Tiệc cưới Nước Thiên Đàng

Lời ví dụ về “Tiệc cưới Nước Thiên Đàng” mà Đức Chúa Jêsus phán với các môn đồ có nghĩa là các thánh đồ nhận được sự cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Giống như kết hôn là sự kiện trọng đại và tốt lành nhất của đời người thì Nước Thiên Đàng cũng vậy. Còn một mục đích khác nữa khi Ngài ví Nước Thiên Đàng với tiệc cưới, ấy là vì sự xuất hiện của cô dâu. Chúng ta có thể hiểu biết về Đức Chúa Trời, là Đấng ban sự cứu rỗi thông qua tiệc cưới được tiến hành bởi chàng rể, cô dâu và khách mời.

Đức Chúa Jêsus đã ví Nước Thiên Đàng như một tiệc cưới. The Marriage Feast at Cana (Đám cưới tại Cana), Tác phẩm của Bartolomé Esteban Murillo.

Ví dụ về tiệc cưới

Đức Chúa Jêsus đã giải thích về Nước Thiên Đàng bằng lời ví dụ. Có nhiều lời ví dụ được ghi chép trong các sách Tin Lành như người gieo giống tốt,[1] một hạt cải,[2] của báu chôn trong đám ruộng,[3] ngọc châu tốt,[4] lưới đánh cá,[5] vua tính sổ với các đầy tớ,[6] những người làm công trong vườn nho,[7] mười người nữ đồng trinh chờ đợi chàng rể,[8] những đầy tớ nhận talâng của chủ[9] v.v... Khi các môn đồ hỏi tại sao Ngài lại dùng ví dụ mà phán cùng đoàn dân, Đức Chúa Jêsus cho biết rằng “Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết.” và “Phước cho những kẻ thấy, nghe và hiểu lời của Đức Chúa Trời”.[10]

Một trong số những mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus dạy dỗ cho các môn đồ chính là “Ví dụ về tiệc cưới”. Đức Chúa Jêsus đã ví việc các thánh đồ được nhận sự cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng cũng giống như việc tham dự vào tiệc cưới.

Đức Chúa Jêsus lại phán ví dụ cùng chúng nữa, rằng: Nước thiên đàng giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con mình... Đầy tớ đi khắp các đường cái, nhóm lại hết thảy những người họ gặp, bất luận dữ lành, đến nỗi trong phòng đầy những người dự tiệc... Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn.

- Mathiơ 22:1-14

Thành viên trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng

 
Trong tiệc cưới phải có chàng rể, cô dâu và các khách mời.

Để một tiệc cưới được diễn ra trọn vẹn thì cần phải có chàng rể, cô dâu và các khách mời. Giống như tiệc cưới được ví với Nước Thiên Đàng, là nơi các thánh đồ nhận được sự cứu rỗi sẽ đi vào, thì việc nhận biết được ai là chàng rể, cô dâu và khách mời cũng liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi.

Chàng rể (Đức Chúa Trời Cha)

Chàng rể biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến với tư cách là Con của Đức Chúa Trời.[11] Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus, Đấng đã thăng thiên sau khi kết thúc cuộc đời Tin Lành trong 3 năm ngắn ngủi vào 2000 năm trước, đã không hề có cô dâu. Trong sách Khải Huyền được ghi chép sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, đã tiên tri rằng lễ cưới đã tới vì Vợ Chiên Con đã sửa soạn.[12] “Chiên Con” là biểu hiện chỉ ra Đấng Christ. Theo đó, chàng rể của tiệc cưới Nước Thiên Đàng được diễn ra vào lúc cuối cùng vì vợ Ngài đã sửa soạn chính là Đấng Christ Tái Lâm.[13][14]

Khách mời (Thánh đồ)

Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con! Người lại tiếp rằng: Ðó là những lời chân thật của Ðức Chúa Trời.

- Khải Huyền 19:9

Việc mời khách tham dự vào tiệc cưới của Chiên Con có nghĩa là nhóm lại những người nhận sự cứu rỗi và sẽ đi vào tiệc cưới Nước Thiên Đàng. Vì vậy đã được phán rằng phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới. Một số người chủ trương rằng cô dâu (Vợ Mới) là thánh đồ, nhưng đây là một sự giải thích sai lầm. Nếu cô dâu (Vợ Mới) là thánh đồ thì không thể giải thích được những người được mời là ai. Vì chàng rể và cô dâu đều ở trên lập trường là người mời khách khứa, nên cô dâu và khách mời có sự khác nhau về cơ bản. Ngoài lời ví dụ về tiệc cưới, kể cả khi ban cho sự dạy dỗ khác, Đức Chúa Jêsus đã luôn ví các môn đồ của Ngài với khách mời trong tiệc cưới.[15] Theo đó, những người được mời, tức các khách mời của tiệc cưới Nước Thiên Đàng, chính là các thánh đồ.

Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn.

- Mathiơ 22:14

Khách mời không chỉ được biểu hiện là “người được mời” mà còn là “người được chọn” nữa. Đã được chép là “người được chọn” và “có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn”[16] nên rõ ràng khách mời có nghĩa là các thánh đồ.

