Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lễ tạ ơn”

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 17: Dòng 17:


*'''Mỹ'''
*'''Mỹ'''
: Lễ hội thu hoạch mà những người thực dân Anh khai hoang và bộ tộc Wampanoag bản địa đã tổ chức vào năm 1621 được coi là nguồn gốc của lễ tạ ơn.<ref name="Thanksgivingday">[https://www.britannica.com/topic/Thanksgiving-Day "Thanksgiving Day,"] ''Encyclopedia Britannica''</ref> Năm 1623, lễ tạ ơn được tuyên bố làm ngày lễ chính thức tại bang Massachusetts, Mỹ.<ref name="파이낸스" /> Sau đó, vào năm 1789, George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ, đã quy định ngày 26 tháng 11 là lễ tạ ơn trên toàn quốc.<ref>[https://www.loc.gov/item/today-in-history/november-26/ Thanksgiving Day, Today in History -  November 26], LIBRARY OF CONGRRESS</ref><ref>1789, United States Facts and Dates, Lionel De Leon, 2012, pg. 9</ref> Tuy nhiên, Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Mỹ cho rằng lễ tạ ơn là một phong tục của Anh quốc và loại trừ khỏi ngày lễ quốc gia, vì vậy lễ tạ ơn chỉ được giữ ở một số tiểu bang. Vào những năm 1840, Sarah Josepha Hale, một nhà văn người Mỹ đã phát động chiến dịch lễ tạ ơn trên toàn quốc và chủ trương rằng phải giữ lễ tạ ơn như một lễ hội thường niên.<ref>[https://www.almanac.com/sarah-josepha-hale-godmother-thanksgiving#:~:text=On%20October%203%2C%201863%2C%20he,at%20the%20age%20of%2090. Sarah Josepha Hale: The Godmother of Thanksgiving], October 28, 2021, Almanac.com</ref><ref>{{Cite web |url=https://time.com/4577082/thanksgiving-holiday-history-origins/ |title=Thanksgiving Wasn't Always a National Holiday. This Woman Made It Happen |website= |publisher=HISTORY, TIME  |date=November 23, 2016 |year= |author=  |series= |isbn= |quote= }}</ref> Năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln quy định Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 là lễ tạ ơn và chính thức tuyên bố đây là ngày quốc lễ nhằm khơi dậy chủ nghĩa ái quốc trong cuộc nội chiến Mỹ.<ref>{{Cite web |url=https://www.nps.gov/liho/learn/historyculture/lincoln-and-thanksgiving.htm |title=Lincoln and Thanksgiving |website=National Park Service |publisher=  |date= |year=  |series= |isbn= |quote= }}</ref> Hiện nay, lễ tạ ơn được kỷ niệm vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11 theo nghị quyết chung của Quốc hội năm 1941<ref name="Thanksgivingday" /> và tuyên ngôn do Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành, mỗi thành phố tổ chức một cuộc diễu hành đầy màu sắc vào lễ tạ ơn.<ref name="Thanksgivingday">[https://www.britannica.com/topic/Thanksgiving-Day "Thanksgiving Day,"] ''Encyclopedia Britannica''</ref>  
: Lễ hội thu hoạch mà những người thực dân Anh khai hoang và bộ tộc Wampanoag bản địa đã tổ chức vào năm 1621 được coi là nguồn gốc của lễ tạ ơn.<ref name="Thanksgivingday">[https://www.britannica.com/topic/Thanksgiving-Day "Thanksgiving Day,"] ''Encyclopedia Britannica''</ref> Năm 1623, lễ tạ ơn được tuyên bố làm ngày lễ chính thức tại bang Massachusetts, Mỹ.<ref name="파이낸스" /> Sau đó, vào năm 1789, George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ, đã quy định ngày 26 tháng 11 là lễ tạ ơn trên toàn quốc.<ref>[https://www.loc.gov/item/today-in-history/november-26/ Thanksgiving Day, Today in History -  November 26], LIBRARY OF CONGRRESS</ref><ref>1789, United States Facts and Dates, Lionel De Leon, 2012, pg. 9</ref> Tuy nhiên, Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Mỹ cho rằng lễ tạ ơn là một phong tục của Anh quốc và loại trừ khỏi ngày lễ quốc gia, vì vậy lễ tạ ơn chỉ được giữ ở một số tiểu bang. Vào những năm 1840, Sarah Josepha Hale, một nhà văn người Mỹ đã phát động chiến dịch lễ tạ ơn trên toàn quốc và chủ trương rằng phải giữ lễ tạ ơn như một lễ hội thường niên.<ref>[https://www.almanac.com/sarah-josepha-hale-godmother-thanksgiving#:~:text=On%20October%203%2C%201863%2C%20he,at%20the%20age%20of%2090. Sarah Josepha Hale: The Godmother of Thanksgiving], October 28, 2021, Almanac.com</ref><ref>{{Cite web |url=https://time.com/4577082/thanksgiving-holiday-history-origins/ |title=Thanksgiving Wasn't Always a National Holiday. This Woman Made It Happen |website= |publisher=HISTORY, TIME  |date=November 23, 2016 |year= |author=  |series= |isbn= |quote= }}</ref> Năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln quy định Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 là lễ tạ ơn và chính thức tuyên bố đây là ngày quốc lễ nhằm khơi dậy chủ nghĩa ái quốc trong cuộc nội chiến Mỹ.<ref>{{Cite web |url=https://www.nps.gov/liho/learn/historyculture/lincoln-and-thanksgiving.htm |title=Lincoln and Thanksgiving |website=National Park Service |publisher=  |date= |year=  |series= |isbn= |quote= }}</ref> Hiện nay, lễ tạ ơn được kỷ niệm vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11 theo nghị quyết chung của Quốc hội năm 1941 và tuyên ngôn do Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành, mỗi thành phố tổ chức một cuộc diễu hành đầy màu sắc vào lễ tạ ơn.<ref name="Thanksgivingday" /><br>


*'''Canada'''
*'''Canada'''
:Ngày chúc mừng cho chuyến vượt biển an toàn của một đoàn thám hiểm do Martin Frobisher dẫn đầu vào năm 1578 đã được lấy làm nguồn gốc của lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn được quy định bởi Quốc hội vào năm 1879. Kể từ năm 1957, lễ tạ ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 10, sớm hơn khoảng một tháng so với lễ tạ ơn của Mỹ.<ref name="Thanksgivingday" /> Có phong tục gia đình và bạn bè cùng nhóm lại vào lễ tạ ơn để tổ chức tiệc và nấu gà tây, ăn trái nam việt quất và bánh bí ngô giống như ở Mỹ.
:Ngày chúc mừng cho chuyến vượt biển an toàn của một đoàn thám hiểm do Martin Frobisher dẫn đầu vào năm 1578 đã được lấy làm nguồn gốc của lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn được quy định bởi Quốc hội vào năm 1879. Kể từ năm 1957, lễ tạ ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 10, sớm hơn khoảng một tháng so với lễ tạ ơn của Mỹ.<ref name="Thanksgivingday" /> Có phong tục gia đình và bạn bè cùng nhóm lại vào lễ tạ ơn để tổ chức tiệc và nấu gà tây, ăn trái nam việt quất và bánh bí ngô giống như ở Mỹ.<ref>{{Cite web |url=https://www.modernmississauga.com/main/2022/9/20/15-fun-facts-about-canadian-thanksgiving |title=15 Fun Facts About Canadian Thanksgiving |website=Modern Mississauga |publisher=  |date=September 20, 2022 |year= |author=  |series= |isbn= |quote= }}</ref>


*'''Thụy Sĩ'''
*'''Thụy Sĩ'''
Dòng 29: Dòng 29:


*'''Ðức'''
*'''Ðức'''
:Lễ tạ ơn ở Đức được gọi là “Erntendankfest”, thường được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, vì lễ hội được tổ chức tùy theo đặc sản của mỗi địa phương như nho, bia v.v..., nên cũng có nhiều trường hợp tổ chức vào các ngày khác nhau tùy theo từng vùng.<ref>{{Chú thích web |url=https://news.kbs.co.kr/news/view.do?ncd=5016252 |title="‘투생’ ‘에른테당크페스트’ ‘뗏쭝투’…비슷하면서도 다른 각국의 ‘추석’" |website=KBS NEWS |publisher=   |date= 2020. 10. 1. |year= |author=  |series= |isbn= |quote= }}</ref><ref>{{Chú thích web |url=https://www.asiae.co.kr/article/2010092201331217643 |title="추석이 명절이라면, 독일의 추수감사제는 축제죠" |website= |publisher=아시아경제  |date=2010. 9. 22. |year= |author=   |series= |isbn= |quote= }}</ref> Giáo hội chủ nghĩa Tin Lành ở Đức giữ lễ tạ ơn vào Chủ nhật sau ngày thánh Michael (ngày 29 tháng 9).<ref name="민족문화">[https://view.asiae.co.kr/article/2020093021522756035 Downscaling Thanksgiving Due to COVID19, How's it Different from Chuseok?], Asia Economy, October 1, 2020</ref><ref name="아시아">[http://encykorea.aks.ac.kr/Contents/Item/E0057868 Thanksgiving Day], Encyclopedia of Korean Culture</ref>
:Lễ tạ ơn ở Đức được gọi là “Erntendankfest”, thường được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, vì lễ hội được tổ chức tùy theo đặc sản của mỗi địa phương như nho, bia v.v..., nên cũng có nhiều trường hợp tổ chức vào các ngày khác nhau tùy theo từng vùng.<ref>{{Cite web |url=https://allthatsinteresting.com/thanksgiving-in-other-countries/3 |title=This Is How 15 Other Countries Around The World Celebrate Thanksgiving |website=ati |publisher= |date= November 7, 2021 |year= |author= |series= |isbn= |quote= }}</ref> Giáo hội chủ nghĩa Tin Lành ở Đức giữ lễ tạ ơn vào Chủ nhật sau ngày thánh Michael (ngày 29 tháng 9).<ref name="민족문화">[https://view.asiae.co.kr/article/2020093021522756035 Downscaling Thanksgiving Due to COVID19, How's it Different from Chuseok?], Asia Economy, October 1, 2020</ref><ref name="아시아">[http://encykorea.aks.ac.kr/Contents/Item/E0057868 Thanksgiving Day], Encyclopedia of Korean Culture</ref>


*'''Hàn Quốc'''
*'''Hàn Quốc'''

Bản mới nhất lúc 05:24, ngày 16 tháng 10 năm 2023

“Lễ tạ ơn đầu tiên ở Plymouth” (tác phẩm của Jennie Augusta Brownscombe)

Lễ tạ ơn (Thanksgiving Day) là một ngày lễ chủ yếu được tổ chức trong các hội thánh Tin Lành với ý nghĩa dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời về sự thu hoạch mùa màng. Tuy nhiên, lễ tạ ơn không phải là điều răn của Đức Chúa Trời hay lễ trọng thể dựa trên Kinh Thánh. Đây là ngày quốc lễ của Mỹ bắt nguồn từ việc người Thanh giáo Anh quốc dâng tế lễ tạ ơn vì mùa thu hoạch đầu tiên vào mùa thu năm sau, kể từ khi họ di cư đến Mỹ vào khoảng thế kỷ 17.

Quan điểm trong Kinh Thánh về lễ tạ ơn

Dù có người cố gắng lấy Lễ Trái Đầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ hay Lễ Lều Tạm trong Kinh Thánh để giải thích cho lễ tạ ơn, song, lễ tạ ơn không có bất cứ sự liên quan gì với các lễ trọng thể trong Kinh Thánh.[1] Mặc dù các lễ trọng thể này đều liên quan đến sự thu hoạch nông sản vật, nhưng đều có ngày tháng và phương thức giữ gìn khác với lễ tạ ơn, kể cả nguồn gốc và ý nghĩa cũng hoàn toàn khác biệt. Hơn nữa, Lễ Trái Đầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ và Lễ Lều Tạm trong Cựu Ước đã được thay đổi hoàn toàn bởi Đấng Christ khi bước sang thời đại Tân Ước. Lễ Trái Đầu Mùa được hoàn thành bởi Lễ Phục Sinh nhằm kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Jêsus, là Đấng đã phục sinh để làm trái đầu mùa của những kẻ ngủ, Lễ Bảy Tuần Lễ được hoàn thành bởi Lễ Ngũ Tuần mà Đức Chúa Trời đổ xuống Thánh Linh của Ngài, còn Lễ Lều Tạm được hoàn thành bởi lễ trọng thể nhóm lại người dân của Đức Chúa Trời. Vào thời đại Tân Ước, cả ba lễ trọng thể ấy đều không còn là lễ trọng thể liên quan đến việc thu hoạch nông sản như thời đại Cựu Ước nữa. Do đó, suy nghĩ liên hệ lễ trọng thể mà các hội thánh đang giữ trong thời đại Tân Ước ngày nay đến việc thu hoạch nông sản là một sự hiểu lầm xuất phát từ việc không phân biệt một cách đúng đắn giữa lễ trọng thể của Cựu Ước và lễ trọng thể của Tân Ước.

Trong Kinh Thánh Tân Ước, Đức Chúa Jêsus nghiêm khắc quở trách việc từ bỏ điều răn của Đức Chúa Trời và kể cả việc giữ theo truyền thống của loài người.[2] Vì Kinh Thánh không ghi chép về lễ tạ ơn, nên ngay cả trong hội thánh Tin Lành cũng có người lên tiếng chỉ trích về việc giữ lễ giáng sinh và lễ tạ ơn. Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới làm theo lời dạy và ý muốn của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh, nên không cử hành lễ tạ ơn, là điều răn của loài người.[3]

Nguồn gốc của lễ tạ ơn

Năm 1620, những người Thanh giáo Anh quốc từng rời tới Hà Lan để tránh sự đàn áp của Giáo hội Anh (Anh giáo), đã bắt đầu một chuyến hải trình đầy gian nan vượt qua Đại Tây Dương trên con tàu Mayflower. Điểm đến của họ là Plymouth, một thành phố cảng gần Boston, Massachusetts thuộc nước Mỹ ngày nay.

Điều chờ đợi họ đến tân đại lục sau khi kết thúc hải trình 65 ngày là cái lạnh khắc nghiệt và tình trạng thiếu lương thực. 44 người đã thiệt mạng trong số 102 người trên con tàu Mayflower. Những người dân bản địa châu Mỹ đã đưa cánh tay giúp đỡ họ. Bộ tộc Wampanoag đã chia sẻ lương thực cho những người nhập cư Thanh giáo và dạy họ cách canh tác trồng trọt. Vào mùa thu năm sau, tức năm 1621, người Thanh giáo đã mời những người bản xứ đến, họ lấy những nông sản vật đầu tiên được thu hoạch và bắt gà tây để tổ chức lễ hội và tạ ơn Đức Chúa Trời. Ngày này được cho là lễ tạ ơn đầu tiên ở Mỹ. Từ đó, bởi sức ảnh hưởng của lễ tạ ơn được quy định chính thức tại Mỹ, lễ tạ ơn vốn được giữ như một phong tục dân gian ở các nước đã chiếm ưu thế như một lễ trọng thể của hội thánh.[4]

Ngày tháng và đặc trưng của lễ tạ ơn theo từng quốc gia, từng giáo phái

Tranh vẽ thể hiện đặc trưng của lễ tạ ơn

Lễ tạ ơn có sự khác nhau về nguồn gốc và ngày kỷ niệm tùy từng quốc gia và giáo phái.

  • Mỹ
Lễ hội thu hoạch mà những người thực dân Anh khai hoang và bộ tộc Wampanoag bản địa đã tổ chức vào năm 1621 được coi là nguồn gốc của lễ tạ ơn.[5] Năm 1623, lễ tạ ơn được tuyên bố làm ngày lễ chính thức tại bang Massachusetts, Mỹ.[4] Sau đó, vào năm 1789, George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ, đã quy định ngày 26 tháng 11 là lễ tạ ơn trên toàn quốc.[6][7] Tuy nhiên, Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Mỹ cho rằng lễ tạ ơn là một phong tục của Anh quốc và loại trừ khỏi ngày lễ quốc gia, vì vậy lễ tạ ơn chỉ được giữ ở một số tiểu bang. Vào những năm 1840, Sarah Josepha Hale, một nhà văn người Mỹ đã phát động chiến dịch lễ tạ ơn trên toàn quốc và chủ trương rằng phải giữ lễ tạ ơn như một lễ hội thường niên.[8][9] Năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln quy định Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 là lễ tạ ơn và chính thức tuyên bố đây là ngày quốc lễ nhằm khơi dậy chủ nghĩa ái quốc trong cuộc nội chiến Mỹ.[10] Hiện nay, lễ tạ ơn được kỷ niệm vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11 theo nghị quyết chung của Quốc hội năm 1941 và tuyên ngôn do Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành, mỗi thành phố tổ chức một cuộc diễu hành đầy màu sắc vào lễ tạ ơn.[5]
  • Canada
Ngày chúc mừng cho chuyến vượt biển an toàn của một đoàn thám hiểm do Martin Frobisher dẫn đầu vào năm 1578 đã được lấy làm nguồn gốc của lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn được quy định bởi Quốc hội vào năm 1879. Kể từ năm 1957, lễ tạ ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 10, sớm hơn khoảng một tháng so với lễ tạ ơn của Mỹ.[5] Có phong tục gia đình và bạn bè cùng nhóm lại vào lễ tạ ơn để tổ chức tiệc và nấu gà tây, ăn trái nam việt quất và bánh bí ngô giống như ở Mỹ.[11]
  • Thụy Sĩ
Các hội thánh cải cách tại Thuỵ Sĩ giữ lễ tạ ơn vào tháng 9.
  •  Hà Lan
Lễ tạ ơn được giữ vào Thứ Tư sau Chủ nhật đầu tiên của tháng 11.
  • Ðức
Lễ tạ ơn ở Đức được gọi là “Erntendankfest”, thường được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, vì lễ hội được tổ chức tùy theo đặc sản của mỗi địa phương như nho, bia v.v..., nên cũng có nhiều trường hợp tổ chức vào các ngày khác nhau tùy theo từng vùng.[12] Giáo hội chủ nghĩa Tin Lành ở Đức giữ lễ tạ ơn vào Chủ nhật sau ngày thánh Michael (ngày 29 tháng 9).[13][14]
  • Hàn Quốc
Hầu hết các hội thánh Tin Lành ở Hàn Quốc xuất thân từ giáo hội Trưởng lão và giáo hội Giám lý đều giữ lễ tạ ơn vào Chủ nhật của tuần thứ ba trong tháng 11, họ cũng gọi là chúa nhật lễ tạ ơn. Sở dĩ các hội thánh Hàn Quốc giữ các ngày lễ của Mỹ là do bị ảnh hưởng từ các nhà truyền giáo người Mỹ trong thời kỳ khai hóa. Tại hội công đồng của giáo hội trưởng lão Chúa Jêsus Joseon vào năm 1904, ngày 11 tháng 11 dương lịch đã được đồng thuận và quy định để tổ chức lễ tạ ơn. Sau đó, vào năm 1908, họ đã quyết định giữ lễ tạ ơn vào Thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Nhưng vào năm 1914 lại được đổi thành Thứ Tư của tuần thứ ba trong tháng 11. Điều này tăng thêm ý nghĩa cho ngày mà các nhà truyền giáo đến Hàn Quốc lần đầu tiên. Các hội thánh Tin Lành trên toàn quốc bắt đầu giữ lễ tạ ơn kể từ sau nghị quyết quyết định kỷ niệm vào Thứ Tư của tuần thứ hai trong tháng 11 thông qua Hội liên hiệp giáo hội Trưởng lão và giáo hội Giám lý vào năm 1921.[13][1] Một số chức sắc trong giới tôn giáo cho rằng tại sao phải du nhập lễ tạ ơn của Mỹ và giữ tại Hàn Quốc, và cũng có ý kiến cho rằng nên giữ vào tết Trung Thu, là lễ thu hoạch của Hàn Quốc. Còn các hội thánh và giáo phái lớn cũng tự ý ấn định ngày tháng tùy theo lịch trình mục vụ từ tháng 10 đến tháng 11.
  • Thiên Chúa giáo
Được cho biết rằng, giáo hội Công giáo nhất loạt không kỷ niệm lễ tạ ơn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông của giáo hội Công giáo, họ vẫn tổ chức lễ misa cho lễ tạ ơn (Thanksgiving Day Mass), ngày quốc lễ tại Mỹ vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11.[14][15] Họ cũng tổ chức lễ hội được mùa trong ba ngày trước Ngày Thăng Thiên, là ngày thứ 40 sau Lễ Phục Sinh.[13]
Ở Hàn Quốc, vào thời điểm diễn ra tết Trung Thu hoặc khi thu hoạch vào mùa thu, người ta thường đặt bàn cúng và cử hành lễ misa cho lễ tạ ơn.[16] Lễ tạ ơn cũng được tổ chức vào Chủ nhật cuối cùng trong năm theo lịch của giáo hội Công giáo, tức “Lễ Chúa Kitô Vua”.[17]

Xem thêm

Chú thích

  1. 1,0 1,1 General Biblical Instructions, First Fruits: Stewardship Thoughts and Stories from Around the World, Paul R. Lindholm, pg. 81
  2. “Mác 7:6-7”. Ngài đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, Êsai đã nói tiên tri về việc các ngươi phải lắm, như có chép rằng: Dân nầy lấy môi miếng tôn kính ta, Nhưng lòng chúng nó cách xa ta lắm. Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra.
  3. Hội Thánh của Đức Chúa Trời, cử hành Đại nhóm hiệp thánh Ngày Sau Cùng Lễ Lều Tạm, Hankyung, 13 tháng 10 năm 2017
  4. 4,0 4,1 Thanksgiving 2022, History.com, 27 tháng 10 năm 2009
  5. 5,0 5,1 5,2 "Thanksgiving Day," Encyclopedia Britannica
  6. Thanksgiving Day, Today in History -  November 26, LIBRARY OF CONGRRESS
  7. 1789, United States Facts and Dates, Lionel De Leon, 2012, pg. 9
  8. Sarah Josepha Hale: The Godmother of Thanksgiving, October 28, 2021, Almanac.com
  9. “Thanksgiving Wasn't Always a National Holiday. This Woman Made It Happen”. HISTORY, TIME. 23 tháng 11 năm 2016.
  10. “Lincoln and Thanksgiving”. National Park Service.
  11. “15 Fun Facts About Canadian Thanksgiving”. Modern Mississauga. 20 tháng 9 năm 2022.
  12. “This Is How 15 Other Countries Around The World Celebrate Thanksgiving”. ati. 7 tháng 11 năm 2021.
  13. 13,0 13,1 13,2 Downscaling Thanksgiving Due to COVID19, How's it Different from Chuseok?, Asia Economy, October 1, 2020
  14. 14,0 14,1 Thanksgiving Day, Encyclopedia of Korean Culture
  15. Preaching in Hitler's Shadow: Sermons of Resistance in the Third Reich, Dean G. Stroud, pg. 95
  16. Thanksgiving Day Mass, Catholic Guide
  17. Suwon Diocese, Farmers Pastoral Commission Thanksgiving Mass, Catholic Newspaper