Thập tự giá (十字架, cross) là một hình tượng được sử dụng như biểu tượng của nhà thờ, hội thánh tại hầu hết các hội thánh Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, thập tự giá đã được tôn kính trong các tôn giáo ngoại bang từ thời cổ đại chứ không phải là vật tượng trưng của tín ngưỡng xuất hiện lần đầu tiên sau cuộc khổ nạn của Đấng Christ. Khung hình chữ thập cũng đã được sử dụng làm khung hành hình ở khu vực Cận Đông thời cổ đại để hành quyết tử tù bằng cách đóng đinh vào đó.

Thập tự giá trên bàn thờ của một nhà thờ ở Đan Mạch

Để chuộc tội cho nhân loại, Đức Chúa Jêsus Christ đã bị đóng đinh và qua đời trên thập tự giá tại đồi Gôgôtha nằm ngoài thành Giêrusalem, vào khoảng 2000 năm trước nhằm thứ Sáu, tức Lễ Bánh Không Men, một hôm trước ngày Sabát. Đối với các Cơ Đốc nhân của Hội Thánh sơ khai, thập tự giá là khung hành hình đã giết chết không chỉ Đức Chúa Jêsus Christ mà còn giết chết vô số các giáo nhân. Vì vậy, việc các thánh đồ đã sử dụng thập tự giá làm biểu tượng của đức tin là hoàn toàn không có khả năng. Ngay cả trong Kinh Thánh hay lịch sử Cơ Đốc giáo cũng không hề có ghi chép nào nói về việc Hội Thánh sơ khai sử dụng thập tự giá như biểu tượng của đức tin. Được cho biết rằng thập tự giá vốn được sử dụng làm khung hành hình và biểu tượng của tôn giáo ngoại bang, đã bắt đầu được dựng lên trong nhà thờ vào thế kỷ thứ 4 khi hội thánh bị thế tục hóa và lẽ thật bị biến chất.[1]

Nguồn gốc và mục đích sử dụng thập tự giá

Dụng cụ sùng bái

 
Lăng mộ của Thutmose IV tại “Thung lũng các vị vua” ở Luxor, Ai Cập

Vốn dĩ thập tự giá là một dụng cụ sùng bái được sử dụng rộng rãi ở các nền văn minh thời cổ đại. Được cho biết rằng hình dạng của thập tự giá làm từ hai thanh gỗ bắt nguồn từ tư tưởng sùng bái Thammu (Tammuz) ở Babylon cổ đại.

Hình dạng thập tự giá được ghép bởi hai thanh gỗ mà nhà thờ sử dụng bắt nguồn từ xứ Canhđê (Chaldea) cổ đại và được dùng làm biểu tượng của thần Thammu ở chính nước đó, các nước lân cận gồm cả Ai Cập. (Hình dạng của chữ Tau huyền bí - chữ cái đầu của tên Tammuz).
— William E. Vine, Vine's Complete Expository Dictionary,
Thomas Nelson Publishers, 1996, p. 138

Thập tự giá cũng được vẽ trong các ngôi đền của Ai Cập cổ đại và lăng mộ của các vị vua. Tại “Thung lũng của các vị vua (Valley of the Kings)” ở Luxor, Ai Cập, là di tích lăng của nhiều đời vua thuộc thời kỳ tân vương quốc Ai Cập cổ đại (1570-1070 TCN), chúng ta có thể phát hiện những bức tranh vẽ hình thập tự giá “Ankh” được treo trên cái vòng.[2][3] Trên mặt sau của đồng xu được cho là đã từng thông dụng ở Veritus Phoenicia (nay là Beirut, Lebanon) có khắc hình nữ thần Astarte (Áttạttê trong Kinh Thánh) đang cầm thập tự giá. Đây là nữ thần mà người Phoenicia tôn thờ.[4] Thậm chí trong di tích của đế quốc Assyria, những bia đá khắc hình của Ashurnasirpal II (tại vị từ năm 883-859 TCN), vua của đế quốc Tân Assyria, cũng đang đeo thập tự giá trên cổ.[5] Như vậy, việc tôn kính thập tự giá là tập tục tôn giáo của các quốc gia cổ đại và đã có từ rất lâu trước khi Đức Chúa Jêsus hy sinh trên thập tự giá.

Công cụ hành hình

Thập tự giá là loại khung dùng để đóng đinh và hành quyết tội phạm ở phương Tây cổ đại từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN đến thế kỷ thứ 4 SCN.[6][7][8] Người ta cho rằng dân tộc đầu tiên phát minh ra hình phạt thập tự giá là Phoenicia ở Carthago[9][10] hoặc Ba Tư[11], và nó mang lại ảnh hưởng đến các dân tộc khác và được sử dụng ở Babylôn cổ đại (Babylonia), Ai Cập và Assyria. Alexander Đại đế đã biết đến hình phạt thập tự giá ở Ba Tư và truyền bá nó đến Hy Lạp, và sau khi người La Mã giành chiến thắng trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, họ đã học được từ người Phoenicia ở Carthago và sử dụng nó trong Đế quốc La Mã.[12] Sau này, ở Đế quốc La Mã, hình phạt thập tự giá được sử dụng như một hình thức tử hình tàn bạo và khắc nghiệt nhất đối với tội phạm.[13]

Hình phạt thập tự giá là hình phạt tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói tử tù trên thanh gỗ hình thập tự giá, và La Mã sử dụng nó chủ yếu để trừng phạt những kẻ phạm tội tàn ác, kẻ phản bội hoặc nô lệ.[14][15] Hình phạt thập tự giá là một trong những hình phạt tàn nhẫn và đáng xấu hổ nhất. Bộ luật Hình sự do luật sư La Mã Julius Paulus biên soạn liệt kê ba hình thức trừng phạt tàn bạo nhất trong thời đại La Mã. Đầu tiên là hình phạt thập tự giá.[16][17] Chính khách La Mã Cicero mô tả hình phạt thập tự giá là “hình phạt tàn ác và ghê tởm nhất (that most cruel and disgusting penalty)”, và sử gia Do Thái Josephus mô tả đó là “cái chết thảm nhất (the most wretched of deaths)”.

Các phương thức hành hình trên thập tự giá rất đa dạng, nhưng thông thường sau khi bị đánh đòn, các tù nhân bị kết án sẽ phải chịu nỗi đau đớn vì bị dựng lên vuông góc với mặt đất trong khi cổ tay và chân bị đóng đinh vào khung thập tự giá. Các học giả cho biết rằng hình phạt thập tự giá gây ra nỗi đau đớn cực độ và chí mạng về mặt thể xác. Nếu bị đóng đinh và treo trên thập tự giá theo phương thẳng đứng thì sẽ gây sốc cho các cơ, khiến cơ hoành không thể hoạt động bình thường, gây trở ngại cho việc tuần hoàn máu, rối loạn chức năng đa cơ quan, ngạt thở và tổn thương dẫn đến tử vong.[18][19]

Các loại hình thập tự giá

 
Các loại hình thập tự giá[20]

Thập tự giá được tạo ra bằng nhiều hình thức đa dạng tùy theo khu vực và thời đại. Có nhiều loại thập tự giá khác nhau như thập tự giá Ankh được sử dụng ở Ai Cập cổ đại, thập tự giá Celtic bắt nguồn từ nghi lễ tôn thờ thần mặt trời của tộc người Celt, thập tự giá Latinh thường được sử dụng trong các hội thánh phương Tây và thập tự giá móc hình chữ vạn được sử dụng làm huy hiệu của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai. Trong giáo hội Công giáo có nhiều hình dạng thập tự giá khác nhau. Từ điển Bách khoa Công giáo giới thiệu 40 loại thập tự giá trong một trang. Nếu chỉ để tượng trưng cho sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus Christ mà không bị ảnh hưởng bởi ngoại đạo thì hình dạng của thập tự giá mà hội thánh làm ra sẽ chỉ có một mà thôi. Có thể giải thích rằng do chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo ngoại bang nên mới có nhiều loại hình thập tự giá trong nhà thờ, hội thánh như thế.

