Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quyền uy và bảo tồn của Kinh Thánh”

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 28: Dòng 28:


==Xem thêm==
==Xem thêm==
*[[/churchofgod.wiki/성경|Kinh Thánh]]
*[[Kinh Thánh]]
*[[성경의 역할|Vai trò của Kinh Thánh]]
*[[성경의 역할|Vai trò của Kinh Thánh]]
*[[Ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh]]
*[[Ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh]]

Phiên bản lúc 03:06, ngày 2 tháng 1 năm 2025

Kinh Thánh là sách ghi chép lời và ý muốn của Ðức Chúa Trời

Lý do quyền uy của Kinh Thánh được công nhận là bởi Đức Chúa Trời, Đấng muốn cứu rỗi nhân loại, đã đích thân bảo tồn Kinh Thánh trong hàng ngàn năm hầu cho không bị hư hại. Đức Chúa Jêsus cũng đã rao truyền Tin Lành trong khi dẫn dụng Kinh Thánh Cựu Ước và công nhận quyền uy của Kinh Thánh. Kinh Thánh Tân Ước được chép bởi các sứ đồ do Đức Chúa Jêsus lập nên và những người đã gắng sức vì Tin Lành cùng với họ, và được công nhận là Kinh Thánh trong các Hội Thánh, để vâng theo y nguyên lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.

Quyền uy của Kinh Thánh

Quyền uy của Kinh Thánh, là lời của Đức Chúa Trời, là tuyệt đối. Kinh Thánh cảnh báo chúng ta tuyệt đối không được thêm hay bớt vào lời của Đức Chúa Trời.[1] Vì lời của Đức Chúa Trời được chép trong Kinh Thánh có liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi của nhân loại.

Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.

- Khải Huyền 22:18–19

Bằng cách này, Đức Chúa Trời có ý muốn truyền lại cho nhân loại Kinh Thánh mà quyết định sự cứu rỗi của họ. Hơn nữa, Ngài cũng muốn mọi người đạt được sự cứu rỗi.[2] Đức Chúa Trời thể ấy không thể cho phép Kinh Thánh bị hư hại hay biến chất. Cho nên, chúng ta có thể xác tín sự thật rằng chính Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng đã bảo tồn Kinh Thánh vì sự cứu rỗi của nhân loại. Nói cách khác, Đức Chúa Trời hằng sống đã đảm bảo cho quyền uy và giá trị tồn tại của Kinh Thánh.
Đức Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời đã đến thế gian này 2000 năm trước, đã dẫn dụng nhiều lời trong Kinh Thánh Cựu Ước trong khi rao truyền Tin Lành. Ngoài ra, đích thân Ngài đã phán lời rằng Ngài đến không phải để phá luật pháp hay là lời tiên tri mà để làm cho trọn.[3] Điều này cho thấy Đức Chúa Jêsus đã đích thân công nhận quyền uy của Kinh Thánh Cựu Ước.

Ghi chép và bảo tồn của Kinh Thánh

Kinh Thánh Cựu Ước

Sách Êsai trong Các cuộn sách Biển Chết

Dù bản gốc của Kinh Thánh không còn tồn tại, nhưng có thể thấy rằng Kinh Thánh đã được bảo tồn và lưu truyền y như nguyên bản thông qua các bản chép tay. Vào thời đại chưa có kỹ thuật xuất bản như hiện nay, người ta đã trực tiếp chép từng chữ cái để tạo thành một cuốn sách. Khi thời gian trôi qua và bản gốc bị cũ mòn đi, người ta xem lại bản gốc và chép lại chủ yếu trên đất sét, da thuộc, vải hay vỏ cây, v.v...; đó được gọi là bản viết tay hoặc bản sao. Trong số đó, giấy da và giấy cói mà có thể dễ dàng lấy được bên bờ sông Nile ở Ai Cập, đã được sử dụng phổ biến. Kinh Thánh cũng được ghi chép theo phương thức đồng nhất như vậy rồi cứ thế được truyền lại.
Ở Ysơraên có những người chuyên môn sao chép và kiểm chứng Kinh Thánh, họ chính là các thầy thông giáo. Khi làm bản sao Kinh Thánh, các thầy thông giáo đã đếm từng chữ cái một để kiểm tra số lượng chữ cái có chính xác hay không, để không bỏ sót một chữ cái nào. Rồi thầy thông giáo khác kiểm thảo thêm lần nữa, dành tâm huyết để duy trì bản gốc.
Vì Kinh Thánh được truyền lại trong suốt thời gian dài thông qua sự sao chép của con người, nên có người suy đoán rằng Kinh Thánh có thể đã bị biến chất trong quá trình sao chép, nhưng độ chính xác của công việc sao chép đã được bày tỏ thông qua kết quả đối chiếu các bản sao từ các thời đại khác nhau.
Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hêbơrơ của những người Giuđa đã được bảo tồn bởi các thầy thông giáo, còn được biết đến là các học giả Masora, và bản sao cổ nhất trong các bản văn Masora đã được chép vào khoảng năm 900 SCN. Thế nhưng, vào năm 1947, một cuộn Kinh Thánh được chép vào khoảng năm 100 TCN đã được phát hiện trong hang Qumran gần Biển Chết. Đây được gọi là bản sao Biển Chết hay bản sao Qumran. Các học giả đã so sánh bản sao Masora và bản sao Biển Chết, cách nhau khoảng 1000 năm, và thấy kết quả là nội dung của hai bản chép tay là đồng nhất và gần như không có sự khác biệt.

Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hêbơrơ cổ nhất còn lại đến ngày nay được làm ra vào khoảng năm 900 SCN. Quyển sách này dựa trên nền tảng là bản gốc Masorah của Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hêbơrơ. ... Các học giả người Hêbơrơ nói rằng Kinh Thánh của chúng ta ngày nay được sao chép từ bản gốc này, về mặt bản chất là giống với bản gốc đầu tiên. Năm 1947 SCN... Khi người Bedouin ở Ả Rập đi tìm một con dê bị lạc... đã phát hiện nhiều bình vỡ đựng cuộn sách trong một hang động. Những người Bedouin đã lấy cuộn sách ấy ra và đem đến Tu viện Mark thuộc Chính thống giáo Syria tại Giêrusalem. Họ gửi chúng đến Hiệp hội Đông phương học ở Mỹ.

Một trong các cuộn sách ấy được xác nhận là sách Êsai được chép cách đây 2000 năm. Sách này chép trước 1000 năm so với Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hêbơrơ từng được biết đến cho đến ngày nay. Thật là sự phát hiện đáng ngạc nhiên biết bao? Cuộn sách này... được chép bằng tiếng Hêbơrơ cổ đại, được chứng thực là từ thế kỷ thứ 2 TCN. ... Sách này giống với sách Êsai trong Kinh Thánh của chúng ta về mặt bản chất. Giọng tiếng từ 2000 năm trước được bảo tồn bởi sự quan phòng đáng ngạc nhiên của Đức Chúa Trời, đã xác nhận quyền uy của Kinh Thánh chúng ta. W. F. Albright đã gọi đây là “sự phát hiện bản gốc vĩ đại nhất vào thời hiện đại”.

— - Henry H. Halley, “Sổ tay Kinh thánh mới nhất”, Nhà xuất bản Cơ Đốc giáo, năm 2006, trang 336-337.

Điều này cho thấy sự thật rằng quá trình làm bản sao Kinh Thánh đã được tiến hành rất công phu, và dù Kinh Thánh được lưu truyền bằng cách sao chép lại trong suốt thời gian dài, nhưng nội dung không hề bị biến đổi. Và Josephus, nhà sử học người Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, đã viết về lòng kính cẩn của những người Giuđa đối với Kinh Thánh trong sách “Chống lại Apion” (Against Apion), cũng thông qua đó, có thể suy đoán được nội dung của Kinh Thánh đã không bị biến đổi dù chỉ một chút và được giữ y như nguyên bản.

Chống lại Apion Quyển 1
... Dầu sao thì chúng ta cũng có thể biết được một cách rõ ràng sự thật về thái độ của những người Giuđa đối với quyển sách này, bất chấp nhiều năm tháng đã trôi qua đến thế, nhưng không có chuyện ai đó thêm hoặc xóa khỏi sách này điều gì và đương nhiên cũng không làm biến đổi một chút nào.
Từ khi sanh ra, người Giuđa không chỉ công nhận những sách này là sách chứa đựng những giáo lý thiêng liêng, mà họ còn luôn ở trong đó, và có tư thế sẵn sàng quyết tử vì những sách này nếu cần thiết. Không phải một, hai phu tù người Giuđa chết sau khi bị đủ loại tra tấn tại đấu trường vì cớ rằng họ không nói lời xúc phạm luật pháp và những ghi chép về luật pháp; đây tuyệt đối không phải là sự việc mới lạ.
— Josephus, Josephus 4: Tự truyện và Chống lại Apion, dịch bởi Kim Ji Chan, sách Lời sự sống, 2017, trang 85

Kinh Thánh Tân Ước

Kinh Thánh Tân Ước được chép vào thế kỷ thứ nhất, tức là vào thời đại sứ đồ. Khi các môn đồ, những người chứng kiến cuộc đời của Đức Chúa Jêsus và sự phục sinh của Ngài, lần lượt từng người một rời khỏi thế gian này, thì việc bảo tồn các ghi chép về công việc của Đức Chúa Jêsus trở nên cần thiết.[4]
Hơn nữa, những người lãnh đạo Hội Thánh, gồm cả các sứ đồ, cũng không thể thường xuyên thăm viếng các Hội Thánh được dựng nên ở khắp các địa phương. Vậy nên, để gây dựng tín ngưỡng của các thánh đồ một cách ngay thẳng, họ đã gửi các bức thư để giáo huấn và cho đọc trong Hội Thánh. Những bức thư này đã được làm thành các bản sao và chia sẻ trong các Hội Thánh,[5][6][7][8] sau đó, những bức thư này được tập hợp lại thành một, làm nên Kinh Thánh Tân Ước ngày nay.
Kinh Thánh Tân Ước được chép bởi các sứ đồ do Đức Chúa Jêsus lập nên (Mathiơ, Giăng, Phierơ, Phaolô) và những người đã gắng sức trong công việc Tin Lành cùng với các sứ đồ (Mác, Luca, Giacơ, Giuđe), đã được đọc một cách rộng rãi ở nhiều Hội Thánh trong suốt thời gian dài. Hội Thánh công nhận rằng những sách có đặc trưng như thế là Kinh Thánh, để làm theo y nguyên sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài

  1. “Phục truyền luật lệ ký 4:2”. Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về điều ta truyền cho, để giữ theo các điều răn của Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi mà ta đã truyền.
  2. “II Phierơ 3:9”. Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.
  3. “Mathiơ 5:17”. Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.
  4. “Luca 1:1-2”.
  5. “II Phierơ 3:15-16”. Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em, cũng như Phaolô, anh rất yêu dấu của chúng ta, đã đem sự khôn ngoan được ban cho mình mà viết thơ cho anh em vậy. Ấy là đều người đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình.
  6. “Côlôse 4:16”. Anh em đọc thơ nầy rồi, hãy đưa cho Hội thánh Laođixê đọc với, anh em cũng phải đọc thơ ở Laođixê gởi đến nữa.
  7. “I Têsalônica 5:27”. Tôi nhơn Chúa nài xin anh em hãy đọc thơ nầy cho hết thảy anh em đều nghe.
  8. “II Têsalônica 2:15”. Hỡi anh em, vậy thì hãy đứng vững, hãy vâng giữ những đều dạy dỗ mà chúng tôi đã truyền cho anh em, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng thơ từ của chúng tôi.