Vợ Mới (Đức Chúa Trời Mẹ)

 
Cô dâu (Vợ Mới) trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng và thánh đồ được mời có sự khác nhau về cơ bản.

Trong “Ví dụ về tiệc cưới” được ghi chép ở Mathiơ chương 22, cô dâu là nhân vật đáng lẽ ra phải có mặt trong tiệc cưới, lại không hề được nhắc đến. Điều này không có nghĩa là không có cô dâu, nhưng ấy là vì đương thời Đức Chúa Jêsus lúc bấy giờ chưa phải là thời kỳ cô dâu xuất hiện. Vì cô dâu sẽ xuất hiện vào một thời điểm nào đó nên Đức Chúa Jêsus đã ví Nước Thiên Đàng với tiệc cưới.

Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn,

- Khải Huyền 19:7

Sứ đồ Giăng đã nhìn thấy sự xuất hiện của cô dâu (Vợ Mới) thông qua mặc thị và ghi chép lại. Cô dâu (Vợ Mới) mà đã không xuất hiện vào thời đại Đức Chúa Jêsus vào 2000 năm trước, sẽ xuất hiện cùng với Đức Chúa Jêsus Tái Lâm được ví dụ bởi Chiên Con. Trong sách Khải Huyền đã tiên tri về sự xuất hiện của Vợ Mới, cũng đã ghi chép về thực thể của Vợ Mới.

Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống.

- Khải Huyền 21:9–10

Giăng được thiên sứ dẫn đi và cho xem thấy Vợ Mới, tức là Vợ của Chiên Con trong sự mặc thị. Vợ Mới mà ông nhìn thấy chính là Giêrusalem từ trên trời xuống. Sách Galati cũng đã ghi chép một lời đồng nhất về Giêrusalem ấy.

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

- Galati 4:26

“Giêrusalem ở trên cao” là “thành thánh Giêrusalem từ trên trời xuống”, chính là Mẹ của các thánh đồ được nhận sự cứu rỗi. Chàng rể trong tiệc cưới Nước Thiên Đàng là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, tức là Đức Chúa Trời Cha, và cô dâu (Vợ Mới) là Đức Chúa Trời Mẹ.

Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống

Tiệc cưới Nước Thiên Đàng được ứng nghiệm vào thời đại cuối cùng, khi Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ cùng xuất hiện và dẫn dắt các thánh đồ được ví với các khách mời, đi đến sự cứu rỗi. Trong sách Khải Huyền, lời tiên tri về sự ấy cũng được miêu tả với hình ảnh ban nước sự sống.

Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

- Khải Huyền 22:17

Trong Khải Huyền chương 19 và chương 21 ghi chép là Chiên Con và Vợ Ngài hay Chiên Con và Vợ Chiên Con, còn trong chương 22 thì ghi chép là Thánh Linh và Vợ Mới. Vì vậy, đây là lời tiên tri rằng Cha và Mẹ sẽ cùng xuất hiện vào thời đại cuối cùng. Trong những ngày sau rốt, Cha và Mẹ xuất hiện để ban nước sự sống. Nước sự sống có nghĩa là sự sống đời đời, tức là sự cứu rỗi. Với sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Mẹ là Vợ Mới, các thánh đồ được nhận lấy nước sự sống, có được sự sống đời đời và đi vào Nước Thiên Đàng. Vì vậy, các thánh đồ tham dự vào tiệc cưới là những người có phước thay. Kinh Thánh gọi con cái của Mẹ là “con của lời hứa”.[17] Những người tiếp nhận, tin và đi theo Thánh Linh và Vợ MớiĐức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, sẽ nhận được sự vinh hiển của Nước Thiên Đàng với tư cách là con cái của lời hứa được lựa chọn trong tiệc cưới.

Lễ phục của tiệc cưới Nước Thiên Đàng

Giống như bất cứ nơi nào cũng có trang phục phù hợp với nghi thức, nếu là khách được mời đến dự tiệc cưới thì cũng nên có áo lễ phù hợp. Tiệc cưới Nước Thiên Đàng cũng giống như vậy. Tuy nhiên, trong ví dụ đã có một người không mặc áo lễ xuất hiện trong tiệc cưới mà vua tổ chức.

Vua vào xem khách dự tiệc, chợt thấy một người không mặc áo lễ, thì phán cùng người rằng: Hỡi bạn, sao ngươi vào đây mà không mặc áo lễ? Người đó làm thinh. Vua bèn truyền cho đầy tớ rằng: Hãy trói tay chân nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối tăm,

- Mathiơ 22:11-13

 
The Parable of the Ten Virgins (Ví dụ về mười người nữ đồng trinh), Tác phẩm của Phoebe Anna Traquair.

Người không mặc áo lễ cuối cùng đã bị đuổi ra. Những người đã được mời nhưng lại không được chọn chính là những người không mặc áo lễ. Áo lễ chính là điều kiện cần thiết để tham dự tiệc cưới. Đã được chép rằng “Anh em thảy đều chịu phép báptêm trong Ðấng Christ, đều mặc lấy Ðấng Christ vậy”.[18] Cho nên, áo lễ bày tỏ về việc chịu phép Báptêm - giao ước của Đức Chúa Trời, biết sống và thực tiễn theo cuộc đời của Đấng Christ. Khi chúng ta giữ gìn điều răn của Đức Chúa Trời theo tấm gương của Đấng Christ, sanh lại mới bởi lời nói, việc làm và phẩm tánh đúng đắn, chúng ta mới có thể được lựa chọn làm con cái của Đức Chúa Trời và đi vào Nước Thiên Đàng. Và bởi đó được trở thành vinh hiển của Mẹ trên trời, là Vợ Mới.[19][20]

Một sự dạy dỗ khác nữa mà Đức Chúa Jêsus đã phán được ví dụ với tiệc cưới đó là “Ví dụ về mười người nữ đồng trinh”.[8] Đã được phán rằng Nước Thiên Đàng giống như mười người nữ đồng trinh cầm đèn đi rước chàng rể. Vì chàng rể đến trễ, nên tất cả những người chờ đợi thảy đều ngủ gật, đến nửa đêm thì có tiếng kêu gọi hãy ra đón rước chàng rể. Năm người nữ đồng trinh đã chuẩn bị dầu dư dật thì đã đón rước chàng rể và theo vào tiệc cưới, nhưng năm người nữ đồng trinh đã hết dầu trong đèn thì không thể vào tiệc cưới.

Đèn trong lời ví dụ có nghĩa là lời của Đức Chúa Trời, tức là “lẽ thật”,[21] còn dầu có nghĩa là “đức tin”. Những người tiếp nhận Đức Chúa Trời Cha Mẹ, là Đấng Cứu Chúa vào thời đại cuối cùng và làm theo sự dạy dỗ của Ngài, cùng giữ đức tin cho đến cuối cùng là những người sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng giống như năm người nữ đồng trinh khôn ngoan được đi vào tiệc cưới.

Xem thêm

Video liên quan

  • Giảng đạo: Vợ của Chiên Con là Giêrusalem, Mẹ chúng ta

Chú thích

  1. “Mathiơ 13:24”. Ðức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.
  2. “Mathiơ 13:31”. Ngài lấy ví dụ khác mà phán rằng: Nước thiên đàng giống như một hột cải mà người kia lấy gieo trong ruộng mình.
  3. “Mathiơ 13:44”. Nước Thiên Đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia.
  4. “Mathiơ 13:45”. Nước thiên đàng lại giống như một người lái buôn kiếm ngọc châu tốt.
  5. “Mathiơ 13:47”. Nước thiên đàng cũng giống như một tay lưới thả xuống biển, bắt đủ mọi thứ cá.
  6. “Mathiơ 18:23”. Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình.
  7. “Mathiơ 20:1”. Vả, nước thiên đàng, giống như người chủ nhà kia, tảng sáng đi ra, để mướn người làm công cho vườn nho mình.
  8. 8,0 8,1 “Mathiơ 25:1-2”. Khi ấy, nước thiên đàng sẽ giống như mười người nữ đồng trinh kia cầm đèn đi rước chàng rể. Trong các nàng đó, có năm người dại và năm người khôn.
  9. “Mathiơ 25:14”. Vả, nước thiên đàng sẽ giống như một người kia, khi đi đường xa, gọi các đầy tớ mà giao của cải mình.
  10. “Mathiơ 13:10-11”. Môn đồ bèn đến gần Ngài mà hỏi rằng: Sao thầy dùng thí dụ mà phán cùng chúng vậy? Ngài đáp rằng: Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết.
  11. “Mác 1:1”. Ðầu Tin Lành của Ðức Chúa Jêsus Christ, là Con Ðức Chúa Trời.
  12. “Khải Huyền 19:7”. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn.
  13. “Giăng 1:29”. Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
  14. “Hêbơrơ 9:28”. cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
  15. “Mác 2:18-19”. còn môn đồ của thầy không kiêng ăn?... Bạn hữu của chàng rể có kiêng ăn được trong khi chàng rể còn ở cùng mình chăng?
  16. “Rôma 11:5”. Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển.
  17. “Galati 4:26-28”. Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta... Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Ysác, là con của lời hứa.
  18. “Galati 3:27”. Vả, anh em thảy đều chịu phép báptêm trong Ðấng Christ, đều mặc lấy Ðấng Christ vậy.
  19. “Êsai 49:18”. Hãy liếc mắt xem xung quanh ngươi (Giêrusalem): những kẻ nầy đều nhóm lại và đến cùng ngươi! Ðức Giêhôva phán: Thật như ta hằng sống, ngươi sẽ mặc lấy những kẻ nầy như đồ trang sức, và dùng mà thắt đai như nàng dâu mới!
  20. “Khải Huyền 19:8”. đã cho người (Vợ Chiên Con) được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ).
  21. “Thi Thiên 119:105”. Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi.