Mana

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 04:56, ngày 8 tháng 3 năm 2024 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Người dân Ysơraên nhặt mana trong đồng vắng
Người dân Ysơraên nhặt mana trong đồng vắng

Mana (Manna, tiếng Hêbơrơ: מָן)[1] là lương thực thần bí mà Đức Chúa Trời ban cho những người dân Ysơraên trong suốt 40 năm sinh hoạt đồng vắng. Cùng với chim cút, đây là lương thực chính của dân Ysơraên trong đồng vắng.[2] Mana có nghĩa là “Cái chi vậy?”.[3] Khi Đức Chúa Trời lần đầu tiên ban mana cho người dân, họ đã nhìn và hỏi “Cái chi vậy?” (Tiếng Hêbơrơ: מָ֣ן ה֔וּא)[4][5] Vậy nên từ mana bắt nguồn từ cách phát âm của từ này.[6] Được chép rằng mana giống như hột ngò, sắc trắng, mùi như bánh ngọt pha mật ong.[7] Hôm sau khi dân Ysơraên kết thúc sinh hoạt 40 năm trong đồng vắng, đi vào xứ Canaan và ăn sản vật của xứ thì mana không rơi xuống nữa.[8]

Khởi nguyên

Vào ngày 15 tháng 2 thánh lịch, tức là một tháng sau khi người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô, họ đã đến đồng vắng Sin, nằm giữa Êlim và Sinai. Người dân vốn nghĩ rằng họ sẽ đến đích trong một tháng, đã trở nên lo lắng khi lương thực mang theo chuẩn bị cạn kiệt. Trong đồng vắng không có đất để canh tác, cũng không có nước để uống. Họ lằm bằm lên MôiseArôn vì đã dẫn họ đi vào đồng vắng hoang vu. Nghe thấy tiếng lằm bằm của dân sự, Đức Chúa Trời đã làm mưa lương thực từ trời xuống và cho họ thâu đủ lương thực cần dùng mỗi ngày.[9] Lương thực đó chính là mana. Sau khi lớp sương sớm tan đi, trên mặt đồng vắng thấy có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất. Dân Ysơraên thấy bèn hỏi nhau “Cái chi vậy?” vì chẳng biết vật đó là gì. Môise nói đó là lương thực mà Đức Chúa Trời ban cho họ.[10] Khởi nguyên của tên gọi mana (מָן) là từ câu hỏi của người dân, vì họ không biết tên của lương thực này.

Lúc bấy giờ, số dân Ysơraên đi vào đồng vắng là khoảng 600.000 nam đinh trên 20 tuổi. Nếu tính cả người thân của họ thì ước tính phải vượt quá 2 triệu người.[11] Trong suốt 40 năm sinh hoạt nơi đồng vắng, hàng ngày đều có mana từ trời rơi xuống cho họ. Sau 40 năm sinh hoạt đồng vắng, dân Ysơraên đã đi ngang qua sông Giôđanh, đóng trại tại Ghinhganh trong đồng bằng Giêricô và giữ Lễ Vượt Qua vào buổi chiều tối ngày mười bốn cùng tháng. Mana rơi xuống trong suốt sinh hoạt đồng vắng đã hết kể từ hôm sau ngày họ giữ Lễ Vượt Qua, là ngày họ ăn thổ sản của xứ Canaan.[12][13]

Đặc tính của mana

  • Vị: Như bánh pha mật ong và dầu[14][15]
  • Hình dạng: Nhỏ, tròn như hạt sương,[16] như hột châu, hột ngò[15]
  • Tính chất: Tan ra khi mặt trời lên cao và nắng nóng[17]
  • Đặc tính: Rơi xuống trong sáu ngày, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu trong tuần, nhưng không có vào ngày thứ bảy Sabát.[18]
  • Thời gian rơi xuống: Dân Ysơraên đã ăn mana trong sinh hoạt đồng vắng 40 năm cho đến khi đi đến khu vực tiếp giáp xứ Canaan.[19]

Mana và ngày Sabát

Môise đã định lượng mana mà dân Ysơraên sẽ thâu vào. Trong sáu ngày, tùy theo số lượng trong gia đình mà mỗi người được thâu một ôme, nhưng được cảnh báo rằng không được để đến sáng hôm sau. Một ôme là khoảng 2,2 lít. Tuy nhiên, một số người không nghe lời Môise đã để lại đến sáng hôm sau. Khi đó, số mana còn lại có sâu hóa ở trong và sanh mùi hôi hám.[20]

Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời cho họ thâu gấp đôi lượng hàng ngày. Trong trường hợp này, tuy sang đến hôm sau là ngày thứ bảy, nhưng mana được để lại cho đến sáng vẫn không có mùi và không có sâu.[21] Đó là vì ngày thứ bảyngày Sabát, ngày thánh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn người dân nhận lương thực đủ dùng trong hai ngày vào ngày thứ sáu để giữ ngày Sabát một cách chí thánh khi không ra ngoài vào ngày thứ bảy. Qua đó, Đức Chúa Trời đã thức tỉnh người dân thông qua mana trong 40 năm rằng họ phải giữ ngày Sabát một cách chí thánh.

Mana trong Kinh Thánh Tân Ước

Thực thể của mana

2000 năm trước, khi xin Đức Chúa Jêsus một dấu hiệu để chứng minh rằng Ngài là Đấng Christ, người Giuđa đã đề cập đến mana mà tổ phụ của họ đã ăn trong đồng vắng. Giống như mana từ trời rơi xuống vào thời Môise, họ hy vọng Đức Chúa Jêsus cũng sẽ làm phép lạ tương tự. Khi đó, Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ rằng Ngài chính là thực thể của mana.

Tổ phụ các ngươi đã ăn mana trong đồng vắng, rồi cũng chết. Đây là bánh từ trời xuống, hầu cho ai ăn chẳng hề chết. Ta (Jêsus) là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta... Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống.

- Giăng 6:49-55

Đức Chúa Jêsus chỉ ra rằng Ngài là “bánh hằng sống từ trên trời xuống”, đồng thời nhấn mạnh rằng ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời. Mana ban cho dân Ysơraên trong quá khứ là lương thực để duy trì sự sống tạm thời; song Đức Chúa Jêsus phán rằng nếu ăn thịt và uống huyết của Ngài, là thực thể của mana, thì sẽ được sống đời đời. Nói cách khác, đó là mạng lệnh phải giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới. Đức Chúa Jêsus đã hứa rằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua là thịt và huyết của Ngài,[22] và những người giữ Lễ Vượt Qua sẽ được sự sống đời đời nhờ ăn Ngài, là thực thể của mana.

Mana đương giấu kín và Đấng Christ Tái Lâm

Lễ Vượt Qua giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 khi hội thánh trở nên thế tục hóa. Vì Lễ Vượt Qua mang lời hứa ban sự tha tội và sự sống đời đời là lẽ thật liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi, nên không ai có thể đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu nếu không có Lễ Vượt Qua. Theo đó, ký giả sách Hêbơrơ đã tiên tri rằng Đấng Christ sẽ xuất hiện trên trái đất này lần thứ hai để cứu rỗi nhân loại.[23] Trong Khải Huyền là sách ghi chép những việc sẽ xảy ra trong tương lai, có đề cập đến mana đương giấu kín, là dấu hiệu để nhận biết Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.

Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho mana đương giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến.

- Khải Huyền 2:17

Vì lẽ thật hầu cho ăn mana phần linh hồn là Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ vào khoảng thế kỷ thứ 4 và bị giấu kín trong suốt 1600 năm nên mới được chép là “mana đương giấu kín”. Hòn sỏi trắng được ban cho các thánh đồ cùng mana đương giấu kín là biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus,[24]tên mới viết trên hòn sỏi trắng có nghĩa là danh của Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.[25] Cách duy nhất để nhận lãnh sự cứu rỗi vào thời đại ngày nay chính là gặp gỡ Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, Đấng đã khôi phục Lễ Vượt Qua.

Xem thêm

Chú thích

  1. “מָן (Strong's #4478)”. StudyLight.org.
  2. “Thi Thiên 105:40”. Chúng nó cầu xin, Ngài bèn khiến những con cút đến, Và lấy bánh trời mà cho chúng nó ăn no nê
  3. "Mana", 《Từ điển Kinh Thánh Tốt nhất》, Seongseowon, 2000, trang 198
  4. “מָן (4478.man)”. Bible Hub.
  5. “ה֔וּא (Strong's #1931)”. StudyLight.org.
  6. "Manna", 《Bách khoa toàn thư Britannica》, Tập 7, Britannica Korea, 1995, trang 197
  7. “Xuất Êdíptô Ký 16:31”. Nhà Ysơraên đặt tên lương thực nầy là mana; nó giống như hột ngò, sắc trắng, mùi như bánh ngọt pha mật ong.
  8. “Giôsuê 5:12”. Ngày mà chúng đã ăn lúa mì của xứ, thì đến sáng mai mana hết; vậy, dân Ysơraên không có mana nữa, nhưng trong năm đó ăn những thổ sản của Canaan.
  9. “Xuất Êdíptô Ký 16:1-4”.
  10. “Xuất Êdíptô Ký 16:14-15”. Lớp sương đó tan đi, trên mặt đồng vắng thấy có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất. Khi dân Ysơraên thấy, bèn hỏi nhau rằng: Cái chi vậy? Vì chẳng biết vật đó là gì. Môise bèn nói cùng dân sự rằng: Ấy là bánh mà Đức Giêhôva ban cho các ngươi làm lương thực đó.
  11. GospelServe, "Xuất Êdíptô", 《Từ điển Kinh Thánh cuộc sống》, NXB Lời sự sống, 2006
  12. “Giôsuê 5:11-12”. Ngày sau lễ Vượt qua, chánh ngày đó, dân sự ăn thổ sản của xứ, bánh không men, và hột rang. Ngày mà chúng đã ăn lúa mì của xứ, thì đến sáng mai mana hết; vậy, dân Ysơraên không có mana nữa, nhưng trong năm đó ăn những thổ sản của Canaan.
  13. “Xuất Êdíptô Ký 16:35”. Dân Ysơraên ăn mana trải bốn mươi năm, cho đến khi vào bờ cõi xứ Canaan, là xứ có người ta ở.
  14. Xuất Êdíptô Ký 16:31. “Nhà Ysơraên đặt tên lương thực nầy là mana; nó giống như hột ngò, sắc trắng, mùi như bánh ngọt pha mật ong.”
  15. 15,0 15,1 Dân Số Ký 11:7-8. “Vả, mana hình như hột ngò, sắc như trân châu. Dân sự đi tản ra và hốt lấy, rồi nghiền bằng cối xay, hay là giã bằng cối giã, nấu trong một cái nồi và làm bánh; nếm giống như bánh nhỏ có pha dầu.”
  16. Xuất Êdíptô Ký 16:14. “Lớp sương đó tan đi, trên mặt đồng vắng thấy có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất.”
  17. Xuất Êdíptô Ký 16:21.“Vậy, hằng buổi sớm mai mỗi người lượm vừa đủ sức mình ăn; khi mặt trời nắng nóng thì vật đó tan ra.”
  18. Xuất Êdíptô Ký 16:22-25. “Đến ngày thứ sáu, dân sự lượm lương thực gấp hai; mỗi người hai ôme. Các hội trưởng đến thuật lại cho Môise rõ. Người đáp rằng: Ấy là lời Đức Giêhôva đã phán rằng: Mai là ngày nghỉ, tức ngày Sabát thánh cho Đức Giêhôva, hãy nướng món chi các ngươi muốn nướng, hãy nấu món chi các ngươi muốn nấu; hễ còn dư, hãy để dành đến sáng mai. Dân sự bèn để dành cho đến sáng mai, y như lời Môise đã truyền; vật đó chẳng sanh mùi hôi hám và cũng chẳng hóa sâu chút nào. Môise bèn nói rằng: Bữa nay hãy ăn đồ đó đi, vì là ngày Sabát của Đức Giêhôva; hôm nay các ngươi chẳng tìm thấy vật đó ở trong đồng đâu.”
  19. Xuất Êdíptô Ký 16:35. “Dân Ysơraên ăn mana trải bốn mươi năm, cho đến khi vào bờ cõi xứ Canaan, là xứ có người ta ở.”
  20. “Xuất Êdíptô Ký 16:16-20”. Nầy là lời Đức Giêhôva đã phán dặn: Hãy tùy sức ăn của mỗi người, và tùy số người trong trại mà góp cho mỗi tên một ôme... Môise nói cùng dân sự rằng: Đừng ai để dư lại cho đến sáng mai. Nhưng dân sự chẳng nghe theo lời Môise, một vài người để dư lại đến sáng mai; thì sâu hóa ở trong, vật sanh mùi hôi hám. Môise bèn nổi giận cùng họ.
  21. “Xuất Êdíptô Ký 16:22-24”. Đến ngày thứ sáu, dân sự lượm lương thực gấp hai; mỗi người hai ôme. Các hội trưởng đến thuật lại cho Môise rõ. Người đáp rằng: Ấy là lời Đức Giêhôva đã phán rằng: Mai là ngày nghỉ, tức ngày Sabát thánh cho Đức Giêhôva, hãy nướng món chi các ngươi muốn nướng, hãy nấu món chi các ngươi muốn nấu; hễ còn dư, hãy để dành đến sáng mai. Dân sự bèn để dành cho đến sáng mai, y như lời Môise đã truyền; vật đó chẳng sanh mùi hôi hám và cũng chẳng hóa sâu chút nào.
  22. “Mathiơ 26:19, 26-28”. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
  23. “Hêbơrơ 9:28”. Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
  24. “I Phierơ 2:4-5”. Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời, và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời.
  25. “Khải Huyền 3:12”. Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giêrusalem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người.