Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus được tiên tri trong Kinh Thánh là phương Đông phía mặt trời mọc. Kinh Thánh đã tiên tri trước địa điểm Đấng Christ sẽ đến. 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus Christ đã giáng sinh tại Bếtlêhem theo như lời tiên tri của đấng tiên tri Michê trong Cựu Ước. Đương thời, khi các thầy bác sĩ ở Đông phương (được cho là các thầy tế lễ người Pherơsơ)[1] đến Giêrusalem để tìm Đấng Christ giáng sinh làm Vua dân Do Thái, các thầy tế lễ thượng phẩm và thầy thông giáo cũng biết lời tiên tri Michê nên đã trả lời rằng Đấng Christ sẽ giáng sinh tại Bếtlêhem.[2][3]
Đức Chúa Jêsus đã lại đến thế gian lần thứ hai vì sự cứu rỗi của nhân loại.[4] Phía mặt trời mọc phương Đông là nơi Đấng Christ Tái Lâm sẽ xuất hiện và là nơi công việc cứu rỗi cuối cùng được bắt đầu.
Phương Đông được tiên tri là địa điểm tái lâm của Đức Chúa Jêsus
Phía mặt trời mọc (phương Đông) và ấn của Đức Chúa Trời
Công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời
Sứ đồ Giăng đã thấy sự mặc thị về công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời dấy lên từ phía mặt trời mọc.
Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Ðức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Ðức Chúa Trời chúng ta.
Nếu bốn hướng gió mà bốn thiên sứ đang cầm bị thả ra thì sẽ xảy ra tai vạ làm hại đất cùng biển. Gió từ bốn hướng là gió thổi trên khắp thế giới: Đông Tây Nam Bắc, có nghĩa là tai vạ lớn làm hại đất cùng biển. Trước khi tai vạ xảy ra, Đức Chúa Trời đóng ấn của Đức Chúa Trời trên người dân để cứu rỗi họ. Nơi công việc này được bắt đầu là phía mặt trời mọc, tức là từ phương Đông.
Công việc đóng ấn được bắt đầu tại phương Đông sau khi điềm đặc biệt xuất hiện trong Khải Huyền chương 6 diễn ra.
Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.
Trước khi công việc đóng ấn được bắt đầu thì có điềm xảy ra với mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Điềm này cũng có trong lời phán của Đức Chúa Jêsus chỉ về sự tái lâm.
Sự tai nạn của những ngày đó vừa mới qua, thì mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và thế lực của các từng trời rúng động. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống.
Đức Chúa Jêsus đã phán rằng khi có điềm mặt trời tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống thì Con người, tức là Đấng Christ sẽ lại đến. Sứ đồ Giăng đã thấy sự mặc thị về công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời bắt đầu từ phía mặt trời mọc sau khi mặt trời, mặt trăng trở nên tối tăm và các vì sao trên trời sa xuống đất. Nếu so sánh hai lời này thì Đấng Christ Tái Lâm chính là Đấng mang ấn của sự cứu rỗi đến từ phương Đông phía mặt trời mọc.
Ấn của Ðức Chúa Trời: Lễ Vượt Qua
Ấn của Đức Chúa Trời có nghĩa là con dấu mà Đức Chúa Trời công nhận. Ấn của Đức Chúa Trời mà Đấng Christ Tái Lâm mang đến là dấu chứng cứu rỗi dân Ngài khỏi tai vạ. Trong sách Khải Huyền chương 9 có lời chép rằng những người không có ấn của Đức Chúa Trời sẽ phải chịu tai vạ.[5]
Lẽ thật chứa đựng lời hứa cứu rỗi khỏi tai vạ là Lễ Vượt Qua. Đúng như tên gọi “vượt qua”, người giữ Lễ Vượt Qua được chúc phước cho tránh khỏi tai vạ. Đương thời xuất Êdíptô, dân tộc Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua đã tránh khỏi tai vạ và được giải phóng khỏi Êdíptô (Ai Cập),[6] và vào thời đại Êxêchia, vua Giuđa, nước Giuđa giữ Lễ Vượt Qua cũng đã được bảo vệ khỏi sự xâm lược của nước Asiri.[7]
Trong Kinh Thánh Tân Ước, Đức Chúa Jêsus là Đấng đã nhận được ấn của Đức Chúa Trời.[8] Đức Chúa Jêsus đã phán rằng người nào ăn thịt và uống huyết của Ðức Chúa Jêsus thì được ở trong Ðức Chúa Jêsus và Ðức Chúa Jêsus ở trong người ấy, nghĩa là được trở nên một thân thể với Ðức Chúa Jêsus, Ðấng được đóng ấn của Ðức Chúa Trời.
Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu... Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người.
Phương pháp để chúng ta có thể trở nên một thân thể với Đức Chúa Jêsus và được đóng ấn của Đức Chúa Trời là giữ Lễ Vượt Qua.
Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (rượu nho), tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
Bất kể thời đại nào, những người giữ Lễ Vượt Qua đã được cứu rỗi khỏi tai vạ. Trước khi đại tai vạ cuối cùng diễn ra, Đấng Christ Tái Lâm sẽ đến từ phương Đông phía mặt trời mọc để tiến hành công việc cứu rỗi bằng cách rao truyền Lễ Vượt Qua, là ấn của Đức Chúa Trời.
Một người dấy lên từ phương Đông
Đấng tiên tri Êsai đã ghi chép về một người làm mưu Đức Chúa Trời đến từ xứ xa phương Đông.
Ai đã khiến người kia dấy lên từ phương đông, lấy sự công bình gọi người đến kề chân mình?... Ai đã làm và thành tựu việc nầy? Ai đã gọi các dòng dõi từ ban đầu? Ấy là chính ta, Đức Giêhôva, là đầu tiên, mà cũng sẽ ở với cuối cùng.
Ta gọi chim ó (chim săn mồi, bản dịch 2011) đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm.
Ứng nghiệm lời tiên tri lần thứ nhất: Siru
Lời tiên tri về người dấy lên từ đất nước phương Đông xa xôi ứng nghiệm lần thứ nhất bởi Siru (Cyrus II) của Đế quốc Pherơsơ, nằm ở phía Đông Ysơraên. Sau khi đánh đổ Babylôn (Đế quốc Tân Babylôn), Siru đã giải phóng dân tộc Ysơraên khỏi sự phu tù ở Babylôn và để họ trở về bổn quốc.
Êsai là quyển sách tiên tri được viết khoảng 170 năm trước khi Siru đánh đổ Babylôn. Trong Êsai chương 44 và 45 đã tiên tri trước tên “Siru” và sự việc Siru đánh đổ các nước và giải phóng Ysơraên, là dân sự của Đức Chúa Trời khỏi Babylôn.[9][10] Theo lời tiên tri Kinh Thánh, Siru đã không chỉ ban lệnh cho người Giuđa trở về quê hương mà còn ban lệnh xây dựng đền thờ Giêrusalem đã bị đổ nát khi bị Babylôn xâm chiếm.
Năm thứ nhất đời Siru, vua nước Pherơsơ... vua Pherơsơ tuyên truyền trong khắp nước mình, và cũng ra sắc chỉ rằng: Siru, vua Pherơsơ, nói như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời đã ban các nước thế gian cho ta, và chính Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giêrusalem, trong xứ Giuđa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên Giêrusalem trong xứ Giuđa, đặng cất lại đền thờ Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Ysơraên, vẫn ngự tại Giêrusalem. Nguyện Đức Chúa Trời người ấy ở cùng người!
Ứng nghiệm lời tiên tri lần cuối: Đấng Christ Tái Lâm
Trong Êsai chương 41 có lời rằng có một người dấy lên từ phương Đông và sẽ biến sa mạc thành ao, và đất khô thành nguồn nước.[11] Theo lời tiên tri, điều này sẽ chỉ xảy ra khi Đức Chúa Trời đến.[12] Khi một người xuất hiện từ phương Đông, những kẻ thờ thần tượng thất kinh và run rẩy mà nhóm lại.[13] Nhưng điều đó đã không xảy ra khi Siru đánh đổ Babylôn. Vì Siru đã công nhận tôn giáo của những người phu tù.[14] Người dấy lên từ đất nước xa xôi phương Đông là lời tiên tri mà chính Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm lần cuối cùng.
Trong Êsai chương 46, người làm mưu của Đức Chúa Trời được ví với chim săn mồi (bản dịch 2011). Mà trong số các loài chim săn mồi thì trong Kinh Thánh, đại bàng có ý nghĩa đặc biệt. Đại bàng biểu tượng cho sự Đức Chúa Trời ở cùng và cứu rỗi dân Ngài. Trong Xuất Êdíptô Ký chương 19 bản dịch 2011, Đức Chúa Trời ví việc giải phóng và dẫn dắt dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô với việc dẫn dắt và chở họ trên cánh đại bàng.[15] Và trong Phục Truyền Luật Lệ Ký chương 32 bản dịch 2011, sự bảo vệ và dẫn dắt của Đức Chúa Trời đối với dân Ysơraên trong đồng vắng được ví như đại bàng che chở cho con non của nó.[16] Theo đó, những lời tiên tri trong Êsai chương 41 và 46 cũng là lời phán về việc Đức Chúa Trời đến phương Đông để cứu rỗi dân Ngài trong những ngày sau rốt.
2000 năm trước, Đức Chúa Trời đã đến với danh Jêsus. Nơi Đức Chúa Jêsus giáng sinh không phải là ở phương Đông xa xôi từ Ysơraên, nơi Êsai thấy sự mặc thị, mà là ở nước Ysơraên. Người dấy lên từ đất nước phương Đông xa xôi - Siru tiên tri là Đấng Christ Tái Lâm. Giống như Siru đã giải phóng dân Ysơraên khỏi ách phù tù ở Babylôn, Đấng Christ Tái Lâm giáng sinh tại đất nước phương Đông xa xôi và cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời ra khỏi Babylôn phần linh hồn bằng lẽ thật nước sự sống.[17]
Babylôn lớn đã đổ rồi, đã đổ rồi!... Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Babylôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng.
Phương Đông phía mặt trời mọc, Ðại Hàn Dân Quốc
Đầu cùng đất phương Đông gắn liền với đại lục từ nước Ysơraên, nơi đấng tiên tri Êsai đã ở và từ đảo Bátmô, nơi sứ đồ Giăng trông thấy sự mặc thị là Đại Hàn Dân Quốc. Trong số các quốc gia nằm tại phương Đông của nước Ysơraên, Đại Hàn Dân Quốc là nơi phương Đông được tiên tri là địa điểm Đức Chúa Jêsus Tái Lâm chính là vì ấn của Đức Chúa Trời, Lễ Vượt Qua đã xuất hiện ở Đại Hàn Dân Quốc sau khoảng 1600 năm.
Lễ Vượt Qua đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325. Tuy nhiên, Kinh Thánh tiên tri rằng sẽ đến lúc Lễ Vượt Qua được khôi phục.
Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon (aged wine: rượu nho lâu năm, bản dịch NIV)... Tại trên núi nầy Ngài sẽ trừ diệt mặt của đồ đắp trên muôn dân, và cái màn che phủ mọi dân tộc. Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời... Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ấy là Đức Giêhôva; chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đồng vui về sự cứu rỗi của Ngài!
Mục đích của tiệc yến rượu nho lâu năm là để nuốt sự chết đến đời đời, tức là ban cho sự sống đời đời. Trong Kinh Thánh, rượu nho duy nhất ban cho sự sống đời đời là rượu nho Lễ Vượt Qua.[18][19] “Rượu nho lâu năm” có nghĩa là Lễ Vượt Qua đã không được giữ trong một thời gian dài kể từ khi bị xóa bỏ vào năm 325. Đấng đã khôi phục lại Lễ Vượt Qua này chính là Đức Chúa Trời, Đấng Christ Tái Lâm. Ngoài ra, nơi Lễ Vượt Qua được khôi phục chính là nơi Đấng Christ Tái Lâm bắt đầu công việc cứu rỗi trước khi tai vạ cuối cùng xảy đến.
Siôn - nơi Đức Chúa Jêsus Tái Lâm dạy dỗ lẽ thật
Đấng tiên tri Êsai cũng ghi chép rằng Siôn là nơi Đấng Cứu Chúa sẽ ngự đến. Vào thời Tân Ước, sứ đồ Phaolô cũng đã trích dẫn lời tiên tri ấy.
- “Ðấng Cứu chuộc sẽ đến Siôn... Đức Giêhôva phán vậy.” (Êsai 59:20)
- “Đấng Giải cứu sẽ đến từ Siôn” (Rôma 11:26)
Siôn là nơi Đức Chúa Trời chọn làm nơi ở cùng các thánh đồ, là thành giữ các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời, nghĩa là Hội Thánh giữ các lễ trọng thể giao ước mới.[20][21][22] Đấng tiên tri Michê đã tiên tri rằng trong những ngày sau rốt hay những ngày sau cùng, Đức Chúa Trời sẽ dạy dỗ lẽ thật trong Siôn.
Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva (núi Siôn) sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài (Đức Chúa Trời) sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.
Luật pháp ra từ Siôn trong những ngày sau rốt là giao ước mới.[23] Trọng tâm của lẽ thật giao ước mới là Lễ Vượt Qua, ấn của Đức Chúa Trời.[24] Đức Chúa Trời dạy dỗ lẽ thật của sự cứu rỗi trong Siôn phần linh hồn, Hội Thánh giữ các lễ trọng thể của giao ước mới và nhóm lại các thánh đồ được cứu. Nói cách khác, Ngài ban nước sự sống cho thế gian, nơi lẽ thật sự sống đã biến mất và trở nên như vùng đất khô.
Chính Đấng An Xang Hồng là Đấng đã mang đến ấn của Đức Chúa Trời, là Lễ Vượt Qua giao ước mới vào thời đại này. Đấng An Xang Hồng đã đến Đại Hàn Dân Quốc - phía mặt trời mọc phương Đông, là Đấng Christ Tái Lâm, khôi phục các lễ trọng thể của giao ước mới, xây dựng lại Siôn phần linh hồn và cứu rỗi nhân loại khỏi tai vạ.
Xem thêm
Liên kết ngoài
Video liên quan
- Giảng đạo: Câu đố vĩ đại, sự mầu nhiệm của Kinh Thánh
Chú thích
- ↑ “Thầy bác sĩ ở Đông phương”. Chosun Ilbo. 23 tháng 12 năm 2011.
Những thầy bác sĩ ở Đông phương đã tìm đến và thờ lạy Đức Chúa Jêsus hài đồng là ai? Từ bác sĩ (Magus) được ghi chép trong Tin Lành Mathiơ (2:1-2) tất nhiên không có liên quan gì đến học vị bác sĩ (tiến sĩ Ph.D), từ này vốn có nghĩa là “tư tế Zoroaster” hay là “nhà chiêm tinh”. Có nhiều truyền thuyết về họ, nhưng cũng có ghi chép thú vị của Marco Polo, người chủ chương rằng đã tìm ra lăng mộ của các bác sĩ Đông phương ở Savah thuộc Pherơsơ, và chính mắt nhìn thấy di hài “vẫn còn nguyên vẹn từ râu đến tóc” của họ.
- ↑ “Michê 5:2”.
Hỡi Bếtlêhem Éprata, ngươi ở trong hàng ngàn Giuđa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Ðấng cai trị trong Ysơraên; gốc tích của Ngài từ đời xưa, từ trước vô cùng.
- ↑ “Mathiơ 2:1–6”.
Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bếtlêhem, xứ Giuđê, đang đời vua Hêrốt, có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giêrusalem... Vua bèn nhóm các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo trong dân lại mà tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu. Tâu rằng: Tại Bếtlêhem, xứ Giuđê; vì có lời của đấng tiên tri chép như vầy: Hỡi Bếtlêhem, đất Giuđa! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giuđa đâu, Vì từ ngươi sẽ ra một tướng, Là Đấng chăn dân Ysơraên, tức dân ta.
- ↑ “Hêbơrơ 9:28”.
Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.
- ↑ “Khải Huyền 9:4”.
Có lời truyền cho chúng nó chớ làm hại loài cỏ ở đất, thứ xanh và cây cối nào, nhưng chỉ làm hại những người không có ấn Ðức Chúa Trời ở trên trán.
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 12:11–13”.
Ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva... khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.
- ↑ “II Các Vua 19:32–35”.
Đức Giêhôva phán về vua Asiri như vầy: Nó sẽ không vào thành này, chẳng xạ tên trong nó, cũng chẳng kéo đến giơ khiên lên trước mặt nó, và chẳng đắp lũy nghịch nó. Đức Giêhôva phán: Nó sẽ trở về theo con đường nó đã đi đến, không vào trong thành nầy... Trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giêhôva đi đến trong dinh Asiri, và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó. Sáng ngày mai, người ta thức dậy, bèn thấy quân ấy, kìa, chỉ là thây đó thôi.
- ↑ “Giăng 6:27”.
vì ấy là Con (Đức Chúa Jêsus), mà Cha, tức là chính Đức Chúa Trời, đã ghi ấn tín của mình.
- ↑ “Êsai 44:28”.
Phán về Siru rằng: Nó là người chăn chiên của ta; nó sẽ làm nên mọi sự ta đẹp lòng; lại cũng phán về Giêrusalem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền thờ rằng: Nền ngươi sẽ lại lập.
- ↑ “Êsai 45:1–4”.
Ðức Giêhôva phán thể nầy cùng Siru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại: Ta sẽ đi trước mặt ngươi, ban bằng các đường gập ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; ta sẽ ban vật báu chứa trong nơi tối, của cải chứa trong nơi kín cho ngươi, để ngươi biết rằng chính ta, là Ðức Giêhôva, Ðức Chúa Trời của Ysơraên, đã lấy tên ngươi gọi ngươi. Vì cớ Giacốp, tôi tớ ta, và Ysơraên, kẻ lựa chọn của ta, nên ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi, và đặt tên thêm cho ngươi, dầu ngươi không biết ta.
- ↑ “Êsai 41:17–18”.
Những kẻ nghèo nàn thiếu thốn tìm nước mà không được, lưỡi khô vì khát; nhưng ta, Ðức Giêhôva, sẽ nhậm lời họ; ta, Ðức Chúa Trời của Ysơraên, sẽ không lìa bỏ họ đâu. Ta sẽ khiến sông chảy ra trên đỉnh núi trọi, và suối trào lên giữa trũng. Ta sẽ biến sa mạc thành ao, và đất khô thành nguồn nước.
- ↑ “Êsai 35:4–6”.
Các cù lao thấy và thất kinh; các đầu cùng đất đều run rẩy. Chúng nó đều đến gần và nhóm lại, ai nấy giúp đỡ kẻ lân cận mình, và bảo anh em mình rằng: Hãy phấn chí! Thợ mộc giục lòng thợ vàng; kẻ dùng búa đánh bóng giục lòng kẻ đánh đe; luận về việc hàn rằng: Hàn vẫn tốt; đoạn lấy đinh đóng nó cho khỏi lung lay.
- ↑ “Êsai 41:5–7”.
Các cù lao thấy và thất kinh; các đầu cùng đất đều run rẩy. Chúng nó đều đến gần và nhóm lại, ai nấy giúp đỡ kẻ lân cận mình, và bảo anh em mình rằng: Hãy phấn chí! Thợ mộc giục lòng thợ vàng; kẻ dùng búa đánh bóng giục lòng kẻ đánh đe; luận về việc hàn rằng: Hàn vẫn tốt; đoạn lấy đinh đóng nó cho khỏi lung lay.
- ↑ “Pasargadae - nguồn gốc của Đế chế Pherơsơ”. News 1 Korea. 6 tháng 5 năm 2016.
Siru (Cyrus) Đại đế được ca ngợi là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Iran. ... Ông cũng được ca ngợi như một quốc vương kể cả ở Hy Lạp, là quốc gia thù địch. Nguyên nhân không phải điều gì khác. Ấy là nhờ chính chính sách khoan dung, hợp nhất và ôn hòa. ... Vua Siru đã đưa ra tuyên ngôn đầu tiên bảo đảm các quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn chứa đựng nội dung cho phép các dân tộc tự do tôn giáo, nâng cao đời sống của người dân Babylôn và để cho các dân tộc bị bắt làm phu tù được trở về bổn xứ cùng với các khí dụng tượng trưng cho tôn giáo của họ. ...
- ↑ “Xuất Êdíptô Ký 19:4”.
Ta (Đức Giêhôva) chở các ngươi trên cánh chim ưng (đại bàng, bản dịch 2011) làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thể nào.
- ↑ “Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:10–12”.
Ngài tìm được người trong một nơi rừng rú, Tại nơi vắng vẻ, giữa những tiếng hét la của đồng vắng. Ngài bao phủ người, săn sóc ngươi, Gìn giữ người như con ngươi của mắt mình. Như phụng hoàng (đại bàng, bản dịch 2011) phấp phới giỡn ổ mình, Bay chung quanh con nhỏ mình, Sè cánh ra xớt nó, Và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, Thì một mình Ðức Giêhôva đã dẫn dắt người thể ấy, Không có thần nào khác ở cùng người...
- ↑ “Khải Huyền 21:6”.
Ta là Anpha và Ômêga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không.
- ↑ “Giăng 6:54”.
Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời;
- ↑ “Mathiơ 26:26–28”.
Đức Chúa Jêsus lấy bánh (Lễ Vượt Qua), tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (rượu nho Lễ Vượt Qua), tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà phán rằng... vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước...
- ↑ “Thi Thiên 132:13–14”.
Vì Đức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Đây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế.
- ↑ “Khải Huyền 14:1”.
Tôi nhìn xem, thấy Chiên Con đứng trên núi Siôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người đều có danh Chiên Con và danh Cha Chiên Con ghi trên trán mình.
- ↑ “Êsai 33:20–22”.
Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta!... Vì Ðức Giêhôva sẽ ở đó với chúng ta trong sự oai nghi... Ðức Giêhôva là Ðấng lập luật cho chúng ta, Ðức Giêhôva là vua chúng ta; chính Ngài sẽ cứu chúng ta!
- ↑ “Hêbơrơ 12:22–24”.
Nhưng anh em đã tới gần núi Siôn, gần thành của Ðức Chúa Trời hằng sống, tức là Giêrusalem trên trời... gần Ðức Chúa Jêsus, là Ðấng trung bảo của giao ước mới, và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của Abên vậy.
- ↑ “Luca 22:20”.
Chén nầy (rượu nho Lễ Vượt Qua) là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.