Thánh Linh và Vợ Mới

Phiên bản vào lúc 01:27, ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Pyc1948 (thảo luận | đóng góp) (→‎Video liên quan)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Thánh Linh và Vợ Mới (the Spirit and the Bride) được đề cập đến trong chương cuối cùng của sách Khải Huyền với tư cách là Đấng ban nước sự sống. Thánh Linh được hiểu là Đức Chúa Trời, thế nhưng có nhiều hội thánh đang giải thích rằng Vợ Mới là Hội Thánh hoặc thánh đồ. Tuy nhiên, Đấng có thể ban nước sự sống cho nhân loại duy chỉ là Đức Chúa Trời mà thôi. Vợ Mới ban nước sự sống cùng với Đức Thánh Linh chính là Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng xuất hiện cùng với Đức Chúa Trời Cha vào thời đại cuối cùng để ban sự cứu rỗi cho nhân loại.

Lời tiên tri về Thánh Linh và Vợ Mới: Khải Huyền 22:17(KJV)Joseph Martin Kronheim, 1880

Đức Chúa Trời ban nước sự sống

 
Đức Chúa Jêsus đã phán với người đàn bà Samari mà Ngài gặp ở giếng nước rằng Ngài sẽ ban nước sống, là nước uống không bao giờ khát nữa.Paolo Veronese, 1585

Thánh Linh và Vợ Mới xuất hiện trong chương 22 sách Khải Huyền, chương cuối cùng của Kinh Thánh.

Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

- Khải Huyền 22:17

Nước sự sống cần thiết cho sự sống phần linh hồn nghĩa là lời của Đức Chúa Trời. Duy chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban nước sự sống này.

Đức Chúa Trời đã chia công cuộc cứu chuộc thành thời đại tiến hành nhân danh Đức Cha, Đức ConĐức Thánh Linh.[1] Trong thời đại Đức Cha, Giêhôva Đức Chúa Trời ban nước sự sống, và trong thời đại Đức Con, Đức Chúa Jêsus ban nước sự sống. Trong Kinh Thánh không có lời nào ghi chép rằng các đấng tiên tri hay các thánh đồ có thể ban nước sự sống. Vào bất cứ thời đại nào, duy chỉ Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Chúa, mới có quyền năng ban nước sự sống. Vì thế, trong Khải Huyền chương 21 chép rằng Đức Chúa Trời ban nước sự sống cách nhưng không cho kẻ nào khát. Còn trong chương 22 tiếp nối thì chép rằng Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống cách nhưng không.[2] Đó là bởi Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống chính là Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Chúa sẽ xuất hiện vào thời đại Đức Thánh Linh.[3]

Thời đại Ðức Cha Thời đại Ðức Con Thời đại Ðức Thánh Linh
Giêrêmi 17:13
Họ đã bỏ suối nước sống tức là Đức Giêhôva.
Giăng 4:14
Nước ta (Đức Chúa Jêsus) cho...
sẽ thành một mạch nước văng ra cho đến sự sống đời đời.
Khải Huyền 22:17
Thánh LinhVợ Mới cùng nói... Hãy nhận lấy nước sự sống.
Đức Giêhôva Ðức Chúa Jêsus Thánh Linh và Vợ Mới

Thánh Linh và Vợ Mới là Chiên Con và Vợ Ngài

Đức Thánh Linh, Đấng Christ Tái Lâm

Theo lẽ thật Ba Vị Thánh Nhất Thể trong Kinh Thánh, Đức Thánh Linh cùng với Đức Cha và Đức Con là một Đức Chúa Trời Cha. Trong Kinh Thánh Tân Ước, Đức Thánh Linh cũng được sử dụng như là biểu hiện một cách chuyên biệt để chỉ về Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Thánh Linh.

Trong Khải Huyền chương 19, có lời tiên tri rằng Chiên Con và Vợ Ngài sẽ tổ chức tiệc cưới Nước Thiên Đàng vào thời đại cuối cùng.

Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn... Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!

- Khải Huyền 19:7–9

Trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng, Chiên Con và Vợ Chiên Con xuất hiện với tư cách là chàng rể và cô dâu (Vợ Mới). Trong lời này, Chiên Con là Đức Chúa Jêsus,[4] nhưng cô dâu (Vợ Mới) đã chưa xuất hiện vào đương thời Đức Chúa Jêsus 2000 năm trước. Trong Khải Huyền chương 19, Chiên Con xuất hiện cùng với Vợ Ngài chính là Đức Chúa Jêsus đến lần thứ hai.

Trong Khải Huyền chương 22 câu 17, được chép rằng “Thánh Linh” là Đấng sẽ xuất hiện cùng với Vợ Mới vào ngày sau và mời các thánh đồ bằng cách kêu gọi “Hãy đến”.

Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

- Khải Huyền 22:17

Đức Thánh Linh trong lời tiên tri này chính là Đấng Christ Tái Lâm vào thời đại cuối cùng và là Đức Chúa Trời Cha, Đấng ban nước sự sống.

Vợ Mới, Mẹ Giêrusalem

Đấng xuất hiện với tư cách “Vợ Mới” của Đức Thánh Linh trong Khải Huyền 22:17 và “Vợ của Chiên Con” trong Khải Huyền chương 19 chính là Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng xuất hiện vào thời đại cuối cùng với tư cách là vợ của Thánh Linh - Đức Chúa Trời Cha.

Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống.

- Khải Huyền 21:9–10

Thiên sứ nói với sứ đồ Giăng rằng sẽ chỉ cho thấy Vợ Mới, tức là Vợ của Chiên Con, rồi đã chỉ cho ông xem thấy thành Giêrusalem trên trời. Nói cách khác, Vợ Mới là Đấng được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời. Sứ đồ Phaolô đã nói rằng “Giêrusalem trên trời” là “Mẹ chúng ta”.

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

- Galati 4:26

“Chúng ta” là chỉ về những thánh đồ sẽ nhận được sự cứu rỗi. Các thánh đồ có thể nhận lấy sự cứu rỗi, tức là nước sự sống bởi đức tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Lời tiên tri về Thánh Linh và Vợ Mới từ buổi sáng thế

 
Người nam và người nữ được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa TrờiGustave Doré, 1866

Sự tồn tại của Thánh Linh và Vợ Mới, tức là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ có thể được tìm thấy trong công việc sáng thế của Đức Chúa Trời.

Người nam và người nữ được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời đã sáng tạo trời đất muôn vật trong vòng 6 ngày và vào ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Vào ngày thứ 6, vật thọ tạo mà Đức Chúa Trời đã làm ra lúc cuối cùng chính là người nam cùng người nữ.

Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người giống như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam và người nữ.

- Sáng Thế Ký 1:26–27

Người nam và người nữ đã được dựng nên theo tượng và theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, là Đấng đã phán là “Chúng Ta”. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời tồn tại với hình nam và hình nữ. Đức Chúa Trời sáng tạo nên muôn vật là hai Đấng, tức là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Những người tin vào Đức Chúa Trời đã chỉ nghĩ đến Đức Chúa Trời mang hình nam và gọi Đức Chúa Trời là “Cha” thôi. Đức Chúa Jêsus cũng dạy dỗ rằng Đức Chúa Trời là Cha phần linh hồn của chúng ta.[5] Tuy nhiên, không chỉ có sự tồn tại của Đức Chúa Trời mang hình nam thôi, mà còn có sự tồn tại của Đức Chúa Trời mang hình nữ nữa. Chính là Đức Chúa Trời Mẹ.[6]

Hai người đầu tiên, Ađam và Êva

AđamÊva là người nam và người nữ được sáng tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Ađam, người được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời mang hình nam, là nhân vật biểu tượng cho Đấng Christ, tức là Đức Chúa Trời Cha.

... Ađam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến (Đấng Christ).

- Rôma 5:14

Êva (Vợ của Ađam) là người được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời mang hình nữ, biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ, là Vợ của Chiên Con, tức là Vợ của Thánh Linh.

Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.

- Sáng Thế Ký 3:20

Ađam đặt tên cho vợ mình là Êva (חַוָּה) mang ý nghĩa là “sự sống”, và gọi là “mẹ của cả loài người". Đức Chúa Trời Mẹ được biểu tượng bởi Êva, có ý nghĩa tiên tri là Mẹ phần linh hồn ban sự sống cho cả nhân loại.

Hơn nữa, việc Đức Chúa Trời sáng tạo nên Ađam và Êva ngay trước khi bước vào sự nghỉ ngơi của ngày thứ bảy sau 6 ngày sáng tạo[7] có nghĩa là Đấng Christ Tái Lâm, Đấng được biểu tượng bởi Ađam, cùng với Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng được biểu tượng bởi Êva sẽ hiện đến với nhân loại khi gần đến kỳ của ngàn năm Sabát vĩnh cửu. Tức là, Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống trong Khải Huyền chương 22 câu 17 là Ađam và Êva tiên tri sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng.[8]

Thánh Linh và Vợ Mới đến là người

Giống như Đức Chúa Jêsus 2000 năm trước đã mặc xác thịt mà đến, Thánh Linh và Vợ Mới cũng xuất hiện trong hình dáng loài người để ban nước sự sống, tức sự cứu rỗi.

Vợ Mới là một cái thành thực tế chăng?

Có một số người chủ trương rằng Vợ Mới không phải là Đức Chúa Trời Mẹ, mà là một cái thành thực tế từ trên trời xuống.[9] Nếu giải nghĩa theo như chủ trương đó thì Đức Thánh Linh được biểu hiện là “Chiên Con” trong ví dụ về tiệc cưới Nước Thiên Đàng ở Khải Huyền chương 19 và chương 21 cũng chỉ ra con chiên thực tế vậy. Giống như chàng rể trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng mặc dù được biểu hiện là Chiên Con, nhưng không phải là con vật thực tế, thì Vợ Mới được biểu hiện là thành Giêrusalem trên trời, nhưng cũng không phải là một cái thành thực tế vậy.

Đức Chúa Jêsus ban nước sự sống

2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã ví dụ việc các thánh đồ được nhận sự cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng với việc tham dự tiệc cưới. Chàng rể trong tiệc cưới mời khách đến dự tiệc cưới.[10] Chàng rể trong ví dụ này là Đức Chúa Jêsus. Thật vậy, Đức Chúa Jêsus đã kêu gọi “Hãy đến với Ta” và mời các thánh đồ tham dự tiệc cưới Nước Thiên Đàng để ban nước sự sống cho kẻ nào khát.[11] Đức Chúa Jêsus, Đấng kêu gọi các thánh đồ “Hãy đến”, đã xuất hiện trong hình ảnh con người. Nội dung trọng tâm của ví dụ về tiệc cưới Nước Thiên Đàng trong Kinh Thánh là sự Đấng Cứu Chúa đến thế gian này trong xác thịt và mời các thánh đồ đến tiệc cưới để ban cho họ nước sự sống.

Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống

Sách Khải Huyền hàm chứa sự mặc thị về những việc sẽ xảy đến vào thời đại cuối cùng, đã lặp lại về tình huống tương tự với 2000 năm trước. Đó là sự mặc thị về Thánh Linh và Vợ Mới mời các thánh đồ đến tiệc cưới và ban nước sự sống.[12][13] Thánh Linh và Vợ Mới, Đấng Cứu Chúa đến trong xác thịt vào thời đại cuối cùng chính là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ. Tức là, giống như Đức Chúa Jêsus đến thế gian trong hình ảnh loài người và ban nước sự sống, Thánh Linh và Vợ Mới cũng xuất hiện trong hình ảnh con người vào thời đại cuối cùng này để ban nước sự sống.

Video liên quan

  • Giảng đạo: Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta đến ngọn suối nước sự sống

Xem thêm

Chú thích

  1. “Mathiơ 28:19”. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ.
  2. “Khải Huyền 21:5–7”. Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật... Ta là Anpha và Ômêga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không... Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta.
  3. “Bí quyết tăng trưởng của "Hội Thánh của Đức Chúa Trời". Số 2450. Weekly Chosun. Trong chương cuối cùng của Kinh Thánh, Thánh Linh và Vợ Mới cùng xuất hiện, và phán với nhân loại rằng “Hãy đến... nhận lấy nước sự sống”. Vì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban nước sự sống, nên Đức Thánh Linh ở đây chỉ ra Đức Chúa Trời Cha, và Vợ Mới ban nước sự sống cùng với Ngài chính là Đức Chúa Trời Mẹ.
  4. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
  5. “Mathiơ 6:9”. Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.
  6. “Galati 4:26”. Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao (trên trời) là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.
  7. “Sáng Thế Ký 1:27–31”. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ... Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.
  8. An Xang Hồng, Chương 24 Cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn, "Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống", Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2011, trang 160
  9. “Khải Huyền 21:9–10”. Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống.
  10. “Mathiơ 22:1–10”. Đức Chúa Jêsus lại phán ví dụ cùng chúng nữa, rằng: Nước thiên đàng giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con (Đức Chúa Jêsus là chàng rể) mình. Vua sai đầy tớ đi nhắc những người đã được mời đến dự tiệc; nhưng họ không chịu đến... Vậy, các ngươi hãy đi khắp các ngã tư, hễ gặp người nào thì mời cả đến dự tiệc. Đầy tớ đi khắp các đường cái, nhóm lại hết thảy những người họ gặp, bất luận dữ lành, đến nỗi trong phòng đầy những người dự tiệc.
  11. “Giăng 7:37–38”. Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy.
  12. “Khải Huyền 19:7–9”. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn... Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!
  13. “Khải Huyền 22:17”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.