Mưa đầu mùa và mưa cuối mùa

Từ Từ điển tri thức Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Phiên bản vào lúc 02:42, ngày 11 tháng 3 năm 2024 của Ngocanh63 (thảo luận | đóng góp)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Khí hậu của Ysơraên. Đường màu xanh biểu thị lượng mưa, đường màu đỏ biểu thị nhiệt độ.

Mưa đầu mùamưa cuối mùa là cơn mưa rất quan trọng đối với việc canh tác ngũ cốc ở Ysơraên. Lúa mì và lúa mạch, là lương thực chính của Ysơraên, được gieo vào mùa thu và thu hoạch vào mùa xuân. Mưa đầu mùa (tiếng Hêbơrơ: יוֹרֶה,[1] tiếng Anh: former rain, early rain, autumn rain) là cơn mưa mùa thu, rơi khi mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 dương lịch, giúp cho việc canh tác dễ dàng hơn bởi tưới ướt đất đai vốn khô cằn trong suốt mùa khô.  Mưa cuối mùa (tiếng Hêbơrơ: מַלקוֹשׁ [malkosh],[2] tiếng Anh: latter rain, spring rain) là cơn mưa mùa xuân, rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 khi mùa mưa kết thúc, giúp cho ngũ cốc trổ bông dư dật vào thời kỳ thu hoạch. Mưa đầu mùa và mưa cuối mùa trong Kinh Thánh nghĩa là Thánh Linh, là phước lành mà Đức Chúa Trời ban xuống.

Môi trường tự nhiên của Ysơraên

Có thể biết được tầm quan trọng của mưa đầu mùa và mưa cuối mùa khi tìm hiểu về môi trường tự nhiên của Ysơraên. Từ thời cổ đại, nước đã rất quý hiếm ở khu vực Ysơraên. Trong lịch sử Kinh Thánh, các tộc trưởng, trong đó có Ápraham, đều phải trải qua việc tranh giành một cái giếng hoặc đào giếng nước mới mỗi khi chuyển nơi cư trú.[3]

  • Địa hình và canh nông
Hơn 60% lãnh thổ của Ysơraên là đất sa mạc. Đất được hình thành từ các chất như đá vôi và sa thạch, nên rất khó để có được nước ngầm. Đất đai màu mỡ tập trung ở phía bắc, nơi có lượng mưa tương đối dồi dào, nhưng chiếm không quá 20% diện tích toàn lãnh thổ.[4]
Vào mùa thu, người dân bắt đầu canh tác lúa mạch và lúa mì, là lương thực chính của họ, rồi thu hoạch vào mùa xuân. Còn đến mùa hè thì trồng các loại cây ăn quả như ôliu, nho, lựu v.v... và thu hoạch vào mùa thu. Đến mùa khô khi trời không mưa và ở những nơi có lượng mưa không nhiều, các loài thực vật sinh trưởng nhờ nhận hơi nước từ sương đọng lại vào lúc sớm mai.
  • Khí hậu
Vì Ysơraên có vị trí địa lý nằm giữa Địa Trung Hải và sa mạc nên được phân loại là khí hậu Địa Trung Hải (CS). Tuy nhiên, cũng có những khu vực là khí hậu sa mạc (BW) và khí hậu thảo nguyên (BS). Lượng mưa hàng năm không quá 500-750mm, và có sự chênh lệch rất lớn tùy theo khu vực. Tuy khí hậu trong năm chủ yếu được chia thành mùa khô và mùa mưa, nhưng hầu như không có mưa trên toàn lãnh thổ Ysơraên vào mùa hè. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ cao và khô. Mùa mưa từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4 năm sau, nhiệt độ ôn hòa và ẩm ướt.[5]

Vai trò của mưa đầu mùa và mưa cuối mùa

Mưa có liên quan trực tiếp đến sinh hoạt ở Ysơraên, là nơi khan hiếm nước. Trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, mưa quyết định kết quả canh tác của một năm, mưa đầu mùa và mưa cuối mùa rơi đúng thời điểm là “cơn mưa ngọt ngào”, và là biểu tượng của phước lành.[6][7][8][9][10] Ngược lại, nếu không có mưa đầu mùa và mưa cuối mùa thì cũng giống như một sự rủa sả.[11][12]

  • Mưa đầu mùa: Là cơn mưa rơi xuống vào đầu mùa thu, khi mùa khô kết thúc và mùa mưa bắt đầu. Vì ngũ cốc được gieo hạt vào thời điểm này nên chỉ khi có mưa đầu mùa thì mặt đất mới trở nên mềm xốp, cung cấp điều kiện để ngũ cốc có thể phát triển ổn định.[13]
  • Mưa cuối mùa: Là cơn mưa vào khoảng tháng 3, tháng 4; khi mùa mưa kết thúc. Mưa rơi ngay trước khi thu hoạch ngũ cốc, nên còn được gọi là “mưa xuân” hay “cơn mưa phước lành”. Mưa cuối mùa có ảnh hưởng tuyệt đối đến việc tăng sản lượng nông sản. Bởi ngũ cốc khó có thể chín đều và chắc hạt nếu chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ vào mùa thu hoạch. Vì vậy, bản thân cơn mưa cuối mùa rơi xuống đúng kỳ chính là phước lành từ Đức Chúa Trời.[7][14][15][16]

Ý nghĩa trong Kinh Thánh của mưa đầu mùa và mưa cuối mùa

Canh tác ngũ cốc ở Ysơraên là lời ví dụ về công việc Tin Lành của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đức Chúa Jêsus đã ví dụ quá trình truyền bá lẽ thật và kết trái phần linh hồn với “việc gieo giống tốt trong ruộng và thu hoạch”.[17] Cơn mưa đặc biệt rơi vào mùa canh tác, tức là mưa đầu mùa và mưa cuối mùa, nghĩa là Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đổ xuống.
Giống như mưa đầu mùa và mưa cuối mùa là điều cần thiết cho việc canh tác ngũ cốc ở Ysơraên, Thánh Linh mưa đầu mùa và Thánh Linh mưa cuối cùng mà Đức Chúa Trời ban cho cũng nhất định cần thiết để công việc Tin Lành được hoàn thành. Vào khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, đấng tiên tri Giôên đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ ban xuống mưa đầu mùa và mưa cuối mùa trong tương lai.

Hỡi con cái Siôn, các ngươi hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ trong Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi! Vì Ngài ban mưa phải thời cho các ngươi... xuống mưa dồi dào về mùa đầumùa cuối cho các ngươi nơi tháng đầu tiên.

- Giôên 2:23

Thánh Linh mưa đầu mùa

Lời tiên tri về mưa đầu mùa đã được ứng nghiệm bởi Thánh Linh được ban vào Lễ Ngũ Tuần trên các môn đồ, những người đã nhóm lại trong thành Giêrusalem và bền lòng cầu nguyện trong 10 ngày, sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinhthăng thiên vào 2000 năm trước, là lúc những hạt giống Tin Lành được gieo trồng. Sau sự giáng lâm của Thánh Linh, chỉ trong một ngày số môn đồ đã thêm lên đến 3000 người. Thánh Linh mưa đầu mùa đã trở thành ngòi nổ hầu cho Tin Lành của Hội Thánh sơ khai được truyền bá ra khắp thế giới.

Đến ngày lễ Ngũ tuần... Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói... và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh... Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.

- Công Vụ Các Sứ Ðồ 2:1-47

Thánh Linh mưa cuối mùa

Lời tiên tri trong sách Giôên đã được ứng nghiệm một phần bởi Thánh Linh mưa đầu mùa được ban xuống trong Lễ Ngũ Tuần vào thời đại sứ đồ, và sẽ được ứng nghiệm trọn vẹn bởi Thánh Linh mưa cuối mùa vào tận thế, là lúc mùa gặt phần linh hồn.

Hãy thổi kèn trong Siôn; hãy thổi vang ra trên núi thánh ta! Hết thảy dân cư trong đất khá đều run rẩy! Vì ngày Ðức Giêhôva đến, ngày ấy đã gần... Hỡi con cái Siôn, các ngươi hãy nức lòng vui vẻ và mừng rỡ trong Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi! Vì Ngài ban mưa phải thời cho các ngươi... và xuống mưa dồi dào về mùa đầu và mùa cuối cho các ngươi nơi tháng đầu tiên... Sau đó, ta sẽ đổ Thần (Thánh Linh) ta trên cả loài xác thịt... Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giêhôva chưa đến. Bấy giờ ai cầu khẩn danh Đức Giêhôva thì sẽ được cứu; vì theo lời Đức Giêhôva, thì ở trên núi Siôn và trong Giêrusalem, sẽ có những người trốn khỏi.

- Giôên 2:1–31

Đức Chúa Trời phán rằng sau khi có điềm mặt trời đổi ra tối tăm và mặt trăng ra máu, thì sẽ là “ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giêhôva”. “Ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giêhôva” trong sách Giôên nghĩa là tận thế. Đức Chúa Jêsus cho các môn đồ biết điềm chỉ về sự tái lâm và tận thế, mà rằng “Khi ấy, mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng”.[18] Hơn nữa, sứ đồ Giăng đã chép rằng sẽ có điềm là “mặt trời tối tăm và mặt trăng trở nên như huyết” trước khi tai nạn lớn và công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời bắt đầu.[19][20] Lịch sử Thánh Linh mưa cuối mùa xuất hiện lúc tận thế, được ví dụ bởi mùa gặt phần linh hồn.
Cũng giống như ngũ cốc đón nhận cơn mưa cuối mùa sẽ được chín đều và đem vào kho, thông qua lịch sử Thánh Linh mưa cuối mùa đổ xuống lúc tận thế, là mùa gặt phần linh hồn, người dân được lựa chọn của Đức Chúa Trời được ví dụ bởi lúa mì sẽ được nhóm lại và công việc Tin Lành Nước Thiên Đàng sẽ được hoàn thành.[21][22]

Phương pháp nhận lãnh Thánh Linh mưa cuối mùa

  • Phải giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời
Thân thể của các thánh đồ là “đền thờ của Đức Thánh Linh”, nơi Thánh Linh ngự tại.[23][24] Thánh Linh của Ðức Chúa Trời không thể ở lại tại nơi ô uế bởi hình tượng hay nơi gớm ghiếc. Bởi sự công bình của bản thân thì người ấy không thể trở thành đền thờ của Thánh Linh tinh sạch xứng đáng nhận Thánh Linh được,[25] nên chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới hầu cho được tinh sạch bởi huyết của Đấng Christ. Do đó, Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng Thánh Linh của Đấng Christ, tức là Thánh Linh sẽ ngự trong những người nào ăn thịt và uống huyết Ngài.[26] Hơn nữa, Đức Chúa Trời sẽ không giáng mưa (Thánh Linh) xuống cho những người không giữ Lễ Lều Tạm.[27][28] Ngài sẽ ban cho Thánh Linh mưa cuối mùa khi các thánh đồ làm cho bản thân mình, là đền thờ, được tinh sạch bởi giữ gìn lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời.
  • Phải nhìn biết Đức Chúa Trời
Việc gắng sức nhìn biết Đức Chúa Trời là điều kiện để nhận lãnh Thánh Linh mưa cuối mùa.[16] Vào ngày sau cùng Lễ Lều Tạm, Đức Chúa Jêsus Christ đã đứng trong đền thờ và kêu lên rằng “Hãy đến và nhận lấy nước sự sống”, nghĩa là hãy đến để nhận lãnh “Đức Thánh Linh”.[29] Để đến với Đấng Christ và nhận lãnh Thánh Linh, chúng ta phải gắng sức nhìn biết Đấng Christ.[30]
  • Phải cầu khẩn để được nhận lãnh Thánh Linh
Đấng tiên tri Xachari đã dạy dỗ rằng chúng ta phải cầu khẩn Đức Chúa Trời ban cho mưa mùa xuân, tức là mưa cuối mùa.[31] Đức Chúa Jêsus cũng hứa ban sẽ nước sự sống, tức là Thánh Linh cho người nào cầu xin.[30][29]

