Mênchixêđéc

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 07:33, ngày 26 tháng 3 năm 2024 của Pyc1948 (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Mênchixêđéc
Melchizedek, מֶלֶךְ־צֶדֶק
<Mênchixêđéc, vua Salem>, tác phẩm của Juan de Juanes
<Mênchixêđéc, vua Salem>, tác phẩm của Juan de Juanes
Thời đạiThế kỷ 20 TCN
Công việc (đặc điểm)Vua của Salem,
Thầy tế lễ của Đức Chúa Trời
Khu vực hoạt độngSalem (phỏng đoán là Giêrusalem)
Công việc chủ yếuChúc phước cho Ápraham bởi bánh và rượu nho

Mênchixêđéc (tiếng Anh: Melchizedek, tiếng Hêbơrơ: מֶלֶךְ־צֶדֶק) là vua của Salem vào thế kỷ 20 TCN, và là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Salem mà Mênchixêđéc trị vì rất có thể là Giêrusalem. Trong Thi Thiên 76:2, Salem được đề cập đến như là một từ đồng nghĩa với Giêrusalem,[1] và việc đề cập đến “trũng Vua (thung lũng các vua)” trong Sáng Thế Ký 14:17 cũng củng cố về điều này.[2] Nhân vật có tên Mênchixêđéc chỉ xuất hiện một lần trong ghi chép sách Sáng Thế Ký thôi. Mênchixêđéc là thầy tế lễ đầu tiên xuất hiện trong Kinh Thánh, đã chúc phước cho Ápraham là tổ phụ của đức tin bằng bánh và rượu nho, còn Ápraham đã dâng một phần mười cho Mênchixêđéc. Việc làm này của Ápraham cho thấy Mênchixêđéc có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh Tân Ước, sách Hêbơrơ từ chương 5 đến chương 7 có ghi chép chi tiết và giải thích về Mênchixêđéc, người vừa là thầy tế lễ vừa là một vị vua như một nhân vật biểu tượng cho Đấng Mêsi.[3]

Mênchixêđéc là ai?

Mênchixêđéc chúc phước cho Ápraham bởi bánh và rượu nho. <Cuộc gặp gỡ của Ápraham và Mênchixêđéc>, tác phẩm của Bartholomeus Breenbergh

Tên gọi

Tên gọi Mênchixêđéc là sự kết hợp của các từ “Melek (מֶלֶךְ, vua)” và “tzédek (צֶדֶק, công bình)” trong tiếng Hêbơrơ, có nghĩa là “Vua của sự công bình”. “Salem (שָׁלֵם)” mà Mênchixêđéc trị vì, có nghĩa là “hòa bình”.

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, vua sự công bình và vua bình an là biểu tượng cho Đấng Christ sẽ xuất hiện trong tương lai.[4][5] Theo đó, ký giả sách Hêbơrơ trong Kinh Thánh Tân Ước cắt nghĩa Mênchixêđéc là hình bóng cho Đấng Christ, tức là Vua của sự công bình và bình an chân thật.[6]

Thầy tế lễ chúc phước bởi bánh và rượu nho

Vào thế kỷ 20 TCN, một trận chiến đã nổ ra giữa 5 quốc gia xung quanh Biển Chết. Vua Kếtrôlaome của Êlam đã lãnh đạo các nước đồng minh. Lúc này, cháu của Ápraham là Lót bị quân đồng minh Êlam bắt làm tù binh nên Ápraham đã dẫn các bộ tộc lân cận và 318 gia nhân của mình đánh trận với quân đồng minh Êlam để cứu Lót và được thắng trận.[7] Trên đường Ápraham trở về xứ mình, vua Sôđôm ra đón rước người. Sau đó, Mênchixêđéc, vua Salem, là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời đã chúc phước cho Ápraham bởi bánh và rượu nho. Đổi lại, Ápraham đã lấy một phần mười về các chiến lợi phẩm của mình mà dâng cho vua.

Sau khi Ápram [tên cũ của Ápraham] đánh bại Kếtrôlaome và các vua đồng minh, thắng trận trở về, thì vua Sôđôm ra đón rước người tại trũng Save, tức là trũng Vua. Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí Cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Ápram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.

- Sáng Thế Ký 14:17-20

Phương thức dâng tế lễ để chúc phước bằng bánh và rượu nho trong thời đại Cựu Ước là một việc lạ thường. Thời đại của Ápraham là trước khi chế độ tế lễ của Cựu Ước được văn tự hóa, nhưng từ sau tế lễ của Abên, việc dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời bằng cách đổ huyết của con sinh là phương thức thông thường.[8][9] Nhưng thật đặc biệt khi Mênchixêđéc không dâng của lễ thiêu, mà lại đem bánh và rượu ra để chúc phước cho Ápraham. Trong số các thầy tế lễ thời đại Cựu Ước, duy chỉ Mênchixêđéc là thầy tế lễ đã chúc phước bởi bánh và rượu nho.

Ban Mênchixêđéc

Thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc

Trong thơ của Đavít ở Thi Thiên chương 110 có xuất hiện một lời tiên tri Cựu Ước về Mênchixêđéc. Đavít nhắc đến “Chúa” sẽ xuất hiện vào ngày sau, tức là Đấng Mêsi, được gọi là “thầy tế lễ đời đời theo ban Mênchixêđéc”.

Đức Giêhôva phán cùng Chúa tôi [Đavít] rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi. Đức Giêhôva từ Siôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi... Đức Giêhôva đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, Tùy theo ban Mênchixêđéc.

- Thi Thiên 110:1–4

Trong Kinh Thánh, thầy tế lễ được chia thành thầy tế lễ theo ban Mênchixêđéc như được tiên tri trong Thi Thiên và thầy tế lễ theo ban Arôn vào thời đại Cựu Ước. Thầy tế lễ theo ban Arôn dâng tế lễ bằng cách đổ huyết con sinh tế,[10] còn thầy tế lễ theo ban Mênchixêđéc dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời bằng bánh và rượu nho giống như Mênchixêđéc. “Chúa”, Đấng xuất hiện với tư cách là thầy tế lễ theo ban Mênchixêđéc, đã được ứng nghiệm bởi Đức Chúa Jêsus Christ.[11]

Dầu Ngài (Đức Chúa Jêsus) là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Đức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.

- Hêbơrơ 5:8–10

Vào thời đại Tân Ước, sau khi Đức Chúa Jêsus xuất hiện với tư cách là thầy tế lễ theo ban Mênchixêđéc thì chức tế lễ đã thay đổi từ ban Arôn sang ban Mênchixêđéc. Chức tế lễ của Đức Chúa Jêsus theo ban Mênchixêđéc là trọn vẹn, không có điểm thiếu sót và bất biến vĩnh viễn.[12]

Đấng Christ chúc phước bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus chúc phước sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho
Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus chúc phước sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho

Mênchixêđéc đã dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời bằng bánh và rượu nho. Với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc, Đức Chúa Jêsus đã chúc phước bằng phương thức đồng nhất với Mênchixêđéc, tức là bằng bánh và rượu nho.

... Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén [rượu nho], tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.

- Mathiơ 26:18–28

Tại nơi cử hành nghi thức lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus phán rằng bánh và rượu nho là thịt và huyết Ngài, cùng ban phước lành sự tha tội và sự sống đời đời thông qua đó.[13] Vào đương thời Đức Chúa Jêsus, các thầy tế lễ của giáo Giuđa đã dâng tế lễ bằng chiên, bò và dê, nhưng Đức Chúa Jêsus là Đấng duy nhất chúc phước sự sống bằng bánh và rượu nho. Bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua chính là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.

Mênchixêđéc và Đấng Christ Tái Lâm

Về Mênchixêđéc có nhiều điều nên nói và khó cắt nghĩa

Đức Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc là điều không còn gì để nghi ngờ được nữa. Tuy nhiên, ký giả sách Hêbơrơ vừa gọi Đức Chúa Jêsus là “thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc”, vừa ghi chép rằng “về Mênchixêđéc có nhiều điều nên nói và khó cắt nghĩa”.[14] Trong Hêbơrơ chương 7 nối tiếp, Mênchixêđéc được giới thiệu là người không cha, không mẹ, không gia phổ, không ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời.

Vả, Mênchixêđéc đó là vua của Salem, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời rất cao... người không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Ðức Chúa Trời, Mênchixêđéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng.

- Hêbơrơ 7:1–3

Việc Mênchixêđéc “không cha, không mẹ, không gia phổ” cũng là lời tiên tri về Đấng Christ. Biểu hiện này không có nghĩa là Mênchixêđéc thực sự không có cha mẹ và không có gia phổ. Điều này nghĩa là Đấng Christ, thực thể của Mênchixêđéc, sẽ sinh ra với tư cách là người ngoại bang trong gia đình có cha mẹ không tin vào Đức Chúa Trời.[15] Dù Đức Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc, nhưng Ngài đã giáng sinh trong chi phái Giuđa của Ysơraên.[16] Đây là nội dung khó cắt nghĩa về Mênchixêđéc vào đương thời Hội Thánh sơ khai.

Lời tiên tri về Mênchixêđéc vốn đã từng khó hiểu nếu chỉ đề cập đến Đức Chúa Jêsus Christ 2000 năm trước, nhưng lời tiên tri ấy sẽ được ứng nghiệm bởi Đấng Christ đến thế gian này lần thứ hai, tức là Đấng Christ Tái Lâm sẽ giáng sinh tại một đất nước ngoại bang, không phải nước Ysơraên.[17]

Đấng Christ khôi phục Lễ Vượt Qua

Đấng Christ Tái Lâm cũng phải xuất hiện với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc để ban phước lành sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giống như Đức Chúa Jêsus 2000 năm trước. Thế nhưng, Lễ Vượt Qua giao ước mới đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 SCN. Điều này đồng nghĩa với việc ban Mênchxêđéc ban phước lành sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho đã bị gián đoạn. Sau thế kỷ 16, nhiều nhà cải cách tôn giáo xuất hiện và liên tục kêu gọi cải cách đức tin và lẽ thật. Nhiều hội thánh và giáo phái đã hình thành, song không một ai có thể khôi phục được Lễ Vượt Qua.

Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon (aged wine: rượu nho lâu năm, bản dịch NIV), đồ béo có tủy, rượu ngon lọc sạch. Tại trên núi nầy Ngài sẽ trừ diệt mặt của đồ đắp trên muôn dân, và cái màn che phủ mọi dân tộc. Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giêhôva sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt, và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian; vì Đức Giêhôva đã phán vậy. Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta.

- Êsai 25:6-9

“Rượu nho lâu năm” nghĩa là Lễ Vượt Qua đã không được giữ trong khoảng 1600 năm từ sau năm 325 SCN. Đấng ban phước lành sự sống bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua duy chỉ là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc, tức là Đức Chúa Trời mà thôi.

Vào thời đại này, Đấng đã khôi phục lại Lễ Vượt Qua giao ước mới theo Kinh Thánh chính là Đấng An Xang Hồng. Vào thời đại Cựu Ước, Mênchixêđéc là thầy tế lễ duy nhất đã xuất hiện với bánh và rượu nho. 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus cũng là Đấng duy nhất ban phước lành sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua. Vì bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua chính là dấu hiệu của thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc, tức là Đấng Christ. Ngày nay, không một ai giữ Lễ Vượt Qua, nhưng duy chỉ Đấng An Xang Hồng là Đấng chúc phước sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua. Đấng An Xang Hồng chính là Đấng Christ Tái Lâm đã xuất hiện vào thời đại này với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc, và là Đức Chúa Trời không có ngày đầu mới sanh cũng không có ngày rốt qua đời.

Video liên quan

  • Giảng đạo: Lễ Vượt Qua và ban Mênchixêđéc

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. “Thi Thiên 76:2”. Ðền tạm Ngài ở Salem, Và nơi ở Ngài tại Siôn.
  2. “Sáng Thế Ký 14:17–18”. ... thì vua Sôđôm ra đón rước người tại trũng Save, tức là trũng Vua. Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra...
  3. "Melchizedek," Encyclopaedia Britannica
  4. “Êsai 9:5”. Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.
  5. “Giêrêmi 23:5”. Ðức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ dấy lên cho Ðavít một Nhánh công bình. Ngài sẽ cai trị làm vua, lấy cách khôn ngoan mà ăn ở, làm sự chánh trực công bình trong đất.
  6. “Hêbơrơ 7:2”. ... theo nghĩa đen tên vua ấy (Mênchixêđéc), trước hết là vua sự công bình, lại là vua của Salem nữa, nghĩa là vua bình an.
  7. “Sáng Thế Ký 14:9–16”. đặng chống cự cùng Kếtrô Laome, vua Êlam; Tiđanh, vua Gôim; Amraphên, vua Sinêa, và Arióc, vua Êlasa; bốn vị đương địch cùng năm... Bên thắng trận bèn cướp lấy hết của cải và lương thực của Sôđôm và Gômôrơ, rồi đi. Giặc cũng bắt Lót, là cháu của Ápram [Ápraham], ở tại Sôđôm, và hết thảy gia tài người, rồi đem đi... Ápram ở tại lùm cây dẻ bộp của Mamrê, là người Amôrít, anh của Ếchcôn và Ane; ba người nầy đã có kết ước cùng Ápram. Khi Ápram hay được cháu mình bị quân giặc bắt, bèn chiêu tập ba trăm mười tám gia nhân đã tập luyện, sanh đẻ nơi nhà mình, mà đuổi theo các vua đó đến đất Đan... Người thâu về đủ hết các tài vật mà quân giặc đã cướp lấy; lại cũng dẫn cháu mình, là Lót cùng gia tài người, đàn bà và dân chúng trở về.
  8. “Sáng Thế Ký 4:4”. Abên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Ðức Giêhôva đoái xem Abên và nhận lễ vật của người.
  9. “Sáng Thế Ký 8:20”. Nôê lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ.
  10. “Lêvi Ký 1:1–4”. Đức Giêhôva từ trong hội mạc gọi Môise mà phán rằng: Hãy nói cùng dân Ysơraên rằng: Khi người nào trong vòng các ngươi dâng của lễ cho Đức Giêhôva, thì phải dâng súc vật, hoặc bò, hoặc chiên. Nếu lễ vật của người là của lễ thiêu bằng bò, thì phải dùng con đực không tì vít, dâng lên tại cửa hội mạc, trước mặt Đức Giêhôva, để được Ngài đẹp lòng nhậm lấy. Người sẽ nhận tay mình trên đầu con sinh, nó sẽ được nhậm thế cho, hầu chuộc tội cho người.
  11. “Mathiơ 22:43–45”. Ngài đáp rằng: Vậy, vì cớ nào vua Đavít được Đức Thánh Linh cảm động, gọi Đấng Christ là Chúa, mà rằng: Chúa phán cùng Chúa tôi: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến khi nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi? Vậy, nếu vua Đavít xưng Ngài là Chúa, thì Ngài làm con vua ấy là thể nào?
  12. “Hêbơrơ 7:11–25”. Nếu có thể được trọn vẹn bởi chức tế lễ của người Lêvi (vì luật pháp ban cho dân đang khi còn dưới quyền chức tế lễ), thì cớ sao còn cần phải dấy lên một thầy tế lễ khác, lập theo ban Mênchixêđéc, không theo ban Arôn? Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi... Những thầy tế lễ khác không bởi lời thề mà được lập lên, nhưng Ngài đã được lập lên bằng lời thề, bởi Đấng đã phán cùng Ngài rằng: Chúa đã thề rồi, và không hối lời thề ấy đâu; Con làm thầy tế lễ đến đời đời. Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho một cái giao ước rất tôn trọng hơn cái trước... Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy.
  13. “Giăng 6:54”. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.
  14. “Hêbơrơ 5:11”. Về sự đó, chúng ta có nhiều điều nên nói, và khó cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên chậm hiểu.
  15. “Mathiơ 12:50”. Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy.
  16. “Mathiơ 1:1–16”. Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đavít và con cháu Ápraham. Ápraham sanh Ysác; Ysác sanh Giacốp; Giacốp sanh Giuđa và anh em người... Êliút sanh Êlêaxa; Êlêaxa sanh Mathan; Mathan sanh Giacốp; Giacốp sanh Giôsép là chồng Mari; Mari là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ.
  17. “Hêbơrơ 9:28”. cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.