Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thờ phượng Chúa nhật (Thờ phượng Chủ nhật)”

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33: Dòng 33:
Ý nghĩa của những câu Kinh Thánh được dùng làm căn cứ cho sự thờ phượng Chúa nhật (thờ phượng Chủ nhật) trong các hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật ngày nay như sau.  
Ý nghĩa của những câu Kinh Thánh được dùng làm căn cứ cho sự thờ phượng Chúa nhật (thờ phượng Chủ nhật) trong các hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật ngày nay như sau.  
*'''Ngày của Chúa trong Khải Huyền 1:10'''
*'''Ngày của Chúa trong Khải Huyền 1:10'''
{{인용문5 |내용=Nhằm '''ngày của Chúa''', tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu vang, như tiếng loa. |출처=[https://vi.wikisource.org/wiki/Kh%E1%BA%A3i_huy%E1%BB%81n/1Khải Huyền 1:10]}}  
{{인용문5 |내용=Nhằm '''ngày của Chúa''', tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu vang, như tiếng loa. |출처=[https://vi.wikisource.org/wiki/Kh%E1%BA%A3i_huy%E1%BB%81n/1 Khải Huyền 1:10]}}  
:“Chúa nhật” nghĩa là “Ngày của Chúa”, thế mà các hội thánh giữ thờ phượng vào Chủ nhật chủ trương rằng “Ngày của Chúa” trong câu trên là Chủ nhật. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh không có chỗ nào chép rằng Chủ nhật - ngày thứ nhất trong tuần là ngày của Chúa cả. Ngày của Chúa trong Kinh Thánh là ngày Sabát chứ không phải Chủ nhật.
:“Chúa nhật” nghĩa là “Ngày của Chúa”, thế mà các hội thánh giữ thờ phượng vào Chủ nhật chủ trương rằng “Ngày của Chúa” trong câu trên là Chủ nhật. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh không có chỗ nào chép rằng Chủ nhật - ngày thứ nhất trong tuần là ngày của Chúa cả. Ngày của Chúa trong Kinh Thánh là ngày Sabát chứ không phải Chủ nhật.
:Trong sách Khải Huyền, “Chúa” là Đức Chúa Jêsus, thế mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ về Ngài mà phán rằng “Ngài là Chúa của ngày Sabát”.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/12|title=Mathiơ 12:8|quote=vì Con người là Chúa ngày Sabát.|url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/6|title=Luca 6:5|quote=Ngài lại phán rằng: Con người cũng là Chúa ngày Sabát.|url-status=live}}</ref> Nói cách khác, ngày Sabát chính là ngày của Đức Chúa Jêsus. Ngày của Chúa trong thời đại Cựu Ước cũng là ngày Sabát.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Xu%E1%BA%A5t_%C3%8A-d%C3%ADp-t%C3%B4_k%C3%BD/Ch%C6%B0%C6%A1ng_31|title=Xuất Êdíptô Ký 31:12-13|quote=Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày '''Sabát Ta''', vì là một dấu giữa Ta và các ngươi.|url-status=live}}</ref> Ngày Sabát là ngày thứ bảy trong tuần, tương ứng với Thứ Bảy ngày nay. Đây là điều mà kể cả giáo hội công giáo La Mã cũng công nhận.<ref>Park Do Sik, 《Những người làm gì》, Nhà xuất bản Thiên Chúa giáo, năm 1999, trang 405, “Nhưng tại đây có một điều tôi muốn nói là “Ngày Sabát” nghĩa là ngày nghỉ ngơi, là ngày cuối cùng mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi Ngài sáng tạo vũ trụ, tức là Thứ Bảy. Cho nên, trên lịch dạo này thì Thứ Bảy được biểu hiện là cuối tuần.”</ref>
:Trong sách Khải Huyền, “Chúa” là Đức Chúa Jêsus, thế mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ về Ngài mà phán rằng “Ngài là Chúa của ngày Sabát”.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Ma-thi-%C6%A1/12|title=Mathiơ 12:8|quote=vì Con người là Chúa ngày Sabát.|url-status=live}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Lu-ca/6|title=Luca 6:5|quote=Ngài lại phán rằng: Con người cũng là Chúa ngày Sabát.|url-status=live}}</ref> Nói cách khác, ngày Sabát chính là ngày của Đức Chúa Jêsus. Ngày của Chúa trong thời đại Cựu Ước cũng là ngày Sabát.<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikisource.org/wiki/Xu%E1%BA%A5t_%C3%8A-d%C3%ADp-t%C3%B4_k%C3%BD/Ch%C6%B0%C6%A1ng_31|title=Xuất Êdíptô Ký 31:12-13|quote=Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày '''Sabát Ta''', vì là một dấu giữa Ta và các ngươi.|url-status=live}}</ref> Ngày Sabát là ngày thứ bảy trong tuần, tương ứng với Thứ Bảy ngày nay. Đây là điều mà kể cả giáo hội công giáo La Mã cũng công nhận.<ref>Park Do Sik, 《Những người làm gì》, Nhà xuất bản Thiên Chúa giáo, năm 1999, trang 405, “Nhưng tại đây có một điều tôi muốn nói là “Ngày Sabát” nghĩa là ngày nghỉ ngơi, là ngày cuối cùng mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi Ngài sáng tạo vũ trụ, tức là Thứ Bảy. Cho nên, trên lịch dạo này thì Thứ Bảy được biểu hiện là cuối tuần.”</ref>

Phiên bản lúc 05:14, ngày 12 tháng 3 năm 2024

Thánh Lễ Chúa nhật tại giáo đường Công giáo

Thờ phượng Chúa nhật (主日禮拜, Lord's Day worship hoặc Sunday worship) là từ nói về lễ thờ phượng chính thức được giữ vào Chủ nhật, là ngày thứ nhất trong tuần trong hội thánh Tin Lành. Còn trong giáo hội Công giáo (Thiên Chúa giáo) thì được gọi là Thánh lễ Chúa nhật (主日missa, Sunday Mass). Các hội thánh đang giữ thờ phượng Chúa nhật chủ trương rằng vì Chủ nhật là ngày phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ và ngày giáng lâm của Thánh Linh nên ngày Sabát của Cựu Ước đã được đổi thành Chủ nhật.[1][2] Tuy nhiên trong Kinh Thánh không hề có lời dạy rằng ngày Sabát đã được đổi thành Chủ nhật. Chủ nhật vốn là ngày thánh của đạo Mithra, tôn giáo thờ thần mặt trời,[3] và lễ thờ phượng Chủ nhật được hình thành khi phong tục ngoại đạo ấy du nhập vào Cơ đốc giáo.[4]

Nguồn gốc của thờ phượng Chúa nhật

Việc thờ phượng Chúa nhật được bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 2, khi hội thánh La Mã chấp nhận lấy Chủ nhật là ngày thánh của đạo thần mặt trời La Mã làm ngày thờ phượng. Sau đó, điều này đã được xác lập vào năm 321, khi Hoàng đế Constantine ban hành sắc lệnh nghỉ Chủ nhật.

Sự biến chất của hội thánh La Mã

Cơ đốc giáo thời kỳ đầu bị đế quốc La Mã đàn áp nghiêm trọng. Đế quốc La Mã thù ghét những người Giuđa không theo mệnh lệnh của đế quốc với lý do tín ngưỡng duy nhất của họ. Thế mà, Cơ Đốc giáo tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa duy nhất, và cũng giữ ngày Sabát cùng ngày với người Giuđa. Vì thế, họ đã bị người La Mã coi là một nhánh của giáo Giuđa.[5][6] Thêm vào đó, chính quyền La Mã đã coi những người Giuđa và Cơ Đốc nhân từ chối tôn kính hoàng đế và không tham dự các sự kiện quốc gia là kẻ phản bội.[7][8]

Mặt khác, có một tôn giáo được hoan nghênh bởi người La Mã lúc bấy giờ, chính là “đạo Mithra”, tôn kính thần mặt trời Mithra. Đạo Mithra bắt nguồn từ đạo Zoroaster của nước Pherơsơ, và du nhập vào La Mã khoảng thế kỷ thứ 1 TCN. Mithra chủ yếu được tôn thờ trong quân đội, sau đó được nâng lên thành thần bảo hộ cho đế quốc và hoàng đế, trở thành vị thần có ảnh hưởng nhất ở La Mã.[9] Ngày thánh của đạo Mithra là Chủ nhật (Sunday).[3]

Vào đầu thế kỷ thứ 2, khi các sứ đồ đều đã qua đời, hội thánh La Mã đã lấy Chủ nhật, ngày mà người La Mã coi là thiêng liêng, làm ngày thờ phượng với ý muốn thoát khỏi sự bức hại của đế quốc.[10] Hội thánh La Mã đã cố gắng phân biệt Cơ Đốc giáo với giáo Giuđa vốn giữ ngày Sabát, bằng cách thờ phượng vào Chủ nhật. Hơn nữa, họ viện dẫn sự thật rằng Đức Chúa Jêsus đã phục sinh vào Chủ nhật để hợp lý hóa việc thờ phượng Chủ nhật. Do đó, hội thánh La Mã và một số hội thánh dưới sự ảnh hưởng của hội thánh La Mã đã chấp nhận thờ phượng vào Chủ nhật, nhưng các hội thánh Đông phương vẫn giữ ngày thứ bảy Sabát theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh.[11][12]

Lệnh nghỉ Chủ nhật

Năm 313, Hoàng đế Constantine ban hành sắc lệnh Milan với nội dung công nhận tất cả các tôn giáo đều bình đẳng. Cơ Đốc giáo đã trải qua một bước ngoặt lớn. Hoàng đế Constantine dần dần áp dụng chính sách ủng hộ Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, Constantine không hoàn toàn cải đạo sang Cơ Đốc giáo. Ông đã cố ý coi Đấng Christ là thần đồng nhất với thần mặt trời Mithra, và cho đến tận khi qua đời cũng không từ bỏ danh hiệu “Pontifex Maximus (chức vụ thầy tế lễ cao nhất trong giới tôn giáo La Mã)”.[4] Các nhà sử học nhận định rằng hoàng đế Constantine đã lựa chọn Cơ Đốc giáo như một phương tiện chính trị để thống nhất đế quốc.[13] Ngay cả trong lệnh nghỉ Chủ nhật được tuyên bố vào năm 321 cũng có ý định như vậy.

Vào năm 321, khi Constantine quy định ngày thứ nhất trong tuần là ngày nghỉ, ông đã đặt tên ngày đó là “ngày tôn kính thần mặt trời” (Sunday). … Mọi quan án, thị dân và người thợ phải nghỉ vào Chủ nhật là ngày mặt trời tôn nghiêm! ... Ngày 7 tháng 3 năm 321 SCN. Sắc lệnh của Constantine
— A Lion Handbook, 《The History of Christianity》, Song Kwang Taek dịch, NXB Lời Sự Sống, 1997, trang 131-144

Khi xem xét biểu hiện “ngày tôn kính mặt trời” và “ngày mặt trời tôn nghiêm”, chúng ta có thể đoán được lý do ông ban hành lệnh nghỉ Chủ nhật, thực chất là “để quan tâm đến những tín đồ đạo Mithra (thần mặt trời), chiếm đa số người La Mã đương thời đó”. Việc thờ phượng vào Chủ nhật là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa hội thánh La Mã và đạo thần mặt trời. Lệnh nghỉ Chủ nhật khiến kể cả các hội thánh Đông phương vốn tuân thủ ngày Sabát cũng bị khuất phục trước đạo thần mặt trời, khiến ngày Sabát bị biến mất, dẫn đến sự thờ phượng Chủ nhật đã hoàn toàn nắm giữ vị trí.[14]

Quan điểm theo từng giáo phái

Giáo hội công giáo La Mã

Ngày nay, giáo hội công giáo La Mã quy định tại điều 1247 trong luật giáo hội rằng “Các tín đồ có nghĩa vụ phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật”.[15] Họ lấy Khải Huyền 1:10 làm căn cứ cho sự thờ phượng vào Chủ nhật. Chủ nhật là “tên của ngày thứ nhất trong tuần và ban đầu là ngày tôn kính mặt trời (sun)”, nhưng các Cơ Đốc nhân lại cho rằng “Chủ nhật là ngày của Chúa với mục đích dâng lễ”. Họ chủ trương rằng Cơ Đốc giáo thời kỳ đầu đã kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ và sự giáng lâm của Thánh Linh vào Chủ nhật thay cho ngày Sabát.[2] Trong Đại Từ điển Công giáo có chép rằng “Tên gọi của Chủ nhật (ngày của mặt trời, die solis) bắt nguồn từ Ai Cập đã được chấp nhận, các giáo phụ giải thích rằng vào ngày này, Đức Chúa Trời đã tạo ra sự sáng từ bóng tối và Đấng Christ đã phục sinh khỏi sự tối tăm của sự chết”.[16]
Giáo hội công giáo La Mã cũng thừa nhận sự thật rằng không thể tìm thấy căn cứ của việc thờ phượng Chúa nhật trong Kinh Thánh, và ngày thờ phượng trong Kinh Thánh không phải là Chủ nhật.

