập tự giá không phải hủy bỏ ngày Lễ Vượt Qua, nhưng ngược lại làm cho ngày ấy được soi sáng vinh hiển hơn.
Hoặc có người nói rằng đương thời Cựu Ước thì vì coi trọng lễ trọng thể nên có thể suy nghĩ Lễ Vượt Qua là điều răn thứ nhất, nhưng sang đến Tân Ước thì đã bị hủy bỏ bởi thập tự giá. Song, nếu vào Cựu Ước, Lễ Vượt Qua là điều răn thứ nhất, thì đến Tân Ước, Lễ Vượt Qua cũng phải là điều răn thứ nhất. Bởi vì Cựu Ước là hình bóng còn Tân Ước là thật thể.

Ðiều răn thứ hai và giải nghĩa ấy

Ý nghĩa của điều răn thứ hai “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình...” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:8-10) và giải nghĩa ấy như:

Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:15-19 “Vậy, các ngươi hãy cẩn thận giữ lấy linh hồn mình cho lắm, vì các ngươi không có thấy một hình trạng nào trong ngày Giêhôva Ðức Chúa Trời các ngươi, từ nơi giữa lửa phán cùng các ngươi, tại Hôrếp; e các ngươi phải làm hư hoại cho mình chăng, và làm một tượng chạm nào, tạo hình trạng của tà thần nào.”

Xuất Êdíptô Ký 20:22-24 “Ðức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Ngươi hãy nói cho dân Ysơraên như vầy: Các ngươi đã thấy ta từ trên trời phán xuống cùng; vậy, chớ đúc tượng thần bằng bạc hay bằng vàng mà sánh với ta (vì ta). Ngươi hãy lập cho ta một bàn thờ bằng đất, trên đó phải dâng của lễ thiêu, cùng của lễ thù ân của ngươi, hoặc chiên hay bò. Phàm nơi nào có ghi nhớ danh ta, ta sẽ đến và ban phước cho ngươi tại đó.” Các lời thể ấy đều đã được chép lại trong sách ấy, tức là quyển mà đã đặt bên cạnh hòm bảng chứng.

Và, về điều răn thứ hai “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình.”, không phải duy chỉ sự làm ra và hầu việc hình tượng nào đó là vi phạm điều răn thứ hai, mà khi vi phạm điều răn thứ nhất thì nhất định bị vi phạm điều răn thứ hai. Chúng ta biết được điều này bởi sự vua Giêrôbôam làm ra và hầu việc hình tượng khi người đã vi phạm điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời.
Như vậy, không chỉ sự làm ra hình tượng nào đó mà hầu việc mới là hình tượng, mà sự vi phạm luật lệ mà Ðức Chúa Trời đã định và đặt ra một luật lệ nào khác mà giữ thì sự ấy chính là sự làm ra hình tượng trái ngang với lẽ thật của Ðức Chúa Trời. Nói cách khác, có ngày Sabát đã được Ðức Chúa Trời lập ra nhưng lại gọi Chủ nhật là ngày Sabát và giữ ngày ấy, thì chính sự ấy là sự làm ra hình tượng của ngày Sabát.

Ðiều răn thứ ba và giải nghĩa ấy

Về ý nghĩa của điều răn thứ ba “Ngươi chớ lấy danh của Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi mà làm chơi.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:11) thì, chẳng phải bởi cớ rằng không tùy tiện kêu danh của Đức Chúa Trời là đã giữ trọn vẹn điều răn thứ ba đâu, mà là lời rằng đương nhiên không được gọi danh của Giêhôva mà làm chơi, mà còn phải gọi danh Ngài một cách thánh nữa. Về sự gọi danh Giêhôva mà làm chơi và sự gọi danh Ngài một cách thánh, chúng ta hãy nghiên cứu như sau. Đã được chép rằng:

II Sử Ký 2:4 “Nầy tôi toan cất một đền cho danh Giêhôva Ðức Chúa Trời tôi, biệt đền ấy riêng ra thánh cho Ngài.”, hay:

I Các Vua 8:30, 34-36 “Phàm điều gì tôi tớ Chúa và dân Ysơraên của Chúa sẽ hướng về nơi nầy (hướng về đền thờ) mà khẩn cầu, xin Chúa hãy dủ nghe; phải, ở nơi ngự của Chúa, tại trên các từng trời, xin Chúa dủ nghe, nhậm lời, và tha thứ cho... thì xin Chúa ở trên trời hãy dủ nghe...”, hay:

I Các Vua 9:3 “Ta đã nhậm lời cầu nguyện nài xin của ngươi thưa trước mặt ta; ta đã biệt riêng ra thánh cái đền nầy mà ngươi đã cất, để cho danh ta ngự tại đó đời đời.”, hay:

Xuất Êdíptô Ký 20:24 “Phàm nơi nào có ghi nhớ danh ta, ta sẽ đến và ban phước cho ngươi tại đó.”

Nơi Ðức Chúa Trời đã đặt danh của Giêhôva ngự tại là đền thờ. Chỉ trong đền thờ ấy, dân gọi danh Giêhôva đấy, mà là tôn vinh danh Giêhôva một cách chí thánh tùy theo luật lệ do Ngài đã định. Nếu người nào không giữ theo luật lệ do Ngài đã định nhưng theo luật lệ do người ta đặt ra mà lại nói rằng “Tuần lễ cầu nguyện này là tuần lễ cầu nguyện được nhận sự tha tội đã phạm trong suốt một năm.”, hoặc “Ngày này là ngày Sabát thịnh vượng.”, hoặc vừa làm lễ tiệc thánh theo ý mình mà nói rằng “Bánh này và chén này là thân thể của Đức Chúa Jêsus và huyết báu của Ðức Chúa Jêsus, là Ðấng cứu chuộc chúng ta.”, thì chính điều ấy là hành vi gọi danh của Đức Chúa Trời mà làm chơi, đồng thời là hành vi làm Ðức Chúa Trời ra Ðấng làm chơi vậy. Đã được chép rằng:

Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:1-6 “Nhưng chỉ trong nơi mà Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn để danh Ngài ở; ấy là nơi mà ngươi phải giết con sinh về lễ Vượt qua, vào lối chiều, vừa khi mặt trời lặn, nhằm giờ mà ngươi đã ra khỏi xứ Êdíptô.”, nên khi chúng ta giữ lễ tiệc thánh thì giữ, mà nếu tìm ra chính ngày ấy, là ngày Ðức Chúa Jêsus đã ban cho như là giao ước mới cuối cùng ấy, mà tôn vinh danh Giêhôva thì là việc đẹp thay!

Vậy nên, điều răn thứ ba này cũng vậy, khi vi phạm điều răn thứ nhất thì nhất định vi phạm kèm điều răn thứ ba. Nói cách khác, đã có ngày Sabát của Ðức Giêhôva nhưng lại gọi Chủ nhật là ngày Sabát và thờ phượng, cầu nguyện và kêu rằng “Ngày này là ngày Sabát thánh của Ðức Giêhôva.” thì chính điều này vừa là việc làm ra hình tượng đồng thời vừa là việc lấy danh của Đức Giêhôva mà làm chơi vậy. Nhưng, nếu là người giữ ngày Sabát, thì sự thờ phượng vào Chủ nhật cũng không có mối quan hệ gì.
Như vậy, đối với người giữ lễ tiệc thánh tùy theo đúng ngày ấy mà Ðức Chúa Jêsus đã ban cho như là giao ước mới cuối cùng thì mặc dù giữ lễ tiệc thánh vào ngày thường thì việc giữ lễ ấy cũng không bị coi là hình tượng hay là hành vi lấy danh Giêhôva mà làm chơi. Như vậy, giải nghĩa về điều răn thứ ba cũng đã được giải nghĩa một cách chi tiết trong sách luật pháp được đặt bên cạnh hòm bảng chứng.

Ðiều răn thứ tư và giải nghĩa ấy

Về ý nghĩa của lời được chép rằng “Hãy giữ ngày nghỉ đặng làm nên thánh, y như Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi đã phán dặn ngươi.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:12-14), Ngài đã phán rằng “Vì trong sáu ngày Ðức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Ðức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” (Xuất Êdíptô Ký 20:11). Nên ngày Sabát là ngày kỷ niệm của Ðấng Sáng Tạo vậy.
Vậy mà ngày xưa, đã được chép như sau về luật pháp giữ ngày Sabát:

Dân Số Ký 28:9-10 “Ngày sabát, ngươi phải dâng hai chiên con đực giáp năm, không tì vít, và hai phần mười êpha, bột lọc nhồi dầu làm của lễ chay với lễ quán cặp theo. Ấy là của lễ thiêu về mỗi ngày sabát.” Vả, cũng được chép nữa rằng “Mỗi ngày sabát, người ta sẽ sắp bánh nầy trước mặt Ðức Giêhôva luôn luôn, do nơi dân Ysơraên cung cấp; ấy là một giao ước đời đời.” (So sánh: Lêvi Ký 24:5-8, I Sử Ký 9:32, 23:31, II Sử Ký 2:4, Êxêchiên 46:4).

Vì trong luật pháp của Môise ngày xưa có nghi thức giữ ngày Sabát nên ngày Sabát cũng được gọi là lễ trọng thể vậy.

Lêvi Ký 23:2-3 “Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Nầy là những ngày lễ của Ðức Giêhôva, các ngươi hãy rao truyền ra là các hội thánh. Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày sabát, một ngày nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là lễ sabát của Ðức Giêhôva trong những nơi các ngươi ở.”

Sở dĩ gọi ngày Sabát của điều răn thứ tư là ngày lễ là vì đến mỗi buổi sáng và buổi chiều ngày Sabát thì theo luật pháp có nghi thức dâng hiến lễ thiêu cùng với lễ dâng bánh trần thiết và lễ quán trong đền thờ. Và, về sự phạm ngày Sabát thì đã được chép rằng:

Xuất Êdíptô Ký 35:2-3 “Nhằm ngày sabát chớ nổi lửa trong nhà nào của các ngươi hết.”

Xuất Êdíptô Ký 31:15 “Trong ngày sabát hễ ai làm một việc chi sẽ bị xử tử.”, và:

Dân Số Ký 15:32-36 “Vả, dân Ysơraên đương ở tại đồng vắng, gặp một người lượm củi trong ngày sabát... Người nầy phải phạt xử tử.” Những lời trên và các lời giải nghĩa chi tiết về ngày Sabát cũng được chép lại trong sách luật pháp mà được đặt bên cạnh hòm bảng chứng.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. “Hêbơrơ 10:1”. Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật...
  2. “Galati 3:24”. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình.