Phép Báptêm (phép rửa)

Ðức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít
Ðức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít

Phép Báptêm là nghi thức ngâm thân thể trong nước hoặc làm ướt thân thể bằng nước, là bước chân đầu tiên và là luật lệ cần thiết phải thực hiện để nhận được sự cứu rỗi. Phép Báptêm có ý nghĩa là chôn thân thể tội lỗi trong nước và sanh lại mới trong Đức Chúa Trời.[1] Từ gốc trong tiếng Gờréc là “βάπτισμα(Baptisma)”.[2] Phép Báptêm thường được gọi là phép rửa, nhưng phép rửa chỉ làm ướt đầu hoặc trán một chút bằng nước có sự khác biệt với “Baptisma” trong Kinh Thánh. Nếu xem xét về nghĩa của từ gốc thì biểu hiện là “phép Báptêm” sẽ phù hợp hơn.

Ý nghĩa của phép Báptêm

Nghi thức chôn tội lỗi

Phép Báptêm là nghi thức ngâm thân thể trong nước hoặc làm ướt thân thể bằng nước. Từ gốc trong tiếng Gờréc là “βάπτισμα (Baptisma)”,[3] là từ phái sinh từ từ “βαπτίζω (Baptizo)”,[4] có nghĩa là “làm ướt, ngâm”. Trong phép Báptêm được cử hành bằng nước có ý nghĩa chôn tất thảy tội lỗi đã phạm trong quá khứ trong nước trước khi trở thành Cơ Đốc nhân.


Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báptêm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.

- Rôma 6:3-4


Giống như Đức Chúa Jêsus đã qua đời trên thập tự giá, bị chôn trong mồ, rồi phục sinh, các thánh đồ cũng chôn tội lỗi của mình trong nước bởi sự chịu phép Báptêm và nhận được sự sống mới. Theo đó, phép Báptêm được thực hiện bằng cách làm ướt toàn bộ thân thể trong nước giống như chôn cả thân thể trong mồ.

Ngay cả trong Kinh Thánh, cảnh Đức Chúa Jêsus Christ và hoạn quan Êthiôbi chịu phép Báptêm cũng được miêu tả là “ra khỏi nước (went/came up out of the water)” và “xuống nước (down into the water)”.[5][6][7][8] Điều này ám chỉ rằng phép Báptêm đã được cử hành bằng cách ngâm toàn bộ thân thể trong nước.

Phép Báptêm và phép rửa

Phép rửa mà chỉ đổ một chút nước, từng được sử dụng trong những tình huống bất khả kháng như thay thế phép Báptêm bằng cách đổ vài giọt nước vì không có đủ nước làm ướt cả thân thể ở nơi khan hiếm nước như sa mạc, hoặc phải làm phép Báptêm cho bệnh nhân không thể làm ướt cả thân thể trong nước, v.v...[9]

Tuy nhiên, từ khoảng năm 120 SCN, ngay cả ở những khu vực có đủ nước, ngày càng nhiều nơi không thực hiện phép Báptêm bằng nghi thức ngâm trong nước mà bằng cách giản lược,[10] và từ thế kỷ 13, phép rửa mà chỉ đổ một chút nước đã được sử dụng một cách phổ biến.[11][12] Vì vậy, ngày nay, ý nghĩa ban đầu của phép Báptêm là chôn thân thể tội lỗi đã bị phai nhạt đi, và nhiều hội thánh đang cử hành nghi thức phép rửa chỉ với một ít nước. Đa số giáo phái Cơ Đốc giáo như Thiên Chúa giáo hay các hội thánh tin lành đều đang cử hành nghi thức đơn giản là phép rửa.

Phép cắt bì trong Cựu Ước là phép Báptêm trong Tân Ước

Vào thời đại Cựu Ước, những người dân Ysơraên đã cử hành phép cắt bì, là dấu để trở thành người dân của Đức Chúa Trời.[13] Sứ đồ Phaolô đã biểu hiện phép Báptêm là “phép cắt bì của Đấng Christ” và giải thích về sự thật rằng phép cắt bì trong Cựu Ước đã được thay đổi thành phép Báptêm trong Tân Ước.


Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Ðấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta. Anh em đã bởi phép báptêm được chôn với Ngài...

- Côlôse 2:11-12


Đến thời đại Tân Ước, được công nhận là Cơ Đốc nhân bởi sự chịu phép Báptêm chứ không phải bởi phép cắt bì.[14] Sứ đồ Phaolô đã quở trách những tín đồ thành Galati, là những người chủ trương chịu phép cắt bì, là luật pháp của giao ước cũ;[15] và rao truyền về tầm quan trọng của phép Báptêm, là luật pháp của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra.[16]

Vào thời đại Cựu Ước, phép cắt bì là nghi thức nhất định phải thực hiện trước để được giữ Lễ Vượt Qua.[17][18] Giống như vậy, ngay cả vào thời đại Tân Ước là thực thể, duy chỉ những người đã chịu phép Báptêm mới có thể dự phần vào nghi thức tiệc thánh Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Khởi nguyên của phép Báptêm

Đức Chúa Trời đã phán rằng, trước khi Ngài đến trái đất này với tư cách là Đấng Mêsi, Ngài sẽ sai đấng tiên tri Êli đến để dọn đường cho Ngài. Sứ mệnh của Êli là làm chứng về Đấng Mêsi và san bằng đường cho Đấng Mêsi nữa.[19] Giăng Báptít, người đã xuất hiện với sứ mệnh của Êli thể này, đã thúc giục những người dân Ysơraên ăn năn[20] và làm phép Báptêm về sự ăn năn tội cho họ.


Giăng đã tới, trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báptêm ăn năn, cho được tha tội. Cả xứ Giuđê và hết thảy dân sự thành Giêrusalem đều đến cùng người, xưng tội mình và chịu người làm phép báptêm dưới sông Giôđanh.

- Mác 1:4-5


Giăng làm phép Báptêm không phải bởi ý tưởng cá nhân, nhưng là theo chỉ thị của Đức Chúa Trời, Đấng đã sai người.[21] Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ ra phép Báptêm là luật pháp chí thánh của Đức Chúa Trời bằng cách đích thân chịu phép Báptêm bởi Giăng để làm gương.

 
Đức Chúa Jêsus làm phép Báptêm


Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Galilê đến cùng Giăng tại sông Giôđanh, đặng chịu người làm phép báptêm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báptêm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báptêm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước;

- Mathiơ 3:13-16


Hơn nữa, bởi việc đích thân làm phép Báptêm cho mọi người, Ngài đã cho biết rằng phép Báptêm không chỉ là một luật lệ được thực hiện để làm chứng về Ngài mà còn là phép đạo của giao ước mới, phải thực hiện vì sự cứu rỗi.


Kế đó, Ðức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báptêm. Giăng cũng làm phép báptêm tại Ênôn, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báptêm.

- Giăng 3:22-23

Tầm quan trọng của phép Báptêm

Kinh Thánh cho biết nhân loại đã ở trong hoàn cảnh không tránh khỏi sự chết bởi cái giá của tội lỗi.[22] Để nhận sự cứu rỗi thì tội lỗi phải được xóa bỏ, một trong những phép đạo của Đức Chúa Trời chứa đựng nguyên lý của sự tha tội chính là phép Báptêm.[23][24][25]


Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em... bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ

- I Phierơ 3:21


Khi “sự cứu rỗi bởi đức tin” được nhấn mạnh sau cải cách tôn giáo thế kỷ 16, nhiều hội thánh giải thích ý nghĩa của phép Báptêm chỉ như là “dấu của sự ăn năn” đơn thuần. Nhưng phép Báptêm là dấu của sự cứu rỗi, và là trình tự mà người muốn sanh lại mới thành con cái của Đức Chúa Trời phải làm trước tiên. Nên Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng người nào muốn đi vào Nước Thiên Đàng thì phải sanh lại bởi nước và Thánh Linh.


Ðức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Ðức Chúa Trời... Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.

- Giăng 3:3-5


Một số người chủ trương rằng vì được cứu rỗi bởi đức tin nên không nhất thiết phải chịu phép Báptêm để nhận sự cứu rỗi. Nếu phép Báptêm không liên quan gì đến sự cứu rỗi thì Đức Chúa Jêsus cũng đã dạy dỗ như vậy. Nhưng Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi”[23] và đích thân làm gương cũng như phán lệnh rằng hãy làm phép Báptêm.[26][27] Sứ đồ Phierơ, người được học trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus, cũng đã nói rằng hãy chịu phép Báptêm và nhận lãnh Thánh Linh cùng sự tha tội.[24] Vậy nên, chủ trương rằng phép Báptêm không liên quan gì đến sự cứu rỗi là chủ trương phủ nhận lời của Đức Chúa Jêsus và từ chối lời chứng của các sứ đồ.

Giống như khi một người sanh ra thì tên người đó được khai sinh và ghi vào sổ hộ khẩu, nếu người nào được sanh lại thành sự sống mới bởi phép Báptêm thì tên của người đó sẽ được biên vào sách sự sống, có thể được coi là sổ hộ khẩu trên trời.[28][29][30][31][32] Lời hứa được thoát khỏi tội lỗi và sống trong khi kính sợ duy chỉ Đức Chúa Trời với tư cách là dân thánh của Nước Thiên Đàng sẽ được lập nên.

Thời điểm chịu phép Báptêm

Nếu so sánh với cuộc đời thì phép Báptêm đồng nhất với thời điểm em bé được sanh ra từ bụng mẹ. Giống như một người được sanh ra, học các nguyên tắc của thế gian và trưởng thành, khi linh hồn mặc lấy sự tha tội thông qua phép Báptêm, thì linh hồn ấy được sanh lại mới thành con cái của Đức Chúa Trời và học hỏi các nguyên tắc cùng sự quan phòng của Đức Chúa Trời.[33] Vậy nên, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hãy đi dạy dỗ muôn dân, làm phép Báptêm cho họ trước và dạy họ giữ lẽ thật của Đức Chúa Trời.[27] Khi có tấm lòng muốn tin vào Ðức Chúa Trời thì phải chịu phép Báptêm trước, rồi sau đó trở nên giống với phẩm tánh của Ðức Chúa Trời thông qua sinh hoạt đức tin mới là trình tự đúng đắn.

Hơn nữa, phép Báptêm, là dấu của sự cứu rỗi, là nghi thức rất cấp bách và quan trọng đối với nhân sinh không thể biết trước tương lai.[34][35] Những lịch sử Kinh Thánh mà trong đó các sứ đồ được nhận sự dạy dỗ từ Đức Chúa Jêsus đã rao truyền lời và làm phép Báptêm ngay, cho thấy phép Báptêm là nghi thức khẩn cấp và trọng đại dường ấy.

 
Gijsbert J. Sibilla, <Phép Báptêm của hoạn quan Êthiôbi>
  • Philíp đã rao truyền Tin Lành cho hoạn quan Êthiôbi mà người gặp được trên đường, và khi đến chỗ có nước, hoạn quan muốn chịu phép Báptêm thì Philíp đã làm phép Báptêm ngay.[36]
  • Sau khi tiếp nhận Đấng Christ trong sự hiện thấy trên đường đến thành Đamách, sứ đồ Phaolô, vốn là người theo giáo Giuđa, cũng đã cải đạo và chịu phép Báptêm ngay sau khi hồi phục thị lực.[37]
  • Sứ đồ Phierơ, bởi sự dẫn dắt của Thánh Linh, đã đến thăm nhà Cọtnây, đội trưởng của đội binh Ytali, truyền đạo và sau đó làm phép Báptêm cho người cùng cả gia đình người.[38]
  • Sứ đồ Phaolô đã rao truyền Tin Lành cho Lyđi trong khi tìm một nơi để cầu nguyện vào ngày Sabát ở thành Philíp, và làm phép Báptêm cho người cùng cả nhà người.[39]
  • Khi Phaolô và Sila bị giam trong ngục, một trận động đất xảy đến và cửa ngục đã mở ra. Khi người đề lao được nghe Tin Lành, dầu đã nửa đêm, người cùng cả nhà vẫn chịu phép Báptêm ngay.[40]

Như vậy, Hội Thánh sơ khai đã cử hành phép Báptêm mà không trì hoãn. Nhưng dần dần, việc giáo dục để chuẩn bị cho phép Báptêm đã dần trở thành phong tục trong các hội thánh, và từ thế kỷ thứ 2, hầu hết các hội thánh đã bắt đầu cử hành phép Báptêm vào Lễ Phục Sinh.[41] Bởi phong tục thể này, hiện nay cũng có nhiều nhà thờ đang cử hành phép rửa vào Lễ Phục Sinh.[42] Trong Thiên Chúa giáo, phép rửa còn gọi là “lễ rửa tội” và được cử hành cho những người đã hoàn thành giáo dục trong thời gian nhất định. Các hội thánh tin lành cũng cho phép những người đã học tập và sau đó giữ thờ phượng trên 6 tháng được chịu phép rửa.[43][44][45] Tuy nhiên, việc phải hoàn thành giáo dục trong thời hạn đã định rồi mới được chịu phép Báptêm, ngay cả khi đã tiếp nhận Đấng Cứu Chúa, là khác xa với sự dạy dỗ của Kinh Thánh.

Tái Báptêm

Tái Báptêm chỉ về phép Báptêm dành cho những người từng chịu phép Báptêm tại nơi không có lời hứa của sự cứu rỗi, được chịu phép Báptêm lại nhân danh của Đấng Cứu Chúa có quyền thế tha thứ tội lỗi trong Hội Thánh làm theo lẽ thật.[46] Phép Báptêm không đơn thuần là nghi thức bị giới hạn trong việc làm, nhưng là luật lệ quý báu chứa đựng lời hứa của Đức Chúa Trời. Phép Báptêm chân chính dẫn đến sự cứu rỗi, phải được chịu trong đức tin tin vào Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chúa và Tin Lành giao ước mới.

Khi đọc Kinh Thánh, thì thấy có ghi chép cảnh sứ đồ Phaolô đã làm phép Báptêm lại cho những người đã chịu phép Báptêm nhưng không biết Đức Chúa Jêsus đã đến với tư cách Đấng Cứu Chúa trong thời đại Đức Con.


... Người lại hỏi: Vậy thì anh em đã chịu phép báptêm nào? Trả lời rằng: Phép báptêm của Giăng. Phaolô bèn nói rằng: Giăng đã làm phép báptêm về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Ðấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Ðức Chúa Jêsus. Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn chịu phép báptêm nhân danh Ðức Chúa Jêsus.

- Công Vụ Các Sứ Đồ 19:2-5


Phaolô đã rao truyền về Đấng Christ cho những người đã chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít, và làm phép Báptêm lại cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus. Bởi phép Báptêm đã chịu khi không biết Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa của thời đại ấy thì không chứa đựng phước lành của sự cứu rỗi. Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh ngày nay là Thánh Linh và Vợ Mới.[47] Vậy nên, dù từng chịu phép Báptêm tại hội thánh không biết về Thánh Linh và Vợ Mới, thì vẫn phải chịu phép Báptêm lại tại Hội Thánh tin vào Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng Cứu Chúa.

Hơn nữa, nếu muốn chịu phép Báptêm được Đức Chúa Trời công nhận thì đương nhiên phải chịu tại Hội Thánh có Đức Chúa Trời ngự. Hội Thánh mà Đức Chúa Trời ngự là Siôn, nơi giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời,[48][49] trong đó có Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus tuyên bố giao ước mới, là lễ trọng thể tiêu biểu. Rất nhiều hội thánh ngày nay đang làm trái luật pháp, tức là giữ điều răn của loài người mà không có trong Kinh Thánh như thờ phượng Chủ nhậtlễ giáng sinh, thay vì lẽ thật giao ước mới. Vì Đức Chúa Jêsus đã phán rằng những kẻ làm trái luật pháp thì không thể đi vào Nước Thiên Đàng,[50] nên việc chịu phép Báptêm tại hội thánh làm trái luật pháp là vô nghĩa. Dù đã chịu phép Báptêm tại hội thánh thể ấy, thì vẫn phải chịu phép Báptêm của sự cứu rỗi lại tại Hội Thánh có lẽ thật về Đấng Cứu Chúa của thời đại này và làm theo lẽ thật của Kinh Thánh như Lễ Vượt Qua và ngày Sabát.

Xem thêm

Video liên quan

  • Giảng đạo của Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol: Chịu phép Báptêm ngay

  • UCC: Chịu phép Báptêm nhân danh mới của Đức Chúa Jêsus

Chú thích

  1. “Côlôse 2:12”. Anh em đã bởi phép báptêm được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại.
  2. “Strong's #908 - βάπτισμα”. StudyLight.org.
  3. “Matthew 3”. Bible Hub.
  4. “Strong's #907 - βαπτίζω”. StudyLight.org.
  5. “Mathiơ 3:13-16”. Vừa khi chịu phép báptêm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước...
  6. Matthew 3:13-16. 《NIV》. As soon as Jesus was baptized, he went up out of the water.
  7. “Công Vụ Các Sứ Đồ 8:35-39”. Philíp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người... rồi cả hai đều xuống nước, và Philíp làm phép báptêm cho hoạn quan.
  8. Acts 8:35-39. 《NIV》. Then Philip began with that very passage of Scripture and told him the good news about Jesus. ... Then both Philip and the eunuch went down into the water and Philip baptized him. When they came up out of the water,
  9. A Lion Handbook, 《The History of Christianity》, Song Kwang Taek dịch, NXB Lời sự sống, 1989, trang 10, “Phép rửa thường diễn ra bằng cách dìm thân thể xuống nước ở sông hoặc trong nhà tắm của một dinh thự lớn. ... Từ đầu thế kỷ thứ 2, phép rửa bằng cách rảy nước đã được cho phép trong trường hợp khẩn cấp hoặc bệnh nhân.”
  10. Song Nak Won, “Phép rửa”,《Sử Hội Thánh》, Nhà xuất bản Lee Geon, 1981, trang 99-100, “Phương pháp cử hành phép rửa nói chung là phép Báptêm, nhưng rảy nước ba lần thay vì phép Báptêm đã được sử dụng ở một mức độ nào đó và khoảng năm 120, đã được coi là phép rửa. Điều này thường là do không đủ nước để dùng cho phép Báptêm”.
  11. Philip Sharp, 《Toàn tập Lịch sử Giáo hội》, Christian Digest, 2004, trang 243, “Theo Walafrid Strabo, phương pháp rảy nước vẫn còn ngoại lệ vào thế kỷ thứ 9, nhưng khi phép rửa cho trẻ sơ sinh trở nên phổ biến, nó dần dần trở thành phương pháp dễ dàng nhất. Phương pháp này đặc biệt được sử dụng nhiều ở các vùng phía bắc có nhiệt độ lạnh hơn, và vào cuối thế kỷ 13, nó đã được sử dụng phổ biến ở phương Tây.”
  12. The Popular Encyclopedia, Vol. 1, Blackie & Son, 1846, pp.411-412
  13. “Sáng Thế Ký 17:10-14”. Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì; ấy là giao ước mà các ngươi phải giữ, tức giao ước lập giữa ta và các ngươi, cùng dòng dõi sau ngươi. Các ngươi phải chịu cắt bì; phép đó sẽ là dấu hiệu của sự giao ước giữa ta cùng các ngươi.
  14. “Thơ gửi cho người Côlôse 2:11-12”. Bản dịch Hiệu đính. Trong Ngài, anh em cũng nhận cắt bì, không phải do tay con người thực hiện, nhưng là sự cắt bì bởi Đấng Christ, tức là sự lột bỏ bản tính xác thịt của chúng ta. Anh em đã được chôn với Ngài trong báptêm...
  15. “Galati 5:2”. Tôi là Phaolô nói với anh em rằng, nếu anh em chịu làm phép cắt bì, thì Đấng Christ không bổ ích chi cho anh em hết.
  16. “Galati 3:26-27”. Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời. Vả, anh em thảy đều chịu phép báptêm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.
  17. “Xuất Êdíptô Ký 12:43-48”. Đức Giêhôva phán cùng Môise và Arôn rằng: Đây là luật lệ về lễ Vượt qua: Phàm người ngoại bang chẳng được ăn lễ đó. Còn về phần kẻ tôi mọi, là người bỏ tiền ra mua, ngươi hãy làm phép cắt bì cho, thì họ mới được ăn. Khách ngoại bang và kẻ làm thuê cũng chẳng được phép ăn lễ đâu... Khi một khách ngoại bang nào kiều ngụ nhà ngươi, muốn giữ lễ Vượt qua của Đức Giêhôva, thì mọi người nam của họ phải chịu phép cắt bì; đoạn, họ mới được đến gần giữ lễ nầy, và được coi như người sanh trong xứ. Nhưng ai không chịu phép cắt bì, thì chẳng được ăn đâu. Cũng đồng một luật cho người sanh trong xứ cùng khách ngoại bang nào đến kiều ngụ giữa các ngươi.
  18. “Giôsuê 5:2-12”. Trong lúc đó Ðức Giêhôva phán cùng Giôsuê rằng: Hãy sắm sửa dao bằng đá lửa, và làm phép cắt bì lần thứ nhì cho dân Ysơraên. Vậy, Giôsuê sắm sửa dao bằng đá lửa, và làm phép cắt bì cho dân Ysơraên tại Aralốt. Nầy là cớ Giôsuê làm phép cắt bì cho họ: Các người nam trong dân chúng đã ra khỏi xứ Êdíptô, tức là các chiến sĩ, đều đã chết dọc đường trong đồng vắng, sau khi ra khỏi xứ Êdíptô. Vả, hết thảy dân chúng mà đã ra khỏi xứ Êdíptô đều có chịu phép cắt bì; nhưng sau khi ra khỏi xứ Êdíptô người ta không có làm phép cắt bì cho một ai trong những người sanh ra dọc đường tại nơi đồng vắng... Dân Ysơraên đóng trại tại Ghinh ganh trong đồng bằng Giêricô, và giữ lễ Vượt qua nhằm ngày mười bốn tháng nầy, vào lối chiều tối. Ngày sau lễ Vượt qua, chánh ngày đó, dân sự ăn thổ sản của xứ, bánh không men, và hột rang. Ngày mà chúng đã ăn lúa mì của xứ, thì đến sáng mai mana hết; vậy, dân Ysơraên không có mana nữa, nhưng trong năm đó ăn những thổ sản của Canaan.
  19. “Êsai 40:3”. Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giêhôva; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta!
  20. “Mathiơ 3:7-9”. Bởi Giăng thấy nhiều người dòng Pharisi và Sađusê đến chịu phép báptêm mình, thì bảo họ rằng: Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau? Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn, và đừng tự khoe rằng: Ápraham là tổ chúng ta; vì ta nói cho các ngươi rằng Ðức Chúa Trời có thể khiến đá nầy sanh ra con cái cho Ápraham được.
  21. “Giăng 1:33”. Về phần ta, ta vốn không biết Ngài; nhưng Đấng sai ta làm phép báptêm bằng nước có phán cùng ta rằng: Đấng mà ngươi sẽ thấy Thánh Linh ngự xuống đậu lên trên, ấy là Đấng làm phép báptêm bằng Đức Thánh Linh.
  22. “Rôma 6:23”. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.
  23. 23,0 23,1 “Mác 16:16”. Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi;
  24. 24,0 24,1 “Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38”. Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.
  25. “Công Vụ Các Sứ Đồ 22:16”. Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báptêm và làm sạch tội lỗi mình đi.
  26. “Giăng 3:22”. Kế đó, Đức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báptêm.
  27. 27,0 27,1 “Mathiơ 28:18-20”. Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.
  28. “Mathiơ 16:19”. Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời.
  29. “Luca 10:20”. Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng.
  30. “Êsai 4:3”. Phàm những kẻ còn lại ở Siôn, những kẻ sót lại ở Giêrusalem, tức là những kẻ ở Giêrusalem được chép vào sổ người sống, thì sẽ được xưng là thánh;
  31. “Khải Huyền 20:15”. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa.
  32. “Khải Huyền 21:27”. kẻ ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành; nhưng chỉ có những kẻ đã biên tên trong sách sự sống của Chiên Con.
  33. “Êphêsô 1:7-9”. Ấy là trong Ðấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài, mà Ngài đã rải ra đầy dẫy trên chúng ta cùng với mọi thứ khôn ngoan thông sáng, khiến chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã tự lập thành trước trong lòng nhân từ Ngài - để làm sự định trước đó trong khi kỳ mãn - hội hiệp muôn vật lại trong Ðấng Christ…
  34. “Châm Ngôn 27:1”. Chớ khoe khoang về ngày mai; Vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì.
  35. “Luca 12:16–20”. Ngài lại phán cùng chúng lời ví dụ nầy: Ruộng của một người giàu kia sinh lợi nhiều lắm, người bèn tự nghĩ rằng: Ta phải làm thể nào? Vì không có đủ chỗ chứa hết sản vật. Lại nói: Nầy, việc ta sẽ làm: Ta phá cả kho tàng và cất cái khác lớn hơn, thâu trữ sản vật và gia tài vào đó; rồi sẽ nói với linh hồn ta rằng: Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm; thôi, hãy nghỉ, ăn uống, và vui vẻ. Song Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?
  36. “Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26-39”. Kìa, có một hoạn quan Êthiôbi, làm quan hầu của Canđác, nữ vương nước Êthiôbi, coi sóc hết cả kho tàng bà, đã đến thành Giêrusalem để thờ phượng, khi trở về, ngồi trên xe mà đọc sách tiên tri Êsai. Philíp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh thánh đó mà rao giảng Ðức Chúa Jêsus cho người. Hai người đang đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báptêm chăng?... rồi cả hai đều xuống nước, và Philíp làm phép báptêm cho hoạn quan.
  37. “Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1-18”. Nhưng Saulơ đang đi đường gần đến thành Đamách, thình lình có ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người... Saulơ chờ dậy khỏi đất, mắt dẫu mở, nhưng không thấy chi cả; người ta bèn cầm tay dắt người đến thành Đamách; người ở đó trong ba ngày chẳng thấy, chẳng ăn và cũng chẳng uống... Anania bèn đi, vào nhà, rồi đặt tay trên mình Saulơ mà nói rằng:... Tức thì có cái chi như cái vảy từ mắt người rớt xuống, thì người được sáng mắt; rồi chờ dậy và chịu phép báptêm.
  38. “Công Vụ Các Sứ Đồ 10:1-48”. Trong thành Sêsarê, có một người tên là Cọtnây, làm đội trưởng của đội binh gọi là Ytali... Bữa sau, đến thành Sêsarê. Cọtnây với bà con và bạn thiết mà người đã nhóm lại tại nhà mình đương chờ đợi... Bấy giờ Phierơ lại cất tiếng nói rằng: Người ta có thể từ chối nước về phép báptêm cho những kẻ đã nhận lấy Ðức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? Người lại truyền làm phép báptêm cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ.
  39. “Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13-15”. Chúng ta ở tạm đó vài ngày... Ðến ngày Sabát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện;... Có một người trong bọn đó nghe chúng ta, tên là Lyđi, quê ở thành Thiatirơ, làm nghề buôn hàng sắc tía, vẫn kính sợ Đức Chúa Trời. Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phaolô nói. Khi người đã chịu phép báptêm với người nhà mình rồi, thì xin chúng ta rằng: Nếu các ông đã đoán tôi là trung thành với Chúa, thì hãy vào nhà tôi, mà ở lại đó; rồi người ép mời vào.
  40. “Công Vụ Các Sứ Đồ 16:25-34”. Lối nửa đêm, Phaolô và Sila đương cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm đều nghe. Thình lình, có cơn động đất rất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động; cùng một lúc, các cửa mở ra... Người đề lao giựt mình thức dậy, thấy các cửa ngục đều mở, tưởng tù đã trốn hết, bèn rút gươm, toan giết mình. Nhưng Phaolô kêu người lớn tiếng rằng: Chớ làm hại mình: Chúng ta đều còn cả đây. Người đề lao bèn kêu lấy đèn, chạy lại, run sợ lắm, gieo mình nơi chân Phaolô và Sila. Ðoạn, đưa hai người ra ngoài... Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báptêm.
  41. A Lion Handbook, 《The History of Christianity》, Song Kwang Taek dịch, NXB Lời sự sống, 1989, trang 115-116, Khi hội thánh ra đời, những người cải đạo (tín đồ mới) hầu như được rửa tội ngay lập tức. Nhưng việc giáo dục để chuẩn bị cho phép Báptêm đã dần trở thành phong tục —đặc biệt đối với những tín đồ mới không phải Do Thái—. ... Từ thế kỷ thứ 2, phép rửa thường được cử hành vào dịp Lễ Phục Sinh.
  42. “Lễ Phục Sinh, mùa rửa tội và lập lại giao ước”. Công báo Cơ đốc giáo Hàn Quốc. 15 tháng 3 năm 2019. Trong Lễ Phục Sinh, ngày lễ lớn nhất của Cơ Đốc giáo, các mục sư và tín đồ có thể bận rộn với nhiều sự kiện khác nhau. Tuy nhiên, có một buổi lễ không thể bỏ qua trong Lễ Phục Sinh, đó là lễ rửa tội. Lễ rửa tội theo truyền thống được tổ chức vào Lễ Phục Sinh.
  43. Park Won Seop, "Học tập là gì?", 《Hướng dẫn tín đồ mới》, Hội truyền giáo văn bản Hàn Quốc, 1981, trang 77, "Học tập là quá trình quyết định nghiên cứu lẽ thật, sẽ trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau khoảng 6 tháng sau quyết định tin. Đó là một hệ thống chỉ tồn tại trong hội thánh Hàn Quốc và được thiết lập để trung thành chuẩn bị cho lễ rửa tội. Sau sáu tháng học hỏi, trả lời các câu hỏi về phép rửa rồi sau đó chịu phép rửa."
  44. GospelServe, Phép rửa, 《Từ điển thuật ngữ hội Thánh : Hành chính và giáo dục》, NXB Lời sự sống, 2013, "Để đủ điều kiện, phải đến nhà thờ thường xuyên ít nhất 6 tháng sau khi được đào tạo, đồng thời tin và xưng nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Chúa."
  45. “Quy tắc Hiến pháp, Điều 6, Bí tích” (Đại hội đồng Giáo hội Trưởng lão Hàn Quốc). Nếu sùng đạo và chăm chỉ đến nhà thờ trong sáu tháng với tư cách là người học, thì có đủ điều kiện để trả lời các câu hỏi về phép rửa.
  46. Đây là một khái niệm khác với hệ tư tưởng của những người theo chủ nghĩa Anabaptist, những người phủ nhận việc rửa tội cho trẻ sơ sinh.
  47. “Khải Huyền 22:17”. Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.
  48. “Thi Thiên 132:13–14”. Vì Đức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Đây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế.
  49. “Êsai 33:20”. Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giêrusalem, là chỗ ở yên lặng, là trại sẽ không dời đi nữa, các nọc nó chẳng hề nhổ lên, chẳng có một cái dây nào đứt!
  50. “Mathiơ 7:21-23”. Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi... Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!