Thập tự giá du nhập vào Cơ Đốc giáo

Lịch sử

Cơ Đốc giáo bắt đầu sử dụng thập tự giá như là biểu tượng của Cơ Đốc giáo vào thời kỳ Constantine I (tại vị năm 306-337 SCN) của đế quốc La Mã.[1] Đây là bằng chứng cho thấy Hội Thánh đã không hề dựng lên thập tự giá trong gần 300 năm từ thời Đức Chúa Jêsus cho đến thời Constantine. Những người La Mã có một cảm giác chung rằng thập tự giá là một công cụ hành hình chỉ để sử dụng cho những tên tội phạm khét tiếng nhất.[21] Ðối với các Cơ Đốc nhân Hội Thánh sơ khai, chỉ mới nghe nói đến thập tự giá họ đã rùng mình run sợ, nên không có nguy cơ mĩ hóa thập tự giá.[1] Điều này là do thập tự giá là một trong những công cụ được Đế quốc La Mã sử dụng để hành quyết các Cơ đốc nhân trong khi đàn áp Hội Thánh sơ khai. Được cho biết rằng sứ đồ Phierơ cũng đã tử đạo vì bị đóng đinh ngược trên thập tự giá.[22][23] Hình phạt thập tự giá đã bị xóa bỏ vào thời Constantine.[24]

Ngoài ra, nếu liệt kê sự nghiệp của Constantine thì như sau.

(1) Cải cách phong tục thuở xưa. Tức là xóa bỏ hình phạt thập tự giá

— Lee Jong Gi, <Sử hội thánh>, NXB Văn hóa Sejong, 2000, trang 95

Sau khi Constantine I ban bố sắc lệnh Milan vào năm 313, sự đế quốc La Mã bức hại Cơ Đốc giáo đã chấm dứt bởi việc công nhận Cơ Đốc giáo. Constantine I đã mở ra chính sách ưu đãi Cơ Đốc giáo, đồng thời cũng phát hành khoảng 30 loại tiền xu tượng trưng cho Cơ Đốc giáo. Trên những đồng xu này đều khắc hình thập tự giá. Hội thánh La Mã (giáo hội Công giáo La Mã hiện nay) đã bành trướng sức mạnh tôn giáo dưới sự ủng hộ của hoàng đế. Họ đã chấp nhận các thói quen tín ngưỡng của những người ngoại đạo cải đạo sang Cơ Đốc giáo. Một trong số đó là tư tưởng tôn kính thập tự giá.[25] Giáo hội Công giáo La Mã chủ trương rằng Helena, mẹ của Constantine I, được mệnh danh là “Thánh nữ”, đã phát hiện ra thập tự giá. Từ những năm 320 đến năm 345, nhà thờ thánh giá và nhà thờ Phục Sinh được xây dựng ở Giêrusalem trên danh nghĩa là nơi phát hiện ra thập tự giá mà Đức Chúa Jêsus đã bị đóng đinh. Sau đó, họ đã định ra ngày lễ hiến dâng và bắt đầu công nhận thập tự giá như đối tượng để tôn kính.[26] Thập tự giá bắt đầu được treo bên trong nhà thờ vào khoảng năm 431. Vào khoảng năm 568, thập tự giá đã được dựng lên trên nóc nhà thờ.[27]

Thập tự giá được đưa vào trong nhà thờ và văn phòng vào khoảng năm 431, và được dựng trên tháp chuông nhà thờ vào khoảng năm 568.
— Joseph Haydn et al., Haydn's Dictionary of Dates, E. Moxon and Co., 1866, trang 220

Sau đó, việc tôn kính thập tự giá được củng cố thông qua Công đồng Trullanum vào năm 692, và sau khi được công nhận chính thức tại Công đồng Nicaea lần thứ 2 vào năm 787, họ đã làm ra các loại thập tự giá khác nhau và sùng kính cho đến ngày nay.[26]

Tranh luận

Hầu hết các nhà thờ, hội thánh ở Hàn Quốc đều lắp đặt thập tự giá trên bục giảng hoặc trên ngọn tháp của nhà thờ. Song, có một sự thật mà các tín đồ thông thường không được biết rõ, đó là có sự tranh luận tán thành và phản đối giữa giới tôn giáo về việc để lại thập tự giá. Phía Hội liên hiệp giáo hội Trưởng lão Chúa Jêsus ở Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là giáo hội Trưởng lão) nghiêm cấm việc lắp đặt thập tự giá ở trong hội Thánh. Đó là bởi họ thấy có nguy cơ tạo ra sự mê tín rằng việc cầu nguyện trước thập tự giá sẽ đạt hiệu quả lớn hơn. Tại Đại hội đồng lần thứ 42 vào năm 1957, phía giáo hội Trưởng lão đã thông qua quyết định không gắn thập tự giá lên bục giảng. Sau đó, cho tới Đại hội đồng lần thứ 104 vào năm 2019, trải qua tổng cộng 8 Đại hội đồng, họ đã thông qua lệnh cấm treo thập tự giá.[28][29][30]

  • Đại hội đồng lần thứ 42 (1957): Thông qua việc không gắn thập tự giá lên bục giảng
  • Đại hội đồng lần thứ 43 (1958): Sửa đổi và thông qua việc cấm làm và treo các hình tượng thập tự giá trong phòng thờ
  • Đại hội đồng lần thứ 44 (1959): Tuyên bố lại rằng Kiến nghị xem xét lại việc dỡ bỏ thập tự giá và tượng thập tự giá trên bục giảng đã được quyết định hủy bỏ tại Đại hội đồng năm ngoái, và xúc tiến việc thực hiện.
  • Đại hội đồng lần thứ 74 (1989): Thập tự giá không được gắn trên bục giảng theo nghị quyết của Đại hội đồng năm 1957, và quyết định chỉ thị cho các nhà thờ đã gắn các thập tự giá này phải dỡ bỏ theo lệnh của Chủ tịch Đại hội đồng.
  • Đại hội đồng lần thứ 85 (2000): Việc gắn thập tự giá trên bục giảng được thông qua theo nghị quyết của Đại hội đồng
  • Đại hội đồng lần thứ 100 (2015): Chấp thuận bỏ trường hợp gắn thập tự giá trên bục giảng như hiện nay
  • Đại hội đồng lần thứ 101 (2016): Chấp thuận cấm gắn các thiết bị thập tự giá và tác phẩm điêu khắc trong phòng thờ liên quan đến việc gắn thập tự giá
  • Đại hội đồng lần thứ 104 (2019): Chấp thuận để nguyên như đề nghị cấm đặt hình thập tự giá trên bục giảng liên quan đến việc gắn thập tự giá

Lập trường của các nhà cải cách tôn giáo

Các nhà cải cách tôn giáo thế kỷ 16 đã chỉ trích gay gắt việc tôn kính thập tự giá[11] và kêu gọi khôi phục đức tin dựa trên sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Nhà cải cách tôn giáo người Pháp Jean Calvin đã cấm tôn kính thập tự giá và nói rằng “Một khi người ta làm ra Đức Chúa Trời như một hình tượng hữu hình, người ta sẽ không thể không thờ phượng nó” trong cuốn sách của mình có tên là <Institutes of the Christian Religion (Nguyên lý Cơ Đốc giáo)>.

7. Hình tượng của những người theo chủ nghĩa giáo hoàng là hoàn toàn sai lầm... Đấng Christ đã chết trên thập tự giá để chịu thay sự rủa sả mà chúng ta đáng phải chịu (Galati 3:13). Ngài chuộc tội lỗi chúng ta bởi sự hy sinh thân thể mình, rửa sạch chúng ta bởi huyết báu của Ngài (Khải Huyền 1:5). Tóm lại, Ngài khiến chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời Cha (Rôma 5:10). Nếu như đã được học một cách đầy đủ và chân thật, thì việc dựng quá nhiều thập tự giá làm từ gỗ, đá, vàng, bạc ở khắp mọi nơi trong nhà thờ rốt cuộc là với mục đích gì? Chỉ riêng giáo lý này, chúng ta đã có thể học được nhiều điều hơn cả ngàn hình tượng thập tự giá được làm từ gỗ và đá.

9. Việc sử dụng các hình tượng rốt cuộc khiến chúng ta rơi vào sự tôn kính hình tượng... bởi vì ngay khi con người biến Đức Chúa Trời thành một hình tượng hữu hình, người ta lập tức nghĩ rằng quyền năng của Đức Chúa Trời gắn liền với hình tượng đó. Con người thật ngốc nghếch thể này. Sau khi hình tượng hóa Đức Chúa Trời, họ buộc phải gắn kết Đức Chúa Trời với hình tượng đó, và cuối cùng là không thể không thờ phượng chúng. Dù chỉ đơn thuần thờ phượng hình tượng hay thờ phượng Đức Chúa Trời như là hình tượng thì cũng không có sự khác biệt.

— Jean Calvin, <Institutes of the Christian Religion (Nguyên lý Cơ Đốc giáo Quyển 1)>,
dịch bởi Kim Jong Heup và người khác, NXB Lời Sự Sống, 2002, trang 181-186

Nhiều nhà cải cách tôn giáo như Huldrych Zwingli, John Knox[31] và những người khác đều ủng hộ lập luận rằng phải nghiêm cấm đặt vật trang trí trong nơi thờ phượng vì mọi tượng thánh hoặc thánh họa bắt nguồn từ thập tự giá đều dẫn đến việc tôn kính hình tượng, và họ từ chối việc tôn kính thập tự giá.[28][32] Ngày nay, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới cũng bài trừ và không dựng lên thập tự giá, vì thập tự giá chính là một hình thức của hình tượng theo sự dạy dỗ trong Kinh Thánh.[33]

Tôn kính thập tự giá là tôn kính hình tượng

Sự dạy dỗ trong Kinh Thánh

Điều răn thứ hai trong Mười Điều RănĐức Chúa Trời phán dặn là chớ làm ra và chớ hầu việc bất cứ hình tượng nào. Trong Kinh Thánh không có ghi chép nào nói rằng có thể làm ra hình thập tự giá một cách ngoại lệ. Theo đó, chưa nói đến việc tôn kính và nhờ cậy vào thập tự giá ở mức độ nào, bản thân việc làm ra và dựng lên thập tự giá để hầu việc Đức Chúa Trời chính là hành vi đối nghịch với điều răn chớ làm ra hình tượng. Đức Chúa Trời đã dặn dò rằng chớ làm ra hình tượng mà sánh với chính Ngài. Không được lấy vật chất để làm ra hoặc hầu việc bất cứ thứ gì trong sinh hoạt tín ngưỡng đối với Đức Chúa Trời.

vậy, chớ đúc tượng thần bằng bạc hay bằng vàng mà sánh với ta.

- Xuất Êdíptô Ký 20:23

Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó...

- Xuất Êdíptô Ký 20:4-5

Kinh Thánh cấm nhờ cậy hoặc tôn kính các hình tượng được làm bằng vàng, bạc, gỗ, đá.[34] Thập tự giá làm bằng gỗ cũng ứng với một hình tượng mà Kinh Thánh chỉ ra mà thôi. Kinh Thánh cảnh báo rằng những hình tượng được làm ra từ các vật liệu ấy không có quyền làm họa hay làm phước cho loài người,[35] ngược lại những người làm ra và tôn kính hình tượng sẽ bị rủa sả.[36]

Lời tiên tri về việc tôn kính thập tự giá

Lịch sử của người dân Ysơraên trong quá khứ được ghi chép Kinh Thánh cho thấy lời tiên tri về việc nhà thờ, hội thánh ngày nay sẽ tôn kính thập tự giá. Sau khi ra khỏi xứ Êdíptô bởi quyền năng của Đức Chúa Trời vào 3500 năm trước, dân Ysơraên đã đối nghịch cùng Môise và Đức Chúa Trời. Họ phàn nàn và bất bình khi phải đi đường vòng xa hơn để đến xứ Canaan.[37] Thế rồi, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống khiến nhiều người chết vì bị rắn lửa cắn trong đồng vắng.[38] Môise cầu khẩn lên Đức Chúa Trời cho dân sự.[39] Đức Chúa Trời phán bảo Môise hãy làm một con rắn lửa rồi treo nó trên một cây sào, nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống. Môise làm theo lời của Đức Chúa Trời và người dân Ysơraên nhìn con rắn đồng (con rắn được làm bằng đồng) thì đã được sống.[40] Họ đã được sống là bởi quyền năng và lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Nếu nhìn con rắn đồng, thì sẽ được sống”. Bản thân con rắn bằng đồng chẳng qua chỉ là loại vật chất không có năng lực cứu rỗi loài người. Tuy nhiên, dân Ysơraên đã tôn kính con rắn đồng bởi niềm tin sai lầm trong suốt 800 năm đến tận thời đại vua Êxêchia. Vua Êxêchia được gọi là nhà cải cách tôn giáo của Nam Giuđa, đã bẻ gãy con rắn đồng vốn chiếm giữ tấm lòng của người dân và gọi nó là “Nêhutan (Nehushtan, một miếng đồng)”.[41] Sự kiện con rắn đồng trong thời đại Cựu Ước như thế chính là lời tiên tri về việc Đức Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá vào thời đại Tân Ước.

Xưa Môise treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.

- Giăng 3:14-15

Lịch sử người dân Ysơraên thời đại Cựu Ước đã được cứu rỗi bởi quyền năng và lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Nếu nhìn con rắn đồng, thì sẽ được sống” cho thấy những thánh đồ vào thời đại Tân Ước sẽ được cứu rỗi bởi sự hy sinh trên thập tự giá và quyền năng của Đức Chúa Jêsus. Song, giống như dân Ysơraên thời đại Cựu Ước đã phớt lờ quyền năng trong lời của Đức Chúa Trời mà hầu việc con rắn đồng thấy được bằng mắt, thì vô số các Cơ Đốc nhân vào thời đại Tân Ước cũng quên đi công lao huyết báu của Đức Chúa Jêsus đã đổ ra trên cây thập tự mà lại coi trọng và tôn kính bản thân thập tự giá, là thứ thấy được bằng mắt. Các sứ đồ Hội Thánh sơ khai đã nhiều lần đề cập rằng thập tự giá chỉ là khung hành hình và chẳng qua là một miếng gỗ giống như con rắn đồng chẳng qua chỉ là một miếng đồng mà thôi.[42][43]

Ý nghĩa của thập tự giá

Kinh Thánh cho biết sự cứu rỗi của nhân loại không phải bởi hình tượng thập tự giá mà là bởi huyết báu hy sinh của Đức Chúa Jêsus.[44][45] Trọng tâm của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên bởi huyết báu của Ngài chính là Lễ Vượt Qua. Vì vậy, sứ đồ Phaolô, người từng nói rằng mình không có gì để khoe khoang ngoài thập tự giá của Đấng Christ, đã kỷ niệm và rao truyền sự hy sinh của Đấng Christ thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới. Nếu muốn khoe khoang và rao giảng về sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá, chúng ta nên vâng giữ và rao truyền về Lễ Vượt Qua giao ước mới chứ không phải khoe về hình tượng thập tự giá.

Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp (Lễ Vượt Qua), lấy bánh, tạ ơn... Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.

- I Côrinhtô 11:23-26

Xem thêm

Chú thích

  1. 1,0 1,1 1,2 Everett F. Harrison, 《Baker's Dictionary of Theology》, dịch bởi Shin Sung Jong, Emmaút, 1996, trang 491
  2. Tim Adams, "Lăng mộ của Ramses V, VI", Wikimedia Commons
  3. Carole Raddato, "Lăng mộ của Seti I", Wikimedia Commons
  4. "Coins of Gallienus and Family," Accessed on Dec. 19. 2022
  5. "stela(Bia đá của Ashurnasirpal II)," The British Museum
  6. “Cross”. Bible Study Tools.
  7. Lee Hee Seung, "Thập tự giá", 《Đại từ điển quốc ngữ》, 1.     Minjungseorim, 2018, trang 2344, “Dụng cụ hình chữ ‘十’ để treo tội nhân đáng chết bằng cách đóng đinh cho đến chết, tại phương Tây ngày xưa.”
  8. "Thập tự giá", 《Bách khoa toàn thư Công giáo Hàn Quốc》 Tập 8, Viện Lịch sử Giáo hội Hàn Quốc, 1993, trang 5577, “Thập tự giá là một công cụ hành hình tàn ác trước khi Jêsus bị đóng đinh và qua đời trên thập tự giá. Từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 TCN, hình phạt thập tự giá được sử dụng như một hình thức tử hình ở vương triều Seleochus của Ba Tư, Carthage và trong Đế quốc La Mã.”
  9. "Hình phạt thập tự giá", 《Bách khoa toàn thư tôn giáo học》, Viện Nghiên cứu Từ điển Hàn Quốc, 1998, “Dụng cụ hành hình được tìm thấy trong thế giới Địa Trung Hải cổ đại... Người Phoenicia có lẽ là những người đầu tiên sử dụng thập tự giá như một dụng cụ hành hình dành cho những kẻ phạm trọng tội.”
  10. "Hình phạt thập tự giá", 《Từ điển Lịch sử Giáo hội》 Tập 2, Christian Wisdom, 1994, trang 371, “Phương pháp tử hình được sử dụng trong thế giới cổ đại... Nó dường như đã được phát minh bởi người Phoenicia và sau đó được nhiều dân tộc khác áp dụng.”
  11. 11,0 11,1 J. Steven Lang, "Thập tự giá và hành hình Jêsus", 《Từ khóa Kinh Thánh》, dịch bởi Nam Kyung Tae , Field, 2014
  12. "Hình phạt thập tự giá", 《Bách khoa toàn thư Kinh Thánh》 Tập 4, Christian Wisdom, 1979, trang 753
  13. 《Tôn giáo THPT (Cơ Đốc giáo)》, Liên đoàn trường Cơ Đốc giáo Hàn Quốc, 1993, trang 16
  14. "Hình phạt thập tự giá", 《Từ điển Kinh thánh CLP》, NXB Cơ Đốc giáo, 2003, trang 800, “Phương thức hành hình này là phương thức tàn nhẫn vì tử tù phải chịu sự sỉ nhục từ dân chúng, và nỗi đau đớn thể xác dần tăng thêm... Khung hành hình thập tự giá vốn dĩ được thi hành ở Phoenicia và Pherơsơ, sau đó được du nhập vào La Mã và chỉ sử dụng đối với nô lệ hoặc người ngoại quốc.”
  15. GospelServe, "Thập tự giá", 《Từ điển Kinh Thánh cuộc sống》, NXB Lời sự sống, 2006, “Hình phạt thập tự giá được du nhập vào La Mã, chỉ được áp dụng cho những tên tội phạm ghê tởm hoặc những kẻ phản bội thách thức quyền lực của hoàng đế La Mã.”
  16. Mitchell B. Merback, The Thief, the Cross and the Wheel, Reaktion Books, 2001, p. 202
  17. Thứ hai là hỏa hình, thứ ba là treo cổ. Hình phạt bị động vật xé xác thay vì treo cổ cũng được đề cập.
  18. "Crucifixion," Encyclopaedia Britannica
  19. Lee Strobel, “The Medical Evidence,” The case for Christ, Zondervan, pp. 255-256
  20. The Catholic Encyclopedia, Vol. 4, The Encyclopedia Press, Inc., 1913, p. 538
  21. "Crucufix," The Encyclopedia Americana, Vol 8, The Encyclopedia Americana Corp., 1922, p. 240
  22. “Giăng 21:18-19”. Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi... nhưng khi ngươi già, sẽ giơ bàn tay ra... Ngài nói điều đó để chỉ về Phierơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Đức Chúa Trời.
  23. Peter Furtado và người khác, "Phierơ bị đóng đinh ngược trên thập tự giá)", 《Lịch sử thế giới nhất định phải biết trước khi chết -1001 DAYS》, dịch bởi Park Nuri và người khác, Maronie Books, 2009
  24. Hong Ik Hee, 《Câu chuyện về ba tôn giáo》, Hành tinh B, 2017
  25. A Lion Handbook, 《The History of Christianity》, dịch bởi Song Kwang Taek, NXB Lời sự sống, 1991, trang 131, “Hội Thánh Cơ Đốc đã tiếp nhận tư tưởng và biểu tượng của nhiều nước ngoại bang.”
  26. 26,0 26,1 "Thập tự giá", 《Đại từ điển Catholic》
  27. Joseph Haydn, Haydn's Dictionary of Dates, Dover Publications, 1969, p. 382
  28. 28,0 28,1 "Cần có chỉ thị chính xác về việc “để nguyên thập tự giá trong phòng thờ”", 《Tin tức Cơ Đốc》, ngày 11 tháng 4 năm 2016
