Vợ của Chiên Con (Vợ Mới)

Vợ Mới, tức là Vợ của Chiên Con, là thành Giêrusalem trên trời và thực thể chính là “Đức Chúa Trời Mẹ”.
Vợ Mới, tức là Vợ của Chiên Con, là thành Giêrusalem trên trời và thực thể chính là “Đức Chúa Trời Mẹ”.

Vợ của Chiên Con (Vợ Mới) là Đấng Cứu Chúa của thời đại cuối cùng đã xuất hiện trong Khải Huyền, đang mời các thánh đồ đến tham dự tiệc cưới Nước Thiên Đàng cùng với Chiên Con. Mục đích Vợ Mới (新婦, bride) xuất hiện là để ban sự sống đời đời. Những người được mời đến tham dự tiệc cưới và đi cùng với Thánh Linh và Vợ Mới sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng và hưởng sự sống đời đời.

Ý nghĩa của Chiên Con

Sau khi thăng thiên, Đức Chúa Jêsus đã cho Giăng xem thấy sự mặc thị về những việc sẽ xảy đến trong tương lai. Khải Huyền là sách Kinh Thánh được sứ đồ Giăng ghi chép vào khoảng năm 96 SCN bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh.[1] Trong sách Khải Huyền có lời tiên tri về tiệc cưới của Chiên Con.

Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ). Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!...

- Khải Huyền 19:7-9

 
Đức Chúa Jêsus và chiên con

Để trở thành những người có phước được mời đến dự tiệc cưới của Chiên Con, chúng ta nhất định phải biết chàng rể và cô dâu (Vợ Mới). Chàng rể là Chiên Con và cô dâu (Vợ Mới) là vợ của Chiên Con. Có trường hợp dù cùng là một từ, nhưng tùy theo mạch văn mà từ ấy mang ý nghĩa khác nhau. Trong Kinh Thánh, từ “Chiên Con” cũng có ba ý nghĩa như sau.

Thứ nhất, chiên con nghĩa là loài thú vật được dâng lên làm của lễ khi dâng lễ thiêu như là con chiên chưa được thánh hóa.[2]

Thứ hai, chiên con nghĩa là thánh đồ. Đức Chúa Jêsus đã ví bản thân Ngài là người chăn chiên, còn các thánh đồ là chiên.[3] Trước khi thăng thiên, Đức Chúa Jêsus đã giao các thánh đồ cho Phierơ và phán dặn rằng “Hãy chăn những chiên con ta”.[4] Các thánh đồ chưa trưởng thành về phần linh hồn cần thiết sự chăm sóc đã được biểu hiện là những chiên con.

Thứ ba, Chiên Con biểu tượng cho Đấng Christ. Đức Chúa Jêsus là thực thể của chiên con được dâng làm của lễ hy sinh trong thời đại Cựu Ước.[5] Khi Giăng Báptít thấy Đức Chúa Jêsus thì đã nói rằng “Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi”.[6] Còn sứ đồ Giăng chép về Đức Chúa Jêsus rằng “Chiên Con như đã bị giết”.[7]

Trong ba ý nghĩa thể này thì Chiên Con trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng đang chỉ về Đức Chúa Jêsus. Không thể chủ trương rằng Chiên Con trong tiệc cưới cũng là các thánh đồ chỉ vì căn cứ vào những câu Kinh Thánh ví các thánh đồ với chiên con. Vì Chiên Con mà sứ đồ Giăng đã trông thấy trong sự mặc thị có Vợ của Ngài nữa, cho nên Chiên Con này không phải là Đức Chúa Jêsus đã đến vào 2000 năm trước mà là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm. Theo lẽ thật về Ba Vị Thánh Nhất Thể, Chiên Con cùng với Vợ Mới đang mời các thánh đồ đến tiệc cưới Nước Thiên Đàng chính là Đức Chúa Trời Cha.

Ý nghĩa của Vợ của Chiên Con (Vợ Mới)

Giống như “chiên con” có nhiều ý nghĩa, thì vợ của chiên con (Vợ Mới) cũng có hai ý nghĩa.

Thứ nhất, vợ của chiên con có nghĩa là Hội Thánh (thánh đồ). Sứ đồ Phaolô đã ví mối quan hệ giữa Đấng ChristHội Thánh (thánh đồ) như chồng và vợ.[8][9] Ngay cả trong việc Đức Chúa Trời tạo nên Êva bằng xương sườn của Ađam và hai người trở nên một thể cũng bao hàm ý muốn của Đức Chúa Trời nhằm cho thấy tình yêu thương của Đấng Christ và các thánh đồ.[10]

Tuy nhiên, Vợ Mới xuất hiện trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng tại Khải Huyền chương 19 không thể là Hội Thánh hoặc thánh đồ. Vợ Mới ở vị trí mời khách khứa, còn khách mời ở vị trí nhận lời mời. Vợ Mới và khách mời hoàn toàn khác nhau về căn bản. Rõ ràng các khách được mời trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng là các thánh đồ.[11] Trong ví dụ về tiệc cưới, Đức Chúa Jêsus đã biểu hiện các thánh đồ là các khách mời chứ không phải Vợ Mới,[12] và cũng ví các môn đồ của Ngài với khách mời trong tiệc cưới. Giả sử Vợ Mới là các thánh đồ thì không có cách nào có thể giải nghĩa được khách mời được biểu hiện là “những kẻ được mời” là ai. Vì vậy, khách mời là những thánh đồ được nhận phước lành vì dự phần vào tiệc cưới Nước Thiên Đàng, còn “Vợ của Chiên Con (Vợ Mới)” là Đấng Cứu Chúa mời các thánh đồ đến để nhận phước lành. Khi nhìn thấy Vợ của Chiên Con, Giăng đã chép như sau:

Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống.

- Khải Huyền 21:9-10

Thiên sứ nói rằng sẽ chỉ cho Giăng xem thấy Vợ Mới là Vợ của Chiên Con, rồi đã chỉ cho Giăng xem thấy Giêrusalem từ trên trời xuống. Thực thể của Giêrusalem là vợ của Chiên Con được làm sáng tỏ trong sách Galati.

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

- Galati 4:26

“Chúng ta” là những thánh đồ được nhận sự cứu rỗi, còn Giêrusalem trên trời là “Mẹ” của các thánh đồ được nhận sự cứu rỗi. Vợ của Chiên Con (Vợ Mới) chính là Đức Chúa Trời Mẹ.

Giống như không thể chủ trương rằng Chiên Con trong tiệc cưới là thánh đồ vì căn cứ vào một câu ví các thánh đồ là chiên con, thì cũng không thể chủ trương rằng Vợ Mới trong tiệc cưới là thánh đồ chỉ vì căn cứ vào một câu ví các thánh đồ là vợ của Đấng Christ. Chàng rể trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng là Đức Chúa Trời Cha (God the Father, Heavenly Father), còn Vợ Mới là Đức Chúa Trời Mẹ (God the Mother, Heavenly Mother). Đức Chúa Trời Cha là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm cùng Đức Chúa Trời Mẹ là Vợ Mới xuất hiện và mời các thánh đồ đến tiệc cưới Nước Thiên Đàng.

Sự xuất hiện của Vợ Chiên Con (Vợ Mới)

Mục đích

Được mời đến tiệc cưới Nước Thiên Đàng nghĩa là các thánh đồ được ví với khách mời sẽ được nhận sự sống đời đời và đi vào Nước Thiên Đàng. Công việc này được hoàn thành bởi sự xuất hiện của Chiên Con và Vợ Ngài. Theo đó, lời tiên tri tiệc cưới sẽ được trọn vẹn bởi sự sửa soạn sẵn của Vợ Chiên Con, bày tỏ về Đức Chúa Trời Mẹ được biểu tượng bởi Vợ Chiên Con sẽ xuất hiện và ban sự sống đời đời.

Chúng ta cũng có thể hiểu biết về ý nghĩa thể này thông qua AđamÊva trong vườn Êđen. Vì Ađam biểu tượng cho Đấng phải đến,[13] nên Ađam và Êva biểu tượng cho Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ. Sở dĩ Êva được đặt tên mang ý nghĩa là “sự sống” và được gọi là “mẹ của cả loài người” là vì sự sống đời đời sẽ được ban cho bởi Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng được biểu tượng bởi Êva.

Ađam gọi vợ là Êva (chú thích nghĩa là “sự sống”), vì là mẹ của cả loài người.

- Sáng Thế Ký 3:20

Về lời tiên tri rằng các thánh đồ đi vào tiệc cưới Nước Thiên Đàng và được nhận lấy sự sống đời đời bởi sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, sứ đồ Giăng đã ghi chép rằng Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống.

Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

- Khải Huyền 22:17

Duy chỉ Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chúa mới có quyền ban nước sự sống.[14][15] Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha với tư cách là Đấng Cứu Chúa, là nhất thể với Đức ConĐức Cha. Cũng vậy, Vợ Mới ban nước sự sống cũng là Đức Chúa Trời, tức là Đấng Cứu Chúa. Đây là lý do Vợ Mới - Đấng ban nước sự sống không thể là các thánh đồ. Khi đến kỳ, Đức Chúa Trời Cha là Đức Thánh Linh và Đức Chúa Trời Mẹ là Vợ Mới sẽ xuất hiện và bởi nước sự sống mà cứu sống những người đang chết dần vì cơn khát phần linh hồn.

Thời kỳ

Như mọi lời tiên tri đều có kỳ ứng nghiệm, Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng đã cùng làm công việc với Đức Chúa Trời Cha từ buổi sáng thế sẽ xuất hiện vào thời điểm đã định.[16] Theo lời tiên tri, Vợ của Chiên Con sẽ xuất hiện vào thời đại sau rốt trong công cuộc cứu chuộc, tức là thời kỳ tái lâm của Đấng Christ.

Ngay cả lịch sử sáng tạo trời đất cũng bày tỏ về thời kỳ xuất hiện của Vợ Chiên Con. Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời làm ra các loài súc vật, các thú đồng và đến giờ phút cuối Ngài đã làm ra Ađam và Êva.[17] Khi xem xét ngày Sabát trong chế độ bảy ngày hay năm Sabát trong chế độ bảy năm, sự nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau 6 ngày sáng tạo tượng trưng cho sự nghỉ ngơi đời đời sau công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời.[18][19][20] Việc Êva được sáng tạo vào thời điểm cuối cùng ngay trước sự nghỉ ngơi có nghĩa là Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng được biểu tượng bởi Êva, sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng ngay trước khi đến sự nghỉ ngơi đời đời trên Nước Thiên Đàng.

Chứng cớ

Vào thời Tái Lâm, Đức Chúa Trời Cha đã đến đất này theo lời tiên tri trong Kinh Thánh giống như 2000 năm trước. Và Đức Chúa Trời Mẹ được làm chứng bởi Đức Chúa Trời Cha. Sở dĩ sự xuất hiện của Đấng Christ Tái Lâm được tiên tri là Êli vào những ngày sau rốt[21] là vì Đức Chúa Trời Cha sẽ đến với sứ mệnh làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ.

Hỡi Giêrusalem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Ðức Giêhôva, chớ có nghỉ ngơi chút nào. Ðừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào đã lập lại Giêrusalem và dùng nó làm sự ngợi khen trong cả đất!

- Êsai 62:6-7

Giêrusalem sẽ được ngợi khen trong cả đất biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ. Lời rằng Đức Giêhôva lập lại Giêrusalem có nghĩa là Đức Chúa Trời Cha sẽ làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ. Đấng được nhận lấy chứng cớ của Đấng Christ Tái Lâm - Chiên Con, chính là Vợ của Chiên Con - Vợ Mới. Ngày xưa Ađam cũng đã trực tiếp làm chứng về vợ mình là Êva.

Giêhôva Ðức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Ađam. Ađam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra.

- Sáng Thế Ký 2:22-23

Ađam đã bày tỏ về vợ mình mà nói rằng “Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” và đặt tên cho vợ mình là Êva (sự sống).[22] Việc Ađam đặt tên cho vợ mình là sự sống, là hình bóng cho việc Đấng Christ Tái Lâm sẽ bày tỏ về Đức Chúa Trời Mẹ, là thực thể của sự sống. Theo như lời tiên tri trong Kinh Thánh, vì đã đến kỳ, Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng đã đích thân cho biết về Mẹ trên trời là Vợ của Chiên Con (Vợ Mới). Những người tin và đi theo Đức Chúa Trời Cha Mẹ - Đấng xuất hiện vào thời đại cuối cùng này, chính là những người được mời đến tiệc cưới của Chiên Con và nhận lãnh phước lành được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.[23]

Xem thêm

Video liên quan

  • Vợ của Chiên Con là Giêrusalem, Mẹ chúng ta

Chú thích

  1. “II Phierơ 1:20-21”. Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.
  2. “Xuất Êdíptô Ký 12:21”. Vậy, Môise nhóm lại các trưởng lão Ysơraên mà nói rằng: Hãy đi bắt một con trong bầy cho mọi nhà các ngươi, và giết nó làm lễ Vượt qua.
  3. “Giăng 10:16”. Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng này; ta cùng phải dẫn nó về nữa. Chiên đó sẽ nghe tiếng ta, rồi sẽ chỉ có một bầy, và một người chăn mà thôi.
  4. “Giăng 21:15”. Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Simôn Phierơ rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta.
  5. “I Côrinhtô 5:7”. Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi.
  6. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
  7. “Khải Huyền 5:6”. Tôi lại thấy chính giữa ngôi và bốn con sanh vật, cùng chính giữa các trưởng lão, có một Chiên Con ở đó như đã bị giết.
  8. “Êphêsô 5:22-23”. Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh.
  9. “II Côrinhtô 11:2”. Vì về anh em, tôi rất sốt sắng như sự sốt sắng của Đức Chúa Trời, bởi tôi đã gả anh em cho một chồng mà thôi, dâng anh em như người trinh nữ tinh sạch cho Đấng Christ.
  10. “I Côrinhtô 6:16-17”. Anh em há chẳng biết người nào kết hiệp với điếm đĩ, thì trở nên một xác với nó sao? Vì có chép rằng: Hai người sẽ đồng nên một thịt. Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài.
  11. “Mathiơ 22:1-14”. Đức Chúa Jêsus lại phán ví dụ cùng chúng nữa, rằng: Nước thiên đàng giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con mình... Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn.
  12. “Mác 2:19-20”. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Bạn hữu của chàng rể có kiêng ăn được trong khi chàng rể còn ở cùng mình chăng? Hễ chàng rể còn ở với họ đến chừng nào, thì họ không thể kiêng ăn được đến chừng nấy. Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.
  13. “Rôma 5:14”. Nhưng từ Ađam cho đến Môise, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của Ađam, là người làm hình bóng của Ðấng phải đến.
  14. “Giêrêmi 2:13”. Dân ta đã làm hai điều ác: chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống, mà tự đào lấy hồ, thật, hồ nứt ra, không chứa nước được.
  15. “Giăng 4:13-14”. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời.
  16. “Khải Huyền 19:7”. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn.
  17. “Sáng Thế Ký 1:24-31”. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tuỳ theo loại, súc vật tuỳ theo loại, và các côn trùng trên đất tuỳ theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành... Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam và người nữ... ấy là ngày thứ sáu.
  18. “Hêbơrơ 4:4-6”. Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng: Ngày thứ bảy Đức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài. Lại một chỗ khác có chép rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta. Như vậy, vì đã dành cho mấy người phải vào đó, và vì những kẻ nghe tin lành ấy trước nhứt đã không vào đó bởi chẳng tin.
  19. “II Phierơ 3:8”. Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày.
  20. An Xang Hồng, Chương 24 Cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn, "Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống", Nhà xuất bản Mênchixêđéc, 2011, trang 155, Khi nghiên cứu quá trình công việc sáng tạo cái được trọn vẹn của Ðức Chúa Trời, chúng ta thấy được rằng thông qua công việc sáng tạo trong 6 ngày, Ðức Chúa Trời đã cho thấy lời tiên tri, và thông qua lời tiên tri 6 ngày, Ngài cho thấy sự kết thúc công việc sáng tạo trong 6000 năm.
  21. “Malachi 4:5”. Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Ðức Giêhôva chưa đến.
  22. “Sáng Thế Ký 3:20”. Ađam gọi vợ là Êva (chú thích nghĩa là “sự sống”), vì là mẹ của cả loài người.
  23. “Khải Huyền 19:9”. Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!