Sông Giôđanh

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Sông Giôđanh (sông Jordan)
Jordan River
Bản đồ sông Giôđanh
Vị tríPhía đông khu vực Palestine, dọc thung lũng Jordan
Tổng chiều dài320km
Lưu vựcYsơraên, Syria, Bờ Tây Palestine, Jordan
Nơi bắt nguồnNúi Hẹtmôn ở Lebanon và Syria
Điểm cuốiBiển Chết (死海)

Sông Giôđanh (sông Jordan, Jordan River) được hình thành bởi sự hợp lưu của một số con sông ở phía bắc Palestine, khởi nguồn từ núi Hẹtmôn (núi Hermôn) nằm ở biên giới của Lebanon và Syria.[1] Xuyên qua rìa phía đông Palestine từ Bắc xuống Nam, chảy qua Biển Galilê (Sea of Galilee) rồi đến Biển Chết.[2] Là sông có mực nước thấp nhất thế giới với khoảng 250km thấp hơn mực nước biển trong tổng chiều dài 320km.[3]
Sông Giôđanh được chép trong Kinh Thánh Cựu Ước với tên tiếng Hêbơrơ là “Yarden (יַרְדֵּן)”.[4][5] Yarden là từ được kết hợp bởi “Yarad (יָרַד)”[6]nghĩa là “đi xuống”, và “Đan  (דָּן)”[7] là khu vực khởi nguồn của sông,[8] nên Yarden mang ý nghĩa là “chảy xuống”, “dòng suối chảy xuống nhanh”, “chảy ra từ Đan”. Còn trong Kinh Thánh Tân Ước được viết là “Iordanes (Ἰορδάνης)” theo tiếng Hy Lạp.[9][10]
Sông Giôđanh là địa điểm quan trọng trong Kinh Thánh. Vào thời đại Cựu Ước, Giôsuê và người dân Ysơraên đã vượt qua sông Giôđanh và tiến vào xứ Canaan là vùng đất hứa. Naaman, quan tổng binh của Aram cũng đã được chữa lành bệnh phung vì đã tắm mình dưới sông Giôđanh theo lời của Êlisê.[11] Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus đã truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng sau khi chịu phép Báptêm tại sông Giôđanh bởi Giăng Báptít.

Đặc điểm địa lý của sông Giôđanh

Vị trí

Sông Giôđanh nằm dọc thung lũng Jordan, nơi rìa phía đông khu vực Palestine. Thung lũng Jordan là một hẻm núi sâu được hình thành khi đại lục bị chia cắt, từ biển Galilê đến vịnh Aqaba của Biển Đỏ. Nói rộng hơn thì đó là khe nứt (hẻm núi sâu và hẹp) thuộc một phần của thung lũng lớn trải dài từ phía nam Thổ Nhĩ Kỳ đến Biển Đỏ, rồi kéo dài đến Đông Phi. Sông Giôđanh theo khe nứt này, khởi nguồn từ núi Hẹtmôn thuộc vùng biên giới giữa Lebanon và Syria, lần lượt chảy qua hồ Hula và biển Galilê về phía nam, rồi đến Biển Chết. Tổng chiều dài của sông khoảng 130km, nhưng nếu tính cả những khúc quanh thì hơn 320km. Sông được phân chia thành thượng lưu và hạ lưu theo tiêu chuẩn từ biển Galilê, “thượng lưu sông Giôđanh” là từ núi Hẹtmôn đến biển Galilê, còn “hạ lưu sông Giôđanh” được coi là phần lớn sông Giôđanh từ biển Galilê đến Biển Chết.

Khí hậu

Sông Giôđanh vào tháng 1. Nước sông chảy tràn nhiều từ mùa thu đến mùa xuân, là thời điểm mùa mưa.

Sông Giôđanh có cả mùa đông và mùa hè. Núi Hẹtmôn ở phía bắc là nơi khởi nguồn chính, và là đỉnh núi cao nhất của dãy núi Anti-Lebanon, nằm ở biên giới giữa Liban và Syria, có độ cao 2814m so với mực nước biển và địa thế hiểm trở. Đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết vạn năm nên được mệnh danh là “núi bạc đầu”, “núi tuyết (Mountain of Snow)”. Nước tan ra và chảy xuống từ đây chính là nguồn của sông Giôđanh.
.Nhiều sông bắt nguồn từ núi Hẹtmôn hợp lưu vào sông Giôđanh từ hồ Hula ở phía nam. Hồ Hula là vùng đầm lầy được tạo thành bởi hồ nước cạn và vùng đất ẩm ướt.[12] Mùa hè thì nóng và khô, còn mùa đông thì nằm trong vùng khí hậu Địa Trung Hải ấm áp và ẩm ướt, nhưng vì được bao quanh bởi các dãy núi nên có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ tùy theo mùa và ngày.
Sông Giôđanh chảy về phía nam từ hồ Hula, rồi được nhập vào phía bắc của biển Galilê là điểm giao nhau ở giữa. Biển Galilê nằm cách hồ Hula 16km về phía nam, có mực nước thấp hơn mực nước biển khoảng 212m.[13] Lưu vực sông Giôđanh từ hồ Galilê đến Biển Chết có khí hậu ôn hòa quanh năm. “Vùng hạ lưu sông Giôđanh”[14] là đoạn chiếm phần lớn “thung lũng Jordan”, do sự chênh lệch về mực nước hạ thấp giữa biển Galilê và Biển Chết (hơn 200m), nên có nhiều thác nước nhỏ và dòng chảy xiết do độ dốc lớn. Sông Giôđanh có tổng chiều rộng hẹp và đáy sông cạn nên tàu thuyền không thể qua lại, nước sông thường xuyên dâng tràn lên vào mùa mưa.[2]
Khi sông Giôđanh chảy vào Biển Chết thì dừng lại. Biển Chết nằm ở độ sâu 392m dưới mực nước biển, vì vậy nước sông không có chỗ thoát ra nữa.[15] Xung quanh Biển Chết là khí hậu sa mạc nóng và khô hạn quanh năm.

Sông Giôđanh trong Kinh Thánh

Thời đại Cựu Ước

  • Đi qua sông Giôđanh và tiến vào xứ Canaan
Dân Ysơraên vượt qua sông Giôđanh cùng với hòm giao ước.
Tác phẩm của Benjamin West - họa sĩ lịch sử ở Mỹ vào thế kỷ 18-19.

Khoảng 3500 năm trước, người dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô bởi sự dẫn dắt của Môise và bắt đầu hành trình hướng đến vùng đất hứa Canaan. Vào lúc kết thúc 40 năm cuộc sống đồng vắng, sau khi Môise qua đời tại xứ Môáp, Đức Chúa Trời đã lập Giôsuê làm người lãnh đạo mới. Và Ngài phán lệnh cho Giôsuê dẫn dắt người dân đi qua sông Giôđanh để tiến vào xứ Canaan.[16]
Khi dân Ysơraên đến trước sông Giôđanh, vì bấy giờ là thời điểm thu hoạch lúa mạch, nên nước sông Giôđanh trong trạng thái tràn lên khỏi bờ. Giôsuê tiếp nhận mạng lịnh của Đức Chúa Trời, đã không hề do dự mà ra lệnh cho người dân tiến vào sông Giôđanh. Và truyền lời của Đức Chúa Trời rằng khi chân của các thầy tế lễ khiêng hòm giao ước chạm vào nước sông, thì nước sông vốn chảy từ trên xuống sẽ bị dừng lại, rồi hãy đi qua sông Giôđanh như đi trên đất cạn. Khi lời của Đức Chúa Trời được phán ra rằng “Hãy đi qua sông Giôđanh”, người dân Ysơraên đã không một ai dao động, mà hết thảy đều đã vâng phục một cách trật tự. Quả thật, ngay khi thầy tế lễ khiêng hòm giao ước vừa bị ướt chân bởi nước sông, thì nước sông vốn chảy tràn đến tận đỉnh đồi bèn dừng lại, và nước vốn chảy từ trên xuống đã lùi xa ra dồn thành một đống. Người dân Ysơraên đã đi qua sông Giôđanh bấy giờ đã trở nên vùng đất khô.

Vả, trọn lúc mùa gặt, sông Giôđanh đang tràn lên khỏi bờ. – Khi các người khiêng hòm đến sông Giôđanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành Ađam, là thành ở bên cạnh Xátthan; còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển Mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua đối ngang Giêricô. Những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Ðức Giêhôva dừng chân vững trên đất khô giữa sông Giôđanh, trong khi cả Ysơraên đi qua trên đất khô, cho đến chừng cả dân đã qua khỏi sông Giôđanh rồi.

- Giôsuê 3:15-17

Ngày mà người dân đi qua sông Giôđanh là ngày 10 tháng 1 thánh lịch sau khi kết thúc cuộc sống 40 năm trong đồng vắng.[17] Sau đó, họ đã chiếm được thành Giêricô và cuộc chinh phục xứ Canaan đã được tiến hành một cách thuận lợi.[18] Đương thời, sông Giôđanh tràn lên khỏi bờ vì mưa nhiều, rất khó để tiếp cận một cách dễ dàng, nhưng người dân không hề lo lắng bởi hiện thực trước mắt, đồng thời họ đã được trải nghiệm kỳ tích và nhận phước lành được đi vào xứ Canaan bởi sự vâng phục tuyệt đối lời phán của Đức Chúa Trời.

  • Naaman - người tắm mình dưới sông Giôđanh và được lành bệnh

Naaman - quan tổng binh của vua Aram là tướng quân xuất chúng, nhưng lại bị bệnh phung. Một hầu gái trẻ xuất thân từ Ysơraên đã cho Naaman biết rằng một đấng tiên tri ở Ysơraên có thể chữa lành bệnh của Naaman. Vua Aram đã gửi thư cho vua Ysơraên mà đề nghị chữa lành bệnh cho Naaman, nhưng vua Ysơraên lại chán nản vì hiểu lầm rằng Aram đang tìm cách xâm lược Ysơraên. Nghe được tin ấy, Êlisê đã mời Naaman đến gặp mình. Khi Naaman đến nhà của Êlisê thì Êlisê sai kẻ tôi tớ mình đến mà truyền lời rằng “Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giôđanh thì sẽ được lành bệnh”. Naaman nổi giận vì cách hành xử của Êlisê và quay bước trở về. Song, các đầy tớ khuyên nhủ Naaman hầu cho người làm theo lời của Êlisê mà rằng “Nếu đấng tiên tri đã ra lệnh và biểu phải làm một việc lớn thì ngài há chẳng làm sao? Phương chi người biểu ngài hãy tắm mình thì sẽ được sạch”. Thế nên, khi Naaman thay đổi tấm lòng và ngâm mình bảy lần dưới sông Giôđanh như lời của Êlisê, thì bệnh phung của ông liền được chữa khỏi.[19] Nhận biết được quyền năng của Đức Chúa Trời, Naaman đã tìm đến Êlisê lần nữa để cảm ơn, và hứa rằng sau này sẽ không dâng tế lễ cho bất cứ thần nào khác mà chỉ dâng cho riêng Đức Chúa Trời của Ysơraên mà thôi.[20]

Thời đại Tân Ước

Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm dưới sông Giôđanh
  • Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm dưới sông Giôđanh

2000 năm trước, nước Ysơraên từng chịu sự cai trị của đế quốc La Mã. Người dân đã mong đợi sự xuất hiện của Đấng Mêsi sẽ cứu họ khỏi sự áp bức của La Mã. Lúc này, Giăng Báptít nhận sứ mệnh dọn đường cho Đấng Mêsi sẽ xuất hiện vào ngày sau, ông đã làm phép Báptêm của sự ăn năn tội trên sông Giôđanh.[21][22]
Một ngày nọ, khi Giăng Báptít đang làm phép Báptêm cho người dân trên sông Giôđanh, ông đã nhận ra Đức Chúa Jêsus đang đến với mình chính là Đấng Christ[23] và đã làm phép Báptêm cho Ngài.

Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Galilê đến cùng Giăng tại sông Giôđanh, đặng chịu người làm phép báptêm... Vừa khi chịu phép báptêm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước...

- Mathiơ 3:13-16

Khi ấy, Đức Chúa Jêsus được 30 tuổi.[24] Từ đó, Đức Chúa Jêsus đã truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng cho người dân.[25][26]

Xem thêm

Chú thích

  1. "요르단강", 《두산백과 두피디아》
  2. 2,0 2,1 가스펠서브, "요단강", 《라이프성경사전》, 생명의말씀사, 2006
  3. "Jordan River," Encyclopædia Britannica
  4. יַרְדֵּן. 《네이버 고대 히브리어사전》
  5. “창세기 13:10-11”. 이에 롯이 눈을 들어 요단(יַרְדֵּן) 들을 바라본즉 소알까지 온 땅에 물이 넉넉하니 ... 그러므로 롯이 요단(יַרְדֵּן) 온 들을 택하고
  6. יָרַד. 《네이버 고대 히브리어사전》
  7. דָּן. 《네이버 고대 히브리어사전》
  8. "요단강", 《비전성경사전》, 두란노, "히브리어로 '야르덴(yarden)'이라 불리는 요단은 '흐르다'는 뜻의 히브리어 '야라드(yarad)'와 강의 수원(水源)인 '단(dan)'이 합쳐져 생겨났다."
  9. “마가복음 1:5”. 온 유대 지방과 예루살렘 사람이 다 나아가 자기 죄를 자복하고 요단(Ἰορδάνη)강에서 그[침례 요한]에게 침례를 받더라
  10. “Ἰορδάνης”. 네이버 고대 그리스어사전.
  11. “열왕기하 5:1-27”. 아람 왕의 군대장관 나아만은 ... 큰 용사나 문둥병자더라 ... 엘리사가 사자를 저에게 보내어 가로되 너는 가서 요단강에 몸을 일곱번 씻으라 ... 나아만이 이에 내려가서 하나님의 사람의 말씀대로 요단강에 일곱번 몸을 잠그니 그 살이 여전하여 어린아이의 살 같아서 깨끗하게 되었더라
  12. "Hula Valley," Encyclopædia Britannica
  13. "갈릴리호(Galilee湖)", 《표준국어대사전》, 국립국어원, "요르단강의 중류에 있는 호수. 대지구대에 있기 때문에 호면(湖面)이 해면보다 212미터 낮다."
  14. 요르단 계곡은 총길이 약 120km, 평균 너비 9.6km, 최대 너비 24km로 골짜기가 좁고 깊다.
  15. "사해(死海)", 《표준국어대사전》, 국립국어원, "호수의 수면이 해수의 수면보다 392미터 낮아 세계의 호수 가운데 가장 낮다. 이스라엘과 요르단에 걸쳐 있으며 북으로부터 요르단강이 흘러 들어오지만 나가는 데가 없고 증발이 심한 까닭에 염분 농도가 바닷물의 약 다섯 배에 달하여 세균과 염생 식물을 제외한 생물이 살 수 없다."
  16. “여호수아 1:1-2”. 여호와의 종 모세가 죽은 후에 여호와께서 모세의 시종 눈의 아들 여호수아에게 일러 가라사대 내 종 모세가 죽었으니 이제 너는 이 모든 백성으로 더불어 일어나 이 요단을 건너 내가 그들 곧 이스라엘 자손에게 주는 땅으로 가라
  17. “여호수아 4:17-19”. 여호수아가 제사장들에게 명하여 요단에서 올라오라 하매 여호와의 언약궤를 멘 제사장들이 요단 가운데서 나오며 그 발바닥으로 육지를 밟는 동시에 요단 물이 본 곳으로 도로 흘러 여전히 언덕에 넘쳤더라 정월 십 일에 백성이 요단에서 올라와서 여리고 동편 지경 길갈에 진 치매
  18. “여호수아 5:1”. 요단 서편의 아모리 사람의 모든 왕과 해변의 가나안 사람의 모든 왕이 여호와께서 요단 물을 이스라엘 자손들 앞에서 말리시고 우리를 건네셨음을 듣고 마음이 녹았고 이스라엘 자손들의 연고로 정신을 잃었더라
  19. “열왕기하 5:1-14”.
  20. “열왕기하 5:17”. 나아만이 가로되 그러면 청컨대 노새 두 바리에 실을 흙을 당신의 종에게 주소서 이제부터는 종이 번제든지 다른 제든지 다른 신에게는 드리지 아니하고 다만 여호와께 드리겠나이다
  21. “마태복음 3:1-6”. 그때에 침례 요한이 ... 회개하라 천국이 가까왔느니라 ... 너희는 주의 길을 예비하라 그의 첩경을 평탄케 하라 ... 이때에 예루살렘과 온 유대와 요단강 사방에서 다 그에게 나아와 자기들의 죄를 자복하고 요단강에서 그에게 침례를 받더니
  22. “마태복음 3:11”. 나[침례 요한]는 너희로 회개케 하기 위하여 물로 침례를 주거니와 내 뒤에 오시는 이는 나보다 능력이 많으시니 나는 그의 신을 들기도 감당치 못하겠노라 그는 성령과 불로 너희에게 침례를 주실 것이요
  23. “요한복음 1:29-30”. 이튿날 요한이 예수께서 자기에게 나아오심을 보고 가로되 보라 세상 죄를 지고 가는 하나님의 어린양이로다 내가 전에 말하기를 내 뒤에 오는 사람이 있는데 나보다 앞선 것은 그가 나보다 먼저 계심이라 한 것이 이 사람을 가리킴이라
  24. “누가복음 3:21-23”. 백성이 다 침례를 받을새 예수도 침례를 받으시고 ... 예수께서 가르치심을 시작할 때에 삼십 세쯤 되시니라
  25. “마가복음 1:1-9”.
  26. 안상홍, "제9장 새 언약의 복음이란 어떤 것인가?", 《선악과와 복음》, 멜기세덱출판사, 2020, 44쪽, 하나님의 아들 예수 그리스도 복음의 시작이라" 하신 때는 예수님이 요단강에서 침례 받으신 때로부터이다.