Xem thêm

Chú thích

  1. “Strong's #3138 - יוֹרֶה”. Study Light.
  2. “Strong's #4456 - מַלְקוֹשׁ”. Study Light.
  3. “Sáng Thế Ký 26:15-22”. Mấy cái giếng lúc trước đầy tớ của Ápraham, cha người, đã đào, bây giờ đều bị dân Philitin lấp đất lại hết... Ysác... Ysác bèn đào lại mấy cái giếng người ta đã đào trong đời Ápraham, cha mình, mà bị dân Philitin lấp đất lại khi Ápraham qua đời... Các đầy tớ của Ysác còn đào thêm giếng nơi trũng, gặp được một giếng nước mạch. Nhưng bọn chăn chiên Ghêra tranh giành cùng bọn chăn chiên của Ysác, mà rằng: Nước đó của chúng ta; nên người đặt tên giếng nầy là Êsết. Vì bọn chăn chiên đó có tranh giành cùng mình. Kế ấy, các đầy tớ đào một giếng khác, thì bị tranh giành nhau nữa; người đặt tên giếng nầy là Sítna. Đoạn, người bỏ chỗ đó đi đào một giếng khác;
  4. Israel: Percent agricultural land,The Global Economy
  5. The Climate of Israel, Observation, Research and Application, Yair Goldreich, ''Springer US'', 2012
  6. Philip J. King và cộng sự, 《Văn hóa Israel cổ đại》, 1.     Lim Mi Young dịch, Sứ mệnh Văn học Cơ đốc, 2014, trang 137, “Ở Palestine chỉ có hai mùa. Mùa mưa ở Palestine từ giữa tháng 10 đến tháng 3, và phần lớn mưa rơi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, và mùa hè khô từ tháng 5, tháng 6 đến tháng 9, không hề có mưa. Việc trong tiếng Do Thái có nhiều từ chỉ về mưa cho thấy lượng mưa đối với nông nghiệp rất quan trọng. ... Những cơn mưa đầu mùa (yôreh) rơi vào mùa thu làm mềm mặt đất, tạo điều kiện cho việc cày xới, gieo hạt. Mưa lớn (gešem) vào mùa đông làm ẩm đất và lấp đầy các hồ chứa nước. Cơn mưa cuối mùa (malqôš) giúp lúa mì và lúa mạch phát triển.”
  7. 7,0 7,1 “Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:14”. thì ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu của ngươi.
  8. “Giacơ 5:7”. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa.
  9. “Thi Thiên 84:5–6”. Phước cho người nào được sức lực trong Chúa, Và có lòng hướng về đường dẫn đến Siôn! Đương khi đi qua trũng khóc lóc. Họ làm trũng ấy trở nên nơi có mạch; Mưa sớm cũng phủ phước cho nó.
  10. “Châm Ngôn 16:15”. Nhờ sắc mặt vua sáng sủa bèn được sự sống; Ân điển người khác nào áng mây dẫn mưa muộn.
  11. “Amốt 4:7–8”. Ta cũng đã không xuống mưa cho các ngươi trong ba tháng trước mùa gặt; ta đã mưa trên thành nầy và không mưa trên thành khác. Ruộng nầy đã được mưa, còn ruộng kia không được nhuần tưới thì khô héo. Dường ấy, người trong hai hoặc ba thành đi đến một thành đặng uống nước, mà không tìm được cho đỡ khát. Nhưng các ngươi không trở về cùng ta, Đức Giêhôva phán vậy.
  12. “Giêrêmi 3:2–3”. Hãy ngước mắt xem các gò hoang; có nơi nào mà ngươi chẳng hành dâm?... Vậy nên mưa đã bị ngăn cấm, không được mưa cuối mùa.
  13. "Mưa đầu mùa",《Từ điển Kinh Thánh CLP》, NXB Cơ Đốc giáo, 2013, trang 1124, “Mưa đến vào đầu mùa thu, khi mùa mưa bắt đầu. Cơn mưa này rất quan trọng vì nó làm đất tơi xốp để có thể trồng trọt và được liên kết với cơn mưa cuối mùa như một dấu hiệu về lòng tốt của Đức Chúa Trời (Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:14; Thi thiên 84:6; Giôên 2:23).”
  14. “Gióp 29:23”. Họ trông đợi tôi như trông đợi mưa, Hả miệng ra dường như hứng mưa muộn.
  15. “Giêrêmi 5:24”. Chúng nó chẳng nói trong lòng rằng: Chúng ta hãy kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời mình tức là Đấng tùy thời ban cho mưa đầu mùa và mưa cuối mùa, lại vì chúng ta giữ các tuần lễ nhứt định về mùa gặt.
  16. 16,0 16,1 “Ôsê 6:3”. Chúng ta khá nhìn biết Đức Giêhôva; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài. Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai, Ngài sẽ đến cùng chúng ta như mưa, như mưa cuối mùa tưới đất.
  17. “Mathiơ 13:24–30, 37–39”. Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình... đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng:... song hãy thâu trữ lúa mì vào kho ta... môn đồ đến gần mà hỏi Ngài rằng: Xin thầy giải lời ví dụ về cỏ lùng trong ruộng cho chúng tôi. Ngài đáp rằng: Kẻ gieo giống tốt, là Con người; ruộng, là thế gian; giống tốt, là con cái nước thiên đàng... mùa gặt, là ngày tận thế; con gặt, là các thiên sứ.
  18. “Mathiơ 24:3, 29–31”. Ngài đương ngồi trên núi Ôlive, môn đồ tới riêng cùng Ngài, và nói rằng: Xin Chúa phán cho chúng tôi biết lúc nào những sự đó sẽ xảy ra? Và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế... Sự tai nạn của những ngày đó vừa mới qua, thì mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và thế lực của các từng trời rúng động. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.
  19. “Khải Huyền 6:12–13”. Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.
  20. “Khải Huyền 7:1-3”. Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Đức Chúa Trời chúng ta
  21. “Mathiơ 13:36-43”. Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình... đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng:... song hãy thâu trữ lúa mì vào kho ta... Kẻ gieo giống tốt, là Con người; ruộng, là thế gian; giống tốt, là con cái nước thiên đàng... mùa gặt, là ngày tận thế; con gặt, là các thiên sứ. Khi ấy, những người công bình sẽ chói rạng như mặt trời trong nước của Cha mình.
  22. “Mathiơ 24:30–31”. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.
  23. “I Côrinhtô 3:16-17”. Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?
  24. “I Côrinhtô 6:19”. Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?
  25. “Rôma 3:9-10”. Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.
  26. “Giăng 6:56”. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người
  27. “Xachari 13:1”. Trong ngày đó sẽ có một suối mở ra cho nhà Ðavít và dân cư Giêrusalem, vì tội lỗi và sự ô uế.
  28. “Xachari 14:16-19”. sẽ lên đó hàng năm đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, và giữ lễ lều tạm... kẻ nào đã chẳng lên Giêrusalem đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, thì sẽ không có mưa trên chúng nó... và chúng nó sẽ bị ôn dịch nầy, là ôn dịch mà Đức Giêhôva đã dùng phạt các nước không lên giữ lễ lều tạm.
  29. 29,0 29,1 “Giăng 7:37–39”. Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ (Lễ Lều Tạm), Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy.
  30. 30,0 30,1 “Giăng 3:10”. Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Ðức Chúa Trời, và biết người nói: "Hãy cho ta uống" là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống.
  31. “Xachari 10:1”. Hãy cầu mưa nơi Đức Giêhôva trong kỳ mưa cuối mùa, thì Đức Giêhôva sẽ làm chớp và ban mưa xuống dồi dào, cho ai nấy được rau cỏ ngoài đồng.