Lễ Vượt Qua

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 02:57, ngày 13 tháng 9 năm 2023 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Lễ Vượt Qua (Passover) là lễ trọng thể đầu tiên trong 3 kỳ 7 lễ trọng thể được ghi chép trong Kinh Thánh. Được giữ vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch, rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 theo lịch Gregory (dương lịch). Lễ Vượt Qua thuộc vào kỳ Lễ Bánh Không Men, tức là kỳ 1 khi phân loại 7 lễ trọng thể thành 3 kỳ (Lễ Bánh Không Men, Lễ Bảy Tuần Lễ, Lễ Lều Tạm).

Lễ Vượt Qua là lẽ thật cốt lõi của giao ước mới do Đức Chúa Trời lập nên vì sự cứu rỗi nhân loại. Vào chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch, Đức Chúa Jêsus Christ đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ bằng bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài, bởi đó Ngài lập ra giao ước mới. Người dân Ysơraên thời đại Cựu Ước đã giữ Lễ Vượt Qua rồi được giải phóng khỏi xứ Êdíptô (Ai Cập) và đi vào xứ Canaan. Cũng vậy, các thánh đồ thời đại Tân Ước giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới để nhận được sự sống đời đời, được giải phóng khỏi thế gian tội ác rồi đi vào Nước Thiên Đàng.

Khởi nguyên và ý nghĩa của Lễ Vượt Qua

Khởi nguyên và ý nghĩa

Lễ Vượt Qua bắt nguồn từ lịch sử người dân Ysơraên đang làm nô lệ trong xứ Êdíptô đã được bảo hộ khỏi tai vạ và được giải phóng nhờ giữ Lễ Vượt Qua. Ngay cả tên gọi của Lễ Vượt Qua có nghĩa là “Vượt qua tai vạ” cũng bắt nguồn từ lịch sử này. Trong tiếng Hán gọi là “Du Việt (Du 逾: quá, vượt ra ngoài, việt 越: vượt quá)” có nghĩa là “vượt qua”. Theo tiếng Hêbơrơ gọi Lễ Vượt Qua là Pesach (פֶּסַח),[1] được phát sinh từ động từ Pasach (פָּסַח)[2] có nghĩa là “đi qua” hoặc “vượt qua”. Còn trong tiếng Hy Lạp là Pasca (πασχα), tiếng Anh là Passover. Tất cả đều mang ý nghĩa là “vượt qua (tai vạ)”.

Cách viết Lễ Vượt Qua theo từng ngôn ngữ

Lễ Vượt Qua được đề cập đến trong Xuất Êdíptô Ký được viết theo từng ngôn ngữ như sau.

Ngôn ngữ Biểu thị
Tiếng Hêbơrơ Pesach (פֶּסַח)
Tiếng Gờréc Pasca (πασχα)
Tiếng Hàn 유월절 (Một số bản dịch là 과월절)
Tiếng Anh Passover
Tiếng Tây Ban Nha Pascua
Tiếng Hà Lan het Joodse Paasfeest
Tiếng Na Uy påske
Tiếng Đức Pạssah•fest
Tiếng Latinh Pascha
Tiếng Nga еврейская пасха
Tiếng Romania Pesah
Tiếng Mông Cổ Дээгүүр өнгөрөх баяр
Tiếng Swahili Pasaka ya Kiyahudi
Tiếng Thụy Điển påskhögtid
Tiếng Ukraine Песах
Tiếng Ý pasqua ebraica
Tiếng Indonesia Paskah
Tiếng Nhật 過越祭 (すぎこしさい)
Tiếng Trung (giản thể) 逾越节
Tiếng Cộng Hòa Séc pesach
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Fısıh Bayramı, Hamursuz Bayramı
Tiếng Pherơsơ (Ba Tư) فصح[fesh]
Tiếng Bồ Đào Nha páscoa
Tiếng Ba Lan Pascha (święto w judaizmie)
Tiếng Pháp Pâque
Tiếng Phần Lan pääsiäinen
Tiếng Hungary Páska

Lễ Vượt Qua thời đại Cựu Ước

Nghi thức

Bắt chiên đực giáp niên, rồi quay trên lửa và ăn với bánh không men cùng rau đắng vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch. Thịt chiên không được để đến sáng mai. Không được bẻ gãy xương của chiên con Lễ Vượt Qua.[3][4][5]

Lịch sử Lễ Vượt Qua vào thời đại Cựu Ước

  • Xuất Êdíptô
Dân Ysơraên được giải phóng khỏi xứ Êdíptô sau khi giữ Lễ Vượt Qua.

Lễ Vượt Qua được giữ lần đầu tiên vào thời đại Môise khoảng thế kỷ 15 TCN. Đức Chúa Trời đã giáng mười tai vạ xuống xứ Êdíptô nhằm giải phóng người dân Ysơraên khỏi sinh hoạt nô lệ trong xứ Êdíptô suốt 400 năm. Trong đó, Ngài đã khiến dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua trước khi giáng xuống tai vạ thứ mười, là tai vạ giết chết các con đầu lòng.


... ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva. Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.

- Xuất Êdíptô Ký 12:11-14


Vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch, dân Ysơraên bắt chiên đực giáp niên không tì vết, lấy huyết nó bôi lên hai cây cột và mày cửa nhà, rồi ăn thịt chiên quay trên lửa.[6] Trong đêm Lễ Vượt Qua, tai vạ đã giáng xuống giết chết hết thảy mọi con đầu lòng trong nhà của người Êdíptô. Từ con trưởng của Pharaôn cho đến con trưởng của người bị tù, kể cả con đầu lòng của súc vật đều chết, và có tiếng than khóc lớn ở Êdíptô.[7] Còn người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua thì được bảo hộ khỏi tai ương theo lời hứa của Đức Chúa Trời và không có nhà nào bị chết cả. Ngày hôm sau, người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô trong niềm vui được tự do và giải phóng, họ khởi hành hướng đến Canaan vùng đất hứa.

  • Thời đại đồng vắng

Sau khi được giải phóng khỏi xứ Êdíptô, người dân Ysơraên hoàn thành công việc dựng nên đền tạm vào ngày 1 tháng 1 năm sau,[8] và giữ Lễ Vượt Qua lần thứ hai vào ngày 14 tháng đó trong đồng vắng Sinai.[9] Đối với những người không thể giữ Lễ Vượt Qua do bị ô uế bởi xác chết hoặc mắc đi xa, Đức Chúa Trời đã cho họ giữ Lễ Vượt Qua theo cùng một lệ định đồng nhất vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 2. Thêm vào đó, Ngài cảnh báo rằng người dân của Đức Chúa Trời nhất định phải giữ Lễ Vượt Qua, người nào không giữ Lễ Vượt Qua sẽ bị truất khỏi vòng dân sự.[10]

Tuy nhiên, trong Kinh Thánh không có ghi chép nào cho thấy dân Ysơraên đã giữ Lễ Vượt Qua trong suốt 38 năm đi trên đồng vắng sau khi giữ Lễ Vượt Qua vào năm thứ hai. Đến cuối thời đại đồng vắng, Đức Chúa Trời phán dặn dân Ysơraên phải làm phép cắt bì ngay trước khi vượt qua sông Giôđanh để tiến vào Giêricô. Ấy là vì hết thảy mọi người nam trên 20 tuổi ra khỏi xứ Êdíptô đều đã chết trong đồng vắng, ngoại trừ GiôsuêCalép,[11] còn những người sinh ra trong đồng vắng vẫn chưa chịu phép cắt bì.[12] Vì duy chỉ những người chịu phép cắt bì mới được giữ Lễ Vượt Qua, nên việc họ không chịu phép cắt bì có nghĩa là họ đã không giữ Lễ Vượt Qua trong suốt thời gian đó.[13] Sau khi chịu phép cắt bì và giữ Lễ Vượt Qua tại đồng bằng Giêricô, dân Ysơraên đã tiến vào xứ Canaan trong năm đó.[14]

  • Thời vua Êxêchia

Chúng ta có thể tìm thấy lịch sử quyền năng của Đức Chúa Trời được tỏ ra bởi Lễ Vượt Qua vào thời đại vua Êxêchia, khoảng 800 năm sau thời đại Môise. Êxêchia là vua thứ 13 của vương quốc Nam Giuđa. Đương thời, nước Ysơraên đã bị phân chia thành vương quốc Nam Giuđa và vương quốc Bắc Ysơraên.

Vua Êxêchia ngay khi lên ngôi đã quyết định giữ Lễ Vượt Qua với tấm lòng mong muốn quốc gia được bình ổn và được nhận sự bảo hộ của Đức Chúa Trời. Êxêchia đã sai các trạm đến toàn lãnh thổ Nam Giuđa và Bắc Ysơraên để rao truyền tin tức hãy trở lên Giêrusalem đặng giữ Lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, sau khi vương quốc bị phân chia, hầu như người dân Bắc Ysơraên đã không hề giữ Lễ Vượt Qua trong suốt 250 năm, nên họ đã chê cười và nhạo báng các trạm đưa tin. Rốt cuộc, chỉ người dân Nam Giuđa đã giữ Lễ Vượt Qua cùng một số người dân Bắc Ysơraên đã đến Giêrusalem.[15] Sau khi giữ Lễ Vượt Qua, người dân phá hủy bàn thờ dâng tế lễ cho hình tượng và thần khác mà họ đã từng hầu việc bấy lâu nay.[16]

Ba năm sau, Asiri (Assyria), một cường quốc hùng mạnh lúc bấy giờ, đã xâm lược Bắc Ysơraên. Họ bao vây thủ đô Samari và chiếm lấy chỉ trong vòng 3 năm vây hãm. Bắc Ysơraên, nơi không giữ Lễ Vượt qua, đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào khoảng năm 721 TCN.[17] Kinh Thánh giải thích về nguyên nhân sâu xa khiến Bắc Ysơraên bị hủy diệt là vì họ đã phản bội giao ước của Đức Chúa Trời.[18]

Năm thứ 14 đời Êxêchia, quân đội Asiri cũng xâm lược Nam Giuđa, chinh phục nhiều thành ấp và tiến đến bao vây thủ đô Giêrusalem. Đức Chúa Trời đã hứa sự cứu rỗi cho Nam Giuđa, nơi giữ Lễ Vượt Qua nên Ngài đã sai thiên sứ đến tiêu diệt quân đội của Asiri. 185.000 quân lính bị giết chỉ trong một đêm và quân đội Asiri phải rút lui.[19] Nam Giuđa đã được bảo vệ khỏi tai vạ theo như lời hứa được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua và thoát khỏi nguy cơ diệt vong.

  • Thời đại Giôsia

Vương quốc Nam Giuđa sau thời vua Êxêchia đã không giữ Lễ Vượt Qua và lại dựng lên những hình tượng mà Êxêchia đã phá hủy. Giôsia, chắt của Êxêchia, là vua thứ 16 của nước Nam Giuđa, đã đọc sách luật pháp được tìm thấy trong khi sửa chữa đền thờ vào năm thứ 18 sau khi lên ngôi, và đã nhận ra Lễ Vượt Qua.[20] Sau khi Giôsia và dân sự quyết tâm giữ Lễ Vượt Qua, họ đã hủy phá các hình tượng mà họ từng không biết và hầu việc trong đền thờ của Đức Chúa Trời.[21] Khi giữ Lễ Vượt Qua xong, họ trừ diệt hết thảy mọi hình tượng thấy được trong đất Ysơraên và Giuđa. Từ thời các quan xét cho tới khi ấy, đã không hề có ai giữ Lễ Vượt Qua như Giôsia đã giữ. Vì thế, Giôsia được ghi chép trong Kinh Thánh là vị vua hết lòng, hết ý, hết sức mình làm theo trọn vẹn mọi luật pháp của Đức Chúa Trời.[22]

Lễ Vượt Qua thời đại Tân Ước

Nghi thức

Sau khi cử hành nghi thức rửa chân vào buổi tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch,[23] thì ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua.[24]

Lễ Vượt Qua giao ước mới của Đức Chúa Jêsus Christ

Đức Chúa Jêsus Christ giải phóng loài người khỏi thế gian tội ác thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Lịch sử dân Ysơraên được giải phóng khỏi xứ Êdíptô sau khi giữ Lễ Vượt Qua là lời tiên tri về việc Đức Chúa Jêsus Christ lập ra Lễ Vượt Qua giao ước mới để giải phóng nhân loại khỏi thế gian tội ác. Đức Chúa Jêsus Christ sai PhierơGiăng đi chuẩn bị Lễ Vượt Qua vào ngày người ta bắt chiên, tức ngày 14 tháng 1 thánh lịch.[25] Vào buổi tối hôm ấy, Đức Chúa Jêsus Christ đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ sau khi trực tiếp rửa chân cho họ tại phòng cao của Mác.[23] Đức Chúa Jêsus Christ đã phán rằng bánh của Lễ Vượt Qua là thịt Ngài, và rượu nho của Lễ Vượt Qua là huyết Ngài đã đổ ra cho nhiều người được tha tội,[24] và tuyên bố giao ước mới.


Ðến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.

- Luca 22:14-20


Đức Chúa Jêsus Christ đã nhấn mạnh về rượu nho của Lễ Vượt Qua rằng “Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta”, và cũng phán rằng rất muốn ăn Lễ Vượt Qua này. Điều này cho biết rằng Lễ Vượt Qua giao ước mới chính là trọng tâm của giao ước mới. Vào hôm sau ngày Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus Christ đã hy sinh trên thập tự giá với tư cách là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua. Quân lính La Mã đã đánh gãy xương của hai tên trộm cướp bị treo trên thập tự giá bên tả và bên hữu Đức Chúa Jêsus, nhưng Đức Chúa Jêsus không bị đánh gãy xương, mà bị đâm vào sườn bằng giáo. Điều này là sự ứng nghiệm lời tiên tri rằng chẳng nên bẻ gãy những xương của chiên Lễ Vượt Qua.[26]

Hội Thánh sơ khai giữ gìn giao ước mới

Lịch sử giữ Lễ Vượt Qua lần thứ hai trong đồng vắng Sinai vào năm kế tiếp sau khi dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô là lời tiên tri về sự các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai sẽ giữ Lễ Vượt qua giao ước mới vào buổi chiều tối ngày 14 tháng giêng thánh lịch hàng năm sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên. Sứ đồ Phaolô nhấn mạnh rằng chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua vì Đấng Christ đã hy sinh với tư cách là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua.[27] Sứ đồ còn rao truyền rằng mỗi khi ăn bánh và uống rượu nho vào đêm mà Đức Chúa Jêsus bị bắt, tức là vào đêm Lễ Vượt Qua thì kỷ niệm sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus và phải giữ Lễ Vượt Qua cho đến ngày Chúa đến.


Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp (Lễ Vượt Qua), lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta... Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.

- I Côrinhtô 11:23-26


Phước lành của Lễ Vượt Qua

Nước Thiên Đàng

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Lịch sử 40 năm trong đồng vắng của người dân Ysơraên sau khi ra khỏi xứ Êdíptô cho thấy trước những sự kiện sẽ xảy ra vào thời đại Tân Ước.[28] Người dân Ysơraên được giải phóng khỏi xứ Êdíptô sau khi giữ Lễ Vượt Qua, rồi trải qua cuộc sống đồng vắng trong 40 năm và đi vào xứ Canaan, lịch sử ấy chính là lời tiên tri về việc các thánh đồ thời đại Tân Ước được giải thoát khỏi thế gian tội ác nhờ giữ Lễ Vượt Qua, sau khi trải qua đồng vắng đức tin, họ sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng, là xứ Canaan phần linh hồn.[29][30]

Giống như không có bất cứ ghi chép nào về việc người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua cho đến tận trước khi họ đi vào xứ Canaan sau khi giữ Lễ Vượt Qua lần thứ hai trong đồng vắng Sinai, thì kể cả vào thời đại Tân Ước, Lễ Vượt Qua đã không được giữ trong suốt khoảng 1600 năm từ sau Hội nghị tôn giáo Nicaea vào năm 325. Dân Ysơraên đã giữ Lễ Vượt Qua ngay trước khi đi vào Canaan. Đây là lời tiên tri cho thấy rằng các thánh đồ thời đại Tân Ước sẽ khôi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới đã không được giữ trong suốt khoảng thời gian dài, ngay trước khi đi vào Nước Thiên Đàng, là xứ Canaan trên trời.[31] Giống như dân Ysơraên đã giữ Lễ Vượt Qua rồi được đi vào Canaan, các thánh đồ giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới vào thời đại Tân Ước mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng là xứ Canaan phần linh hồn.

Sự tha tội

Kinh Thánh chép rằng nhân loại phải chịu sự chết vì tội lỗi.[32] Nhân loại không thể tránh khỏi sự chết, suốt đời bị trói buộc và làm nô lệ cho tội lỗi.[33] Con đường duy nhất được giải phóng khỏi tội lỗi là nhờ vào công lao huyết quý báu của Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá.[34] Đức Chúa Jêsus Christ phán rằng rượu nho của Lễ Vượt Qua chính là huyết Ngài đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Vì thế, chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua thì mới được nhận lấy huyết của Đấng Christ và được nhận sự tha tội. Người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua vào thời đại Cựu Ước rồi được giải phóng khỏi Êdíptô, giống như vậy người giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới vào thời đại Tân Ước sẽ được giải phóng khỏi thế gian tội ác.[35]

Sự sống đời đời

Nếu tội lỗi - nguyên nhân dẫn đến sự chết, bị biến mất đi thì chúng ta sẽ được sự sống đời đời. Vì thế, nếu được nhận sự tha tội thì sẽ được nhận phước lành sự sống đời đời. Bởi đó, Đức Chúa Jêsus Christ đã phán rằng ai ăn thịt và uống huyết Ngài bằng cách giữ gìn Lễ Vượt Qua giao ước mới thì được sự sống đời đời.


Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.

- Giăng 6:53-54


Sở dĩ Ngài ban sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới là vì Nước Thiên Đàng - nơi mà nhân loại đang trông mong chính là nơi không có sự chết.[36] Bằng thân thể sự chết không thể tránh khỏi cái chết vào một lúc nào đó thì không thể đi vào Nước Thiên Đàng, nên Đức Chúa Trời mới ban cho người dân của Ngài phước lành sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Người dân Nam Giuđa đã hủy phá hình tượng sau khi giữ Lễ Vượt Qua vào thời đại Êxêchia.

Tai vạ vượt qua

Lễ Vượt Qua là dấu quyền năng của Đức Chúa Trời khiến cho tai vạ vượt qua. Trong Kinh Thánh có ghi chép lịch sử người dân của Đức Chúa Trời được bảo vệ khỏi tai vạ sau khi giữ Lễ Vượt Qua. Dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua vào đương thời Xuất Êdíptô đã được bảo hộ trong tai vạ giết chết các con đầu lòng,[37] khi quân đội Asiri tấn công vương quốc Nam Giuđa, vua Êxêchia và dân Giuđa đã giữ Lễ Vượt Qua nên được bảo hộ bởi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.[15][19]

Vào thời đại Tân Ước, những người giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới được bảo vệ khỏi tai vạ cuối cùng. Người nào ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus Christ thông qua bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua sẽ là sở hữu của Đức Chúa Trời vì được ở trong Đức Chúa Trời.[38] Đức Chúa Trời đã hứa rằng sẽ bảo hộ những người thuộc sở hữu của Ngài khỏi tai vạ.[39]

Làm hoàn thành điều răn thứ nhất

Lời “Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác” là điều răn thứ nhất trong Mười Điều Răn, có bao gồm mệnh lệnh rằng chớ hầu việc thần khác và chỉ hầu việc Đức Chúa Trời mà thôi. Lễ Vượt Qua là lẽ thật đặc biệt khiến cho các thần khác bị hủy diệt và chỉ còn lại Đức Chúa Trời. Ấy là vì từ thời Xuất Êdíptô, Lễ Vượt qua đã được thiết lập như là ngày giáng hình phạt xuống các thần khác.[37] Khi tất cả các thần khác bị xét đoán bởi Lễ Vượt Qua, thì chỉ còn lại Đức Chúa Trời, nếu nhận biết và giữ Lễ Vượt Qua thì sẽ không hầu việc các thần khác mà chỉ hầu việc Đức Chúa Trời thôi. Lịch sử các thần của Êdíptô bị hủy diệt vào đêm Lễ Vượt Qua trong thời đại Môise và lịch sử các hình tượng bị trừ diệt, người dân chỉ hầu việc Đức Chúa Trời sau khi giữ Lễ Vượt Qua vào thời đại Êxêchia và Giôsia là các sự việc điển hình. Ngay cả vào thời đại Tân Ước, nếu giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới thì có thể giữ trọn vẹn điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời.

