Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Galilê”
Không có tóm lược sửa đổi |
n (Pyc1948 đã đổi Draft:Galilê thành Galilê) |
(Không có sự khác biệt)
|
Phiên bản lúc 01:16, ngày 21 tháng 8 năm 2024
Galilê (Galilee, tiếng Hêbơrơ: גָּלִיל,[1] tiếng Hy Lạp: Γαλιλαία[2]) thường dùng để gọi chung về miền núi dọc theo biển Galilê, nằm ở cực bắc của Ysơraên. Nơi này thường xuyên bị xâm lược bởi dân ngoại do tiếp giáp với các quốc gia khác, và là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa ngoại bang, nên người Giuđa từng gọi nơi này là “xứ Galilê của dân ngoại”.[3][4] Galilê là nơi sinh trưởng và là quê hương của Đức Chúa Jêsus Christ,[5][6][7] cũng là địa điểm truyền đạo chủ yếu, nơi lịch sử Tin Lành đã được trải bày ra.[8]
Đặc điểm địa lý
Vị trí
Galilê là khu vực nằm ở phía bắc Palestine, kéo dài từ bờ biển Địa Trung Hải đến biển Galilê. Được chia thành phía bắc và phía nam. Phần phía bắc có nhiều núi, ẩm ướt và nhiều vùng đất xanh. Ngược lại, phần phía nam giáp với đồng bằng Jezreel màu mỡ nên địa hình tương đối bằng phẳng và có nhiều bình nguyên thoáng đãng.[9]
Biển Galilê
Biển Galilê là hồ nước lớn thứ hai ở Ysơraên, được bao quanh bởi ngọn đồi Galilê. Có chu vi khoảng 52km với diện tích 166km2, độ sâu khoảng 50m. Mực nước hồ thấp hơn 212m so với mực nước biển Địa Trung Hải.[10]
Trong Kinh Thánh, biển Galilê được gọi bằng nhiều tên khác nhau, và cũng có khi được chép đơn giản là “biển” hoặc “hồ”. Các tên gọi khác của biển Galilê được chép trong Kinh Thánh như sau.
- Tên gọi khác của biển Galilê
Tên gọi khác | Câu Kinh Thánh tương ứng | Nội dung liên quan |
---|---|---|
Biển Kinêrết | Giôsuê 12:3 | ・Biển Kinêrết có nguồn gốc từ Kinêrết, một thị trấn nằm ở bờ biển phía tây bắc của biển Galilê[11][12] |
Biển Tibêriát | Giăng 6:1 | ・Tibêriát (Tiberias) là thành phố nghỉ dưỡng được xây dựng bởi Hêrốt Antipa vào khoảng năm 25 SCN, ở phía tây nam của biển Galilê với quang cảnh thiên nhiên nổi bật.[13] |
Hồ Ghênêxarết | Luca 5:1 | ・Ghênêxarết là đồng bằng màu mỡ trải dài trên bờ phía tây bắc của biển Galilê.[14]
・Được biểu hiện là Kinêrết trong Kinh Thánh Cựu Ước[11][12] |
Lý do được gọi là biển
Dù là một hồ nước nhưng hồ Galilê lại được gọi là biển vì diện tích rất rộng, ngoài ra còn có nhiều lý do khác.
- Trong tiếng Hêbơrơ, thì “yam” (יָם[15]) là cách gọi chung chỉ về đại dương, biển hoặc hồ lớn nằm trong đất liền. Theo đó, biển Địa Trung Hải và biển Galilê không được phân biệt là biển hay hồ, nhưng cả hai đều tương ứng với từ “yam”, là từ để nói về biển.
- Biển Galilê thỉnh thoảng có những cơn sóng lớn nhấp nhô mà có thể nhìn thấy ngoài biển. Trong Kinh Thánh cũng chép rằng “Thình lình biển nổi bão lớn, đến nỗi sóng dậy phủ thuyền; nhưng Ngài đương ngủ”.[16] Những cơn gió lạnh thổi đến từ núi Hẹtmôn ở phía bắc va chạm với không khí được làm ấm lên của biển, tạo ra những cơn gió tây mạnh mẽ, đôi khi gây ra những cơn bão với sóng cao hơn 2m.[17]
Galilê trong Kinh Thánh Cựu Ước
Đi vào xứ Canaan và phân chia vùng đất Galilê
Galilê là vùng đất mà người dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô đã chinh phục sau khi đi vào xứ Canaan. Trong mười hai chi phái Ysơraên, các chi phái Sabulôn, Ysaca, Ase và Néptali đã được phân chia. Tuy có một số ranh giới không rõ ràng, nhưng chi phái Sabulôn chiếm phần trung tâm của Galilê, chi phái Ase chiếm phần đồng bằng duyên hải, chi phái Ysaca chiếm phía đông nam Galilê và chi phái Néptali được chia cho khu vực phía bắc Galilê.[18] Thành Kêđe của xứ Galilê là một trong sáu thành ẩn náu được chọn để bảo vệ kẻ sát nhân vô ý khỏi tay kẻ báo thù.[19]
Xứ Galilê của dân ngoại
Chi phái Néptali được phân chia cho xứ Galilê, nhưng đã không thể đuổi hết dân bản xứ ở đó nên đã hòa nhập với họ mà sinh sống.[20] Nhiều người Canaan vẫn cư trú ở Galilê, và kể cả sau đó, dân Ysơraên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa của dân ngoại do đặc điểm địa lý tiếp giáp với vùng đất ngoại bang. Vì vậy, đã được chép trong sách Êsai là “xứ Galilê của dân ngoại”.[3][4]
Trong thời đại vương quốc bị phân chia, Bắc Ysơraên đã từ bỏ lời của Đức Chúa Trời và rơi vào tôn kính hình tượng, nên đã bị diệt vong bởi sự xâm lược của Asiri (Assyria).[21] Vào khoảng năm 734 TCN, vua Asiri là Tiglath Pileser đã chiếm xứ Galilê cũng như nhiều vùng khác và bắt người dân ở đó làm phu tù.[22] Kể từ khi người Asiri tiêu diệt Bắc Ysơraên vào khoảng năm 721 TCN, trong khoảng 6 thế kỷ, người Giuđa đã không thể thống trị khu vực Galilê và lại bị cai trị bởi các dân tộc khác, cứ mỗi lần như vậy họ lại bị trộn lẫn với dân ngoại.
Galilê trong Kinh Thánh Tân Ước
Đức Chúa Jêsus đã tiến hành hầu hết các sứ mệnh rao truyền Tin Lành trong xứ Galilê. Ấy là để ứng nghiệm lời tiên tri của đấng tiên tri Êsai rằng “Trong đời xưa Ðức Chúa Trời đã hạ đất Sabulôn và đất Néptali xuống; nhưng trong kỳ sau Ngài đã làm cho đất gần mé biển, tức là nơi bên kia sông Giôđanh, trong xứ Galilê của dân ngoại, được vinh hiển”.[23] Hơn 20 phép lạ được thực hiện tại xứ Galilê đã được chép trong Kinh Thánh. Hầu hết trong số đó diễn ra trên biển Galilê. Bờ biển Galilê là nơi Ngài đã kêu gọi những người đánh cá như Phierơ, Anhrê, Giacơ và em trai của Giacơ là Giăng làm môn đồ của Ngài. 11 trong số 12 môn đồ xuất thân từ Galilê.[8][24] Sau khi phục sinh, Đức Chúa Jêsus đã quay lại Galilê để gặp các môn đồ.[25]
Như vậy, lịch sử cứu rỗi vào thời đại Tân Ước đã được bắt đầu tại xứ Galilê, song những thầy tế lễ và người Pharisi đương thời cố giữ luật pháp Cựu Ước đã không lắng tai nghe tin tức đặc biệt của Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã rao giảng. Vì luật pháp Cựu Ước nghiêm cấm việc giao tiếp với dân ngoại, nên nhiều người Giuđa vào thời Đức Chúa Jêsus đã coi thường xứ Galilê và coi đó là như vùng đất của dân ngoại. Đối với họ, việc Đức Chúa Jêsus đến từ xứ Galilê chính là lý do để bắt bẻ. Đức Chúa Jêsus đã lớn lên ở Naxarét, thuộc xứ Galilê, nên họ đã chế giễu Ngài là “Jêsus Naxarét”, và đối nghịch với Đức Chúa Jêsus mà rằng “chẳng có đấng tiên tri nào từ xứ Galilê mà ra hết”.[26][27] Sau khi Đức Chúa Jêsus bị bắt bởi đám đông do thầy tế lễ thượng phẩm sai đến, sở dĩ Ngài bị nộp cho Hêrốt, người cai trị xứ Galilê là vì Ngài xuất thân từ Galilê.[28]
Sau đây là danh sách các địa điểm trong xứ Galilê, nơi còn in dấu chân của Đức Chúa Jêsus.
Naxarét
Giôsép và Mari, cha mẹ của Đức Chúa Jêsus là dân cư sinh sống ở Naxarét (Nazareth, tiếng Hy Lạp: Ναζαρέτ), ngôi làng nông thôn phía tây nam biển Galilê. Khi Giôsép và Mari đến Bếtlêhem theo chiếu chỉ của Sêsa, Đức Chúa Jêsus đã giáng sinh trong chuồng ngựa ở đó, nhưng sau đó Ngài đã trở lại Naxarét, nơi cha mẹ Ngài từng sống và trải qua thời thơ ấu ở Naxarét.[29] Người ta đã gọi Đức Chúa Jêsus là “Jêsus Naxarét”,[30][31][32] và Đức Chúa Jêsus cũng coi Naxarét là quê hương của mình.[6][7]
Cabênaum
Cabênaum (Capernaum, tiếng Hy Lạp: Καφαρναούμ[33]) là ngôi làng ở bờ tây bắc của biển Galilê.[34] Đây là nơi Đức Chúa Jêsus chiến thắng cám dỗ của ma quỉ sau chịu phép Báptêm, và bắt đầu rao giảng Tin Lành Nước Thiên Đàng lần đầu tiên. Sau khi Giăng Báptít bị bắt, Đức Chúa Jêsus rời Naxarét và đến sống ở Cabênaum.[35][36] Điều này để làm ứng nghiệm lời tiên tri của đấng tiên tri Êsai về xứ Sabulôn và xứ Néptali, con đường bờ biển phía bên kia sông Giôđanh và xứ Galilê của dân ngoại.
Vả, khi Đức Chúa Jêsus nghe Giăng bị tù rồi, thì Ngài lánh qua xứ Galilê. Ngài bỏ thành Naxarét mà đến ở thành Cabênaum, gần mé biển, giáp địa phận xứ Sabulôn cùng xứ Néptali, để cho ứng nghiệm lời đấng tiên tri Êsai đã nói rằng: Đất Sabulôn và Néptali, Ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giôđanh, Tức là xứ Galilê thuộc về dân ngoại…, Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, Đã thấy ánh sáng lớn; Và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, Thì ánh sáng đã mọc lên. Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần.
Đương thời Đức Chúa Jêsus, nơi đây có sở thâu thuế của chính phủ Hêrốt và trụ sở tổng đốc La Mã.[37] Vì là nơi có cục thuế quan đóng vai trò thu thuế, nên có nhiều người thâu thuế. Tại đây, Đức Chúa Jêsus đã gặp Mathiơ, còn được gọi là Lêvi. Mathiơ, người duy nhất có xuất thân là người thâu thuế là một trong 12 môn đồ và đã trở thành sứ đồ của Đức Chúa Jêsus.[38][39]
Đức Chúa Jêsus thức dậy từ sáng sớm để cầu nguyện và đi khắp xứ Galilê để truyền đạo,[40] chủ yếu là dạy dỗ trong các nhà hội,[41][42] chữa lành người bệnh và dạy dỗ về bánh sự sống.[43] Ngoài ra, Đức Chúa Jêsus đã ban nhiều phép lạ chữa bệnh tại đây, như chữa lành cho người đầy tớ của thầy đội mắc bệnh bại, bà gia của Phierơ bị đau rét và những người bị quỉ ám v.v...[44] Cabênaum là một trong những thành mà Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ nhiều quyền năng, nhưng vì họ đã không ăn năn nên đã phải nghe lời quở trách của Đức Chúa Jêsus rằng họ sẽ bị diệt vong.[45]
Mađơlen
Mađơlen (Magdalene, tiếng Hy Lạp: Μαγδαλά[46]) là một làng ở phía tây biển Galilê. Còn được gọi là “Magađan” hoặc “Đamanutha”.[47] Đức Chúa Jêsus đã chữa lành cho Mari, người bị khổ sở do bị bảy quỉ ám, Mari Mađơlen được Đức Chúa Jêsus chữa lành và trở thành môn đồ của Ngài đã xuất thân từ nơi này.[48]
Cana
Cana (tiếng Hy Lạp: Κανά[49]) là một làng ở phía đông bắc Naxarét thuộc xứ Galilê, nơi Đức Chúa Jêsus làm phép lạ lần đầu tiên. Còn được gọi là “Cana của xứ Galilê” để phân biệt với một vùng “Cana” khác ở biên giới phía bắc thuộc chi phái Ase. Đức Chúa Jêsus được mời đến dự tiệc cưới tổ chức tại một làng ở Cana, đã cho thấy phép lạ biến nước thành rượu khi hết rượu trong bữa tiệc.[50] Cũng chính tại Cana, Ngài đã chữa lành cho con trai của quan thị vệ hầu cận vua.[51]
Bếtsaiđa
Bếtsaiđa (Bethsaida, tiếng Hy Lạp: Βηθσαϊδά[52]) là đồng bằng màu mỡ ở phía đông bắc biển Galilê, nơi Đức Chúa Jêsus đã làm phép lạ cho 5000 người ăn chỉ với năm cái bánh mạch nha và hai con cá.[53] Ngài đã cho thấy nhiều phép lạ như chữa lành cho người mù v.v...[54] nhưng người dân ở đó đã không ăn năn, nên đã bị Đức Chúa Jêsus quở trách cùng với Côraxin (Chorazin, tiếng Hy Lạp: Χοραζίν[55]) là ngôi làng lân cận.[56] Bếtsaiđa là quê hương của Phierơ, Anhrê, Philíp là môn đồ của Đức Chúa Jêsus.[57]
Ghênêxarết
Ghênêxarết (Gennesaret, tiếng Hy Lạp: Γεννησαρέτ[58]) là đồng bằng màu mỡ nằm giữa Cabênaum và Mađơlen. Biển Galilê còn được gọi là “Hồ Ghênêxarết”.[59] Khi Đức Chúa Jêsus đến xứ Ghênêxarết, người ta nhận ra Ngài và dẫn mọi người bệnh đến cùng Ngài, cũng có người được chữa lành dù chỉ chạm tay vào áo Ngài.[60][61]
Xem thêm
Chú thích
- ↑ “Strong's #1550 -"גָּלִיל"”. Study Light.
- ↑ “1056. Galilaia - "Γαλιλαία"”. Bible Hub.
- ↑ 3,0 3,1 “Êsai 8:23”.
Ngài đã làm cho đất gần mé biển, tức là nơi bên kia sông Giôđanh, trong xứ Galilê của dân ngoại, được vinh hiển.
- ↑ 4,0 4,1 “Mathiơ 4:15”.
Đất Sabulôn và Néptali, Ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giôđanh, Tức là xứ Galilê thuộc về dân ngoại…,
- ↑ “Mathiơ 2:22-23”.
và bởi đã được Đức Chúa Trời mách bảo trong chiêm bao, nên người vào xứ Galilê, ở trong một thành kia tên là Naxarét. Vậy là ứng nghiệm lời mấy đấng tiên tri đã nói rằng: Người ta sẽ gọi Ngài là người Naxarét.
- ↑ 6,0 6,1 Mác 6:1. “Đức Chúa Jêsus đi khỏi đó, đến quê hương (Naxarét) mình, có các môn đồ cùng đi theo.”
- ↑ 7,0 7,1 Luca 4:16-24. "Ðức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc... Ngài phán rằng: Chắc các ngươi lấy lời tục ngữ nầy mà nói cùng ta rằng: Hỡi thầy thuốc, hãy tự chữa lấy mình; mọi điều chúng ta nghe ngươi đã làm tại Cabênaum, thì cũng hãy làm tại đây, là quê hương ngươi. Ngài lại phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, không có một đấng tiên tri nào được trọng đãi trong quê hương mình."
- ↑ 8,0 8,1 “Mathiơ 4:18-21, 23”.
Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Galilê, thấy hai anh em kia, là Simôn, cũng gọi là Phierơ, với em là Anhrê, đương thả lưới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá... Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài... Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời, và chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân.
- ↑ “Galilê”. Jewish Encyclopedia.
- ↑ “Biển Galilê”. ENCYCLOPEDIA OF THE BIBLE, Bible Gateway.
- ↑ 11,0 11,1 “Dân Số Ký 34:11”.
rồi chạy từ Sêpham xuống đến Rípla về hướng đông của Ain; đoạn chạy xuống và giáp gành biển Kinêrết về phía đông.
- ↑ 12,0 12,1 “Giôsuê 19:35”.
Các thành kiên cố là: Xiđim, Xerơ, Hamát, Racát, Kinêrết,
- ↑ Để tưởng nhớ Tiberơ (Tiberius Julius Caesar Augustus), hoàng đế La Mã vào thời điểm đó, thành phố được đặt tên là “Tibêriát” và được chỉ định là thủ đô của vùng Galilê. Từ đó trở đi, biển Galilê được gọi là “biển Tibêriát”
- ↑ GospelServe, "Ghênêxarết", 《Từ điển Kinh Thánh cuộc sống》, NXB Lời sự sống, 2006
- ↑ 3220. yam - "יָם", Bible Hub
- ↑ “Mathiơ 8:24”.
Thình lình biển nổi bão lớn, đến nỗi sóng dậy phủ thuyền; nhưng Ngài đương ngủ.
- ↑ “Hãy êm đi, lặng đi!”. Durano.
Biển Galilê thường yên tĩnh nhưng bão bất ngờ xuất hiện khi cơn gió lạnh thổi đến từ núi Hẹtmôn ở phía bắc va chạm với không khí được làm ấm lên của biển.
- ↑ “Giôsuê 19:10-39”.
Phần thứ sáu bắt thăm trúng về con cháu Néptali, tùy theo những họ hàng của chúng. Giới hạn của họ chạy từ Hêlép, từ cây dẻ bộp ở tại Sananim, về lối Ađami Nêkép và Giápnêên cho đến Lạccum,
- ↑ “Giôsuê 20:1-9”.
Hãy truyền cho dân Ysơraên mà rằng: Hãy lập các thành ẩn náu, mà ta đã cậy Môise phán cùng các ngươi, hầu cho kẻ sát nhân vì bất ý giết ai có thế trốn đó được; các thành ấy dùng cho các ngươi ẩn náu khỏi kẻ báo thù huyết... Vậy, dân Ysơraên để riêng ra Kêđe ở Galilê tại trên núi Néptali; Sichem tại trên núi Épraim, và Kiriát Araba, tức là Hếprôn, ở trên núi Giuđa.
- ↑ “Các Quan Xét 1:33”.
Người Néptali không đuổi dân ở Bết Sêmết và ở Bết Anát; nhưng lập sản nghiệp ở giữa dân Canaan, là dân bổn xứ; còn dân Bết Sêmết và dân Bết Anát phải phục dịch người Néptali.
- ↑ Choi Chang Mo, "Sự sụp đổ của Bắc Ysơraên", 《Lịch sử Ysơraên》, Mirae, 2007, "Bắc Ysơraên bị tấn công bởi Shalmaneser V của Assyria, người bắt đầu tấn công khu vực phía tây sông Euphrates và bờ biển Địa Trung Hải trong thời kỳ trị vì của vua Ôsê, đã không thể chịu đựng được cuộc vây hãm kéo dài 3 năm, thủ đô Samari thất thủ vào năm 721 TCN (II Các Vua 17:1-6)."
- ↑ “II Các Vua 15:27–29”.
Tiếcla Philêse, vua Asiri, loán đến chiếm lấy Ygiôn, Abên Bết Maca, Gianô ác, Kêđe, Hátso, miền Galaát, miền Galilê, và cả địa phận Néptali; đoạn đem dân sự các xứ ấy sang Asiri.
- ↑ “Êsai 8:23”.
Nhưng, cho người đã chịu buồn rầu thì sẽ không có sự mờ mịt. Trong đời xưa Đức Chúa Trời đã hạ đất Sabulôn và đất Néptali xuống; nhưng trong kỳ sau Ngài đã làm cho đất gần mé biển, tức là nơi bên kia sông Giôđanh, trong xứ Galilê của dân ngoại, được vinh hiển.
- ↑ “Mathiơ 27:55”.
Vả, có nhiều người đàn bà đứng coi ở đàng xa, là người đã đi theo Đức Chúa Jêsus từ xứ Galilê để hầu việc Ngài.
- ↑ “Mathiơ 26:32”.
Nhưng khi ta sống lại rồi, ta sẽ đi đến xứ Galilê trước các ngươi.
- ↑ “Giăng 1:45-46”.
Philíp gặp Nathanaên, nói với người rằng: Chúng ta đã gặp Đấng mà Môise có chép trong luật pháp, và các đấng tiên tri cũng có nói đến; ấy là Đức Chúa Jêsus ở Naxarét, con của Giôsép. Nathanaên nói rằng: Há có vật gì tốt ra từ Naxarét được sao?
- ↑ “Giăng 7:52”.
Họ trả lời rằng: Ngươi cũng là người Galilê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Galilê mà ra hết.
- ↑ “Luca 23:1-7”.
Đoạn, cả hội đồng đứng dậy điệu Ngài đến trước mặt Philát... Người nầy xui giục dân sự, truyền giáo khắp đất Giuđê, bắt đầu từ xứ Galilê rồi đến đây. Khi Philát nghe điều đó, thì hỏi nếu người nầy thật là dân Galilê chăng. Biết Ngài thuộc quyền cai trị của vua Hêrốt, bèn giải đến cho vua Hêrốt,
- ↑ Mathiơ 2:23. "ở trong một thành kia tên là Naxarét. Vậy là ứng nghiệm lời mấy đấng tiên tri đã nói rằng: Người ta sẽ gọi Ngài là người Naxarét."
- ↑ Mathiơ 21:11. "Chúng trả lời rằng: Ấy là Đấng tiên tri Jêsus ở thành Naxarét, xứ Galilê."
- ↑ Mathiơ 26:71. "“Khi đi ra ngoài cửa, lại có một đầy tớ gái khác thấy người, bèn nói cùng kẻ ở đó rằng: Người nầy cũng ở với Jêsus, người Naxarét.”"
- ↑ Giăng 18:5. "Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Naxarét. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Chính ta đây! Giuđa là kẻ phản Ngài cũng đứng đó với họ."
- ↑ 2584. Kapernaoum - "Καφαρναούμ", Bible Hub
- ↑ “Giăng 6:1-59”.
Rồi đó, Đức Chúa Jêsus qua bờ bên kia biển Galilê, là biển Tibêriát... Đến chiều, môn đồ xuống nơi bờ biển, và vào trong một chiếc thuyền, sang thẳng bờ bên kia, hướng về thành Cabênaum... Đức Chúa Jêsus phán những điều đó lúc dạy dỗ trong nhà hội tại thành Cabênaum.
- ↑ Mathiơ 4:13. "Ngài bỏ thành Naxarét mà đến ở thành Cabênaum, gần mé biển, giáp địa phận xứ Sabulôn cùng xứ Néptali,"
- ↑ Mác 9:33. "Đến thành Cabênaum, đang ở trong nhà"
- ↑ "Cabênaum", 《Từ điển Kinh thánh Agape》, Học viện Agape, 1991, trang 13, "Một ngôi làng nằm trên bờ phía bắc của biển Galilê... Ở đây có sở thâu thuế (Mathiơ 9:9), và thầy đội La Mã đóng quân ở đó."
- ↑ Mác 2:14.
Ngài vừa đi qua thấy Lêvi (Mathiơ), con Aphê, đương ngồi tại sở thâu thuế, thì phán cùng người rằng: Hãy theo ta. Người đứng dậy theo Ngài.
- ↑ "Mathiơ", 《Từ điển tiểu sử》, Minjung Seogwan, 2002, “Một trong 12 môn đồ của Jêsus. Sứ đồ Ý nghĩa của tên gọi là món quà của Chúa.”
- ↑ “Mác 1:35-39”.
Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó... Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến. Ngài trải khắp xứ Galilê, giảng dạy trong các nhà hội
- ↑ Mathiơ 8:5-7. “Khi Đức Chúa Jêsus vào thành Cabênaum, có một thầy đội đến cùng Ngài, mà xin rằng: Lạy Chúa, đứa đầy tớ tôi mắc bịnh bại, nằm liệt ở nhà tôi, đau đớn lắm. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta sẽ đến, chữa cho nó được lành.”
- ↑ Mác 1:21-26. “Kế đó, đi đến thành Cabênaum; nhằm ngày Sabát, tức thì Đức Chúa Jêsus vào nhà hội, khởi dạy dỗ tại đó... Vả, cũng một lúc ấy, trong nhà hội có người bị tà ma ám,... Tà ma bèn vật mạnh người ấy, cất tiếng kêu lớn, và ra khỏi người.”
- ↑ Giăng 6:47-59.“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời. Ta là bánh của sự sống... Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta... Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu... Đức Chúa Jêsus phán những điều đó lúc dạy dỗ trong nhà hội tại thành Cabênaum.”
- ↑ Luca 7:1-10. “Khi Đức Chúa Jêsus rao giảng xong mọi lời ấy trước mặt dân chúng nghe rồi, thì Ngài vào thành Cabênaum. Vả, một thầy đội kia có đứa đầy tớ rất thiết nghĩa đau gần chết,... Những kẻ sai đến trở về nhà, thấy đầy tớ lành mạnh.”
- ↑ Mathiơ 11:20-23. “Vì dân các thành mà Đức Chúa Jêsus đã làm rất nhiều phép lạ rồi, không ăn năn, nên Ngài quở trách rằng:... Còn mầy, Cabênaum, là thành đã được cao tới trời, sẽ hạ xuống tới âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm giữa mầy, đem làm trong thành Sôđôm, thì thành ấy còn lại đến ngày nay.”
- ↑ 3093. Magadan-"Μαγδαλά", Bible Hub
- ↑ "Mađơlen", 《Từ điển Kinh Thánh CLP》, NXB Cơ Đốc giáo , 2013, trang 373, “Một thành phố nằm cách Tibêriát 5km về phía bắc trên bờ biển phía tây bắc của biển Galilê (Luca 8:2). Còn được gọi là Magađan (Mathiơ 15:39) hoặc Đamanutha (Mác 8:10). Nơi đây là quê hương của Mari Mađơlen.”
- ↑ Luca 8:2-3.. “Cũng có mấy người đàn bà đi theo Ngài, là những người đã được cứu khỏi quỉ dữ và chữa khỏi bịnh: Mari, gọi là Mađơlen, từ người bảy quỉ dữ đã ra,... và nhiều người khác nữa giúp của cải cho Ngài.”
- ↑ 2580. Kana-"Κανά", Bible Hub
- ↑ Giăng 2:1-11. “Cách ba ngày sau, có đám cưới tại thành Cana, trong xứ Galilê,... Đức Chúa Jêsus biểu họ rằng: Hãy đổ nước đầy những ché nầy; thì họ đổ đầy tới miệng. Ngài bèn phán rằng: Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc. Họ bèn đem cho. Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ),... Ấy là tại Cana, trong xứ Galilê, mà Đức Chúa Jêsus làm phép lạ thứ nhứt, và tỏ bày sự vinh hiển của mình như vậy; môn đồ bèn tin Ngài.”
- ↑ Giăng 4:46-54. “Vậy, Ngài lại đến thành Cana, trong xứ Galilê, là nơi Ngài đã hóa nước thành rượu. Nguyên ở tại thành Cabênaum, có một quan thị vệ kia, con trai người mắc bệnh... Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, con của ngươi sống. Người đó tin lời Đức Chúa Jêsus đã phán cho mình, bèn đi. Người đang đi dọc đàng, các đầy tớ người đến đón mà rằng. Con trai chủ sống... Ấy là phép lạ thứ hai mà Đức Chúa Jêsus đã làm, khi Ngài từ xứ Giuđê trở về xứ Galilê.”
- ↑ 966. Béthsaida-"Βηθσαϊδά",Bible Hub
- ↑ Luca 9:10-17.“Ngài bèn đem các sứ đồ đi tẽ ra với mình đến gần thành kia gọi là Bếtsaiđa. Nhưng dân chúng nghe vậy, thì đi theo Ngài... Song Ngài phán rằng: Chính các ngươi hãy cho họ ăn. Các sứ đồ thưa rằng: Ví thử chính mình chúng tôi không đi mua đồ ăn cho hết thảy dân nầy, thì chỉ có năm cái bánh và hai con cá mà thôi. Vả, bấy giờ có độ năm ngàn người nam ở đó... Đoạn, Đức Chúa Jêsus lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, chúc tạ, rồi bẻ ra trao cho môn đồ, đặng phát cho đoàn dân. Ai nấy ăn no rồi,”
- ↑ Mác 8:22-25. “Kế đó, Đức Chúa Jêsus và môn đồ đi đến làng Bếtsaiđa. Người ta đem cho Ngài một người mù và cầu xin Ngài rờ đến người. Rồi Đức Chúa Jêsus lại đặt tay trên mắt người; người nhìn xem, được sáng mắt, thấy rõ ràng cả thảy.”
- ↑ 5523. Chorazin-"Χοραζίν", Bible Hub
- ↑ Mathiơ 11:20-22. “Vì dân các thành mà Đức Chúa Jêsus đã làm rất nhiều phép lạ rồi, không ăn năn, nên Ngài quở trách rằng: Khốn nạn cho mầy, thành Côraxin! Khốn nạn cho mầy, thành Bếtsaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm giữa bây, đem làm trong thành Tyrơ và Siđôn, thì hai thành đó thật đã mặc áo gai, đội tro, ăn năn từ lâu rồi. Vậy nên ta bảo bây, đến ngày phán xét, thành Tyrơ và thành Siđôn sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn bây.”
- ↑ “Giăng 1:44”.
Vả, Philíp là người Bếtsaiđa, đồng thành với Anhrê và Phierơ.
- ↑ 1082. Gennésaret-"Γεννησαρέτ",Bible Hub
- ↑ Luca 5:1. “Khi Đức Chúa Jêsus ở trên bờ hồ Ghênêxarết, đoàn dân đông chen lấn nhau xung quanh Ngài đặng nghe đạo Đức Chúa Trời.”
- ↑ Mathiơ 14:34-36. “Khi qua biển rồi, Ngài và môn đồ đến xứ Ghênêxarết. Người xứ đó nhận biết Ngài, thì sai người báo tin cho khắp các miền xung quanh, và họ đem các kẻ bịnh đến cùng Ngài, xin chỉ cho rờ đến viền áo mà thôi; vậy, ai rờ đến cũng đều được lành bịnh cả.”
- ↑ Mác 6:53-56. “Khi Ngài và môn đồ đã qua khỏi biển, đến xứ Ghênêxarết, thì ghé thuyền vào bờ. Vừa ở trong thuyền bước ra, có dân chúng nhận biết Ngài, chạy khắp cả miền đó, khiêng những người đau nằm trên giường, hễ nghe Ngài ở đâu thì đem đến đó. Ngài đến nơi nào, hoặc làng, thành, hay là chốn nhà quê, người ta đem người đau để tại các chợ, và xin Ngài cho phép mình ít nữa được rờ đến trôn áo Ngài; những kẻ đã rờ đều được lành bịnh cả.”