Mẹ Giêrusalem
Mẹ Giêrusalem (Jerusalem Mother) là thực thể của Giêrusalem mà Kinh Thánh đã chỉ ra là nguồn của nước sự sống. Kinh Thánh cho biết rằng “con cái của lời hứa” được Đức Chúa Trời hứa ban cho sự sống đời đời chính là con cái của Mẹ Giêrusalem.
Giêrusalem và sự cứu rỗi
Đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng các nước sẽ đến Giêrusalem để được nhận sự yên ủi thật sự về phần linh hồn,[1][2] Xachari cũng tiên tri rằng nước sống sẽ ra từ Giêrusalem và chảy tràn ra khắp thế giới.[3] Theo lời tiên tri, Giêrusalem có mối liên hệ mật thiết với sự cứu rỗi linh hồn.
Người ta coi Giêrusalem tại xứ Palestine là thánh địa - vùng đất của sự cứu rỗi. Họ hành hương đến Giêrusalem với mong muốn nhận được phước lành và sự bình an trong tấm lòng. Tuy nhiên trên thực tế, Giêrusalem ngày nay rất khó để đạt đến sự hòa bình. Là một thành phố đại diện cho xung đột trong cộng đồng quốc tế với ba tôn giáo (Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo) và hai dân tộc (Ysơraên, Palestine) đều tuyên bố quyền sở hữu, các cuộc giao tranh lớn nhỏ vẫn đang tiếp diễn không ngừng. Khu phố Cổ (舊) nằm tại trung tâm của thánh địa, được chia thành các khu vực người Do Thái, khu vực người Armenia, khu vực người Cơ Đốc giáo và khu vực người Hồi giáo. Trên đường phố, cảnh sát và binh lính có vũ trang được bố trí khắp nơi.[4]
Thật khó để nói rằng Giêrusalem, trung tâm của sự xung đột chính trị và tôn giáo, là nơi của sự cứu rỗi mà Kinh Thánh nói đến. Hơn nữa, Đức Chúa Trời[5] của sự công bình không lẽ nào lại chỉ định một khu vực đặc biệt nào đó trên trái đất này là nơi của sự cứu rỗi mà không biết rằng có vô số người dù mong muốn được nhận sự cứu rỗi nhưng lại không đủ khả năng để đến nơi đó. Thực ra, những lời liên quan đến Giêrusalem được đấng tiên tri Êsai và Xachari ghi chép là lời tiên tri về Giêrusalem trên trời.
Thực thể của Giêrusalem
Giêrusalem trên trời tuy có ý nghĩa là đô thành của Đức Chúa Trời ở trên trời, nhưng còn một ý nghĩa khác nữa. Sứ đồ Phaolô đã chép rằng Giêrusalem trên trời là Mẹ của các thánh đồ được nhận sự cứu rỗi.
Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao (trên trời) là tự do, và ấy là mẹ chúng ta... Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Ysác, là con của lời hứa.
Giêrusalem trên trời cũng biểu tượng cho “Mẹ phần linh hồn”. Những thánh đồ tin vào Mẹ Giêrusalem được gọi là “con cái của lời hứa”, mà lời hứa của Đức Chúa Trời chính là sự sống đời đời.[6] Cho nên đối với các thánh đồ nhận được sự sống đời đời, tức là sự cứu rỗi thì không chỉ có Cha phần linh hồn (Đức Chúa Trời Cha)[7] mà còn có Mẹ phần linh hồn (Đức Chúa Trời Mẹ) nữa. Sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ cũng đã được bày tỏ trong chương đầu tiên của Kinh Thánh.
Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta... Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
Đức Chúa Trời đã biểu hiện bản thân Ngài theo dạng số nhiều là “Chúng Ta” chứ không phải theo dạng số ít là “Ta”. Và Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người theo hình ảnh của Ngài, và loài người đã được dựng nên theo cách ấy là người nam và người nữ. Loài người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời là người nam và người nữ. Điều này nghĩa là trong hình của Đức Chúa Trời cũng có hình nam và hình nữ. Cho đến nay, những người tin vào Đức Chúa Trời đã tưởng rằng chỉ có Đức Chúa Trời mang hình nam tồn tại và gọi Đức Chúa Trời là “Cha” thôi. Tuy nhiên, xem Kinh Thánh thì biết được rằng không chỉ có Đức Chúa Trời mang hình nam, mà còn có “Mẹ”, là Đức Chúa Trời mang hình nữ nữa.
Mẹ ban sự sống đời đời

Khi Đức Chúa Trời sáng tạo muôn vật, Ngài đã làm ra theo ý muốn của Ngài.[8] Vô số các sinh vật sống trên thế gian được nhận sự sống từ cha và mẹ của chúng. Kể cả loài chim bay trên trời, loài cá dưới nước và các loài thú chạy nhảy ngoài đồng, hết thảy đều có mẹ. Loài người cũng giống như vậy. Trên thế gian không có người nào được sanh ra mà không bởi mẹ. Đương nhiên cũng phải có cha, nhưng việc mang thai và sanh ra con cái là vai trò của mẹ.
Vì Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật theo ý muốn của Ngài, nên cũng có ý muốn rõ ràng trong việc cho phép người mẹ tồn tại và đóng vai trò cốt lõi trong việc sanh ra sự sống. Giống như sự sống được ban cho thông qua mẹ, Đức Chúa Trời cho thấy sự sống đời đời[6] Ngài đã hứa với loài người cũng sẽ được ban cho thông qua Mẹ phần linh hồn. Chúng ta cũng có thể xác minh sự thật này thông qua Ađam và Êva, là người được dựng nên theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Ađam, người nam đầu tiên được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ đến trái đất này.[9] Theo lẽ thật Ba Vị Thánh Nhất Thể mà Kinh Thánh dạy dỗ, Đức Chúa Jêsus là Đấng đồng nhất với Đức Cha, tức là Đức Chúa Trời Cha. Nếu Ađam là nhân vật tiên tri về Đức Chúa Trời Cha, Đấng sẽ đến sau này, thì Êva - vợ của Ađam chính là nhân vật tiên tri về Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng sẽ đến sau này.
Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.
Tại đây, “Êva” có nghĩa là “sự sống” trong tiếng Hêbơrơ.[10] Người nữ đầu tiên mà Đức Chúa Trời dựng nên theo hình ảnh của Ngài được đặt tên là Êva, tức là sự sống. Lý do là vì mẹ, tức là người nữ đóng vai trò chính trong việc ban sự sống cho con cái. Lời Kinh Thánh chép rằng Êva là “sự sống” và là “mẹ của cả loài người” để chỉ ra sự thật rằng sự sống đời đời cuối cùng được ban cho thông qua Đức Chúa Trời Mẹ.
Sự xuất hiện của Mẹ Giêrusalem
2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã nhấn mạnh rằng Ngài sẽ ban sự sống vào “nơi ngày sau rốt”.
Vả, ý muốn của Ðấng đã sai ta đến là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt.
Lời rằng làm cho sống lại nơi ngày sau rốt nghĩa là Ngài sẽ ban sự sống vào ngày sau rốt. Đức Chúa Jêsus đã lặp lại 4 lần rằng “sẽ ban sự sống nơi ngày sau rốt”.[11]
Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa, lẽ ra có thể ban sự sống đời đời ngay tại thời điểm ấy, nhưng lý do Ngài hoãn lại việc đó đến nơi ngày sau rốt có liên quan mật thiết đến thời kỳ xuất hiện của Đức Chúa Trời Mẹ. Vì đã được tiên tri rằng Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng ban sự sống đời đời sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt.
Chúng ta có thể phát hiện sự quan phòng cứu chuộc thể này thông qua lời tiên tri về sự sáng tạo trời đất. Công việc sáng tạo trời đất trong sáu ngày là lời tiên tri về công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Việc Êva được dựng nên vào ngày thứ sáu, là ngày cuối cùng trong công việc sáng tạo trời đất chính là lời tiên tri về sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Mẹ vào thời đại cuối cùng, là thời điểm kết thúc công cuộc cứu chuộc. Vì sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời hứa với các thánh đồ rốt cuộc được ban cho thông qua Đức Chúa Trời Mẹ, nên Đức Chúa Jêsus đã phán lặp đi lặp lại rằng Ngài sẽ ban sự sống đời đời vào nơi ngày sau rốt, là thời điểm Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện.
Lời tiên tri trực tiếp về Đức Chúa Trời Mẹ sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng có thể được tìm thấy trong sách Khải Huyền. Trong sách Khải Huyền chương 19 có lời tiên tri rằng lễ cưới Chiên Con đã tới và vợ Ngài đã sửa soạn.[12] Sách Khải Huyền là lời tiên tri mà sứ đồ Giăng đã thấy thông qua sự mặc thị về những việc sẽ xảy đến trong tương lai và được ghi chép vào khoảng năm 95-96 SCN, tức sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên.[13] Đó là công việc được hoàn thành bởi sự xuất hiện của Chiên Con và Vợ Ngài vào lúc Đức Chúa Jêsus tái lâm, tức là vào thời đại cuối cùng.
Sứ đồ Giăng cũng ghi chép về Vợ của Chiên Con là ai.
Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con... chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống.
Thiên sứ nói rằng sẽ cho thấy vợ mới cưới là Vợ Chiên Con, rồi đã cho thấy “thành thánh Giêrusalem từ trên trời xuống”. Vì vậy, Vợ Mới, chính là Vợ Chiên Con được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời. Sứ đồ Phaolô đã chép rằng Giêrusalem ở trên trời là tự do và là “Mẹ chúng ta”.[14] Hơn nữa, sứ đồ đã gọi các thánh đồ được cứu rỗi là “con cái của lời hứa”, “con cái của người nữ tự chủ”.[15] Đối với các thánh đồ được nhận lời hứa sự sống đời đời và sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời thì rõ ràng phải có Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem trên trời, là Đấng tự chủ.
Sự sống đời đời được ban cho bởi Giêrusalem trên trời, tức là Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện nơi ngày sau rốt. Bất cứ ai muốn nhận lấy sự sống đời đời để được đi vào Nước Thiên Đàng thì không chỉ tiếp nhận và tin vào Đức Chúa Trời Cha thôi, mà còn phải tiếp nhận và tin vào Đức Chúa Trời Mẹ nữa.
Xem thêm
Video liên quan
- 설교: 어린양의 아내는 예루살렘 우리 어머니다
- 설교: 영원한 생명은 하늘 어머니로 말미암아 주어진다
Chú thích
- ↑ “이사야 60:1-4”.
일어나라 빛을 발하라 이는 네 빛이 이르렀고 여호와의 영광이 네 위에 임하였음이니라 ... 열방은 네 빛으로, 열왕은 비취는 네 광명으로 나아오리라 네 눈을 들어 사면을 보라 무리가 다 모여 네게로 오느니라 네 아들들은 원방에서 오겠고 네 딸들은 안기워 올 것이라
- ↑ “이사야 66:10-14”.
예루살렘을 사랑하는 자여 ... 너희가 예루살렘에서 위로를 받으리니
- ↑ “스가랴 14:8”.
그날에 생수가 예루살렘에서 솟아나서 절반은 동해로, 절반은 서해로 흐를 것이라 여름에도 겨울에도 그러하리라
- ↑ “세계 3대 종교의 성지 예루살렘”. 연합마이더스. 2019. 7. 21.
예루살렘은 '평화의 도시'란 의미다. 이스라엘의 수도이자 세계 3대 종교인 유대교의 원천이고, 기독교도에겐 예수가 인간을 위해 고난 받은 성지이며, 이슬람교도에겐 무함마드가 승천한 장소다. 아침 일찍부터 예루살렘의 구시가지 '올드타운'을 걸었다. ... 넓지 않은 올드타운을 4구역으로 나누고 각기 다른 종교의 사람들이 살고 있어 '세계의 화약고'로 불린다더니 이를 실감할 수 있었다. 거리엔 총을 들고 다니는 군인이 부지기수였고, 등에 큰 배낭도 지고 있었는데 어떤 배낭엔 'enjoy'(즐기다)라고 써 있었다.
Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|date=
(trợ giúp) - ↑ “이사야 30:18”.
그러나 여호와께서 기다리시나니 이는 너희에게 은혜를 베풀려 하심이요 일어나시리니 이는 저희를 긍휼히 여기려 하심이라 대저 여호와는 공의의 하나님이심이라 무릇 그를 기다리는 자는 복이 있도다
- ↑ 6,0 6,1 “요한1서 2:25”.
그가 우리에게 약속하신 약속이 이것이니 곧 영원한 생명이니라
- ↑ “마태복음 6:9”.
그러므로 너희는 이렇게 기도하라 하늘에 계신 우리 아버지여
- ↑ “요한계시록 4:11”.
우리 주 하나님이여 영광과 존귀와 능력을 받으시는 것이 합당하오니 주께서 만물을 지으신지라 만물이 주의 뜻대로 있었고 또 지으심을 받았나이다 하더라
- ↑ “로마서 5:14”.
그러나 아담으로부터 모세까지 아담의 범죄와 같은 죄를 짓지 아니한 자들 위에도 사망이 왕 노릇 하였나니 아담은 오실 자의 표상이라
- ↑ "חַוָּה", 《네이버 고대 히브리어사전》
- ↑ “요한복음 6:40-54”.
내 아버지의 뜻은 아들을 보고 믿는 자마다 영생을 얻는 이것이니 마지막 날에 내가 이를 다시 살리리라 ... 오는 그를 내가 마지막 날에 다시 살리리라 ... 내 살을 먹고 내 피를 마시는 자는 영생을 가졌고 마지막 날에 내가 그를 다시 살리리니
- ↑ “요한계시록 19:7”.
우리가 즐거워하고 크게 기뻐하여 그에게 영광을 돌리세 어린양의 혼인 기약이 이르렀고 그 아내가 예비하였으니
- ↑ “요한계시록 1:1”.
예수 그리스도의 계시라 이는 하나님이 그에게 주사 반드시 속히 될 일을 그 종들에게 보이시려고 그 천사를 그 종 요한에게 보내어 지시하신 것이라
- ↑ “갈라디아서 4:26”.
오직 위에 있는 예루살렘은 자유자니 곧 우리 어머니라
- ↑ “갈라디아서 4:28-31”.
형제들아 너희는 이삭과 같이 약속의 자녀라 ... 계집종의 자녀가 아니요 자유하는 여자의 자녀니라