Xem thêm

Video liên quan

  • 총회장 김주철 목사 설교: 지키라 분부하신 유월절 성만찬


  • Church of God TUBE 공식 채널 영상: 믿음의 목적과 유월절


Chú thích

  1. "פֶּסַח", 《네이버 고대 히브리어사전》
  2. "פָּסַח", 《네이버 고대 히브리어사전》
  3. “신명기 16:1-7”. 아빕월을 지켜 네 하나님 여호와의 유월절 예식을 행하라 이는 아빕월에 네 하나님 여호와께서 밤에 너를 애굽에서 인도하여 내셨음이라 여호와께서 그 이름을 두시려고 택하신 곳에서 우양으로 네 하나님 여호와께 유월절 제사를 드리되 유교병을 그것과 아울러 먹지 말고 ... 또 네가 첫날 해 질 때에 제사드린 고기를 밤을 지내어 아침까지 두지 말 것이며 유월절 제사를 네 하나님 여호와께서 네게 주신 각 성에서 드리지 말고 오직 네 하나님 여호와께서 그 이름을 두시려고 택하신 곳에서 네가 애굽에서 나오던 시각 곧 초저녁 해 질 때에 드리고 네 하나님 여호와께서 택하신 곳에서 그 고기를 구워 먹고 아침에 네 장막으로 돌아갈 것이니라
  4. “민수기 9:11-12”. 어린양에 무교병과 쓴 나물을 아울러 먹을 것이요 아침까지 그것을 조금도 남겨 두지 말며 그 뼈를 하나도 꺾지 말아서 유월절 모든 율례대로 지킬 것이니라
  5. “출애굽기 12:42-47”. 여호와께서 모세와 아론에게 이르시되 유월절 규례가 이러하니라 ... 한 집에서 먹되 그 고기를 조금도 집 밖으로 내지 말고 뼈도 꺾지 말지며 이스라엘 회중이 다 이것을 지킬지니라
  6. “출애굽기 12:5-11”. 너희 어린양은 흠 없고 일 년 된 수컷으로 하되 ... 이달 십사 일까지 간직하였다가 해 질 때에 이스라엘 회중이 그 양을 잡고 그 피로 양을 먹을 집 문 좌우 설주와 인방에 바르고 그 밤에 그 고기를 불에 구워 무교병과 쓴 나물과 아울러 먹되 ... 이것이 여호와의 유월절이니라
  7. “출애굽기 12:29-30”. 밤중에 여호와께서 애굽 땅에서 모든 처음 난 것 곧 위에 앉은 바로의 장자로부터 옥에 갇힌 사람의 장자까지와 생축의 처음 난 것을 다 치시매 ... 애굽에 큰 호곡이 있었으니 이는 그 나라에 사망치 아니한 집이 하나도 없었음이었더라
  8. “출애굽기 40:17”. 제 이년 정월 곧 그 달 초일일에 성막을 세우니라
  9. “민수기 9:1-5”. 애굽 땅에서 나온 다음 해 정월에 여호와께서 시내 광야에서 모세에게 일러 가라사대 이스라엘 자손으로 유월절을 그 정기에 지키게 하라 ... 그들이 정월 십사 일 해 질 때에 시내 광야에서 유월절을 지켰으되 이스라엘 자손이 여호와께서 모세에게 명하신 것을 다 좇아 행하였더라
  10. “민수기 9:9-13”. 여호와께서 모세에게 일러 가라사대 이스라엘 자손에게 고하여 이르라 너희나 너희 후손 중에 시체로 인하여 부정케 되든지 먼 여행 중에 있든지 할지라도 다 여호와 앞에 마땅히 유월절을 지키되 이월 십사 일 해 질 때에 그것을 지켜서 ... 유월절 모든 율례대로 지킬 것이니라 그러나 사람이 정결도 하고 여행 중에도 있지 아니하면서 유월절을 지키지 아니하는 자는 그 백성 중에서 끊쳐지리니
  11. “민수기 14:29-30”. 너희 시체가 이 광야에 엎드러질 것이라 너희 이십 세 이상으로 계수함을 받은 자 곧 나를 원망한 자의 전부가 여분네의 아들 갈렙과 눈의 아들 여호수아 외에는 내가 맹세하여 너희로 거하게 하리라 한 땅에 결단코 들어가지 못하리라
  12. “여호수아 5:2-5”. 여호와께서 여호수아에게 이르시되 너는 부싯돌로 칼을 만들어 이스라엘 자손들에게 다시 할례를 행하라 하시매 ... 여호수아가 할례를 시행한 까닭은 이것이니 애굽에서 나온 모든 백성 중 남자 곧 모든 군사는 애굽에서 나온 후 광야 노중에서 죽었는데 그 나온 백성은 다 할례를 받았으나 오직 애굽에서 나온 후 광야 노중에서 난 자는 할례를 받지 못하였음이라
  13. “출애굽기 12:48”. 너희와 함께 거하는 타국인이 여호와의 유월절을 지키고자 하거든 그 모든 남자는 할례를 받은 후에야 가까이하여 지킬지니 곧 그는 본토인과 같이 될 것이나 할례 받지 못한 자는 먹지 못할 것이니라
  14. “여호수아 5:10-12”. 이스라엘 자손들이 길갈에 진 쳤고 그달 십사 일 저녁에는 여리고 평지에서 유월절을 지켰고 ... 이스라엘 사람들이 다시는 만나를 얻지 못하였고 그해에 가나안 땅의 열매를 먹었더라
  15. 15,0 15,1 “역대하 30:1-12”. 히스기야가 온 이스라엘과 유다에 보내고 또 에브라임과 므낫세에 편지를 보내어 예루살렘 여호와의 전에 와서 이스라엘 하나님 여호와를 위하여 유월절을 지키라 하니라 ... 보발꾼이 에브라임과 므낫세 지방 각 성에 두루 다녀 스불론까지 이르렀으나 사람들이 저희를 조롱하며 비웃었더라 그러나 아셀과 므낫세와 스불론 중에서 몇 사람이 스스로 겸비하여 예루살렘에 이르렀고 하나님이 또한 유다 사람들을 감동시키사 저희로 왕과 방백들이 여호와의 말씀대로 전한 명령을 일심으로 준행하게 하셨더라
  16. “역대하 31:1”. 이 모든 일이 마치매 거기 있는 이스라엘 무리가 나가서 유다 여러 성읍에 이르러 주상을 깨뜨리며 아세라 목상을 찍으며 유다와 베냐민과 에브라임과 므낫세 온 땅에서 산당과 단을 제하여 멸하고 이스라엘 모든 자손이 각각 그 본성 기업으로 돌아갔더라
  17. 최창모, "북이스라엘의 역사", 《이스라엘사》, 미래엔, 2007, "기원전 925년 솔로몬 사후 등극한 여로보암 왕으로부터 721년 아시리아로부터 멸망당할 때 마지막 왕인 호세아에 이르기까지 약 200년을 유지해 온 북이스라엘 왕조는 모두 19명의 왕을 낳았다."
  18. “열왕기하 18:9-12”. 히스기야왕 사 년 곧 이스라엘 왕 엘라의 아들 호세아 칠 년에 앗수르 왕 살만에셀이 사마리아로 올라와서 에워쌌더라 삼 년 후에 그 성이 함락되니 곧 히스기야의 육 년이요 이스라엘 왕 호세아의 구 년이라 사마리아가 함락되매 앗수르 왕이 이스라엘을 사로잡아 앗수르에 이르러 할라와 고산 하볼 하숫가와 메대 사람의 여러 성읍에 두었으니 이는 저희가 그 하나님 여호와의 말씀을 준행치 아니하고 그 언약을 배반하고 여호와의 종 모세의 모든 명한 것을 거스려 듣지도 아니하며 행치도 아니하였음이더라
  19. 19,0 19,1 “열왕기하 19:30-35”. 남은 자는 예루살렘에서부터 나올 것이요 피하는 자는 시온산에서부터 나오리니 ... 여호와께서 앗수르 왕을 가리켜 이르시기를 저가 이 성에 이르지 못하며 이리로 살을 쏘지 못하며 ... 오던 길로 돌아가고 이 성에 이르지 못하리라 하셨으니 이는 여호와의 말씀이시라 내가 나와 나의 종 다윗을 위하여 이 성을 보호하여 구원하리라 하셨나이다 하였더라 이 밤에 여호와의 사자가 나와서 앗수르 진에서 군사 십팔만 오천을 친지라 아침에 일찌기 일어나 보니 다 송장이 되었더라
  20. “열왕기하 22:3-11”. 요시야왕 십팔 년에 ... 그 전을 수리하게 하라 하니라 ... 대제사장 힐기야가 서기관 사반에게 이르되 내가 여호와의 전에서 율법책을 발견하였노라 하고 ... 왕이 율법책의 말을 듣자 곧 그 옷을 찢으니라
  21. “열왕기하 23:3-4”. 왕이 대 위에 서서 여호와 앞에서 언약을 세우되 마음을 다하고 성품을 다하여 여호와를 순종하고 그 계명과 법도와 율례를 지켜 이 책에 기록된 이 언약의 말씀을 이루게 하리라 하매 백성이 다 그 언약을 좇기로 하니라 왕이 대제사장 힐기야와 모든 버금 제사장들과 문을 지킨 자들에게 명하여 바알과 아세라와 하늘의 일월성신을 위하여 만든 모든 기명을 여호와의 전에서 내어다가 예루살렘 바깥 기드론 밭에서 불사르고 그 재를 벧엘로 가져가게 하고
  22. “열왕기하 23:21-25”. 왕이 뭇 백성에게 명하여 가로되 이 언약책에 기록된 대로 너희의 하나님 여호와를 위하여 유월절을 지키라 하매 사사가 이스라엘을 다스리던 시대부터 ... 이렇게 유월절을 지킨 일이 없었더니 요시야왕 십팔 년에 예루살렘에서 여호와 앞에 이 유월절을 지켰더라 요시야가 또 유다 땅과 예루살렘에 보이는 신접한 자와 박수와 드라빔과 우상과 모든 가증한 것을 다 제하였으니 ... 요시야와 같이 마음을 다하며 성품을 다하며 힘을 다하여 여호와를 향하여 모세의 모든 율법을 온전히 준행한 임금은 요시야 전에도 없었고 후에도 그와 같은 자가 없었더라
  23. 23,0 23,1 “요한복음 13:4-15”. 대야에 물을 담아 제자들의 발을 씻기시고 ... 내가 주와 또는 선생이 되어 너희 발을 씻겼으니 너희도 서로 발을 씻기는 것이 옳으니라 내가 너희에게 행한 것같이 너희도 행하게 하려 하여 본을 보였노라
  24. 24,0 24,1 “마태복음 26:19-28”. 제자들이 예수의 시키신 대로 하여 유월절을 예비하였더라 저물 때에 예수께서 열두 제자와 함께 앉으셨더니 ... 저희가 먹을 때에 예수께서 떡을 가지사 축복하시고 떼어 제자들을 주시며 가라사대 받아 먹으라 이것이 내 몸이니라 하시고 또 잔을 가지사 사례하시고 저희에게 주시며 가라사대 너희가 다 이것을 마시라 이것은 죄 사함을 얻게 하려고 많은 사람을 위하여 흘리는바 나의 피 곧 언약의 피니라
  25. “누가복음 22:7-8”. 유월절 양을 잡을 무교절일이 이른지라 예수께서 베드로와 요한을 보내시며 가라사대 가서 우리를 위하여 우리로 먹게 하라
  26. “요한복음 19:32-36”. 군병들이 가서 예수와 함께 못 박힌 첫째 사람과 또 그 다른 사람의 다리를 꺾고 예수께 이르러는 이미 죽은 것을 보고 다리를 꺾지 아니하고 그 중 한 군병이 창으로 옆구리를 찌르니 곧 피와 물이 나오더라 ... 이 일이 이룬 것은 그 뼈가 하나도 꺾이우지 아니하리라 한 성경을 응하게 하려 함이라
  27. “고린도전서 5:7-8”. 우리의 유월절 양 그리스도께서 희생이 되셨느니라 이러므로 우리가 명절[유월절]을 지키되
  28. “고린도전서 10:1-11”. 그러나 저희의 다수를 하나님이 기뻐하지 아니하신 고로 저희가 광야에서 멸망을 받았느니라 ... 저희에게 당한 이런 일이 거울이 되고 또한 말세를 만난 우리의 경계로 기록하였느니라
  29. “히브리서 3:15-19”. 성경에 일렀으되 오늘날 너희가 그의 음성을 듣거든 노하심을 격동할 때와 같이 너희 마음을 강퍅케 하지 말라 하였으니 듣고 격노케 하던 자가 누구뇨 모세를 좇아 애굽에서 나온 모든 이가 아니냐 또 하나님이 사십 년 동안에 누구에게 노하셨느뇨 범죄하여 그 시체가 광야에 엎드러진 자에게가 아니냐 또 하나님이 누구에게 맹세하사 그의 안식에 들어오지 못하리라 하셨느뇨 곧 순종치 아니하던 자에게가 아니냐 이로 보건대 저희가 믿지 아니하므로 능히 들어가지 못한 것이라
  30. “히브리서 4:6-11”. 그러면 거기 들어갈 자들이 남아 있거니와 복음 전함을 먼저 받은 자들은 순종치 아니함을 인하여 들어가지 못하였으므로 ... 그런즉 안식할 때가 하나님의 백성에게 남아 있도다 이미 그의 안식에 들어간 자는 하나님이 자기 일을 쉬심과 같이 자기 일을 쉬느니라 그러므로 우리가 저 안식에 들어가기를 힘쓸지니 이는 누구든지 저 순종치 아니하는 본에 빠지지 않게 하려 함이라
  31. “이사야 25:6-9”. 만군의 여호와께서 이 산에서 만민을 위하여 기름진 것과 오래 저장하였던 포도주로 연회를 베푸시리니 ... 사망을 영원히 멸하실 것이라 ... 그날에 말하기를 이는 우리의 하나님이시라 우리가 그를 기다렸으니 그가 우리를 구원하시리로다 이는 여호와시라 우리가 그를 기다렸으니 우리는 그 구원을 기뻐하며 즐거워하리라 할 것이며
  32. “로마서 6:23”. 죄의 삯은 사망이요 하나님의 은사는 그리스도 예수 우리 주 안에 있는 영생이니라
  33. “요한복음 8:34”. 예수께서 대답하시되 진실로 진실로 너희에게 이르노니 죄를 범하는 자마다 죄의 종이라
  34. “에베소서 1:7”. 우리가 그리스도 안에서 그의 은혜의 풍성함을 따라 그의 피로 말미암아 구속 곧 죄 사함을 받았으니
  35. “로마서 8:1-2”. 그러므로 이제 그리스도 예수 안에 있는 자에게는 결코 정죄함이 없나니 이는 그리스도 예수 안에 있는 생명의 성령의 법이 죄와 사망의 법에서 너를 해방하였음이라
  36. “요한계시록 21:1-4”. 또 내가 새 하늘과 새 땅을 보니 ... 모든 눈물을 그 눈에서 씻기시매 다시 사망이 없고 애통하는 것이나 곡하는 것이나 아픈 것이 다시 있지 아니하리니 처음 것들이 다 지나갔음이러라
  37. 37,0 37,1 “출애굽기 12:11-13”. 이것이 여호와의 유월절이니라 내가 그 밤에 애굽 땅에 두루 다니며 사람과 짐승을 무론하고 애굽 나라 가운데 처음 난 것을 다 치고 애굽의 모든 신에게 벌을 내리리라 나는 여호와로라 내가 애굽 땅을 칠 때에 그 피가 너희의 거하는 집에 있어서 너희를 위하여 표적이 될지라 내가 피를 볼 때에 너희를 넘어가리니 재앙이 너희에게 내려 멸하지 아니하리라
  38. “요한복음 6:56”. 내 살을 먹고 내 피를 마시는 자는 내 안에 거하고 나도 그 안에 거하나니
  39. “이사야 43:1-2”. 너는 두려워 말라 내가 너를 구속하였고 내가 너를 지명하여 불렀나니 너는 내 것이라 네가 물 가운데로 지날 때에 내가 함께할 것이라 강을 건널 때에 물이 너를 침몰치 못할 것이며 네가 불 가운데로 행할 때에 타지도 아니할 것이요 불꽃이 너를 사르지도 못하리니