Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Lạy Cha”
n Pyc1948 đã đổi Draft:Kinh Lạy Cha thành Kinh Lạy Cha |
|
(Không có sự khác biệt)
|
Bản mới nhất lúc 03:04, ngày 2 tháng 1 năm 2025
Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện mà đích thân Đức Chúa Jêsus đã dạy cho các môn đồ của Ngài. Lời này được đọc ở khắp các hội thánh thuộc Cơ Đốc giáo trên khắp thế giới, bất kể đó là hội thánh nào. Đây được coi là “lời cầu nguyện mẫu” cho các Cơ Đốc nhân vì nó cho thấy về đối tượng, nội dung, thứ tự, v.v... của lời cầu nguyện một cách hợp lý.
Ý nghĩa của Kinh Lạy Cha
Cầu nguyện là nghi thức cầu xin sự chúc phước từ Đức Chúa Trời và cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Do đó, cầu nguyện là một phần không thể thiếu đối với những người tin vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã cho các môn đồ biết về năng lực của cầu nguyện[1] và đích thân làm gương về việc cầu nguyện.[2] Ngài phê phán những kẻ cố tình đứng cầu nguyện trong nhà hội và ngoài đường lớn để khoe khoang với người khác là kẻ giả hình,[3] và phán rằng chớ lặp đi lặp lại[4] khi cầu nguyện.[5] Rồi Ngài đã trực tiếp dạy phải cầu nguyện lên Đức Chúa Trời như thế nào. Lời cầu nguyện ấy là “Kinh lạy Cha”.
Nội dung cấu thành nên Kinh lạy Cha
Cảnh Đức Chúa Jêsus dạy về cầu nguyện được chép tại hai chỗ trong Kinh Thánh Tân Ước. Một là lời cầu nguyện được cho biết trong Bài giảng trên núi, được chép trong Mathiơ 6:9-13, còn một được ban cho theo yêu cầu của các môn đồ, được chép trong Luca 11:2-4.
Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời! Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày; Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! (Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. Amen.)
Có một ngày, Đức Chúa Jêsus cầu nguyện, ở nơi kia. Khi cầu nguyện xong, một môn đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình. Ngài phán rằng: Khi các ngươi cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha! Danh Cha được thánh; nước Cha được đến; xin cho chúng tôi ngày nào đủ bánh ngày ấy; xin tha tội chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha kẻ mích lòng mình; và xin chớ đem chúng tôi vào sự cám dỗ!
Ngày nay, hình thức trong sách Tin Lành Mathiơ được sử dụng phổ biến. Kết cấu của lời cầu nguyện ấy như sau.
Phân loại | Cầu nguyện | Nội dung | Ý nghĩa |
Lời mở đầu | Kêu gọi | Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; | Bày tỏ ra đối tượng của lời cầu nguyện là Đức Chúa Trời và mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và các thánh đồ là “cha và con cái”. |
Cầu nguyện về Đức Chúa Trời | Cầu khẩn lần thứ 1 | Danh Cha được thánh! | Cầu khẩn hầu cho Danh Cha được nhận tán dương |
Cầu khẩn lần thứ 2 | Nước Cha được đến | Cầu khẩn hầu cho Nước Thiên Đàng đến mau chóng | |
Cầu khẩn lần thứ 3 | Ý Cha được nên, ở đất như trời! | Cầu khẩn hầu cho lẽ công bình của Đức Chúa Trời được thực hiện kể cả ở trên trái đất này | |
Cầu nguyện về loài người | Cầu khẩn lần thứ 4 | Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày; | Cầu khẩn sự bình an trong sinh hoạt |
Cầu khẩn lần thứ 5 | Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; | Thừa nhận rằng bản thân là tội nhân trước Đức Chúa Trời và cầu khẩn hầu cho được nhận sự tha tội | |
Cầu khẩn lần thứ 6 | Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! | Cầu khẩn để không rơi vào sự cám dỗ của cái ác | |
Lời kết | Đọc thuộc[6] | (Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. Amen.) [7][8] |
Cầu khẩn cho lời cầu nguyện được nhậm |
Kinh Lạy Cha và “Cha chúng ta”
Thông qua Kinh Lạy Cha, Đức Chúa Jêsus đã hầu cho các thánh đồ gọi Đức Chúa Trời là “Cha”.
Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.
Danh xưng “Cha” là từ để gọi hoặc chỉ về người đàn ông có con cái, trong mối quan hệ với con mình.[9] Các con cái gọi người đàn ông đã cho mình sự sống là “Cha”. Nói cách khác, Đức Chúa Trời là “Cha phần hồn” ban cho các thánh đồ sự sống phần linh hồn.[10][11] Thông qua danh xưng “Cha”, Đức Chúa Jêsus đã cho biết rằng giữa Đức Chúa Trời và các thánh đồ là mối quan hệ trong gia đình phần linh hồn, và Ngài cũng làm thức tỉnh về sự rằng sự sống phần linh hồn được ban cho thông qua ai.
Xem thêm
Chú thích
- ↑ “Luca 11:9–13”.
Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ. Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà cho đá chăng? Hay là xin cá, mà cho rắn thay vì cá chăng? Hay là xin trứng, mà cho bò cạp chăng? Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!
- ↑ “Mác 1:35”.
Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó.
- ↑ “Mathiơ 6:5–6”.
Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi.
- ↑ "Lặp đi lặp lại",“Cứ lặp đi lặp lại những gì đã nói trước đó. Cũng một lời đó.”
- ↑ “Mathiơ 6:7–8”.
Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài.
- ↑ "Đọc thuộc", doxology, Merriam-Webster Dictionary
- ↑ Mathiơ 6:13.
chú giải 4) Trong bản sao cổ, không có câu trong ngoặc này.
- ↑ "Kinh Lạy Cha"Bajer's Evangelical Dictionary of Biblical Theology
- ↑ "Cha", Merriam-Webster Dictionary
- ↑ “Hêbơrơ 12:9”.
Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?
- ↑ “II Côrinhtô 6:18”.
Ta sẽ làm Cha các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy