Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mana”
Dòng 28: | Dòng 28: | ||
=== Mana đương giấu kín và Đấng Christ Tái Lâm === | === Mana đương giấu kín và Đấng Christ Tái Lâm === | ||
<small>{{xem thêm|Lễ Vượt Qua|Tranh luận về Lễ Paschal (Tranh luận về Lễ Vượt Qua)|Công đồng Nicaea|Danh của Đức Chúa Trời|Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Đấng Christ Tái Lâm)}}</small> | <small>{{xem thêm|Lễ Vượt Qua|Tranh luận về Lễ Paschal (Tranh luận về Lễ Vượt Qua)|Công đồng Nicaea|Danh của Đức Chúa Trời|Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Đấng Christ Tái Lâm)}}</small> | ||
Lễ Vượt Qua giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên đã bị xóa bỏ tại [[Công đồng Nicaea (Hội nghị tôn giáo Nicaea)|Công đồng Nicaea]] vào năm 325 khi [[Hội Thánh|hội thánh]] trở nên thế tục hóa. Vì Lễ Vượt Qua mang lời hứa ban [[sự tha tội]] và sự sống đời đời là lẽ thật liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi, nên không ai có thể đi vào [[Nước Thiên Đàng]] vĩnh cửu nếu không có Lễ Vượt Qua. Theo đó, ký giả sách [[Hêbơrơ]] đã tiên tri rằng [[Đấng Christ]] sẽ xuất hiện trên trái đất này lần thứ hai để cứu rỗi nhân loại.<ref>{{Chú thích web |url=https:// | Lễ Vượt Qua giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên đã bị xóa bỏ tại [[Công đồng Nicaea (Hội nghị tôn giáo Nicaea)|Công đồng Nicaea]] vào năm 325 khi [[Hội Thánh|hội thánh]] trở nên thế tục hóa. Vì Lễ Vượt Qua mang lời hứa ban [[sự tha tội]] và sự sống đời đời là lẽ thật liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi, nên không ai có thể đi vào [[Nước Thiên Đàng]] vĩnh cửu nếu không có Lễ Vượt Qua. Theo đó, ký giả sách [[Hêbơrơ]] đã tiên tri rằng [[Đấng Christ]] sẽ xuất hiện trên trái đất này lần thứ hai để cứu rỗi nhân loại.<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/H%C3%AA-b%C6%A1-r%C6%A1/9 |title=Hêbơrơ 9:28 |publisher= |quote= Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.|url-status=live}}</ref> Trong [[Khải Huyền]] là sách ghi chép những việc sẽ xảy ra trong tương lai, có đề cập đến '''mana đương giấu kín''', là dấu hiệu để nhận biết [[Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Đấng Christ Tái Lâm)|Đức Chúa Jêsus Tái Lâm]].{{인용문5 |내용= Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho '''mana đương giấu kín'''; và ta sẽ cho nó '''hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới''', ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến. |출처= [https://vi.wikisource.org/wiki/Kh%E1%BA%A3i_huy%E1%BB%81n/2 Khải Huyền 2:17]}} | ||
Vì lẽ thật hầu cho ăn mana phần linh hồn là Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ vào khoảng thế kỷ thứ 4 và bị giấu kín trong suốt 1600 năm nên mới được chép là “mana đương giấu kín”. Hòn sỏi trắng được ban cho các thánh đồ cùng mana đương giấu kín là biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus,<ref>{{Chú thích web |url=https:// | Vì lẽ thật hầu cho ăn mana phần linh hồn là Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ vào khoảng thế kỷ thứ 4 và bị giấu kín trong suốt 1600 năm nên mới được chép là “mana đương giấu kín”. Hòn sỏi trắng được ban cho các thánh đồ cùng mana đương giấu kín là biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus,<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/I_Phi-e-r%C6%A1/2 |title=I Phierơ 2:4-5 |publisher= |quote=Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời, và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời.|url-status=live}}</ref> và [[Danh mới trên hòn sỏi trắng (Danh mới của Đức Chúa Jêsus)|tên mới viết trên hòn sỏi trắng]] có nghĩa là danh của Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.<ref>{{Chú thích web |url=https://vi.wikisource.org/wiki/Kh%E1%BA%A3i_huy%E1%BB%81n/3 |title=Khải Huyền 3:12 |publisher= |quote=Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giêrusalem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người. |url-status=live}}</ref> Cách duy nhất để nhận lãnh sự cứu rỗi vào thời đại ngày nay chính là gặp gỡ Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, Đấng đã khôi phục Lễ Vượt Qua. | ||
== Xem thêm == | == Xem thêm == |
Phiên bản lúc 00:44, ngày 20 tháng 12 năm 2023
Mana (Manna, tiếng Hêbơrơ: מָן)[1] là lương thực thần bí mà Đức Chúa Trời ban cho những người dân Ysơraên trong suốt 40 năm sinh hoạt đồng vắng. Cùng với chim cút, đây là lương thực chính của dân Ysơraên trong đồng vắng.[2] Mana có nghĩa là “Cái chi vậy?”.[3] Khi Đức Chúa Trời lần đầu tiên ban mana cho người dân, họ đã nhìn và hỏi “Cái chi vậy?” (Tiếng Hêbơrơ: מָ֣ן ה֔וּא)[4][5]Vậy nên từ mana bắt nguồn từ cách phát âm của từ này.[6] Được chép rằng mana giống như hột ngò, sắc trắng, mùi như bánh ngọt pha mật ong.[7] Hôm sau khi dân Ysơraên kết thúc sinh hoạt 40 năm trong đồng vắng, đi vào xứ Canaan và ăn sản vật của xứ thì mana không rơi xuống nữa.[8]
Khởi nguyên
Vào ngày 15 tháng 2 thánh lịch, tức là một tháng sau khi người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô, họ đã đến đồng vắng Sin, nằm giữa Êlim và Sinai. Người dân vốn nghĩ rằng họ sẽ đến đích trong một tháng, đã trở nên lo lắng khi lương thực mang theo chuẩn bị cạn kiệt. Trong đồng vắng không có đất để canh tác, cũng không có nước để uống. Họ lằm bằm lên Môise và Arôn vì đã dẫn họ đi vào đồng vắng hoang vu. Nghe thấy tiếng lằm bằm của dân sự, Đức Chúa Trời đã làm mưa lương thực từ trời xuống và cho họ thâu đủ lương thực cần dùng mỗi ngày.[9] Lương thực đó chính là mana. Sau khi lớp sương sớm tan đi, trên mặt đồng vắng thấy có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất. Dân Ysơraên thấy bèn hỏi nhau “Cái chi vậy?” vì chẳng biết vật đó là gì. Môise nói đó là lương thực mà Đức Chúa Trời ban cho họ.[10] Khởi nguyên của tên gọi mana (מָן) là từ câu hỏi của người dân, vì họ không biết tên của lương thực này.
Lúc bấy giờ, số dân Ysơraên đi vào đồng vắng là khoảng 600.000 nam đinh trên 20 tuổi. Nếu tính cả người thân của họ thì ước tính phải vượt quá 2 triệu người.[11] Trong suốt 40 năm sinh hoạt nơi đồng vắng, hàng ngày đều có mana từ trời rơi xuống cho họ. Sau 40 năm sinh hoạt đồng vắng, dân Ysơraên đã đi ngang qua sông Giôđanh, đóng trại tại Ghinhganh trong đồng bằng Giêricô và giữ Lễ Vượt Qua vào buổi chiều tối ngày mười bốn cùng tháng. Mana rơi xuống trong suốt sinh hoạt đồng vắng đã hết kể từ hôm sau ngày họ giữ Lễ Vượt Qua, là ngày họ ăn thổ sản của xứ Canaan.[12][13]
Đặc tính của mana
- Vị: Như bánh pha mật ong và dầu[14][15]
- Hình dạng: Nhỏ, tròn như hạt sương,[16] như hột châu, hột ngò[15]
- Tính chất: Tan ra khi mặt trời lên cao và nắng nóng[17]
- Đặc tính: Rơi xuống trong sáu ngày, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu trong tuần, nhưng không có vào ngày thứ bảy Sabát.[18]
- Thời gian rơi xuống: Dân Ysơraên đã ăn mana trong sinh hoạt đồng vắng 40 năm cho đến khi đi đến khu vực tiếp giáp xứ Canaan.[19]
Mana và ngày Sabát
Môise đã định lượng mana mà dân Ysơraên sẽ thâu vào. Trong sáu ngày, tùy theo số lượng trong gia đình mà mỗi người được thâu một ôme, nhưng được cảnh báo rằng không được để đến sáng hôm sau. Một ôme là khoảng 2,2 lít. Tuy nhiên, một số người không nghe lời Môise đã để lại đến sáng hôm sau. Khi đó, số mana còn lại có sâu hóa ở trong và sanh mùi hôi hám.[20]
Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời cho họ thâu gấp đôi lượng hàng ngày. Trong trường hợp này, tuy sang đến hôm sau là ngày thứ bảy, nhưng mana được để lại cho đến sáng vẫn không có mùi và không có sâu. [21]Đó là vì ngày thứ bảy là ngày Sabát, ngày thánh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn người dân nhận lương thực đủ dùng trong hai ngày vào ngày thứ sáu để giữ ngày Sabát một cách chí thánh khi không ra ngoài vào ngày thứ bảy. Qua đó, Đức Chúa Trời đã thức tỉnh người dân thông qua mana trong 40 năm rằng họ phải giữ ngày Sabát một cách chí thánh.
Mana trong Kinh Thánh Tân Ước
Thực thể của mana
2000 năm trước, khi xin Đức Chúa Jêsus một dấu hiệu để chứng minh rằng Ngài là Đấng Christ, người Giuđa đã đề cập đến mana mà tổ phụ của họ đã ăn trong đồng vắng. Giống như mana từ trời rơi xuống vào thời Môise, họ hy vọng Đức Chúa Jêsus cũng sẽ làm phép lạ tương tự. Khi đó, Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ rằng Ngài chính là thực thể của mana.
Tổ phụ các ngươi đã ăn mana trong đồng vắng, rồi cũng chết. Đây là bánh từ trời xuống, hầu cho ai ăn chẳng hề chết. Ta (Jêsus) là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta... Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống.
Đức Chúa Jêsus chỉ ra rằng Ngài là “bánh hằng sống từ trên trời xuống”, đồng thời nhấn mạnh rằng ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời. Mana ban cho dân Ysơraên trong quá khứ là lương thực để duy trì sự sống tạm thời; song Đức Chúa Jêsus phán rằng nếu ăn thịt và uống huyết của Ngài, là thực thể của mana, thì sẽ được sống đời đời. Nói cách khác, đó là mạng lệnh phải giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới. Đức Chúa Jêsus đã hứa rằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua là thịt và huyết của Ngài,[22] và những người giữ Lễ Vượt Qua sẽ được sự sống đời đời nhờ ăn Ngài, là thực thể của mana.
Mana đương giấu kín và Đấng Christ Tái Lâm
Lễ Vượt Qua giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 khi hội thánh trở nên thế tục hóa. Vì Lễ Vượt Qua mang lời hứa ban sự tha tội và sự sống đời đời là lẽ thật liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi, nên không ai có thể đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu nếu không có Lễ Vượt Qua. Theo đó, ký giả sách Hêbơrơ đã tiên tri rằng Đấng Christ sẽ xuất hiện trên trái đất này lần thứ hai để cứu rỗi nhân loại.[23] Trong Khải Huyền là sách ghi chép những việc sẽ xảy ra trong tương lai, có đề cập đến mana đương giấu kín, là dấu hiệu để nhận biết Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.
Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho mana đương giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến.
Vì lẽ thật hầu cho ăn mana phần linh hồn là Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ vào khoảng thế kỷ thứ 4 và bị giấu kín trong suốt 1600 năm nên mới được chép là “mana đương giấu kín”. Hòn sỏi trắng được ban cho các thánh đồ cùng mana đương giấu kín là biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus,[24] và tên mới viết trên hòn sỏi trắng có nghĩa là danh của Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.[25] Cách duy nhất để nhận lãnh sự cứu rỗi vào thời đại ngày nay chính là gặp gỡ Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, Đấng đã khôi phục Lễ Vượt Qua.
Xem thêm
Chú thích
- ↑ “מָן”. 네이버 고대 히브리어사전.
- ↑ “시편 105:40”.
그들이 구한즉 메추라기로 오게 하시며 또 하늘 양식으로 그들을 만족케 하셨도다
- ↑ "만나", 《베스트 성경사전》, 성서원, 2000, 198쪽
- ↑ “מָן”. 네이버 고대 히브리어사전.
- ↑ “ה֔וּא”. 네이버 고대 히브리어사전.
- ↑ "만나(Manna)", 《브리태니커 세계 대백과사전》, 제7권, 한국브리태니커회사, 1995, 197쪽
- ↑ “출애굽기 16:31”.
이스라엘 족속이 그 이름을 만나라 하였으며 깟씨 같고도 희고 맛은 꿀 섞은 과자 같았더라
- ↑ “여호수아 5:12”.
그 땅 소산을 먹은 다음 날에 만나가 그쳤으니 이스라엘 사람들이 다시는 만나를 얻지 못하였고 그해에 가나안 땅의 열매를 먹었더라
- ↑ “출애굽기 16:1-4”.
- ↑ “출애굽기 16:14-15”.
그 이슬이 마른 후에 광야 지면에 작고 둥글며 서리같이 세미한 것이 있는지라 이스라엘 자손이 보고 그것이 무엇인지 알지 못하여 서로 이르되 이것이 무엇이냐 하니 모세가 그들에게 이르되 이는 여호와께서 너희에게 주어 먹게 하신 양식이라
- ↑ 가스펠서브, "출애굽", 《라이프성경사전》, 생명의말씀사, 2006
- ↑ “여호수아 5:11-12”.
유월절 이튿날에 그 땅 소산을 먹되 그 날에 무교병과 볶은 곡식을 먹었더니 그 땅 소산을 먹은 다음 날에 만나가 그쳤으니 이스라엘 사람들이 다시는 만나를 얻지 못하였고 그 해에 가나안 땅의 열매를 먹었더라
- ↑ “출애굽기 16:35”.
이스라엘 자손이 사람 사는 땅에 이르기까지 사십 년 동안 만나를 먹되 곧 가나안 지경에 이르기까지 그들이 만나를 먹었더라
- ↑ 출애굽기 16:31. "이스라엘 족속이 그 이름을 만나라 하였으며 깟씨 같고도 희고 맛은 꿀 섞은 과자 같았더라"
- ↑ 15,0 15,1 민수기 11:7-8. "만나는 깟씨와 같고 모양은 진주와 같은 것이라 백성이 두루 다니며 그것을 거두어 맷돌에 갈기도 하며 절구에 찧기도 하고 가마에 삶기도 하여 과자를 만들었으니 그 맛이 기름 섞은 과자맛 같았더라"
- ↑ 출애굽기 16:14. "그 이슬이 마른 후에 광야 지면에 작고 둥글며 서리 같이 세미한 것이 있는지라"
- ↑ 출애굽기 16:21. "무리가 아침마다 각기 식량대로 거두었고 해가 뜨겁게 쪼이면 그것이 스러졌더라"
- ↑ 출애굽기 16:22-25. "제 육일에는 각 사람이 갑절의 식물 곧 하나에 두 오멜씩 거둔지라 회중의 모든 두목이 와서 모세에게 고하매 모세가 그들에게 이르되 여호와께서 이같이 말씀하셨느니라 내일은 휴식이니 여호와께 거룩한 안식일이라 너희가 구울 것은 굽고 삶을 것은 삶고 그 나머지는 다 너희를 위하여 아침까지 간수하라 그들이 모세의 명대로 아침까지 간수하였으나 냄새도 나지 아니하고 벌레도 생기지 아니한지라 모세가 가로되 오늘은 그것을 먹으라 오늘은 여호와께 안식일인즉 오늘은 너희가 그것을 들에서 얻지 못하리라"
- ↑ 출애굽기 16:35. "이스라엘 자손이 사람 사는 땅에 이르기까지 사십년 동안 만나를 먹되 곧 가나안 지경에 이르기까지 그들이 만나를 먹었더라"
- ↑ “출애굽기 16:16-20”.
여호와께서 이같이 명하시기를 너희 각 사람의 식량대로 이것을 거둘지니 곧 너희 인수대로 매 명에 한 오멜씩 취하되 각 사람이 그 장막에 있는 자들을 위하여 취할지니라 하셨느니라 ... 모세가 그들에게 이르기를 아무든지 아침까지 그것을 남겨 두지 말라 하였으나 그들이 모세의 말을 청종치 아니하고 더러는 아침까지 두었더니 벌레가 생기고 냄새가 난지라 모세가 그들에게 노하니라
- ↑ “출애굽기 16:22-24”.
제육일에는 각 사람이 갑절의 식물 곧 하나에 두 오멜씩 거둔지라 회중의 모든 두목이 와서 모세에게 고하매 모세가 그들에게 이르되 여호와께서 이같이 말씀하셨느니라 내일은 휴식이니 여호와께 거룩한 안식일이라 너희가 구울 것은 굽고 삶을 것은 삶고 그 나머지는 다 너희를 위하여 아침까지 간수하라 그들이 모세의 명대로 아침까지 간수하였으나 냄새도 나지 아니하고 벌레도 생기지 아니한지라
- ↑ “마태복음 26:19, 26-28”.
제자들이 예수의 시키신 대로 하여 유월절을 예비하였더라 ... 저희가 먹을 때에 예수께서 떡을 가지사 축복하시고 떼어 제자들을 주시며 가라사대 받아 먹으라 이것이 내 몸이니라 하시고 또 잔을 가지사 사례하시고 저희에게 주시며 가라사대 너희가 다 이것을 마시라 이것은 죄 사함을 얻게 하려고 많은 사람을 위하여 흘리는 바 나의 피 곧 언약의 피니라
- ↑ “Hêbơrơ 9:28”.
Cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
- ↑ “I Phierơ 2:4-5”.
Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời, và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời.
- ↑ “Khải Huyền 3:12”.
Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giêrusalem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người.