Mẹ trên trời

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 02:33, ngày 22 tháng 12 năm 2023 của Qhdud7123 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Mẹ trên trời (Heavenly Mother) đồng nghĩa với Đức Chúa Trời Mẹ (God the Mother), cùng với Cha trên trời (Đức Chúa Trời Cha) (Heavenly Father, God the Father) là Đấng Cứu Chúa ban sự sống đời đời cho nhân loại. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng loài người không chỉ có xác thịt mà còn có linh hồn nữa, và linh hồn cũng có quê hương và cha mẹ. Vương quốc trên trời là quê hương của linh hồn mà những thánh đồ được cứu rỗi sẽ đi trong tương lai, cũng là nơi họ có thể sống cùng Cha trên trời và Mẹ trên trời. Vào thời đại Đức Thánh Linh là thời kỳ cuối cùng của công cuộc cứu chuộc, theo những lời tiên tri trong Kinh Thánh thì Mẹ trên trời, Đấng chưa được bày tỏ cho đến giờ sẽ xuất hiện.

Vương quốc trên trời, quê hương của linh hồn

Giống như có quê hương phần xác thì cũng có quê hương phần linh hồn.

Có quê hương mà phần xác được sinh ra, và cũng có quê hương mà linh hồn được sinh ra.[1] Quê hương của linh hồn là vương quốc trên trời. Xác thịt loài người được sinh ra trên trái đất này rồi sau đó biến mất ở trái đất này, còn linh hồn đến từ nơi Đức Chúa Trời sẽ trở về với Đức Chúa Trời.[2] Sự ra đời của linh hồn và xác thịt không phải là đồng thời. Linh hồn đã được tạo ra trên trời, trước khi xuống trái đất và mang lấy xác thịt. Nếu xem những ghi chép của Salômôn và Gióp, là ký giả của Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta có thể thấy rằng linh hồn của họ đã tồn tại trước khi trái đất được dựng nên.[3][4][5] Không chỉ riêng Salômôn và Gióp mà tất cả mọi người sinh ra trên trái đất này đều ở trên lập trường giống như vậy. Thế giới này giống như nơi trú ngụ tạm thời, khi linh hồn mặc xác thịt khoảng 100 năm rồi rời đi.[6] ĐavítGiacốp cũng miêu tả cuộc sống trên trái đất này giống như kẻ khách và bộ hành trên đất.[7][8]


Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ kháchbộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đương đi tìm nơi quê hương. Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.

- Hêbơrơ 11:13-16


“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy.” Hêbơrơ chương 11 đã giới thiệu một ví dụ về đức tin đề cập đến quê hương của linh hồn. Giống như động vật có bản năng trở về nhà (Back-homing Instinct), loài người cũng có tấm lòng mong nhớ quê hương (nỗi nhớ nhà, homesickness, hoài niệm). Khi đề cập đến việc làm của những người được Đức Chúa Trời công nhận là có đức tin, Kinh Thánh nói rằng các tổ phụ đức tin đã nghĩ đến và trông mong quê hương phần linh hồn, là vương quốc trên trời.

Mẹ trên trời và gia đình trên trời

Quê hương mang ý nghĩa tình cảm cũng như địa lý, và cảm xúc chủ yếu xuất phát từ gia đình(家族, Families).[9] Gia đình gồm có cha, mẹ và các con cái. Kinh Thánh cho chúng ta biết trên trời cũng có các thành viên trong gia đình tương tự như các thành viên trong gia đình dưới đất. Giống như Nơi thánh dưới đất là hình và bóng của nơi thánh trên trời,[10] chế độ gia đình dưới trái đất cũng là hình và bóng để chúng ta có thể hiểu về chế độ gia đình trên trời.

Cha trên trời

Kinh Thánh phán rằng chúng ta có cha về phần xác và Cha về phần hồn.

Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kinh sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?

- Hêbơrơ 12:9

Con cái của Ðức Chúa Trời

Đức Chúa Trời là Cha phần linh hồn, và các thánh đồ là các con cái của Ngài.[11]

Mẹ trên trời

Nếu có cha và con cái thì cũng phải có mẹ. Cha, mẹ và con cái có mối quan hệ mật thiết với nhau, nghĩa là dù chỉ một danh phận không tồn tại thì những danh phận khác không thể được xác lập. Tương tự như vậy, nếu chỉ có Cha trên trời thì không có lý do gì để sử dụng những danh xưng trong gia đình như cha, con trai hoặc con gái để gọi mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và các thánh đồ. Nếu có Cha trên trời thì nhất định cũng có Mẹ trên trời.

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ' chúng ta.

- Galati 4:26


“Trên cao” nghĩa là vương quốc trên trời. Kinh Thánh tiết lộ sự tồn tại của Mẹ trên trời được biểu tượng bởi Giêrusalem. Giống như có mẹ phần xác thì cũng có Mẹ phần linh hồn. Gia đình trên trời được hình thành trọn vẹn khi có Cha, có các con cái và có Mẹ. Vương quốc trên trời là quê hương của linh hồn chúng ta, nơi có Cha trên trời, Mẹ trên trời và các anh chị em phần linh hồn chung sống với nhau.

Êlôhim và Mẹ trên trời

Logos Strong Cord[12] Từ điển tiếng Hêbơrơ 430.  Êlôhim

Kinh Thánh chứa đựng lịch sử sáng tạo trời đất, miêu tả cảnh Đức Chúa Trời dựng nên loài người. Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình của Ngài. Vì loài người được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời nên có thể hiểu được về hình của Đức Chúa Trời (Tiếng Anh: Image of God, tiếng Hêbơrơ: צֶלֶם אֱלֹהִים, tiếng Latinh: Imago Dei) thông qua loài người, là kết quả của sự sáng tạo.

Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.

- Sáng Thế Ký 1:27


Khi sáng tạo loài người giống hình của Đức Chúa Trời thì kết quả là người nam và người nữ được tạo ra. Điều này là cơ sở cho sự tồn tại của Đức Chúa Trời mang hình nam và Đức Chúa Trời mang hình nữ. Đức Chúa Trời mang hình nam là Cha trên trời, và Đức Chúa Trời mang hình nữ là Mẹ trên trời. Vì có Đức Chúa Trời là Cha trên trời và Mẹ trên trời nên loài người cũng được sáng tạo theo hai hình là nam và nữ. Trong câu Kinh Thánh ngay trước đó, cơ sở cho sự tồn tại của hai Đấng Đức Chúa Trời đã được làm chứng rõ ràng.

Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất.

- Sáng Thế Ký 1:27


Trong Kinh Thánh tiếng Hêbơrơ, Đức Chúa Trời mà đã dựng nên loài người được ghi chép là “Êlôhim”. Trong tiếng Hêbơrơ, từ Êl (אֵל), Êlôah (אֱלוֹהַּ) và Êlôhim (אֱלהִים) đều có nghĩa là Đức Chúa Trời, nhưng trong đó Êlôhim là danh từ số nhiều với nghĩa là “các Đức Chúa Trời”. Trong cùng một cảnh, Đức Chúa Trời tự xưng Ngài là “Chúng Ta”. Ở đây, đại từ ngôi thứ nhất số nhiều “Chúng Ta” được đặt trong cùng mạch văn với danh từ số nhiều “Êlôhim” để bày tỏ về Cha trên trời và Mẹ trên trời.

Mẹ trên trời có sự sống đời đời

Mẹ là sự tồn tại sinh ra sự sống.

“Mẹ” là từ để chỉ về người phụ nữ đã sinh ra con cái. Trong từ mẹ chứa đựng ý nghĩa của sự sống. Để một sinh mệnh ra đời, vai trò của người cha dĩ nhiên cần thiết, nhưng vai trò của người mẹ mới là quyết định. Trong bụng mẹ, mắt, mũi, miệng, tai và tứ chi được hình thành. Không chỉ loài người mà ngay cả thực vật và các loài động vật khác sống trên trời, dưới biển hay trên cánh đồng cũng đều được trao sự sống từ mẹ. Trong việc sự sống được sinh ra bởi mẹ chứa đựng ý muốn sâu nhiệm của Đức Chúa Trời.

Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.

- Khải Huyền 4:11

bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được,

- Rôma 1:20


Muôn vật được dựng nên theo ý muốn của Đức Chúa Trời, đều chứa đựng năng lực không trông thấy và thần tánh của Ngài. Hơn nữa, vì được chép rằng những sự ở dưới đất là hình và bóng của những sự ở trên trời,[10] nên thông qua sự quan phòng ở trái đất, là nơi sự sống được sinh ra bởi mẹ, chúng ta có thể biết rằng Mẹ trên trời chính là Đấng ban sự sống đời đời trong thế giới phần linh hồn là thực thể. Sở dĩ Đức Chúa Trời đã cho phép duy chỉ người nữ mang thai rồi sinh ra con cái,[13]Ađam đã đặt tên cho vợ mình là Êva nghĩa là sự sống,[14] bởi vì sự sống đời đời được ban cho từ Mẹ trên trời, Đấng được biểu tượng bởi Êva.

Sự xuất hiện của Mẹ trên trời

Cha trên trời và Mẹ trên trời đã luôn ở cùng nhau và làm công việc từ thuở sáng thế. Tuy nhiên, sự tồn tại của Mẹ trên trời đã không được tiết lộ ngay từ đầu. Vì điều này, nhân loại từ lâu đã chỉ hướng đức tin của mình vào Cha trên trời. Đã được tiên tri rằng thời điểm mà Mẹ trên trời sẽ được thế gian biết đến là thời điểm cuối cùng của công cuộc cứu chuộc.

  • 6 ngày sáng tạo
Lịch sử sáng tạo 6 ngày là lời tiên tri về công cuộc cứu chuộc trải dài 6000 năm.[15][16][17] Việc tạo ra Êva vào ngày cuối cùng trong quá trình sáng tạo 6 ngày cho thấy Mẹ trên trời, được ví với Êva, sẽ xuất hiện vào cuối thời kỳ của công cuộc cứu chuộc 6000 năm. Lẽ thật này được giải thích trong “lời tiên tri về công việc sáng tạo 6 ngày” của sách “Sự Mầu Nhiệm của Ðức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống” rằng Thánh Linh và Vợ Mới sẽ xuất hiện vào ngày thứ sáu, tức là nơi ngày sau rốt và dẫn dắt những người sẽ được cứu rỗi.
  • Ví dụ về tiệc cưới
신랑은 예수님을, 하객은 성도들을 뜻하는 혼인 잔치의 비유에서, 신부는 언급되지 않았다. 예수님 당시는 아직 신부가 등장할 때가 아니기 때문이다. 신부는 요한계시록에 "어린양의 혼인 기약이 이르렀고 그 아내가 예비하였다"고 언급되었다. 요한계시록의 어린양은 재림 그리스도 즉 하늘 아버지를 뜻하고, 어린양의 아내는 하늘 어머니를 가리킨다 이는 재림 예수님이 오시는 마지막 성령시대에 하늘 어머니가 등장할 예언이다.
Trong ví dụ về tiệc cưới, chàng rể chỉ ra Đức Chúa Jêsus, và các khách mời chỉ về các thánh đồ, còn cô dâu thì không được đề cập đến.[18] Sở dĩ như vậy là vì thời Đức Chúa Jêsus chưa phải là lúc cô dâu xuất hiện. Cô dâu được đề cập đến trong sách Khải Huyền là “lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn”.[19] Trong sách Khải Huyền, Chiên Con chỉ ra Đấng Christ Tái Lâm tức là Cha trên trời, và Vợ Chiên Con chỉ ra Mẹ trên trời.[20][21] Đây là lời tiên tri về sự xuất hiện của Mẹ trên trời vào thời đại Đức Thánh Linh, khi Đức Chúa Jêsus tái lâm.
  • Lời của Đức Chúa Jêsus
Trong khi dạy dỗ đoàn dân, Đức Chúa Jêsus đã cho họ biết về thời điểm sự sống đời đời được ban cho. Ngài đã nhấn mạnh điều này bởi phán lời lặp đi lặp lại đến 4 lần rằng “Ta sẽ làm cho sống lại nơi ngày sau rốt”.[22][23][24][25] Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, Đấng có thể ban sự cứu rỗi ngay lập tức bởi lời rằng “Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Barađi”.[26] Nhưng Ngài đã trì hoãn công việc ban sự sống đời đời đến thời điểm cuối cùng. Ngài làm như vậy để cho chúng ta biết rằng Mẹ trên trời, Đấng nguồn của sự sống sẽ xuất hiện vào thời điểm cuối cùng.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Video liên quan

  • Bạn đã bao giờ nghe về Đức Chúa Trời Mẹ chưa?

Chú thích

  1. 550 (2013), 본향(本響), CLP 성경사전 기독교문사, 고향의 다른 표현(민 22:5; 왕상 22:36; 잠 27:8; 렘 42:12). 히브리서에서는 인류의 진정한 고향, 더 좋은 하나님의 도성이란 의미로 사용되고 있다. 헬라어 '파트리스'는 πατήρ(파테르: 아버지)에서 온 말이다.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  2. “전도서 12:7”. 흙은 여전히 땅으로 돌아가고 신은 그 주신 하나님께로 돌아가기 전에 기억하라
  3. “잠언 8:22-30”. 여호와께서 그 조화의 시작 곧 태초에 일하시기 전에 나[솔로몬]를 가지셨으며 만세 전부터, 상고부터, 땅이 생기기 전부터 내가 세움을 입었나니 아직 바다가 생기지 아니하였고 큰 샘들이 있기 전에 내가 이미 났으며 산이 세우심을 입기 전에, 언덕이 생기기 전에 내가 이미 났으니 하나님이 아직 땅도, 들도, 세상 진토의 근원도 짓지 아니하셨을 때에라
  4. “욥기 38:1-7”. 내[하나님]가 땅의 기초를 놓을 때에 네[욥]가 어디 있었느냐 네가 깨달아 알았거든 말할지니라
  5. “욥기 38:21”. 네[욥]가 아마 알리라 네가 그 때에 났었나니 너의 년수가 많음이니라
  6. “시편 90:10”. 우리의 년수가 칠십이요 강건하면 팔십이라도 그 년수의 자랑은 수고와 슬픔뿐이요 신속히 가니 우리가 날아가나이다
  7. “창세기 47:8-9”. 바로가 야곱에게 묻되 네 연세가 얼마뇨 야곱이 바로에게 고하되 내 나그네 길의 세월이 일백삼십 년이니이다
  8. “시편 119:54”. 나의 나그네 된 집에서 주의 율례가 나의 노래가 되었나이다
  9. 이은숙, 〈한국인의 고향관 : 그 지리학적 요인과 정서(ethos)의 관계〉, 《대한지리학회지》 제35호, 대한지리학회, 2000, 401-426쪽
  10. 10,0 10,1 “히브리서 8:5”. 저희가 섬기는 것은 하늘에 있는 것의 모형과 그림자라
  11. “고린도후서 6:17-18”. 내가 너희를 영접하여 너희에게 아버지가 되고 너희는 내게 자녀가 되리라 전능하신 주의 말씀이니라
  12. 원어 성경을 쉽게 연구할 수 있도록 단어에 붙여놓은 숫자
  13. “창세기 3:16”. 또 여자에게 이르시되 내가 네게 잉태하는 고통을 크게 더하리니 네가 수고하고 자식을 낳을 것이며
  14. “창세기 3:20”. 아담이 그 아내를 하와(난하주-생명)라 이름하였으니 그는 모든 산 자의 어미가 됨이더라
  15. “창세기 2:1-3”. 하나님의 지으시던 일이 일곱째 날이 이를 때에 마치니 그 지으시던 일이 다하므로 일곱째 날에 안식하시니라
  16. “베드로후서 3:8”. 사랑하는 자들아 주께는 하루가 천 년 같고 천 년이 하루 같은 이 한 가지를 잊지 말라
  17. “요한계시록 20:4”. 예수의 증거와 하나님의 말씀을 인하여 목 베임을 받은 자의 영혼들과 또 짐승과 그의 우상에게 경배하지도 아니하고 이마와 손에 그의 표를 받지도 아니한 자들이 살아서 그리스도로 더불어 천 년 동안 왕노릇 하니
  18. “마태복음 22:1-14”. 천국은 마치 자기 아들을 위하여 혼인 잔치를 베푼 어떤 임금과 같으니 ... 혼인자리에 손이 가득한지라
  19. “요한계시록 19:7”. 우리가 즐거워하고 크게 기뻐하여 그에게 영광을 돌리세 어린양의 혼인 기약이 이르렀고 그 아내가 예비하였으니
  20. “요한계시록 21:9-10”. 내가 신부 곧 어린 양의 아내를 네게 보이리라 하고 성령으로 나를 데리고 크고 높은 산으로 올라가 하나님께로부터 하늘에서 내려오는 거룩한 성 예루살렘을 보이니
  21. “갈라디아서 4:26”. 오직 위에 있는 예루살렘은 자유자니 곧 우리 어머니라
  22. “요한복음 6:39”. 나를 보내신 이의 뜻은 내게 주신 자 중에 내가 하나도 잃어버리지 아니하고 마지막 날에 다시 살리는 이것이니라
  23. “요한복음 6:40”. 마지막 날에 내가 이를 다시 살리리라
  24. “요한복음 6:44”. 내가 마지막 날에 다시 살리리라
  25. “요한복음 6:54”. 마지막 날에 내가 그를 다시 살리리니
  26. “누가복음 23:43”. 예수께서 이르시되 내가 진실로 네게 이르노니 오늘 네가 나와 함께 낙원에 있으리라 하시니라