Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 50
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 50

Chương trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời được bắt đầu nhằm giúp đỡ các thánh đồ từ các nước trên thế giới khám phá lẽ thật trong Kinh Thánh và trải nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời Mẹ tại Hàn Quốc, là nơi Tin Lành giao ước mới được khôi phục và Hội Thánh của Đức Chúa Trời được lập lại. Có thể gọi nơi đây là Thánh Địa hành hương của các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới. Lịch trình thường được tổ chức trong khoảng thời gian từ một tuần đến 15 ngày. Bắt đầu bởi Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ nhất đến từ đại lục Bắc Mỹ vào năm 2001. Cho đến trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đã có tổng cộng 75 Đoàn thăm viếng đã đến Hàn Quốc.[1]

Trong thời gian ở Hàn Quốc, các thánh đồ nước ngoài học hỏi lẽ thật Kinh Thánh từ nhiều góc độ khác nhau tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, Viện tu luyện Okcheon Go & ComeViện tu luyện Êlôhim, bởi đó đức tin càng thêm sâu sắc và kiến ​​thức được mở mang hơn. Các thánh đồ nước ngoài giao lưu với các thánh đồ Hàn Quốc và chia sẻ tình hữu nghị xuyên quốc gia nhờ tham gia các sự kiện đa dạng như Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế v.v... Những người đã đến tham quan Hội Thánh địa phương và các địa danh nổi tiếng, cùng trải nghiệm lịch sử và văn hóa Hàn Quốc đang đóng vai trò thúc đẩy quảng bá về Hàn Quốc sau khi họ trở về nước mình.[2]

Sơ lược Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài

Chương trình đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài chính thức được bắt đầu từ đầu thập niên 2000, là thời điểm mà Hội Thánh của Đức Chúa Trời được thiết lập ở các nước thông qua đoàn truyền giáo nước ngoài. Sau khi các thánh đồ nước ngoài đến thăm Hàn Quốc lần đầu tiên vào năm 1999,[3] lời đề nghị thăm viếng được gửi đến liên tục từ các thánh đồ bản địa ở mỗi quốc gia mà Hội Thánh của Đức Chúa Trời được lập nên. Họ trực tiếp đến thăm Hàn Quốc, để chứng kiến nơi mà lẽ thật giao ước mới và tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai được khôi phục, và để tiếp tục dấy lên lòng đức tin hơn nữa.

Các thánh đồ nước ngoài tham quan Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Các thánh đồ nước ngoài tham quan Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Quốc tịch của các thánh đồ đến thăm Hàn Quốc với tư cách là Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài cũng rất đa dạng như lời tiên tri trong Kinh Thánh rằng “Khi vinh quang của Giêrusalem sáng chói trên toàn thế giới, đám đông từ muôn phương bay đến giống như mây, như chim bồ câu.”[4] Họ đến từ hơn 80 quốc gia, bao gồm Canada ở Bắc Mỹ và nước Mỹ - nơi tự xưng là cái nôi của Cơ Đốc giáo, kể cả các nước châu Âu - nơi khởi nguồn của Công giáo như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, hay Nepal và Nhật Bản ở châu Á, các nước châu Phi như Cộng Hòa Nam Phi, Zimbabwe, Mozambique và Seychelles, các nước ở Nam Mỹ như Peru, Mexico và Argentina và Australia ở châu Đại Dương. Cũng có quốc gia phải mất ba ngày mới đến được Hàn Quốc.[5] Sở dĩ có nhiều người trên thế giới dành thời gian và chi phí để tìm đến Hàn Quốc, vì đây là Thánh Địa - nơi mà Đức Chúa Trời ChaĐức Chúa Trời Mẹ đã đến như đã được làm chứng trong Kinh Thánh, và cũng là vùng đất trung tâm mang tính lịch sử đóng vai trò tiên phong trong việc truyền bá Tin Lành của giao ước mới ra khắp thế giới.

Các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời rất ao ước được trải nghiệm “vùng đất của lời tiên tri” dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn để được gặp gỡ Mẹ trên trời tại Hàn Quốc - nơi có thể gọi là quê hương của đức tin, và trực tiếp học hỏi về tình yêu thương của Mẹ. Các thánh đồ ở nhiều nước đến Hàn Quốc được thăm viếng Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời và các Hội Thánh địa phương, nên họ trải nghiệm về sự phát triển của Hội Thánh cũng như xem thấy và cảm nhận hiện trường lời tiên tri Kinh Thánh được ứng nghiệm. Chương trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời để trải nghiệm lịch sử, truyền thống và văn hóa Hàn Quốc đang góp phần ngoại giao dân gian, giới thiệu đất nước Hàn Quốc cho khắp thế giới.

Phỏng vấn

  • Kai Herting (Đức): “Tôi đến Hàn Quốc để trực tiếp trải nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã giải đáp một cách rõ ràng những thắc mắc của tôi bằng lời Kinh thánh, nên tôi xác tín rằng nơi đây có lẽ thật chắc chắn.”
  • Jamie Rajo (Mỹ): “Sau khi tiếp nhận giao ước mới, tôi luôn mơ ước được đến thăm Hàn Quốc. (Thông qua chuyến thăm viếng lần này), tôi rất mong muốn được gặp Đức Chúa Trời Mẹ và học hỏi tình yêu thương của Ngài, để trở nên khiêm tốn, và sau khi trở về đất nước của mình, tôi muốn chia sẻ tình yêu thương ấy với nhiều người.”[6]

Chương Trình

Chương trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời được tiến hành một cách hoạt bát cho đến tận trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Mỗi đợt có khoảng 100 đến 300 người tùy theo từng châu lục và ngôn ngữ đã nhập cảnh vào Hàn Quốc. Họ tham gia vào các sự kiện và giáo dục, cũng như tham dự các chương trình đa dạng được tổ chức bởi Trụ sở Tổng Hội thế giới Hội Thánh của Đức Chúa Trời như thăm viếng Hội Thánh địa phương, trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc v.v...

Giáo dục và sự kiện

Các thánh đồ nước ngoài học hỏi lẽ thật Kinh Thánh tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come
Các thánh đồ nước ngoài học hỏi lẽ thật Kinh Thánh tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come

Việc giáo dục lẽ thật chiếm tỷ lệ lớn trong lịch trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài. Các thánh đồ tập trung nghiên cứu sự dạy dỗ của Kinh Thánh thông qua buổi giáo dục tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come, Viện tu luyện Dongbaek, Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo. Được cùng nhau học hỏi kể cả những kiến thức cơ bản như tư thế tấm lòng, nhân phẩm của người có đức tin.[7] Việc giáo dục được tiến hành một cách suôn sẻ bởi có sự thông dịch của người thông thạo ngoại ngữ và các nhà truyền giáo bản địa thành ngôn ngữ thông dụng của mỗi nước như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Campuchia, tiếng Sri Lanka và tiếng Telugu v.v..., kể cả các ngôn ngữ địa phương.

Đoàn thăm viếng cũng được cảm động bởi sự kiện giao lưu với các thánh đồ Hàn Quốc. Cùng tham gia các buổi hội thảo và hội nghị Kinh Thánh quốc tế, các cuộc thi phát biểu Kinh Thánh bằng tiếng nước ngoài, cũng như được giao lưu giữa các quốc gia, ngôn ngữ và văn hóa.[8] Vào thời điểm diễn ra Đại Hội Universiade mùa hè Daegu 2003, họ cùng các thánh đồ Hàn Quốc đã hoạt động tích cực với tư cách là Đội Cổ Vũ Aura, cũng xây dựng được cảm tình đối với mọi người trên thế giới.[9] Vào năm 2019, nhân dịp kỷ niệm Giáng sinh của Đấng An Xang Hồng năm thứ 101, các thánh đồ có năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật từ Mỹ, Peru, Mexico, Ukraine, Mông Cổ, Nepal và Nam Phi đã đến thăm Hàn Quốc.[10] Trong buổi lễ kỷ niệm được tổ chức tại Viện tu luyện Okcheon Go & Come, họ đã liên hiệp bằng biểu diễn đầy màu sắc như trình diễn nhạc cụ truyền thống, các bài hát dân gian và tứ tấu từ mỗi nước, và mong ước một tương lai đầy hy vọng cho ngôi làng toàn cầu.[11]

Phỏng vấn

  • Billy Ahio (New Zealand): “Tôi chưa từng được nghe lẽ thật rõ ràng như vậy ở bất cứ đâu, và tôi chưa từng nhận được tình yêu thương lớn lao đến thế. Tôi thực sự hạnh phúc khi tiếp nhận lẽ thật và được nhận biết Đức Chúa Trời Cha cùng Đức Chúa Trời Mẹ.”[12]
  • Michael Kent Miller (Mỹ): “Tôi rất xúc động khi thấy hình ảnh liên hiệp của mọi người từ nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau. Trong năm mới, tôi hy vọng rằng hết thảy mọi người trên thế giới sẽ hòa thuận với nhau và hạnh phúc bởi lời dạy về tình yêu thương của Mẹ.”[11]

Thăm viếng Hội Thánh địa phương và Viện tu luyện

Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài đến Viện tu luyện Êlôhim
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài đến Viện tu luyện Êlôhim

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Gwanak, Seoul - nơi đầu tiên đón tiếp Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nakseom, Incheon - nơi đặt nền móng cho Tin Lành giao ước mới, Viện tu luyện Êlôhim - nơi có thể trải nghiệm vẻ đẹp bốn mùa đầy màu sắc, đều là những địa điểm mà Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài nhất định phải đến.[13] Các thánh đồ nước ngoài cũng có thời gian tham quan Triển lãm Thơ văn và ảnh “Mẹ”, Triển lãm “Đọc chân tình của Cha” để ghi khắc về tình yêu thương trong gia đình.[14][15]

Phỏng vấn

  • Anarisves Garcia (Mỹ): “Các thánh đồ Hàn Quốc vẫy tay chào đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ. Điều đó khiến tôi một lần nữa cảm thấy rằng chúng ta là gia đình Nước Thiên Đàng, là con cái của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ. Vì chúng ta đều đồng một tấm lòng trong tình yêu thương và niềm hạnh phúc.”[16]

Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc

Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc

Trong số các thánh đồ nước ngoài cũng có nhiều người biết đến Hàn Quốc hoặc lần đầu tiên đến Hàn Quốc thông qua Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[17] Vì thế, Hội Thánh đã tổ chức các chương trình nhằm giúp các thánh đồ có thể cảm nhận vẻ đẹp phong phú của đất nước Hàn Quốc trên nhiều phương diện như thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, kiến ​​trúc.

Trong thời gian qua, Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã được tham quan các di sản văn hóa còn lưu giữ lịch sử và truyền thống như Gyeongbokgung - là cung điện hoàng gia đầu tiên của triều đại Joseon, Changdeokgung - nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và Pháo đài Hwaseong Suwon, cũng như được trải nghiệm văn hóa phong phú của Hàn Quốc như làm quen với lễ tiết Hàn Quốc, viết chữ Hangeul, học đàn Gayageum v.v... Các khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm thành phố mới Pangyo và thành phố quốc tế Songdo, tháp N Seoultháp Lotte World là những nơi khiến người ta cảm nhận được sự phát triển đáng ngạc nhiên của Hàn Quốc trong một khoảng thời gian ngắn.[18] Các thánh đồ nhiều nước đã đến tham quan Nhà Xanh, tòa nhà Quốc hội, Đài kỷ niệm Độc lập và Bảo tàng Lịch sử Seoul để tìm hiểu lịch sử cận đại và đương đại của Hàn Quốc, tham quan Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời để xác tín lịch sử Kinh Thánh cùng sự phát triển của Hội Thánh.[19] Các thánh đồ đến từ các quốc gia trong đất liền cũng dâng trào sự cảm động khi được trải nghiệm về biển lần đầu tiên trong đời tại bến tàu ven biển Incheon và bãi biển Wangsan v.v...[20][21]

Phỏng vấn

  • Michael King (Anh quốc, chuyên gia xây dựng cầu đường): “Tôi cảm thấy thật kỳ diệu khi có một cung điện đẹp đẽ như thế này trong một thành phố hiện đại đầy năng động. Dầu vậy, mọi thứ lại rất hài hòa.”[22]
  • Lisa Ramos (Mỹ, kỹ sư hàng không vũ trụ): “Khi tôi đến thăm nơi này và tận mắt chứng kiến mọi khía cạnh về chính trị, văn hóa, kinh tế của Hàn Quốc, tôi càng cảm thấy kỳ diệu hơn. Cũng thật đáng kinh ngạc khi thấy được sự hài hòa giữa cái cũ và cái hiện đại. Tôi muốn cho mọi người biết về mọi khía cạnh này của Hàn Quốc khi trở về bổn quốc.”[22]

Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế

Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài tham gia Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế Arise & Shine 2018
Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài tham gia Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế Arise & Shine 2018

Hội thảo Kinh thánh Quốc tế là nơi các thánh đồ mỗi nước từ nhiều lĩnh vực chuyên môn đa dạng như Khoa học vũ trụ, Sinh vật học, Luật học, Kế toán học v.v... nhóm lại một chỗ để làm sáng tỏ về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ thông qua các kiến ​​thức chuyên môn và Kinh Thánh. Trong sự kiện này có sự tham gia của các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong và ngoài nước cùng các tầng lớp nhân dân quan tâm đến Kinh Thánh, nhằm khám phá và chia sẻ nhận thức về sự quan phòng cứu rỗi mà Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo đã ẩn chứa trong các phép tắc và quy luật trên thế gian.[23][22]

Phỏng vấn

  • S. Tumurbat (Mông Cổ, giáo sư): “Một lần nữa tôi được biết rằng tất cả các hệ thống trên thế giới đều liên quan đến Đức Chúa Trời Mẹ. Thật quá đỗi kỳ diệu. Ngay cả trong lĩnh vực khảo sát đất đai hoặc địa lý, là chuyên ngành của tôi cũng có nhiều lúc nhận ra sự tồn tại của Đức Chúa Trời.”[24]
  • Miguel Carlos (Peru, giáo sư): “Sự ổn định về tinh thần, tâm lý và thể chất đóng góp rất nhiều cho sự phát triển xã hội. Về căn bản, toàn bộ điều này đều xuất phát từ người mẹ. Việc tìm kiếm Đức Chúa Trời Mẹ chính là bổn tính của nhân loại.”[25]
  • August Kruesi (Mỹ, kỹ sư hàng đầu Sản xuất và Phát triển Hệ thống xúc tiến Động cơ tên lửa của Aerojet Rocketdyne): “Nhân loại đã đi khảo sát vũ trụ để tìm kiếm quá trình sanh ra của sự sống, nhưng đã không thể phát hiện ra được sự sống ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ trái đất, là nơi chúng ta đang sống. Bây giờ, chúng ta phải tập trung vào việc tìm hiểu nguồn gốc chân thật của sự sống tại đây. Mọi sự sống đều được ban cho từ mẹ. ... Mẹ chính là tồn tại ban cho sự sống, điều ấy là ý muốn của Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo. ... Đức Chúa Trời Mẹ là nguồn gốc của sự sống đời đời phần linh hồn mà nhân loại phải tìm kiếm. Món quà quý giá nhất mà tôi đã nhận được chính là việc nhận thức ra tình yêu thương của Mẹ Trên Trời. Tôi thật tự hào vì được làm con cái của Mẹ.”[22]

Hội nghị Quốc tế vì hạnh phúc của nhân loại

Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế ASEZ
Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế ASEZ

Khi quy mô và phạm vi Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài ngày càng tăng lên mỗi năm, Hội Thánh của Đức Chúa Trời cùng với các thánh đồ đến từ nhiều quốc gia đi tiên phong trong việc nghiên cứu các phương án thiết thực vì hạnh phúc của nhân loại.

Năm 2019, các nhà mục vụ nước ngoài đến Hàn Quốc để tham dự Tổng Hội định kỳ cùng với các nhà mục vụ trong nước đã thảo luận về vai trò của Hội Thánh đối với đời sống gia đình hạnh phúc của các thánh đồ và người dân.[26] Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 74, được cấu thành bởi các nhân viên công sở đã tranh thủ kỳ nghỉ để đến thăm Hàn Quốc, họ đã chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm chung về thái độ, ngôn hạnh cần phải thực tiễn với tư cách là Cơ Đốc nhân và nhân viên công sở thông qua hội nghị.[16]

Tại “Hội nghị Lãnh đạo Sinh viên Đại học Thế giới 2019”, các thánh đồ sinh viên đại học từ 41 quốc gia đã thiết lập tầm nhìn với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu thế hệ mới cũng như củng cố tình hữu nghị vượt ra ngoài sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa.[27] Tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế ASEZ được tổ chức trong thời điểm này, đại diện từ mỗi châu lục đã cho biết tình hình tội phạm chủ yếu ở các châu lục và đề xuất nghị quyết chung nhằm giảm tỷ lệ tội phạm trong toàn xã hội và dẫn dắt sự biến hóa từ khuôn viên trường học.[28]

Phỏng vấn

  • Ilona Suominen (Phần Lan, sinh viên Đại học Helsinki): “Tôi rất vui khi các sinh viên đại học từ khắp nơi trên thế giới nhóm lại một chỗ để thảo luận, học hỏi và làm việc cùng nhau. Việc hết thảy đều trở nên một, tự bản thân việc ấy đã là một điều tuyệt vời. Tôi mong muốn học hỏi nhiều hơn để trở nên một thành viên quan trọng trong xã hội.”[29]

Thành quả của chương trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài

Nuôi dưỡng đức tin chân thật

Các thánh đồ đến thăm Hàn Quốc từ Ấn Độ đang tận hưởng trải nghiệm viết thư pháp.
Các thánh đồ đến thăm Hàn Quốc từ Ấn Độ đang tận hưởng trải nghiệm viết thư pháp.

Chương trình Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời đang trở thành “điểm nhấn của đức tin” đặc biệt đối với các thánh đồ trên khắp thế giới. Ấy là vì Đấng Christ đã xuất hiện tại đất nước đầu cùng đất phương Đông theo lời tiên tri trong Kinh Thánh nên họ được xác thực những dấu vết khôi phục lẽ thật và trực tiếp trải nghiệm tình yêu thương cao quý của Đức Chúa Trời Mẹ. Điều này thổi đến sự vững chắc và lòng nhiệt thành cho đức tin của các thánh đồ. Các thánh đồ nuôi dưỡng nhân cách và đức tin chân thật bằng tình yêu thương được nhận từ Đức Chúa Trời trong một xã hội hiện đại, nơi chủ nghĩa cá nhân lan tràn. Họ góp phần vào sự hòa thuận gia đình, phát triển xã hội và hòa hợp cộng đồng.

Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài có sự khác nhau về quốc tịch - ngôn ngữ - văn hóa và lứa tuổi, cùng nhau trải nghiệm văn hóa mới mẻ và mở rộng tầm nhìn đối với cuộc sống. Cũng có trường hợp dạy dỗ cho con cái về lễ tiết của Hàn Quốc vì được cảm động nhiều sau khi trải nghiệm văn hóa kính trọng người cao tuổi ở Hàn Quốc.[30]

Hình ảnh các thánh đồ Hàn Quốc, những người đã hỗ trợ chu đáo cho các thánh đồ nước ngoài bằng “tấm lòng của Mẹ” với vai trò là người giúp đỡ toàn bộ sinh hoạt như thông dịch - đưa đón - hướng dẫn - chỗ ăn ở - trang phục v.v... trong suốt lịch trình của Đoàn thăm viếng cũng là một tấm gương lớn.[31] Carrie Song, thánh đồ đến từ Albany, Mỹ đã bày tỏ tấm lòng rằng: “Tôi sẽ thực tiễn giống như thế từ những chi tiết nhỏ cho đến những điều lớn lao, tình yêu thương và sự quan tâm của Mẹ, cũng như sự tử tế và chu đáo mà tôi đã được học thông qua các thánh đồ Hàn Quốc.”[32][18]

Các thánh đồ nước ngoài sau khi trải nghiệm tình cảm gia đình hiệp một trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, họ trở về bổn xứ của mình và đi tiên phong trong việc hòa hợp vì hạnh phúc của nhân loại, cũng như đang nỗ lực thực tiễn tình yêu thương mỗi ngày với lòng vị tha đã được học ở Hàn Quốc. Trên thực tế, có không ít người nhận ra tình yêu thương của Đấng Christ và tiếp nhận lẽ thật không chỉ bởi lẽ thật giao ước mới mà còn thông qua hình ảnh thiện lành của các thánh đồ.[12]

Sự tiếp thêm cảm động của các thánh đồ thuộc Hội thánh của Đức Chúa Trời cũng đang đóng vai trò trong việc tạo ra sự hòa thuận ấm áp cho xã hội ngôi làng toàn cầu, nơi mà chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa ích kỷ đang phổ biến.
“Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài đến từ mọi châu lục khắp thế giới...
Đóng vai trò làm hòa hợp cả ngôi làng toàn cầu”
, DongA Ilbo, 14 thánh 7 năm 2016.

Phỏng vấn

  • Youssef Pena (Puerto Rico, sinh viên cao học tại Đại học Ana G. Mendes): “Tôi nghe nói rằng người Hàn Quốc có khuôn phép lịch sự và biết lắng nghe người khác, và điều ấy dường như là sự thật. Tôi muốn học hỏi văn hóa tốt đẹp như lễ tiết chào hỏi, tôn kính người cao tuổi, lòng khiêm tốn v.v...”[33]
  • James Snazell (Anh quốc, giáo sư): “Cho đến trước khi biết đến Tin Lành của Hội Thánh của Đức Chúa Trời, tôi đã là hình mẫu của một người Anh hiện đại, đang theo đuổi danh dự lớn, thành công và tuổi già an lạc theo khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân. Nhưng bây giờ, tôi cảm nhận được niềm vui và phấn khởi dù chỉ bởi việc đang làm những điều có ích cùng với các thánh đồ Hội Thánh và phụng sự vì thế gian. Tôi rất tự hào vì là một thành viên của Hội Thánh của Đức Chúa Trời.”[22]

Nâng cao nhận thức quốc gia

Các thánh đồ nước ngoài đã đến thăm Pháo đài Hwaseong Suwon như một phần của trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc
Các thánh đồ nước ngoài đã đến thăm Pháo đài Hwaseong Suwon như một phần của trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc

Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã cho Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thấy được vẻ đẹp của nhiều nơi ở Hàn Quốc vào thời điểm có ý nghĩa như “Năm viếng thăm Hàn Quốc”, “Năm viếng thăm Suwon” và “Năm viếng thăm Daejeon”.[18] Đoàn thăm viếng đã tham quan Pháo đài Hwaseong Suwon và Bảo tàng Hwaseong Suwon, được trải nghiệm lòng hiếu thảo và lòng thương dân của vua Jeongjo.[34]

Mọi người trên thế giới đến tham quan Bảo tàng Hangeul Quốc gia đều cảm thán bởi các nguyên tắc khoa học, điểm ưu tú và độc đáo của chữ Hangeul, cũng như tình yêu thương sâu sắc của vua Sejong đối với người dân. Những người trở về sau khi hiểu biết về Hàn Quốc một cách sâu sắc hơn đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với người dân đất nước họ, và thậm chí đóng vai trò như những đại sứ danh dự quảng bá về lịch sử, kinh tế và văn hóa của Hàn Quốc. Thông qua đó, sự quan tâm của mọi người trên thế giới đối với Hàn Quốc và người Hàn Quốc ngày càng tăng lên, góp phần nâng cao nhận thức quốc gia.[35][36]

Các phương tiện truyền thông khen ngợi rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời nâng cao giá trị thương hiệu của Hàn Quốc bằng việc quảng bá văn hóa truyền thống và hiện đại của Hàn Quốc thông qua Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài và thực tiễn sự dạy dỗ của Kinh Thánh và lễ tiết bắt nguồn từ tình cảm của người Hàn Quốc.[37] Kể cả các đoàn thể tự trị địa phương muốn quảng bá về đô thị và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cũng rất vui mừng chào đón Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài. Thành phố Suwon cũng tổ chức sự kiện chào mừng bằng cách mời Đoàn thăm viếng đến thăm Suwon vào năm 2016 đến Tòa thị chính.[38]

Phỏng vấn

  • Petros Andreadis (Đức): “Sở dĩ bất cứ ai cũng có thể học và viết chữ Hangeul một cách dễ dàng là vì nhà vua đã trực tiếp tạo ra nó cho những người dân sống khó khăn vì họ không biết chữ. Người Hàn Quốc đã đạt được một nền văn hóa vượt trội nhờ việc hoạt dụng chữ Hangeul, là loại chữ chứa đựng tình yêu thương của vua Sejong.”[39]
  • Edward (Mỹ): “Đó là cơ hội tốt để học hỏi về kiến ​​trúc truyền thống, văn hóa hiếu thảo và lễ tiết của Hàn Quốc. Đó là một sự giáo dục sống rất đáng quý khi tôi nhận ra lẽ thật của giao ước mới thông qua Kinh Thánh.”[40]
  • Maria Ang Helica Fuentealba (Chile, kiến ​​trúc sư): “Tất cả các tòa nhà đều được làm bằng gỗ, tôi vô cùng ngạc nhiên trước kiến ​​trúc tinh xảo này. Trông thấy tất cả mọi mặt chính trị, xã hội, kinh tế đều phát triển dù trong sự khó khăn như cuộc chiến tranh Triều Tiên, và nền văn hóa đẹp đẽ được lưu giữ, đây quả thật là đất nước nhận được nhiều phước lành từ Đức Chúa Trời.”[41]

Xem thêm

Video liên quan

  • Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Chú thích

  1. “Lịch sử Hội Thánh”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới. 2001 Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 1 (Mỹ)
  2. "Mong ước Tin Lành bao phủ trên dãy núi Himalaya" Hội Thánh của Đức Chúa Trời trao tặng "Tin nhắn của hy vọng và hạnh phúc" cho ngôi làng toàn cầu trong năm mới". Monthly Chosun NewsRoom. 8 tháng 1 năm 2019.
  3. “Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. ShinDongA. tháng 6 năm 2019.
  4. “Êsai 60:1-8”. Hãy dấy lên, và sáng lòe ra! Vì sự sáng ngươi đã đến, và vinh quang Đức Giêhôva đã mọc lên trên ngươi. Nầy, sự tối tăm vây phủ đất, sự u ám bao bọc các dân; song Đức Giêhôva dấy lên trên ngươi, vinh quang Ngài tỏ rạng trên ngươi. Các dân tộc sẽ đến nơi sự sáng ngươi, các vua sẽ đến nơi sự chói sáng đã mọc lên trên ngươi... Những kẻ bay như mây, giống chim bồ câu về cửa sổ mình, đó là ai?
  5. “Vượt qua dòng thời gian 6000 năm bởi lịch trình 60 tiếng đồng hồ”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  6. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. The Economist. 9 tháng 5 năm 2016.
  7. “Chúng tôi tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ dựa trên sự ghi chép trong Kinh Thánh”. Monthy Chosun. tháng 4 năm 2011.
  8. “Đại hội Thi đua Phát biểu Kinh Thánh Ngoại ngữ lần thứ 17”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  9. “Hoạt động cổ vũ các thánh đồ nước ngoài đến thăm viếng”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  10. “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 73”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  11. 11,0 11,1 “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 73 Hội Thánh của Đức Chúa Trời rao truyền thông điệp hy vọng đến ngôi làng toàn cầu”. Sisa News. 8 tháng 1 năm 2019.
  12. 12,0 12,1 “Các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới đến thăm viếng”. Monthly JoongAng. tháng 7 năm 2015.
  13. “Đoàn thăm viếng của thánh đồ nước ngoài Hội Thánh của Đức Chúa Trời: "Tôi được học hỏi văn hóa Hàn Quốc và lòng đức tin cũng lớn dần lên". Kyeonggi News. 14 tháng 9 năm 2010.
  14. "Tình yêu thương của Mẹ" được chứa đựng trong tấm lòng của người châu Âu tìm đến Hàn Quốc”. Monthly Chosun NewsRoom. 31 tháng 10 năm 2019.
  15. “[Hội Thánh của Đức Chúa Trời] "Tôi đang cảm nhận được tình yêu thương ấm áp của Mẹ tại Hàn Quốc". Kyeongin Ilbo. 13 tháng 7 năm 2018.
  16. 16,0 16,1 “Hội Thánh của Đức Chúa Trời - Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 74”. Sisa News. 28 tháng 5 năm 2019.
  17. “Đoàn thăm viếng của thánh đồ nước ngoài lần thứ 63”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  18. 18,0 18,1 18,2 “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời viết nên trang lịch sử thăm viếng phương Đông mới vào thế kỷ 21”. Weekly DongA. Số 1173.
  19. “Phương pháp khác để thế giới biết đến Hàn Quốc: "Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội thánh Đức Chúa Trời". Aju News. 10 tháng 6 năm 2016.
  20. "Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 67" Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Incheon Ilbo. 17 tháng 6 năm 2016.
  21. “Các thánh đồ nước ngoài Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo "tham quan biển". Kyeongin Ilbo. 31 tháng 5 năm 2011.
  22. 22,0 22,1 22,2 22,3 22,4 “Xin cảm tạ Đức Chúa Trời Mẹ!”. ShinDongA. tháng 1 năm 2014.
  23. “Hội thảo Kinh Thánh Quốc tế Arise & Shine 2019 (Lần thứ 3)”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  24. “Đức Chúa Trời Mẹ mà giới trí thức của thế giới làm chứng”. Woman DongA. tháng 12 năm 2018.
  25. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới”. Woman DongA. tháng 10 năm 2017.
  26. “Hội nghị quốc tế "Gia đình hạnh phúc". Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  27. “Hội nghị Lãnh đạo Sinh viên toàn cầu 2019”. Trang web Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.
  28. “ASEZ tổ chức "Hội nghị thượng đỉnh ASEZ toàn thế giới 2019"... Sinh viên tại 42 nước trên 6 châu lục nhóm tại một chỗ”. Sisa News. 18 tháng 7 năm 2019.
  29. “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 75 được cấu thành bởi sinh viên đại học khắp thế giới”. Monthly Chosun NewsRoom. 1 tháng 8 năm 2019.
  30. “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới: 55 năm thành lập mở ra thời đại 3.000.000 thánh đồ”. ShinDongA. tháng 6 năm 2019.
  31. “Các thánh đồ nước ngoài thuộc Hội Thánh của Đức Chúa Trời tìm đến "Đất nước của Mẹ". Goodmorning Chungcheong. 19 tháng 4 năm 2015.
  32. “Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 73 Hội Thánh của Đức Chúa Trời rao truyền thông điệp hy vọng đến ngôi làng toàn cầu”. Sisa News. 8 tháng 1 năm 2019.
  33. “Nuôi dưỡng tư chất "người lãnh đạo toàn cầu trong giao lưu và thông hiểu" tại Hàn Quốc cho sinh viên đại học đến từ các nước trên thế giới”. NDN NEWS. 18 tháng 7 năm 2019.
  34. “Ấn tượng về lòng "hiếu thảo" của người Hàn Quốc”. Kyeonggi News. 21 tháng 4 năm 2015.
  35. “Trải nghiệm lòng hiếu thảo và tinh thần thương dân của vua Jeongjo ở Hwaseong Suwon”. Kyeonggi Ilbo. 14 tháng 6 năm 2015.
  36. “Hơn 1500 người đến thăm viếng trong một năm... "ngoại giao dân gian" trải nghiệm lịch sử và truyền thống”. Incheon Ilbo. 23 tháng 6 năm 2011.
  37. “Hiện trường lịch sử bị chia cắt nhìn qua đôi mắt xanh”. Incheon Ilbo. 29 tháng 6 năm 2011.
  38. “Chuyến thăm viếng của hơn 200 thánh đồ thuộc Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 66 đến từ Bắc Mỹ và châu Âu”. Aju News. 7 tháng 5 năm 2016.
  39. “Cảm thán trước vẻ đẹp của Hàn Quốc và tính ưu việt của chữ Hangeul”. Kyeonggi News. 27 tháng 5 năm 2019.
  40. “Hơn 250 thánh đồ Bắc Mỹ và châu Âu tham quan Pháo đài Hwaseong Suwon”. Kyeonggi News. 10 tháng 5 năm 2011.
  41. “Người thế giới cảm động trước vẻ đẹp của Hàn Quốc và tình yêu thương của Mẹ”. Woman DongA. tháng 12 năm 2018.