  29. "‘Tranh cãi’ về tuổi của người chăn và sự đặt thập tự giá", 《Tin tức Cơ Đốc》, ngày 10 tháng 8 năm 2022, "Về việc đặt thập tự giá trong phòng thờ của nhà thờ, Đại hội đồng lần thứ 42, 43, 44, 74, 85, 100, 101 và 104 nhất quán quyết định ‘cấm đặt’. Các giáo phái khác đôi khi cho phép dựng thập tự giá trong phòng thờ, nhưng giáo hội Trưởng lão kiên quyết cấm việc đó tận tám lần. ... Các nhà thần học của giáo phái nhấn mạnh rằng căn cứ thần học của việc phải đặt thập tự giá là yếu.”
  30. Tham khảo Trang web của Đại hội đồng Giáo hội Trưởng lão Hàn Quốc
  31. Theo tinh thần của Chương 20 của <Bản tuyên xưng đức tin của người Scotland> (1560) được viết bởi John Knox, các nhà thần học nói rằng các nhà cải cách tôn giáo đã bác bỏ việc thờ phượng thập tự giá, chẳng hạn như hành động làm dấu thánh giá. Chương 20 của Bản tuyên xưng đức tin này đề cập rằng: “Nếu những điều mới về đức tin được bịa đặt hoặc những quyết định được đưa ra trái ngược với Lời Đức Chúa Trời, chúng tôi sẽ lên án chúng là ‘giáo lý của ma quỉ’ (But if men, under the name of a council, pretend to forge unto us new articles of our faith, or to make constitutions repugning to the word of God, then utterly we must refuse the same as the doctrine of devils, which draws our souls from the voice of our only God to follow the doctrines and constitutions of men.)”.
  32. "‘Tranh cãi’ về tuổi của người chăn và sự đặt thập tự giá", 《Tin tức Cơ Đốc》, ngày 10 tháng 8 năm 2022, "Về việc đặt thập tự giá trong phòng thờ của nhà thờ... giáo hội Trưởng lão kiên quyết cấm việc đó tận tám lần. Các nhà thần học cho rằng đó là do nó đi ngược lại truyền thống của cuộc Cải cách tôn giáo. Các nhà lãnh đạo nhà thờ Cải cách như Zwingli, Calvin và John Knox đã cấm tất cả các hình tượng bao gồm cả thập tự giá, nói rằng chúng có thể dẫn đến việc thờ hình tượng. Kể từ đó, các nhà thờ Cải cách đã giữ nguyên lập trường ở bất kể quốc gia nào.”
  33. Phỏng vấn Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol - Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Woman DongA, tháng 2 năm 2021
  34. “Lêvi Ký 26:1”. Các ngươi chớ làm những hình tượng; hoặc hình chạm, hoặc hình đúc; chớ dựng trong xứ mình một hòn đá nào có dạng hình, đặng sấp mình trước mặt hình đó,
  35. “Giêrêmi 10:3-5”. Vì thói quen của các dân ấy chỉ là hư không. Người ta đốn cây trong rừng, tay thợ lấy búa mà đẽo... Ðừng sợ các thần ấy, vì không có quyền làm họa hay làm phước.
  36. “Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15”. Ðáng rủa sả thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Ðức Giêhôva, công việc bởi tay người thợ, dựng nó lên trong nơi kín nhiệm!
  37. “Dân Số Ký 21:4-5”. Ðoạn, dân Ysơraên đi từ núi Hôrơ về hướng Biển Đỏ, đặng đi vòng theo xứ Êđôm; giữa đường dân sự ngã lòng... Vậy, dân sự nói nghịch cùng Ðức Chúa Trời và Môise mà rằng
  38. “Dân Số Ký 21:6”. Ðức Giêhôva sai con rắn lửa đến trong dân sự, cắn dân đó đến đỗi người Ysơraên chết rất nhiều.
  39. “Dân Số Ký 21:7”. Dân sự bèn đến cùng Môise mà nói rằng: Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói nghịch Ðức Giêhôva và người. Hãy cầu xin Ðức Giêhôva, để Ngài khiến rắn lìa xa chúng tôi. Môise cầu khẩn cho dân sự.
  40. “Dân Số Ký 21:8-9”. Ðức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy làm lấy một con rắn lửa, rồi treo nó trên một cây sào. Nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống. Vậy, Môise làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây sào; nếu người nào đã bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống.
  41. “II Các Vua 18:3-4”. Người làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva y như Đavít, tổ phụ người, đã làm. Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các Asêra, và bẻ gãy con rắn đồng mà Môise đã làm; bởi vì cho đến khi ấy dân Ysơraên xông hương cho nó. Người ta gọi hình rắn ấy là Nêhutan.
  42. “Galati 3:13”. Ðấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Ðáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ.
  43. “I Phierơ 2:24”. Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh.
  44. “Êphêsô 1:7”. Ấy là trong Ðấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.
  45. “I Phierơ 1:18-19”. vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Ðấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít,