Hội Thánh của Đức Chúa Trời châu Đại Dương

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 07:59, ngày 6 tháng 3 năm 2024 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Sứ mệnh truyền giáo ở Châu Đại Dương của Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã bắt đầu tại Úc và New Zealand. Khi các đoàn truyền giáo dài hạn và ngắn hạn bắt đầu được tiến hành, vì lẽ thật của giao ước mới được truyền bá nên Hội Thánh đã được xây dựng không chỉ ở hai nước mà ngay cả tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Ở châu Đại Dương, nơi nhiều nhóm sắc tộc cùng chung sống, các thánh đồ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời luôn nỗ lực để liên hiệp cùng nhau trong đức tin hướng về Đức Chúa Trời Êlôhim, vâng phục lời Kinh Thánh và cố gắng sinh hoạt tin kính với tư cách là Cơ Đốc nhân. Người dân địa phương và nhiều cơ quan, tổ chức đang chú ý đến hình ảnh của các thánh đồ siêng năng phụng sự hàng xóm và xã hội giống với Đức Chúa Trời là sự yêu thương.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Sydney, Úc
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Sydney, Úc
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Christchurch, New Zealand
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Christchurch, New Zealand
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Dunedin, New Zealand
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Dunedin, New Zealand





Khái quát Hội Thánh của Đức Chúa Trời châu Đại Dương

Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời Sydney, Úc
Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời Sydney, Úc

Ở châu Đại Dương, nhiều nước tự hào với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Hội Thánh của Đức Chúa Trời bắt đầu các hoạt động truyền giáo ở Úc và New Zealand vào khoảng năm 2004, nhằm cho mọi người nơi đây biết đến Nước Thiên Đàng, là nơi có sự cứu rỗi và hạnh phúc đời đời.

Vì chính sách nhập cư cởi mở nên cả hai nước đều có nhiều người nhập cư từ các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời địa phương như Sydney, Melbourne, Brisbane ở Úc, Christchurch và Dunedin ở New Zealand cũng mang nhiều quốc tịch khác nhau. Như Kinh Thánh có chép rằng “Hãy làm chứng về Ta tới xứ Samari cho đến cùng trái đất”, các thánh đồ đã và đang rao truyền Tin Lành bằng nhiều phương pháp không chỉ ở quê hương mà cả ở các nước láng giềng. Ngày càng có nhiều người tiếp nhận lẽ thật tại những quốc đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương như Papua New Guinea, Quần đảo Cook, Fiji, Samoa và Tonga bởi các thánh đồ đã rao truyền lẽ thật giao ước mới cho gia đình sống ở quê hương thông qua gọi điện thoại và thăm viếng. Các thánh đồ Hàn Quốc cũng tích cực rao truyền Tin Lành ở các nước thông qua truyền giáo ngắn hạn và dài hạn.

Các kênh trực tuyến như trang chủ chính thức của Hội Thánh của Đức Chúa TrờiWATV Media Casts, ấn phẩm xuất bản định kỳ như Êlôhist cùng nhiều video đa dạng về lẽ thật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thôi thúc đức tin và nhóm lại tấm lòng của các thánh đồ ở khắp các quốc đảo.[1]

Hiện trạng

Vì các thánh đồ thuộc nhiều chủng tộc nên không quá lời khi nói rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời châu Đại Dương là “bản thu nhỏ của trái đất”. Mặc dù có ngoại hình, thói quen sinh hoạt và cách chào hỏi khác nhau, nhưng bởi đức tin đi theo Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ nên các thánh đồ luôn nỗ lực liên hiệp trong tình yêu thương, sự quan tâm và sự hy sinh. Các thánh đồ luôn chủ động chào hỏi trước, học theo văn hóa Siôn, tôn trọng và quan tâm thông qua việc mặc trang phục gọn gàng, cẩn trọng để có ngôn hạnh, hành động tin kính và chia sẻ ân huệ của Đức Chúa Trời.[2]

Các thánh đồ hành hương đến Thánh địa Hàn Quốc để học và tìm hiểu thêm về tình yêu thương của Mẹ cùng lẽ thật giao ước mới. Chị em Grainne O'Boyle (Úc), từng đến thăm Hàn Quốc trong Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 62 bày tỏ niềm vui khi được trải nghiệm tình yêu thương của Mẹ, rằng “Văn hóa Hàn Quốc dường như thấm đẫm tình yêu thương ấm áp và tấm lòng khiêm tốn. Thông qua các thánh đồ đã gặp ở Hàn Quốc, tôi học được rất nhiều về sự thân thiện, tấm lòng tốt lành, tinh thần hầu việc và sự khiêm tốn.”[3]

Hoạt động bảo vệ môi trường

Vận động làm sạch môi trường trái đất lần thứ 5457 (Bờ biển Chelsea, Melbourne, Úc)
Vận động làm sạch môi trường trái đất lần thứ 5457 (Bờ biển Chelsea, Melbourne, Úc)

Giờ đây, khi ngôi làng toàn cầu đang hứng chịu nhiều thảm họa do sự nóng lên và khủng hoảng khí hậu, lục địa châu Đại Dương vốn nổi tiếng với môi trường đáng sống cũng không còn là vùng an toàn. Sự biến đổi khí hậu nhanh chóng và mực nước biển dâng cao dẫn đến nguy cơ ngập lụt ở các hòn đảo có vùng trũng thấp. Vậy nên các nhà quan sát cho rằng các quốc đảo như Tuvalu, quần đảo Marshall và Kiribati sẽ biến mất khỏi bản đồ trước năm 2100.[4] Năm 2021, Simon Kofe - Ngoại trưởng của Tuvalu đã đứng trên bờ biển với nước ngập đến đùi để phát biểu và thông báo cho cộng đồng quốc tế về mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng ngập lụt.[5] Ngoài ra, vụ cháy rừng quy mô lớn ở Úc vào mùa thu năm 2019, thiêu rụi 11 triệu ha bụi cây, rừng và công viên cũng là thảm họa khí hậu do sự nóng lên toàn cầu gây ra.[6][7]
Các thánh đồ châu Đại Dương đang đưa ra những sáng kiến chủ động nhằm giúp bảo vệ môi trường. Họ tiến hành nhiều hoạt động đa dạng như chiến dịch làm sạch đường phố, rừng và bãi biển, trồng cây, phát quang bụi rậm, xóa hình vẽ bậy và tổ chức các chiến dịch vì môi trường. Điều này cũng tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức về môi trường của người dân.[8][9][10][11] Một thánh đồ tham gia hoạt động làm sạch môi trường tại New Zealand cho biết sẽ tiếp tục mang hy vọng và hạnh phúc đến với thế giới thông qua những việc làm thiện lành chứa đựng tình yêu thương của Mẹ, rằng “Nếu các chiến dịch làm sạch được diễn ra ở mọi đường phố trên thế giới thì thế giới sẽ ngày càng tươi sáng và đẹp đẽ hơn”.[12]

Phụng sự tình nguyện trồng cây (Titan Place, Auckland, New Zealand)
Phụng sự tình nguyện trồng cây (Titan Place, Auckland, New Zealand)

Vào năm 2016, Tổ chức giáo dục, môi trường phi lợi nhuận lâu đời của Úc “Giữ cho Victoria luôn tươi đẹp (KVB)”  đã trao “Giải thưởng đô thị bền vững” cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời trước những công lao của Hội Thánh.[13] Tại buổi lễ trao giải được tổ chức ở Thư viện bang Victoria, Melbourne, Úc, tin tức về việc Hội Thánh của Đức Chúa Trời đón nhận Giải thưởng phụng sự tình nguyện của Nữ hoàng Anh quốc cũng được công bố khiến những người tham dự vô cùng ngưỡng mộ, đồng thời những lời chúc mừng và khen ngợi đã đổ dồn về Hội Thánh.[14]
Các hoạt động làm sạch cũng được tiến hành đều đặn ở Christchurch, New Zealand, nơi môi trường bị tàn phá bởi trận động đất lớn xảy ra năm 2010 và 2011. Bob Parker, Thị trưởng Christchurch đương nhiệm đã tham dự sự kiện, phát biểu rằng “Các thánh đồ của Hội Thánh đang giúp đỡ hàng xóm của mình với tấm lòng trong sáng, không mong đợi bất cứ sự đền đáp nào, chính là món quà của Mẹ trên trời”, bày tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ trên trời, là Đấng đã dạy các thánh đồ phải yêu thương lẫn nhau,[15][16] đồng thời trao bằng khen cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[17]

Ngoài ra, Thị trưởng Brisbane của Úc,[18][19][20] Thị trưởng Blacktown,[21] Thị trưởng Christchurch của New Zealand,[22] và Thủ tướng Tonga[23] cũng đã gửi thư cảm ơn và bia cảm tạ cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời.

Chia sẻ tình yêu thương với hàng xóm

Các hoạt động phục hồi thiệt hại lũ lụt ở Wallarong, New South Wales, Úc
Các hoạt động phục hồi thiệt hại lũ lụt ở Wallarong, New South Wales, Úc

Các thánh đồ châu Đại Dương coi những khó khăn của hàng xóm như việc của gia đình và sẵn lòng giúp đỡ. Bất cứ khi nào những thảm họa bất ngờ như lũ lụt và động đất xảy ra, họ đều đến thăm các khu vực chịu thiệt hại và hỗ trợ phục hồi.[24] Người dân khu vực Wallaroo, Sydney, Úc, nơi các thánh đồ tiến hành các hoạt động cứu trợ phục hồi thiệt hại lũ lụt cho biết “Các vị đã đến với chúng tôi khi mọi người đều cảm thấy kiệt sức và không biết phải làm gì. Các vị đã cổ vũ mọi người rất nhiều”. “Nước mắt tôi cứ trào ra. Chúng tôi không thể bày tỏ hết lòng biết ơn của mình với mọi điều mà các bạn đã làm.”[25]

Vận động Hiến máu chuyển tiếp Tình yêu Lễ Vượt Qua Yêu thương Sự sống toàn cầu lần thứ 830 (Hội Thánh của Đức Chúa Trời Auckland, New Zealand)
Vận động Hiến máu chuyển tiếp Tình yêu Lễ Vượt Qua Yêu thương Sự sống toàn cầu lần thứ 830 (Hội Thánh của Đức Chúa Trời Auckland, New Zealand)

Các thánh đồ đã phụng sự trong nhiều lĩnh vực như hỗ trợ giáo dục, hiến máu và giúp đỡ nhóm yếu thế. Tiền thu được từ các sự kiện từ thiện đã được chuyển đến các cơ sở thể thao dành cho thanh thiếu niên đang cần thay thế cấp bách các thiết bị thể dục cũ;[26] đồng thời các vật phẩm chi viện và quà tặng cũng được gửi đến các bệnh viện nhi để động viên các mầm non tương lai nhanh chóng phục hồi. Cộng đồng địa phương cũng rất hoan nghênh các hoạt động của họ.[25] Chương trình Vận động Hiến máu chuyển tiếp được các thánh đồ triển khai định kỳ cũng góp phần giải quyết tình trạng thiếu máu và lan tỏa văn hóa hiến máu đến mọi người.[27]

Ngay cả trong tình hình đại dịch Covid-19, các thánh đồ vẫn tiếp tục phụng sự trong khi tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch. Họ chi viện các vật tư phòng chống dịch, thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày cho những hàng xóm đang gặp khó khăn trong đại dịch kéo dài;[28][29] đồng thời chuẩn bị, đóng gói và vận chuyển cơm hộp để trao tặng bằng tấm lòng chân thành.[30] Các thành viên của Đoàn Phụng sự Thanh niên Công sở ASEZ WAO và Đoàn Phụng sự Sinh viên ASEZ đã viết thư tay và gửi đồ ăn nhẹ cho đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu và những người có công tác liên quan để động viên họ. Các sĩ quan cảnh sát ở Doncaster East, Melbourne, Úc, đang bận rộn với công việc hỗ trợ kiểm dịch và quản lý trật tự công cộng, cũng đã đáp lại bằng lòng biết ơn đối với sự chân thành của các thanh niên.[31]

Sự ủng hộ từ mọi tầng lớp xã hội

Bản cảm tạ của Thủ tướng New Zealand
Bản cảm tạ của Thủ tướng New Zealand

Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội tiếp tục ủng hộ Hội Thánh của Đức Chúa Trời châu Đại Dương, những người đang góp phần vào sự phát triển và hòa hợp của đất nước cũng như cộng đồng địa phương. Tại Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế ASEZ 2019 được tổ chức tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, Hàn Quốc, Ryan Smith - Nghị sĩ Quốc hội bang Victoria và Dot Haynes - Ủy viên Hội đồng thành phố Manningham, Melbourne đã gửi lời khen ngợi và khích lệ đến các thành viên ASEZ trên khắp thế giới vì đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp tạo ra một xã hội không có tội phạm.[32]

Khi ASEZ WAO đến thăm Tòa thị chính Blacktown ở Úc và đưa ra thông điệp “Thảm họa khí hậu là nhiệm vụ chung cần phải cùng nhau khắc phục”, Thị trưởng Stephen Bali đã bày tỏ sự tôn trọng và thể hiện sự khiêm tốn trước các thanh niên.[33] Đồng thời, các Nghị sĩ thành phố cũng bày tỏ sự ủng hộ và kỳ vọng đối với các thanh niên ASEZ WAO trong khi công nhận những kết quả tích cực từ các hoạt động của ASEZ WAO trên khắp thế giới.[34][35]
Ngân hàng máu của Úc và New Zealand đã trao giải thưởng cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời để ghi nhận công lao của các thánh đồ trong việc cứu sống những người cần truyền máu đồng thời còn cho thế giới biết về tầm quan trọng của hiến máu.[36][37][38]

Tham khảo

Xem thêm

Chú thích

  1. “Phước lành gấp mười được ban cho những ai trở thành một”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  2. “Công việc vĩ đại mà Ngài tiến hành cho các con cái đã trở thành một”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  3. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời đề cao di sản văn hóa và lòng hiếu thảo của Hàn Quốc”. Incheon Ilbo. 20 tháng 4 năm 2015.
  4. “[Khủng hoảng khí hậu và đại dương] ④ "Cần có những giải pháp táo bạo" Lời kêu gọi từ một quốc đảo có đất đai đang biến mất”. Maeil Business. 12 tháng 2 năm 2022.
  5. “Mực nước biển dâng cao, quốc thổ chìm dưới đáy biển... "Bài phát biểu dưới nước" của Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu”. The Hankyoreh. 10 tháng 11 năm 2021.
  6. "Cháy rừng ở Úc là do biến đổi khí hậu". Dongascience. 5 tháng 4 năm 2021.
  7. “Đại học Quốc gia Seoul phát hiện nguyên nhân cháy rừng quy mô lớn ở Úc”. News Penguin. 6 tháng 4 năm 2021.
  8. "Continuous environmental cleanup leads to local development," Scoop, Oct. 29. 2018.
  9. "Mountains of rubbish collected in Papakura Children's Forest," stuff, Feb. 19. 2018.
  10. "Spirit of cleanliness," Otago Daily Times Online News, Apr. 29. 2013.
  11. "Politicians pitch in at big cleanup," stuff, Jan. 30. 2012.
  12. "Tidying up public spaces with Mother's love," stuff, Dec. 21. 2017.
  13. “Giữ cho Victoria luôn tươi đẹp (KVB) Giải thưởng đô thị bền vững”. Giải thưởng WATV.
  14. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời đón nhận "Giải thưởng Môi trường KVB" của Úc”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  15. “Ủng hộ Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  16. “Hoạt động phụng sự tình nguyện toàn cầu lần thứ 94 nhằm kỷ niệm giáng sinh của Đấng An Xang Hồng - Nước ngoài”. WATV MEDIA CAST.
  17. “Bản cảm tạ của Nghị viện Christchurch, New Zealand”. Giải thưởng WATV.
  18. “Bản cảm tạ của Thị trưởng Brisbane, Úc”. Giải thưởng WATV.
  19. “Bản cảm tạ của Nghị sĩ Brisbane, New Zealand(2017)”. Giải thưởng WATV.
  20. “Bản cảm tạ của Nghị sĩ Brisbane, New Zealand(2016)”. Giải thưởng WATV.
  21. “Thư cảm ơn của thị trưởng Blacktown, Úc”. Giải thưởng WATV.
  22. “Bản cảm tạ của Thị trưởng Christchurch, New Zealand”. Giải thưởng WATV.
  23. “Thư cảm ơn của Thủ tướng Tonga”. Giải thưởng WATV.
  24. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời, bàn tay ấm áp an ủi nỗi đau của người lân cận”. Aju News. 20 tháng 12 năm 2017.
  25. 25,0 25,1 “Bằng tấm lòng của Mẹ, bằng tình yêu thương của Mẹ!”. WATV MEDIA CAST.
  26. "Chúng tôi ủng hộ ước mơ của các thanh thiếu niên". Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  27. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời "Hơn 1000 lần hiến máu chuyển tiếp trên khắp thế giới trong 15 năm". Monthly Chosun NewsRoom. 12 tháng 7 năm 2021.
  28. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời cung cấp khẩu trang cho Mông Cổ, Mỹ, Brazil v.v...”. Seoul News. 13 tháng 7 năm 2020.
  29. “Nói về con đường hy vọng cho ngôi làng toàn cầu "Biến nguy cơ thành cơ hội". 2022. Số tháng 1. ShinDongA.
  30. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời hỗ trợ ứng phó Covid-19 tại các nước như Peru - Venezuela - Nepal v.v...”. Sisa News. 6 tháng 7 năm 2020.
  31. “Các sinh viên đại học Hội Thánh của Đức Chúa Trời "cổ vũ tiếp sức để vượt qua COVID-19" tại Úc”. Joongboo Ilbo. 21 tháng 6 năm 2020.
  32. “Thư chúc mừng từ nước ngoài gửi tới Hội nghị thượng đỉnh ASEZ toàn cầu 2019”. WATV MEDIA CAST.
  33. “ASEZ WAO Tạo ra một thế giới bền vững”. WATV MEDIA CAST.
  34. “Thông điệp của người thế giới chuyển đến ASEZ”. WATV MEDIA CAST.
  35. “Với tấm lòng của Mẹ, Hãy cứu lấy Trái đất!”. WATV MEDIA CAST.
  36. “Tuyên dương của Giám đốc Quan hệ Cộng đồng Viện huyết Hội Chữ thập Đỏ Úc (27/04/2017)”. Giải thưởng WATV.
  37. “Tuyên dương của Giám đốc Quan hệ Cộng đồng Viện huyết Hội Chữ thập Đỏ Úc (21/04/2017)”. Giải thưởng WATV.
  38. “Bản cảm tạ của Giám đốc Viện huyết New Zealand”. Giải thưởng WATV.