Hãy xem một ví dụ về nghĩa vụ phải giữ ngày Chúa nhật một cách chí thánh. Chẳng phải thờ phượng ngày này là việc làm thiêng liêng nhất của chúng ta sao? Nhưng nếu đọc Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền, chúng ta không tìm ra được một dòng nào cho phép sự thánh hóa Chủ nhật. Kinh Thánh bắt buộc phải thờ phượng Thứ Bảy - ngày mà chúng ta không bao giờ thánh hóa.
— James C. Gibons, 《The Faith of Our Fathers》, Jang Myeon dịch, NXB Catholic, 1998, trang 108

Hơn nữa, hội thánh Tin Lành đã phản đối giáo lý và sự tham nhũng của Công giáo, đồng thời dấy lên cuộc cải cách rồi tách ra khỏi Công giáo, vừa nói rằng mình tuân theo Kinh Thánh và không thể hiểu được việc giữ lễ thờ phượng vào Chủ nhật không có trong Kinh Thánh, vừa làm sáng tỏ rằng thờ phượng Chủ nhật chính là giáo lý được lập ra bởi chính quyền của giáo hội Công giáo.

Nhưng bởi vì Thứ Bảy, chứ không phải là Chủ nhật, đã được nói rõ trong Kinh Thánh rồi, nên thật là khó hiểu khi những người tự xưng rằng mình tuân theo Kinh Thánh, chứ không thuộc Công giáo lại thờ phượng Chủ nhật thay vì Thứ Bảy. Thật sự là mâu thuẫn! Nhưng thật ra điều này đã trở nên thói quen phổ biến vào khoảng 15 thế kỷ trước khi đạo Tin Lành ra đời rồi. Họ (đạo Tin Lành) vẫn tiếp tục giữ theo thói quen này, mặc dù Chủ nhật dựa trên quyền lực Công giáo chứ không dựa vào minh chứng trong Kinh Thánh.
— John O’Brien, 《The Faith of Millions》, Jeong Jin Seok dịch, Nhà xuất bản Catholic, 2006, trang 600

Đạo tin lành

Giáo hội Trưởng lão Hàn Quốc, một hệ phái Tin Lành, quy định rằng phải giữ Chủ nhật nên thánh trong cuốn “Tấm gương thờ phượng” của Hiến pháp tổng hội.[17] Theo sách giáo lý <Bản tuyên xưng đức tin của Westminster>, dựa trên I Côrinhtô 16:2, hay Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7 liên quan đến ngày thờ phượng, đã được giải thích như sau. Đức Chúa Trời đã đặc biệt quy định một ngày trong bảy ngày làm ngày thờ phượng và phán lệnh rằng hãy giữ đặng làm nên ngày thánh. Dù từ lúc sáng thế đến khi Đấng Christ phục sinh, thì ngày Sabát là ngày cuối cùng của một tuần. Nhưng sau đó đã được đổi thành ngày thứ nhất trong tuần sau khi Đấng Christ phục sinh.[18] Đây là chủ trương giải thích Kinh Thánh một cách sai lầm theo quan điểm của Công giáo.

Quan điểm Kinh Thánh

Ngày thờ phượng trong Kinh Thánh là ngày Sabát

Ngày thờ phượng hàng tuần mà Đức Chúa Trời đã định ra là ngày thứ bảy Sabát, tương ứng với Thứ bảy theo hệ thống các ngày trong tuần ngày nay. Ngày Sabát là ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo, ngày Đức Chúa Trời ban phước và đặt là ngày thánh sau khi Ngài kết thúc 6 ngày sáng tạo và nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy.[19] Một số người coi ngày Sabát chỉ đơn thuần là luật pháp Cựu Ước, nhưng trên thực tế, đó là ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo đã được thiết lập từ ban đầu, trước khi có luật pháp. Vào thời đại Môise, Đức Chúa Trời đã phán lệnh “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” như là điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn.[20] Ngày Sabát là luật lệ tuyệt đối đến mức được quy định rằng kẻ nào làm ô uế ngày đó sẽ bị xử tử.[21][22]

Đức Chúa Jêsus cũng giữ ngày Sabát của giao ước mới bởi sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.[23][24] Về điều này, Ngài đã phán rằng “Ta đã làm gương cho các ngươi”,[25] và dặn họ phải giữ ngày Sabát cho đến ngày tận thế.[26] Do đó, các sứ đồ và các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai đều đã giữ ngày Sabát kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus hy sinh trên thập tự giá.[27] Họ đã làm như vậy kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh và thăng thiên.[28][29] Như vậy, ngày Sabát được thiết lập từ buổi sáng thế chính là điều răn quan trọng của Đức Chúa Trời, đã được giữ liên tiếp từ thời đại Môise đến thời đại Đức Chúa Jêsus và thời đại các sứ đồ. Chủ trương rằng “Ngày Sabát đã bị hủy bỏ vì là luật pháp Cựu Ước” hay “không cần thiết phải giữ sau sự kiện thập tự giá” là chủ trương giả dối nhằm hợp lý hóa hành vi từ bỏ điều răn của Đức Chúa Trời.

Giáo hội Công giáo và hội thánh Tin Lành chủ trương rằng ngày Sabát đã được đổi thành Chủ nhật, bởi sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus và sự giáng lâm của Thánh Linh đều được hoàn thành vào Chủ nhật. Tuy nhiên, không có chỗ nào trong Kinh Thánh dạy rằng ngày Sabát đã được đổi thành Chủ nhật. Không chỉ vậy, ngày kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ và ngày kỷ niệm sự giáng lâm của Thánh Linh là hai lễ trọng thể riêng biệt. Đó là Lễ Phục SinhLễ Ngũ Tuần.[30] Về cơ bản, hai ngày lễ ấy có ý nghĩa khác với ngày Sabát, là ngày kỷ niệm sự Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi dựng nên trời đất muôn vật.

Ý nghĩa của những câu Kinh Thánh được dùng làm căn cứ cho sự thờ phượng Chúa nhật (thờ phượng Chủ nhật) trong các hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật ngày nay như sau.

  • Ngày của Chúa trong Khải Huyền 1:10

Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu vang, như tiếng loa.

- Khải Huyền 1:10

“Chúa nhật” nghĩa là “Ngày của Chúa”, thế mà các hội thánh giữ thờ phượng vào Chủ nhật chủ trương rằng “Ngày của Chúa” trong câu trên là Chủ nhật. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh không có chỗ nào chép rằng Chủ nhật - ngày thứ nhất trong tuần là ngày của Chúa cả. Ngày của Chúa trong Kinh Thánh là ngày Sabát chứ không phải Chủ nhật.
Trong sách Khải Huyền, “Chúa” là Đức Chúa Jêsus, thế mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ về Ngài mà phán rằng “Ngài là Chúa của ngày Sabát”.[31][32] Nói cách khác, ngày Sabát chính là ngày của Đức Chúa Jêsus. Ngày của Chúa trong thời đại Cựu Ước cũng là ngày Sabát.[33] Ngày Sabát là ngày thứ bảy trong tuần, tương ứng với Thứ Bảy ngày nay. Đây là điều mà kể cả giáo hội công giáo La Mã cũng công nhận.[34]
  • “Cứ ngày đầu tuần lễ” trong I Côrinhtô 16:2

Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.

- I Côrinhtô 16:2

Các hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật trích dẫn lời “cứ ngày đầu tuần lễ” và từ “góp” trong câu trên mà chủ trương rằng Hội Thánh sơ khai đã dâng thờ phượng vào ngày thứ nhất hàng tuần. Họ tưởng nhầm rằng tiền tích góp vào ngày thứ nhất hàng tuần là tiền dâng trong lễ thờ phượng Chủ nhật. Tuy nhiên, nếu tiền quyên góp này là tiền lễ chính quy trong lễ thờ phượng hàng tuần, thì lẽ ra phải được tiến hành mà không liên quan tới việc Phaolô đến thăm Hội Thánh Côrinhtô. Hơn nữa, cũng không thể nói rằng “khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp”.
Tại đây, tiền tích góp mà sứ đồ Phaolô nói đến là sự dâng hiến đặc biệt để giúp đỡ Hội Thánh ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ.[35] Trong Kinh Thánh Hiện Đại, tiêu đề của đoạn tương ứng là “Quyên giúp cho Giêrusalem”.[36] Phaolô đã khuyên các thánh đồ của Hội Thánh Côrinhtô nên chuẩn bị sẵn tùy theo thu nhập của mỗi người vào ngày đầu tuần lễ, tức là Chủ nhật, chứ đừng đợi sau khi Phaolô đến Côrinhtô rồi mới quyên góp một cách vội vàng. Theo đó, các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã để dành tiền tích góp để dâng sau này, chứ không phải là dâng hiến tiền lễ vào ngày thứ nhất hàng tuần. Hơn nữa, chúng ta có thể đoán được rằng các thánh đồ đã không dâng thờ phượng vào Chủ nhật hàng tuần mà ngược lại, họ đã làm việc để có thu nhập.
  • “Ngày thứ nhất trong tuần lễ” trong Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7

Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phaolô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm.

- Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7

Các hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật chủ trương rằng lời trên cho thấy Hội Thánh sơ khai đã cử hành lễ tiệc thánh và dâng thờ phượng vào Chủ nhật. Nếu Hội Thánh sơ khai đã giữ Chủ nhật thay cho ngày Sabát theo chủ trương của họ, thì sứ đồ Phaolô xuất hiện trong câu trên cũng phải không giữ ngày Sabát. Nhưng rõ ràng Phaolô đã giữ ngày Sabát.[28][29] Vì vậy, “Ngày thứ nhứt trong tuần lễ” trong câu trên có ý nghĩa khác với ngày Sabát giữ hàng tuần.
“Ngày thứ nhứt trong tuần lễ” của câu trên chính là Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Bánh Không Men, tức là Lễ Phục Sinh.[37][30] Chứng cớ cho biết ngày này là Lễ Phục Sinh chính là sự thật rằng “họ đã nhóm lại để bẻ bánh”. Sau khi phục sinh, Đức Chúa Jêsus đã bẻ bánh và trao cho các môn đồ không nhận ra Ngài. Các môn đồ ăn bánh mà Đức Chúa Jêsus chúc tạ, sau đó mắt linh hồn của họ được mở ra và nhìn biết Ngài.[38] Chính vì thế, các sứ đồ đã nhóm lại và bẻ bánh vào Lễ Phục Sinh theo gương của Đức Chúa Jêsus.

Thờ phượng Chủ nhật và tôn kính thần mặt trời

Dù ngày thờ phượng do Đức Chúa Trời quy định là ngày thứ bảy Sabát, nhưng nhiều hội thánh lại tuân theo việc thờ phượng Chúa nhật được cử hành vào Chủ nhật, là ngày tôn kính thần mặt trời. Kinh Thánh đã tiên tri rằng hội thánh sẽ từ bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời và tiếp nhận tư tưởng tôn kính thần mặt trời.

Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Ngươi sẽ còn thấy những sự gớm ghiếc lớn hơn nữa! Kế đó, Ngài đem ta vào hành lang trong của nhà Đức Giêhôva; nầy, nơi lối vào đền thờ Đức Giêhôva, giữa hiên cửa và bàn thờ, ta thấy có ước chừng hai mươi lăm người sấp lưng về phía đền thờ Đức Giêhôva và xây mặt về phía đông, hướng về phương đông mà thờ lạy mặt trời.

- Êxêchiên 8:15-16

Cảnh họ quay lưng lại với Đức Chúa Trời và thờ lạy thần mặt trời trong đền thờ của Đức Chúa Trời là lời tiên tri rằng hội thánh bề ngoài thì xưng rằng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng bên trong thì lại thực hiện giáo lý tôn kính thần mặt trời. Đây là hành vi giống hệt với sự ngày nay trong hội thánh, người ta từ bỏ ngày Sabát của Đức Chúa Trời và giữ Chủ nhật, là ngày thánh của đạo thần mặt trời. Đức Chúa Trời nổi thạnh nộ với hành vi như vậy và phán rằng Ngài sẽ không ban sự cứu rỗi cho những kẻ thờ thần mặt trời.[39]

Xem thêm

Chú thích

  1. "Những cân nhắc về lịch sử & thần học Kinh Thánh trong việc tuân giữ Chúa nhật", 《Báo Cơ Đốc giáo》, 2014. 10. 28.
  2. 2,0 2,1 "Chúa nhật". Từ Điển lễ nghi.
  3. 3,0 3,1 "Chúa nhật", 《Từ điển bách khoa Cơ Đốc giáo》 quyển 14, NXB Cơ Đốc giáo, 1998, trang 116, “Một trong vô số tôn giáo Đông phương đã được ưa chuộng tại đế quốc La Mã, đặc biệt là giữa các quân nhân vào đầu thời đại Cơ Đốc giáo chính là tôn giáo Mithra đã được du nhập từ Pherơsơ. Mithra là thần của mặt trời. Nói một cách kết luận thì đạo Mithra đã coi Chủ nhật là ngày thánh.”
  4. 4,0 4,1 A Lion Handbook, 《The History of Christianity》, Song Kwang Taek dịch, NXB Lời sự sống, 1997, trang 130-131
  5. "Thờ phượng Chủ nhật và tôn kính thần mặt trời ở La Mã". Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  6. Hong Ik Hee, 《Câu chuyện Do Thái》, Hành tinh B, 2020, trang 212, “Những vấn đề khó khăn cũng nảy sinh trong các nhà thờ Cơ Đốc giáo do lệnh cấm ngày Sabát. Vào thời điểm đó, người Do Thái và người theo Cơ Đốc giáo cùng tồn tại trong Đế quốc La Mã, và đều tuân theo ngày Sabát, nhưng vấn đề tuân theo ngày Sabát được đưa vào lệnh cấm do cuộc nổi loạn là một sắc lệnh cũng áp dụng cho những người theo Cơ Đốc giáo. Ngay cả những người theo Cơ Đốc giáo (không phải người Do Thái) nếu tuân theo ngày Sabát cũng bị coi là người Do Thái và bị bắt bớ. Điều này dường như là do những người cai trị của Đế quốc La Mã vào thời điểm đó đã công nhận Cơ Đốc giáo chỉ là một nhánh khác của Do Thái giáo.”
  7. Paul Johnson, "Chủ nghĩa bài Do Thái trong thế giới dân ngoại cổ đại", 《Lịch sử của người Do Thái》, Kim Han Seong dịch, Poiema,2014, trang 233, “Tuy nhiên, khi Đế quốc La Mã mở rộng lãnh thổ và áp dụng tôn thờ hoàng đế, mối quan hệ giữa người Do Thái và người La Mã xấu đi nhanh chóng. Đế quốc La Mã coi việc từ chối tham gia các nghi lễ quốc gia là sự không trung thành tích cực, chứ không chỉ đơn giản là sự độc quyền và thô lỗ của người Do Thái, điều mà người Hy Lạp luôn lên án”.
  8. GospelServe, "Hội thánh La Mã và sự bắt bớ", 《Từ điển Kinh Thánh cuộc sống》, NXB Lời sự sống, 2006
  9. "Đạo Mithra". Bách khoa Doosan Duphidia. Nguồn gốc của Mithra bắt nguồn từ thời kỳ dân tộc của Ấn Độ và Iran cổ đại, và việc thờ cúng Mithra phổ biến ở Ba Tư vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Do đó, với sự phát triển của Ba Tư, nó đã di chuyển đến Hy Lạp, và từ đó tự nhiên lan sang Rome, nơi được nhiều người tin là một tôn giáo bí mật, đặc biệt là trong tầng lớp quân nhân. ... Sau cuộc chinh phục Đế quốc La Mã của Pompey (106 TCN - 48 TCN), Mithra được phong làm vị thần hộ mệnh của Đế quốc La Mã.
  10. Song Nak Won, 《Sử Hội Thánh》, NXB Lee Geon, 1981, trang 101
  11. “Xuất Êdíptô Ký 20:8-11”. Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát) đặng làm nên ngày thánh... nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi... vậy nên Đức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.
  12. Lee Jong Gi, 《Sử hội thánh》, NXB Văn hóa Sejong, 1992, trang 145, “Constantine Đại đế ban ra sắc lệnh đầu tiên, bắt buộc công vụ hành chánh và tư pháp phải được ngưng nghỉ, rồi cấm việc huấn luyện quân đội và cấm xem cuộc biểu diễn vào ngày này. Song, ông không có ý định chuyển chế độ ngày Sabát của Cựu Ước sang Chủ nhật. Ở Đông phương vẫn giữ Thứ Bảy là ngày Sabát.
  13. J. W. C. Wand, 《Sử Hội Thánh (Tập 1)》, Lee Jang Sik dịch, Hội Văn thư Cơ Đốc giáo Đại Hàn, 2000, trang 192
  14. "Lịch sử lịch và ngày trong tuần/5000 năm trước, một năm có 354 ngày không?", 《Hankook Ilbo》, 2003. 12. 1. . “Lý do ngày đầu tiên (Chủ nhật) được chỉ định là ‘Ngày Mặt trời’ và ngày nghỉ lễ là để quan tâm đến các tín đồ Mitra (thần mặt trời), những người chiếm đa số người La Mã vào thời điểm đó. Người Do Thái và một số Cơ Đốc nhân coi ngày thứ bảy, hay Thứ Bảy là ngày thờ phượng đã phản đối điều này, nhưng phần lớn người La Mã, bao gồm cả các nhà lãnh đạo nhà thờ và những người theo chủ nghĩa Mitra, ủng hộ sắc lệnh, và các ngày lễ Chủ nhật dần dần được thiết lập.”
  15. "Can. 1247". CHAPTER I. , Feast Days, CODE OF CANON LAW
  16. "The Lord's Day". Encyclopedia of the Bible, Bilbe Gateway.
  17. "W-3.01 WORSHIP ON THE LORD’S DAY", CHAPTER THREE, THE SERVICE FOR THE LORD’S DAY, pg. 89, BOOK OF ORDER 2023–2025, The Constitution of the Presbyterian Church (U.S.A.) Part II
  18. CHAPTER XXI. Of Religious Worship, and the Sabbath-day, The Westminster Confession of Faith
  19. “Sáng Thế Ký 2:1-3”. Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
  20. “Xuất Êdíptô Ký 20:8-11”. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Ðức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Ðức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.
  21. “Xuất Êdíptô Ký 31:13-14”. Phần ngươi hãy nói cùng dân Ysơraên rằng: Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sabát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời,... kẻ nào làm một việc chi trong ngày đó, cũng sẽ bị truất khỏi vòng dân sự.
  22. “Dân Số Ký 15:32-36”. Vả, dân Ysơraên đương ở tại đồng vắng, gặp một người lượm củi trong ngày sabát... Đức Giêhôva bèn phán cùng Môise rằng: Người nầy phải phạt xử tử, cả hội chúng hãy ném đá người ngoài trại quân. Vậy, cả hội chúng đem người ra ngoài trại quân mà ném đá, và người chết, y như Đức Giêhôva phán dặn Môise.
  23. “Luca 4:16”. Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.
  24. “Giăng 4:23”. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
  25. “Giăng 13:15”. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.
  26. “Mathiơ 24:20-21”. Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa.
  27. “Luca 23:54-56”. Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sabát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Galilê đến với Ðức Chúa Jêsus, theo Giôsép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sabát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ.
  28. 28,0 28,1 “Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2”. Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ
  29. 29,0 29,1 “Công Vụ Các Sứ Đồ 18:4”. Hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc.
  30. 30,0 30,1 “Lêvi Ký 23:4-16”. Nầy là những lễ của Đức Giêhôva, tức những sự nhóm hiệp thánh, các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhất định. Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. qua ngày rằm tháng nầy, ấy là lễ bánh không men để kính trọng Đức Giêhôva... thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau lễ sabát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại... các ngươi tính năm mươi ngày cho đến ngày sau của lễ sabát thứ bảy, thì phải dâng một của lễ chay mới cho Đức Giêhôva.
  31. “Mathiơ 12:8”. vì Con người là Chúa ngày Sabát.
  32. “Luca 6:5”. Ngài lại phán rằng: Con người cũng là Chúa ngày Sabát.
  33. “Xuất Êdíptô Ký 31:12-13”. Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày Sabát Ta, vì là một dấu giữa Ta và các ngươi.
  34. Park Do Sik, 《Những người làm gì》, Nhà xuất bản Thiên Chúa giáo, năm 1999, trang 405, “Nhưng tại đây có một điều tôi muốn nói là “Ngày Sabát” nghĩa là ngày nghỉ ngơi, là ngày cuối cùng mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi Ngài sáng tạo vũ trụ, tức là Thứ Bảy. Cho nên, trên lịch dạo này thì Thứ Bảy được biểu hiện là cuối tuần.”
  35. “I Côrinhtô 16:3”. Khi tôi đến, tôi sẽ sai những kẻ mà anh em đã chọn cầm thơ tôi đi, đặng đem tiền bố thí của anh em đến thành Giêrusalem.
  36. I Côrinhtô chương 16. (Kinh Thánh Hiện Đại)
  37. “Công Vụ Các Sứ Đồ 20:6-7”. Còn chúng ta, khi những ngày ăn bánh không men qua rồi, thì xuống thuyền tại thành Philíp, trong năm ngày gặp nhau tại thành Trôách, rồi chúng ta ở lại đó bảy ngày. Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh...
  38. “Luca 24:13-31”. Cũng trong ngày ấy , có hai môn đồ đi đến làng kia, gọi là Emmaút, cách thành Giêrusalem sáu mươi ếchtađơ... Đang khi nói và cãi lẽ nhau, chính Đức Chúa Jêsus đến gần, cùng đi đường với họ. Nhưng mắt hai người ấy bị che khuất không nhìn biết Ngài được... Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài;
  39. “Êxêchiên 8:17-18”. Ngài bèn phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Nhà Giuđa phạm những sự gớm ghiếc mà nó phạm ở đây, há là sự nhỏ mọn sao? vì nó làm cho tội ác mình đầy dẫy trong đất; và còn xây lại chọc giận ta. Nầy, chúng nó lấy nhánh cây để gần mũi mình! Vậy nên ta cũng sẽ làm y theo cơn giận; mắt ta chẳng đoái tiếc chúng nó, và ta không thương xót đâu. Dầu chúng nó kêu la om sòm vang đến tai ta, ta chẳng thèm nghe chúng nó.